SKKN Kinh nghiệm phát triển hứng thú học tập Nghề điện dân dụng cho học sinh miền núi

SKKN Kinh nghiệm phát triển hứng thú học tập Nghề điện dân dụng cho học sinh miền núi

Hiện nay việc thực hiện mục tiêu chưa thực sự hiệu quả trong dạy nghề điện dân dụng ở các trường THPT miền núi. Do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan như: giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp mang tính chất thông báo, tái hiện nặng về lí thuyết mà chưa có liên hệ với thực tiễn, ít tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng. Đồ dùng dạy học, trang thiết bị giảng dạy của các trường miền núi còn thiếu thốn rất nhiều.Việc dạy và học nghề hiện nay mới chỉ đảm bảo đa số học sinh nắm được kiến thức lý thuyết ở mức độ nhớ, còn việc hình thành kỹ năng cũng như việc vận dụng vào thực tiễn giải quyết một số tình huống thông thường hàng ngày còn nhiều hạn chế. Với những nguyên nhân như trên thì cũng có một số đề tài đã nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học nghề điện dân dụng ở trường phổ thông. Tuy nhiên để phát triển hứng thú cho học sinh miền núi học tập nghề điện dân dụng cũng như phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, hình thành năng lực kỹ năng cho người học đòi hỏi giáo viên dạy nghề điện dân dụng phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm ra những phương pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ được giao.Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn học nghề điện dân dụng cho phù hợp với học sinh miền núi tác giả đã chọn đề tài “Kinh nghiệm phát triển hứng thú học tập Nghề điện dân dụng cho học sinh miền núi” nhằm đóng góp giải pháp cho việc dạy và học nghề Điện dân dụng ở trường phổ thông ngày càng hiệu quả hơn.

doc 17 trang thuychi01 18321
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm phát triển hứng thú học tập Nghề điện dân dụng cho học sinh miền núi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG CHO HỌC SINH MIỀN NÚI
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Thiện
Chức vụ: Tổ phó tổ chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thủy 3
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Công nghệ CN
THANH HOÁ NĂM 2017
Mục lục
 	 Trang
MỤC LỤC 2	
1. MỞ ĐẦU	3
1.1. Lí do chọn đề tài.	3
1.2. Mục đích nghiên cứu. 	3
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.	3 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 
2.1. Cơ sở lí luận của :	 4 
2.2. Thực trạng của vấn đề:	 	 4
2.3. Các giải pháp thực hiện:	 	 4
2.3.1. Giới thiệu mục tiêu và nội dung chương trình 
 môn Điện dân dụng. 4
2.3.2 Một số giải pháp phát triển hứng thú học tập cho học sinh. 6
2.3.3. Quy trình dạy học theo hướng phát triển 
hứng thú học tập cho học sinh 8
2.4. Kết quả đạt được.	 16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.	 16
3.1. Kêt luận.	 16
3.2. Kiến nghị.	 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO	 17
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Hiện nay việc thực hiện mục tiêu chưa thực sự hiệu quả trong dạy nghề điện dân dụng ở các trường THPT miền núi. Do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan như: giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp mang tính chất thông báo, tái hiện nặng về lí thuyết mà chưa có liên hệ với thực tiễn, ít tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng. Đồ dùng dạy học, trang thiết bị giảng dạy của các trường miền núi còn thiếu thốn rất nhiều.Việc dạy và học nghề hiện nay mới chỉ đảm bảo đa số học sinh nắm được kiến thức lý thuyết ở mức độ nhớ, còn việc hình thành kỹ năng cũng như việc vận dụng vào thực tiễn giải quyết một số tình huống thông thường hàng ngày còn nhiều hạn chế. Với những nguyên nhân như trên thì cũng có một số đề tài đã nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học nghề điện dân dụng ở trường phổ thông. Tuy nhiên để phát triển hứng thú cho học sinh miền núi học tập nghề điện dân dụng cũng như phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, hình thành năng lực kỹ năng cho người học đòi hỏi giáo viên dạy nghề điện dân dụng phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm ra những phương pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ được giao.Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn học nghề điện dân dụng cho phù hợp với học sinh miền núi tác giả đã chọn đề tài “Kinh nghiệm phát triển hứng thú học tập Nghề điện dân dụng cho học sinh miền núi” nhằm đóng góp giải pháp cho việc dạy và học nghề Điện dân dụng ở trường phổ thông ngày càng hiệu quả hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Phát triển được hứng thú học tập nghề điện dân dụng cho học sinh miền núi trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Qua đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học nghề điện dân dụng ở trường phổ thông trên địa bàn miền núi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Phát triển được hứng thu học tập nghề điện dân dụng cho đa số học sinh Trường THPT Cẩm Thủy 3 nói riêng và học sinh các trường THPT miền núi nói chung.	
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục nghề điện dân dụng, giáo trình kỹ thuật điện, phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Quan sát và dùng phiếu thăm dò thái độ của học sinh đối với môn học trong năm học 2015 -2016 và học kì 1 năm học 2016 - 2017.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thống kê phần trăm số học sinh có những thái độ khác nhau đối với môn học ở học kì 1 năm học 2016 -2017 đem đối chứng với năm học 2015 - 2016.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1 Cơ sở lý luận.
Quá trình dạy học chỉ có thể có hiệu quả khi dựa vào nghiên cứu tâm lí học sinh, đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Những kết quả của nghiên cứu tâm lí bao giờ cũng là cơ sở quan trọng cho quá trình dạy học. Bản chất của quá trình dạy học là tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học. Vấn đề tâm lí chủ yếu của học tập là sự biểu hiện tập trung hứng thú, hứng thú tìm tòi, ham hiểu biết (Trích: Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp tập 1- NXB Giáo dục 1999) 
2.2 Thực trạng của vấn đề.
Việc dạy học Nghề điện dân dụng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ở một số trường phổ thông, đặc biệt là các trường miền núi việc dạy học Nghề điện dân dụng còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Điều kiện cho quá trình dạy học nghề điện dân dụng còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Kinh phí hạn hẹp, đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ, học sinh học chủ yếu là để đối phó
Tôi đã tiến hành điều tra khảo ở một số lớp học nghề Điện dân dụng năm học 2015 -2016 tại trường, được bảng số liêu sau:
Lớp
Sĩ số
Có hứng thú học
Phân vân
Không hứng thú
Tổng
Tỉ lệ
Tổng
Tỉ lệ
Tổng
Tỉ lệ
11A1
44
11
25%
16
36,36%
17
38,64%
11A2
40
9
22,5%
14
35%
17
42,5%
Qua bảng số liệu trên ta thấy rất ít học sinh có hứng thú học nghề điện dân dụng, mà nếu không có hứng thú việc học tập sẽ không thể có kết quả tốt được. Do đó, đề tài này đề cập đến biện pháp phát triển hứng thú học tập và cách thức xây dựng quy trình dạy học theo hướng phát triển hứng thú cho học sinh trong dạy học Nghề điện dân dụng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học Nghề điện dân dụng nói riêng.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Giới thiệu mục tiêu và nội dung chương trình môn Điện dân dụng.
a/ Mục tiêu
Sau khi học xong chương trình này, học sinh đạt được:
* Kiến thức
	- Biết những kiến thức cần thiết về an toàn lao động của nghề.
	- Biết được những kiến thức cơ bản, cần thiết về đo lường trong nghề Điện dân dụng.
	- Hiểu được những kiến thức cơ bản về công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản một số đồ dùng điện trong gia đình.
	- Hiểu được những kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà đơn giản.
	- Biết tính toán, thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ.
	- Biết những kiến thức cần thiết về đặc điểm, yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng.
* Kỹ năng.
	- Sử dụng được dụng cụ lao động một cách hợp lý và đúng quy trình kỹ thuật.
	- Thiết kế và chế tạo được máy biến áp một pha công suất nhỏ.
	- Thiết kế lắp đặt được mạng điện trong nhà đơn giản.
	- Tuân thủ những quy định an toàn lao động của nghề trong quá trình học tập.
	- Tìm hiểu những thông tin cần thiết về nghề điện dân dụng.
* Thái độ.
	- Học tập nghiêm túc.
	- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động và giữ vệ sinh môi trường.
	- Yêu thích, hứng thú với công việc và có ý thức chủ động lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
b/ Nội dung chương trình giáo dục nghề điện dân dụng
Chủ đề
Nội dung
Mở đầu
Giới thiệu vị trí, vai trò và triển vọng của nghề
Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề
2. An toàn lao động trong nghề Điện dân dụng
Nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề Điện dân dụng
Những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
3.Đo lường điện
Đồng hồ đo điện: phân loại; công dụng; cấu tạo; sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng trong nghề điện dân dụng
Một số dụng cụ kiểm tra điện trong nghề điện dân dụng: chức năng, cấu tạo, sử dụng
Sử dụng một số đồng hồ đo điện và dụng cụ kiểm tra điện thông dụng
4.Máy biến áp
Phương pháp thiết kế máy biến áp công suất nhỏ
Thiết kế và quấn máy biến áp công suất nhỏ
5.Động cơ điện
Một số kiến thức cơ bản về động cơ điện.
Động cơ điện xoay chiều một pha.
Một số mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha đơn giản.
Bảo dưỡng, sửa chữa một số hư hỏng đơn giản đồ dùng điện-cơ trong gia đình.
6.Mạng điện trong nhà
Một số kiến thức cơ bản về chiếu sáng trong nhà.
Phương pháp tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà.
Thiết kế, lắp đặt mạng điện đơn giản cho một phòng ở.
7.Tìm hiểu nghề điện dân dụng
Đặc điểm, yêu cầu của nghề.
Thông tin về thị trường lao động của nghề
Vấn đề đào tạo nghề.
2.3.2 Một số giải pháp phát triển hứng thú học tập cho học sinh.
a. Lựa chon nội dung dạy học phù hợp.
Theo nguyên tắc:
	- Nội dung dạy học phải có ý nghĩa đối với cuộc sống học sinh.
	- Đảm bảo tính vừa sức, không quá khó cũng không quá dễ.
	- Đảm bảo yêu cầu gắn lý thuyết với thực hành, không dạy lại những kiến thức học sinh đã học ở các môn khác (Vật lý, Công nghệ,)
	- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường để học sinh có thể thực hành được.
Những nội dung được lựa chọn là cần thiết, có ích cho học sinh và có điều kiện triển khai thuận lợi, tránh lãng phí thời gian của giáo viên và học sinh, đồng thời cuốn hút được học sinh tham gia hoạt động học tập và tạo hứng thú học tập cho HS.
Ví dụ: Khi dạy học về Máy biến áp: theo chương trình hiện nay, học sinh sẽ được học về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Máy biến áp.
Tuy nhiên, cấu tạo và hoạt động của Máy biến áp một pha học sinh đã được học trong môn Công nghệ 8 và môn Vật lý phổ thông, do đó nếu dạy lại toàn bộ phần lý thuyết này sẽ gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Các nội dung như tính toán, thiết kế Máy biến áp, thực hành thiết kế Máy biến áp một pha là đối tượng khó chưa thật sự cần thiết đối với học sinh miền núi vì các em vẫn chưa có khả năng vận dụng vào cuộc sống, đồng thời việc thực hành quấn Máy biến áp một pha khó thực hành vì điều kiện cơ sở vật chất ở các trường miền núi không cho phép (vật liệu tiêu hao như dây cuốn, lõi thép đều không đáp ứng được) vì vậy ít tính khả thi.
Trong khi đó, nội dung về an toàn điện khi sử dụng Máy biến áp, phương pháp sử dụng Máy biến áp và những lưu ý khi sử dụng, bảo quản Máy biến áp tuy HS đã được học những do thời lượng còn ít nên chưa được học kỹ, phần thực hành còn hạn chế, những nội dung này rất cần cho học sinh trong cuộc sống hàng ngày.
Do đó để có thể thiết kế một bài học tích hợp: Ôn tập các kiến thức về Máy biến áp, cách sử dụng bảo quản Máy biến áp, kết hợp với thực hành minh hoạ.
b. Lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
Đảm bảo cho học sinh chủ động, tích cực trong quá trình dạy học, từ đó kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Cụ thể: 
	- Dựa vào nội dung và mục tiêu dạy học để hướng tới gây hứng thú học tập.
	- Đảm bảo cho học sinh được chủ động, hoạt động trong điều kiện thuận lợi nhất, trên cơ sở đó kích thích hứng thú học tập thông qua các hoạt động hấp dẫn.
	- Khuyến khích sự tham gia tối đa của học sinh vào các hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng mới.
	- Phải khai thác tối đa nội dung gây hứng thú học tập, tạo điều kiện cho học sinh học tập có hiệu quả.
	- Tạo không khí hoạt động vui vẻ, thân thiện, môi trường giao tiếp cởi mở giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh.
 Việc lựa chọn phương pháp dạy học nào là phụ thuộc vào nội dung bài học.
Ví dụ:
Trong quá trình dạy học Nghề điện dân dụng, có những nội dung học sinh đã được học ở môn Công nghệ hoặc môn Vật lý nhưng chưa được thực hành vì thiếu cơ sở vật chất, giáo viên nên vận dụng một cách linh hoạt để tổ chức các bài học tích hợp trong đó ôn tập kiến thức lý thuyết kết hợp với thực thành minh hoạ bằng các phương tiện trực quan như: hình ảnh, tranh vẽ, mô hình, video. Việc sử dụng Phương pháp dạy học phù hợp sẽ tạo ra hứng thú học tập cho học sinh là cơ sở để nâng cao hiệu quả bài học.
Với bài học Máy biến áp ở trên, giáo viên cần chuẩn bị một Máy biếp áp gia đình, một vài mẫu dây điện từ, mẫu lõi thép của Máy biếp áp để triển khai bài học. Khi ôn tập các kiến thức cơ bản về Máy biếp áp, giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với biểu diễn trực quan.
Với nội dung bảo quản và sử dụng Máy biếp áp, giáo viên sử dụng phương pháp thực hành minh hoạ, giảng giải về vấn đề an toàn điện và phương pháp sử dụng Máy biếp áp; đồng thời thao tác mẫu về cách đảm bảo an toàn điện và thao tác sử dụng Máy biến áp, sau đó có thể gọi một vài học sinh lên thao tác lại để minh hoạ.
Để ôn tập và củng cố các kiến thức cơ bản đã dạy cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để khắc sâu kiến thức bằng cách đưa ra các tình huống khác nhau để các em tập xử lý. Bài học triển khai như vậy sẽ có kết quả tốt hơn, tránh được sự nhàm chán khi giáo viên dạy lại các kiến thức lý thuyết đơn thuần.
c. Xây dựng môi trường học tập thân thiện.
Môi trường học tập thân thiện sẽ tạo ra không khí thoải mái, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Do đó cần trang bị các phương tiện dạy học cần thiết, đặc biệt là ở các phòng thực hành để học sinh có thể nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật, công nghệ mà các em ưa thích.
Ví dụ: 
Các em có thể đọc, nghe một câu chuyện vui về một phát minh kỹ thuật – công nghệ; tìm hiểu lịch sử quá trình ra đời của một máy móc, thiết bị nào đó, họ có thể xem những mô hình mô phỏng.
Với nghề Điện dân dụng, trong phòng thực hành cần trang bị:
	- Sách và tài liệu về nhiều loại lĩnh vực Vật lý, kỹ thuật, các sách lịch sử, vật lý, kỹ thuật, an toàn điện, sách giới thiệu về nghề điện, sổ tay nghề thợ điện,
	- Các phương tiện nghe nhìn như đầu video, tuỳ theo khả năng có thể trang bị nhiều hay ít.
	- Một số máy tính để bàn, máy nối mạng internet.
	- Các vật tư như dây điện, băng dính cách điện, bảng gỗ để lắp mạch điện, cầu chì, điện trở, bóng đèn, các loại ốc vít.
	- Các dụng cụ như vạn năng kế, dao, kìm điện, búa, tovit.
	- Các loại đĩa CD, băng hình,
Những phương tiện dạy học này sẽ giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu những nội dung mà học sinh yêu thích thông qua sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên, giúp học sinh củng cố và mở rộng kiến thức đã học ở phổ thông nói chung và trong học Nghề điện dân dụng nói riêng.
2.3.3. Quy trình dạy học theo hướng phát triển hứng thú học tập cho học sinh
	Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả thấy cần có quy trình cụ thể để thực hiện mục tiêu bài học. Quy trình gồm 5 bước sau:
Bước 1: Cụ thể hoá mục tiêu bài học
- Làm cơ sở cho việc thiết kế các bước tiếp theo một cách logic.
- Mục tiêu bài học phải cụ thể và đảm bảo tính khả thi.
Ví dụ 1: Mục tiêu về bài học lý thuyết.
Bài 3: Khái niệm chung về đo lường điện.
a.Kiến thức.
- Biết được vai trò quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
- Biết cấu tạo và công dụng chung các dụng cụ đo lường điện.
b.Kỹ năng.
- Phân loại được các dụng cụ đo lường điện.
c.Thái độ.
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, tìm hiểu và xây dựng bài.
Ví dụ 2: Mục tiêu về bài học thực hành.
Bài 4: Thực hành: Đo dòng điện và điện áp xoay chiều.
	a.Kiến thức.
	- Biết nguyên lý đo dòng điện, đo điện áp bằng các dụng cụ đo.
	b.Kỹ năng.
	- Đo được dòng điện bằng ampe kế xoay chiều.
	- Đo được điện áp bằng vôn kế xoay chiều.
	c.Thái độ.
	- Thực hiệu đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.
Bước 2. Thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học.
Bước này rất quan trọng, nhằm cung cấp “vật liệu” để thiết kế tiến trình dạy học. Để lựa chọn các nội dung thiết thực và bổ ích cho học sinh, giáo viên cần tham khảo các tài liệu chuyên môn, chú ý tới tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn của từng nội dung để trình bày một cách dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của các em.
Nội dung, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học cần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo sự phù hợp trong một tổng thể, phù hợp với điều kiện thực tế (về cơ sở vật chất, về thời lượng bài học). Việc lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phải hướng tới khai thác tối đa các yếu tố gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh chủ động, tham gia tối đa vào các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng.
 Một số phương pháp giảng dạy được vnexpress.net tổng kết lại như sau:
a. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống.
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn quan trọng. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ phương pháp này mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Giáo viên trước hết cần nắm vững yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, làm sao phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
b. Kết hợp đa dạng phương pháp dạy học.
Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng phương pháp và hình thức trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. 
c. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với mức độ tự lực của học sinh.
d. Vận dụng dạy học theo tình huống.
Trong đó việc dạy được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội. Các chủ đề dạy học phức hợp thường liên quan đến nhiều môn hoặc lĩnh vực tri thức, gắn với thực tiễn.
e. Vận dụng dạy học định hướng hành động.
Là quan điểm dạy học nhằm làm cho các hoạt động trí óc và chân tay kết hợp chặt chẽ. Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và tay chân. Đây là quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
f. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học.
Phương tiện có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy.
g. Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo.
Kỹ thuật dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có kỹ thuật dạy học chung, có kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp.
h. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn.
Phương pháp có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Bên cạnh phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn thì việc dùng phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy bộ môn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_phat_trien_hung_thu_hoc_tap_nghe_dien_dan_d.doc