SKKN Kinh nghiệm lồng ghép bài tập có hình vẽ thí nghiệm trong dạy học chương halogen hóa học lớp 10 đạt hiệu quả cao cho học sinh trường THPT DTNT Ngọc Lặc
Hóa học là khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm. Trong quá trình dạy học, bên cạnh việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về lí thuyết căn bản, các phương pháp giải bài tập, còn phải rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh thông qua các tiết học thực hành. Bởi lẽ, giai đoạn các em thực hành được coi là bước trung gian để giúp các em có thể chuyển hóa những kiến thức lí thuyết đã học đến gần hơn với thực tế. Ngoài ra, làm thực hành còn để kiểm nghiệm lại các kiến thức lí thuyết đã được học đồng thời cũng giúp các em nhớ được các kiến thức đó tốt hơn.
Song song với việc tổ chức cho học sinh thực hành thì việc cung cấp thêm cho học sinh các bài tập mang tính thực nghiệm cũng rất hữu ích, ví dụ như: bài tập nhận biết, bài tập tách chiết, bài tập điều chế, bài tập mô tả và giải thích hiện tượng, bài tập thực hành bằng hình vẽ thí nghiệm .
Hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị là ngôn ngữ diễn tả ngắn gọn nhưng rất hiệu quả bản chất của thực tiễn hóa học. Việc sử dụng bài tập có hình vẽ để tổ chức các hoạt động học tập sẽ giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, tư duy khái quát, khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, gắn lí thuyết với thực tiễn nhiều hơn. Tuy nhiên, sự vận dụng dạng bài tập này trong quá trình giảng dạy ở phổ thông còn rất ít và chưa được nhiều giáo viên sử dụng.
Trường THPT DTNT Ngọc Lặc là trường mới thành lập (tháng 8 năm 2017). Học sinh của trường đa phần là con em người dân tộc thiểu số, ít được tiếp cận với các thí nghiệm thực hành ở cấp THCS. Ở cấp THPT, buổi đầu phòng thực hành hóa học chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng. Việc lồng ghép các bài tập có hình vẽ thí nghiệm vào trong giảng dạy là thực sự cần thiết, giúp các em có thể hình dung được các thao tác thực hành để khi có điều kiện thực hành các em không bị lúng túng, đồng thời làm tăng hứng thú của các em đối với môn học.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm lồng ghép bài tập có hình vẽ thí nghiệm trong dạy học chương halogen hóa học lớp 10 đạt hiệu quả cao cho học sinh trường THPT DTNT Ngọc Lặc”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP BÀI TẬP CÓ HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG HALOGEN HÓA HỌC LỚP 10 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC Người thực hiện: Hoàng Thị Liên Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Hóa học THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC MỤC LỤC Mục lục 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Hóa học là khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm. Trong quá trình dạy học, bên cạnh việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về lí thuyết căn bản, các phương pháp giải bài tập, còn phải rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh thông qua các tiết học thực hành. Bởi lẽ, giai đoạn các em thực hành được coi là bước trung gian để giúp các em có thể chuyển hóa những kiến thức lí thuyết đã học đến gần hơn với thực tế. Ngoài ra, làm thực hành còn để kiểm nghiệm lại các kiến thức lí thuyết đã được học đồng thời cũng giúp các em nhớ được các kiến thức đó tốt hơn. Song song với việc tổ chức cho học sinh thực hành thì việc cung cấp thêm cho học sinh các bài tập mang tính thực nghiệm cũng rất hữu ích, ví dụ như: bài tập nhận biết, bài tập tách chiết, bài tập điều chế, bài tập mô tả và giải thích hiện tượng, bài tập thực hành bằng hình vẽ thí nghiệm .. Hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị là ngôn ngữ diễn tả ngắn gọn nhưng rất hiệu quả bản chất của thực tiễn hóa học. Việc sử dụng bài tập có hình vẽ để tổ chức các hoạt động học tập sẽ giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, tư duy khái quát, khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, gắn lí thuyết với thực tiễn nhiều hơn. Tuy nhiên, sự vận dụng dạng bài tập này trong quá trình giảng dạy ở phổ thông còn rất ít và chưa được nhiều giáo viên sử dụng. Trường THPT DTNT Ngọc Lặc là trường mới thành lập (tháng 8 năm 2017). Học sinh của trường đa phần là con em người dân tộc thiểu số, ít được tiếp cận với các thí nghiệm thực hành ở cấp THCS. Ở cấp THPT, buổi đầu phòng thực hành hóa học chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng. Việc lồng ghép các bài tập có hình vẽ thí nghiệm vào trong giảng dạy là thực sự cần thiết, giúp các em có thể hình dung được các thao tác thực hành để khi có điều kiện thực hành các em không bị lúng túng, đồng thời làm tăng hứng thú của các em đối với môn học. Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm lồng ghép bài tập có hình vẽ thí nghiệm trong dạy học chương halogen hóa học lớp 10 đạt hiệu quả cao cho học sinh trường THPT DTNT Ngọc Lặc”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài này xây dựng và sử dụng bài tập có hình vẽ thí nghiệm trong dạy học để phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực thực hành hóa học; đồng thời, đề tài cũng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình giảng dạy và học tập môn hoá học, nhất là phần hoá học vô cơ: Nhóm halogen. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu các vấn đề sau [3]: - Hệ thống kiến thức, kĩ năng hoá học chương halogen hóa học lớp 10. - Quy trình xây dựng và quy trình sử dụng hệ thống bài tập có hình vẽ thí nghiệm chương halogen hóa học lớp 10. - Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học thực nghiệm bằng hình vẽ. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Nghiên cứu tài liệu về lí luận dạy học, nhất là lí luận dạy học hoá học và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài, đặc biệt nghiên cứu kĩ những cơ sở lí luận về bài tập và cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức phần hoá học vô cơ: nhóm Halogen theo chương trình hoá học 10 ban Cơ bản. - Căn cứ vào mục đích của đề tài, dựa trên cơ sở lí luận về bài tập hóa học và dựa trên nội dung kiến thức chương trình hoá học vô cơ: nhóm Halogen theo chương trình hoá học 10 ban Cơ bản để xây dựng hệ thống bài tập. 1.4.2. Phương pháp quan sát. - Quan sát quá trình dạy và học môn hoá học ở trường phổ thông. - Quan sát quá trình kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng thực hành hóa học của học sinh ở trường phổ thông. 1.4.3. Phương pháp xử lí thông tin. Dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Cấu trúc chương trình chương nhóm halogen hóa học lớp 10. Chương nhóm halogen: Tổng tiết học là 12 tiết trong đó có 2 tiết luyện tập và 2 tiết thực hành. Như vậy theo cấu trúc chương trình thì chương mà tôi nghiên cứu chiếm hơn 1/6 chương trình học của lớp 10 cơ bản. Mặt khác, số tiết luyện tập và thực hành cũng chiếm một lượng đáng kể nên có nhiều điều kiện để cung cấp cho học sinh các bài tập thực nghiệm thông qua hình vẽ, nhằm củng cố kiến thức và rèn kĩ năng thực hành, đồng thời tăng tính sinh động của các dạng bài tập (thông thường bài tập cung cấp dưới dạng con số và chữ) từ đó làm tăng hứng thú học tập cho học sinh. 2.1.2. Đặc điểm về kiến thức của chương halogen. Các kiến thức trong chương này thuộc kiến thức về chất và các nguyên tố hóa học, được học sau khi nghiên cứu lí thuyết chủ đạo về nguyên tử, cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học và phản ứng oxi hóa- khử. Mục tiêu của chương này là học sinh vận dụng lý thuyết chủ đạo đã được học ở kì I để dự đoán tính chất sau đó dùng thí nghiệm, phương trình hóa học để kiểm nghiệm lại lý thuyết. Như vậy việc học sinh được làm các thí nghiệm thực hành là rất quan trọng, song song với thực hành là làm các bài tập dưới dạng hình vẽ mô phỏng thí nghiệm. 2.1.3. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học thực nghiệm bằng hình vẽ. Bài tập hoá học mô tả bằng hình vẽ có những tác dụng tích cực sau [4]: - Phát triển năng lực quan sát, rèn luyện tư duy từ lý thuyết đến thực hành và ngược lại, từ đó xác nhận những thao tác kĩ năng thực hành hợp lý. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng hoá chất, các dụng cụ thí nghiệm và phương pháp thiết kế thí nghiệm. - Rèn luyện các thao tác, kỹ năng thí nghiệm cần thiết trong phòng thí nghiệm (cân, đong, đun nóng, nung, sấy, chưng cất, hoà tan, lọc, kết tinh, chiết, ...) góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật thực hành cho học sinh. - Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống: Giải thích các hiện tượng hoá học trong tự nhiên; sự ảnh hưởng của hoá học đến kinh tế, sức khoẻ, môi trường và các hoạt động sản xuất, ... tạo sự say mê hứng thú học tập hoá học cho học sinh. - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động: rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực sáng tạo, chính xác, khoa học; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật, ..., có văn hoá. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thực trạng về chương trình. Về hệ thống bài tập thực nghiệm trong sách giáo khoa còn rất ít, đặc biệt bài tập bằng hình vẽ mô phỏng chỉ xuất hiện trong một số ít bài thực hành. Giáo viên muốn có những bài tập này thì phải tự xây dựng, muốn xây dựng được thì cần có kiến thức về tin học, điều đó đã cản trở giáo viên rất nhiều trong việc sử dụng bài tập bằng hình vẽ. 2.2.2. Thực trạng về giáo viên. Các bài tập có hình vẽ mô phỏng thường được các giáo viên ít để ý, coi trọng, thậm chí có những giáo viên không sử dụng bao giờ. Bởi lẽ, trong các đề thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng trước đây, loại bài tập này không thấy xuất hiện (chỉ đề thi HSG tỉnh mới có một số bài) nên giáo viên thấy loại bài tập này không giúp gì nhiều cho học sinh trong các kì thi. Từ năm 2015 đến nay, trong các kì thi THPTQG đã có loại bài tập này nhưng chương trình biên soạn chưa thay đổi nên việc sử dụng bài tập này là cả một vấn đề khó đối với giáo viên. 2.2.3. Thực trạng về học sinh. Đối với học sinh - nhất là đối với học sinh của trường THPT DTNT Ngọc Lặc với 95% là con em người dân tộc thiểu số - ở cấp THCS các em được làm thí nghiệm ít vì nhiều lí do (do trường chưa có phòng thực hành, do thiếu hóa chất dụng cụ, do thiếu an toàn hoặc do giáo viên ngại tổ chức tiết thực hành, ) cho nên khi gặp bài tập dùng hình vẽ mô phỏng học sinh thường lúng túng như: không biết tên các dụng cụ, không biết cách để lắp dụng cụ để tiến hành khi cho sẵn các dụng cụ, vì thế khi có điều kiện làm thực hành các em thường mắc lỗi. Từ những thực trạng trên tôi thấy việc xây dựng và sử dụng các bài tập mô phỏng bằng hình vẽ không những giúp học sinh thông hiểu kiến thức lí thuyết mà còn làm cho học sinh có hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành, cho dù không được thực hành các em cũng có thể tưởng tượng được các thao tác thực hành, khi có điều kiện thực hành các em không bị lúng túng. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện. 2.3.1. Giải pháp. Đầu tiên tôi lựa chọn và xây dựng một hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệm thuộc chương nghiên cứu là chương halogen. Sau đó tôi lồng ghép một trong số các bài tập này vào quá trình giảng dạy: có thể là trong dạy bài mới, bài luyện tập hoặc bài thực hành; tùy theo đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn bài tập cho phù hợp; sau cùng là bài kiểm tra tương ứng để đánh giá kết quả dạy và học. 2.3.2. Tổ chức thực hiện. - Đối tượng thực hiện: học sinh 2 lớp 10A1, 10A6 tôi đang trực tiếp giảng dạy. - Phương pháp thực hiện: tôi chọn lớp 10A1 để dạy khai thác theo giải pháp trên; còn lớp 10A6 thì không. - Thời gian thực hiện: Chương halogen hóa học lớp 10 chương trình chuẩn, năm học 2017 - 2018. 2.3.3. Nội dung thực hiện. Tôi dùng hình vẽ thí nghiệm để xây dựng dạng bài tập trắc nghiệm hoặc bài tập tự luận và sử dụng các dạng bài tập này để tổ chức hoạt động học tập, giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, tư duy khái quát, khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức. Dưới đây là hệ thống bài tập hình vẽ chương halogen tôi đã xây dựng và sử dụng. Dạng 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài tập 1: Cho hình vẽ dưới đây [4]: a) Hãy cho biết hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí gì trong phòng thí nghiệm? b) Hóa chất nào được sử dụng để điều chế? Viết phương trình hóa học minh họa. c) Khí sau khi ra khỏi bình thường có lẫn tạp chất gì? d) Nêu vai trò của bình đựng dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc. e) Nếu dẫn khí có lẫn tạp chất vào bình đựng dung dịch H2SO4 đặc trước khi vào bình đựng dung dịch NaCl có được không? f) Cho biết vai trò của bông tẩm dung dịch NaOH. * Mục đích: - Học sinh biết nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. - Rèn kĩ năng viết phương trình hóa học; kĩ năng quan sát, phân tích và các bước tiến hành thí nghiệm. * Phạm vi sử dụng: Có thể: - Sử dụng trong bài 22 “CLO” hóa học lớp 10 cơ bản, mục điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. - Sử dụng trong bài 26 “LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN” hóa học lớp 10 cơ bản. * Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Giáo viên lưu ý cho học sinh: - Dung dịch HCl đặc dễ bay hơi. - Khí HCl dễ tan trong nước. - Axit H2SO4 đặc háu nước. - Clo là khí độc, tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch kiềm. Giáo viên tổ chức hoạt động: - Chia lớp thành 3 nhóm lớn. - Giao bài tập cho học sinh qua máy chiếu. - Các nhóm thảo luận trong 5 phút. - Cử một nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả đúng sai. a) Hình vẽ mô tả quá trình điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm. b) Hóa chất được sử dụng để điều chế là dung dịch HCl đặc và MnO2. c) Khí clo sau khi ra khỏi bình thường có lẫn khí HCl và hơi nước. d) Vai trò của bình đựng dung dịch NaCl là giữ khí HCl. Vai trò của bình đựng dung dịch H2SO4 đặc là giữ hơi nước. e) Nếu dẫn khí có lẫn tạp chất vào bình đựng dung dịch H2SO4 đặc trước khi vào bình đựng dung dịch NaCl thì không được vì khí thu được sẽ lẫn hơi nước. f) Vai trò của bông tẩm dung dịch NaOH là ngăn không cho khí độc clo thoát ra ngoài. Cl2 + 2NaOH àNaCl + NaClO + H2O Bài tập 2: Phân tích chỗ sai trong sơ đồ hình vẽ điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm [4]. * Mục đích: - Học sinh biết hóa chất cần để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. - Học sinh hiểu phương pháp thu khí clo trong không khí. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và nắm được các bước tiến hành thí nghiệm. * Phạm vi sử dụng: Có thể: - Sử dụng trong bài 22 “CLO” hóa học lớp 10 cơ bản, mục điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. - Sử dụng trong bài 26 “LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN” hóa học lớp 10 cơ bản. * Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Giáo viên tổ chức học hợp tác theo nhóm (2 bàn một nhóm). Giáo viên in nội dung bài tập dưới dạng phiếu học tập. Giáo viên giao nội dung bài tập cho học sinh. Học sinh thảo luận và trình bày kết quả vào phiếu học tập. Học sinh báo cáo kết quả trước lớp. Giáo viên và học sinh cùng theo dõi, nhận xét và đánh giá kết quả. Giáo viên nhấn mạnh: Qua sơ đồ trên học sinh phải hiểu và ghi nhớ khí clo điều chế được từ MnO2 và HCl. Khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng được với không khí nên có thể thu trực tiếp, bông tẩm dung dịch NaOH để hạn chế clo thoát ra ngoài không khí vì clo còn là một khí độc. Hình vẽ sai ở nút cao su B. Phải thay nút này bằng bông tẩm dung dịch NaOH để đẩy không khí ra ngoài và hạn chế clo thoát ra ngoài không khí vì clo còn là một khí độc Cl2 + 2NaOH àNaCl + NaClO + H2O Bài tập 3: Hãy điền chú thích vào hình vẽ mô tả thí nghiệm về tính tẩy màu của clo ẩm và giải thích biết chất ở các vị trí là khác nhau [4]. Giấy quì khô Giấy quì ẩm Hình 1 Hình 2 * Mục đích - Học sinh biết clo có khả năng tác dụng với H2O tạo thành nước clo. - Học sinh giải thích vì sao nước clo có tính tẩy màu. - Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng quan sát, phân tích. * Phạm vi sử dụng: Có thể sử dụng: - Sử dụng trong bài 22 “CLO” hóa học lớp 10, phần tính chất hóa học của clo: Clo tác dụng với H2O tạo thành nước clo có tính tẩy màu. - Sử dụng trong bài 26 “LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN” hóa học lớp 10 cơ bản. * Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Giáo viên lưu ý cho học sinh: Tính tẩy màu của khí Cl2 ẩm: Khi có nước Clo trong HClO có số oxi hóa +1 HClO có tính oxi hóa mạnh nước clo có tính oxi hóa mạnh sẽ tẩy màu tím của giấy quì. Điều kiện để thí nghiệm thành công là: Phải có hơi nước. Hình 1: Thí nghiệm sử dụng giấy quì khô (1) phải là khí Cl2 ẩm (2) là H2O. Hình 2: Thí nghiệm sử dụng giấy quì ướt (3) là khí Cl2 khô (4) H2SO4 đặc có tác dụng hút ẩm. Giáo viên chia nhóm nhỏ gồm 2 học sinh. Sau đó giao bài tập cho học sinh. Học sinh thảo luận trong 2 phút. Cử một học sinh báo cáo kết quả. Các học sinh khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả đúng sai. Khí Clo ẩm H2O Khí Clo khô H2SO4 đậm đặc Bài tập 4: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm [1]. Bông tẩm xút a) Xác định các chất A, B, C, D trong hình vẽ trên. b) Hãy nêu các quá trình xảy ra trong hai ống nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có). c) Nêu hiện tượng quan sát được khi nhỏ 1 giọt dung dịch thu được lên giấy quì tím. *Mục đích: - Học sinh biết phương pháp điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm. - Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức đã học: HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch có tính axit và dung dịch sẽ làm quì tím hóa đỏ. - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học. *Phạm vi sử dụng: Có thể sử dụng: - Sử dụng trong bài 23 “HIĐROCLORUA, AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA” hóa học lớp 10 cơ bản, phần điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm. - Sử dụng trong bài 26 “LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN” hóa học lớp 10 cơ bản. *Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nhận thấy A chất rắn, C là chất khí và B, D là dung dịch xác định được A, B, C, D. Khí HCl tan rất nhiều trong nước, và khi tan tạo thành dung dịch có tính axit nên làm quì tím hóa đỏ. Vai trò của bông tẩm xút là ngăn không có khí HCl thoát ra ngoài. Giáo viên tổ chức hoạt động: - Chia lớp thành 4 nhóm. - Giao bài tập cho học sinh qua máy chiếu. - Học sinh thảo luận trong 5 phút. - Cử một nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả đúng sai. a) A là tinh thể NaCl, B là H2SO4 đặc, C là khí hiđroclorua và D là nước. b) Trong ống nghiệm 1: NaCl tác dụng với H2SO4 đặc theo hai phương trình: H2SO4đặc+NaCl<2500CHCl+NaHSO4 H2SO4đặc+2NaCl≥4000C2HCl+Na2SO4 Trong ống nghiệm 2: xảy ra quá trình hòa tan khí hiđroclorua trong nước. c) Khi nhỏ 1 giọt dung dịch thu được lên giấy quì tím thì giấy quì hóa đỏ, do khí hiđroclorua tan trong nước tạo thành dung dịch HCl có tính axit mạnh. Bài tập 5: Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nghiệm chứa dung dịch HCl đặc vào dung dịch . Hơ nhẹ ngọn lửa đèn cồn chỗ có miếng bông tẩm dung dịch K. Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ và trong ống nghiệm chứa dung dịch hồ tinh bột. Nhận xét, rút ra kết luận và cho biết vai trò của dung dịch NaOH đặc [4]. *Mục đích: - Học sinh biết phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. - Học sinh nắm được halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi dung dịch muối. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh khả năng phản ứng của clo, brom và iot. * Phạm vi sử dụng: Có thể sử dụng: - Sử dụng trong bài 25 “FLO – BROM - IOT” hóa học lớp 10 cơ bản. - Bài 26 “LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN” hóa học lớp 10 cơ bản. *Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Giáo viên tổ chức hoạt động: - Chia lớp thành 4 nhóm. - Giao bài tập cho học sinh qua máy chiếu. - Học sinh thảo luận trong 5 phút. - Cử một nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả đúng sai. Giáo viên lưu ý cho học sinh nếu thực hành cần biết: - Không tẩm quá nhiều dung dịch KBr và KI vào các núm bông để tránh hiện tượng dung dịch còn dư chảy theo thành ống thủy tinh hình trụ. - Các núm bông phải được đặt vừa khít trong ống thủy tinh sao cho các khí clo, brom mới xuất hiện không dễ dàng lọt qua được. - Các đầu ống dẫn khí được nhúng trong dung dịch chứa trong ống nghiệm có nhánh và cốc thủy tinh chỉ thấp hơn mặt dung dịch từ 3 đến 5mm. - Dùng dung dịch hồ tinh bột loãng. - Dung dịch NaOH đặc chứa trong cốc thủy tinh dùng hoà tan lượng halogen còn dư để tránh độc hại cho giáo viên và học sinh. Sau một thời gian ngắn, ở đoạn thứ nhất của ống hình trụ xuất hiện màu vàng lục của khí clo, đoạn thứ hai có màu nâu của brom, đoạn thứ ba có màu tím của iot. Dung dịch trong ống nghiệm 2 xuất hiện màu xanh do iot đã làm xanh hồ tinh bột. Các PTHH: 2KMnO4+16HCl à2KCl+ 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O Cl2 + 2NaBr à 2NaCl + Br2 Cl2 + 2NaI à 2NaCl + I2 Bài tập 6: Hãy chỉ ra điểm sai trong hình vẽ dưới đây và hoàn chỉnh lại cho đúng [4]. Dung dịch NaCl bão hòa * Mục đích: - Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã có của học sinh: Khí hiđroclorua tan tốt trong nước nên bị giữ lại khi đi qua dung dịch NaCl, Cl2 tan ít trong nước. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích thí nghiệm. - Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng thiết kế, lập sơ đồ sản xuất, tinh chế các chất. * Phạm vi sử dụng: - Bài 26 “LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN” hóa học lớp 10 cơ bản. *Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Giáo viên lưu ý cho học sinh: Mục đích của thí nghiệm là loại bỏ HCl ra khỏi hỗn hợp khí Cl2 và HCl. Khí HCl tan rất tốt trong nước và người ta dùng dung dịch NaCl bão hòa để loại bỏ HCl. Khí clo không tan trong dung dịch NaCl bão hòa. Giáo viên tổ chức học hợp tác theo nhóm (2 bàn một nhóm). Giáo viên in nội dung bài tập dưới dạng phiếu học tập. Giáo viên giao nội dung bài tập cho học sinh. Học sinh thảo luận và trình bày kết quả vào phiếu học tập. Học sinh báo cáo kết quả trước lớp. Giáo viên và học sinh cùng theo dõi, nhận xét và đánh giá kết quả. Hình vẽ thiết kế sai cách lắp ống dẫn khí. Ống dẫn hỗn hợp khí HCl, Cl2 vào bình chứa chưa tiếp xúc và sục sâu vào dung dịch NaCl bão hòa, nên khí HCl không thể tan trong dung dịch NaCl bão hòa được. Ống dẫn khí Cl2 thu được lại sục sâu vào dung dịch NaCl bão hòa, trong dung dịch này không có hòa tan khí clo. Cách thiết kế đúng: Dung dịch NaCl bão hòa Dạng 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Bài tập 1: Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau, hình vẽ nào đúng?[4] Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hìn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_long_ghep_bai_tap_co_hinh_ve_thi_nghiem_tro.doc