SKKN Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, TP Thanh Hóa

SKKN Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, TP Thanh Hóa

Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất thiết phải đặt trên nền tảng dân trí thông qua việc phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo. Để làm được việc đó phải có một chiến lược giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao cả mặt bằng dân trí và đỉnh cao dân trí. Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và khoa học nhân văn, vừa tạo điều kiện thuận lợi tiếp thu khoa học và công nghệ của thế giới để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, xây dựng một xã hội giàu về của cải, phong phú về tinh thần, công bằng văn minh trong cuộc sống. Đó chính là lý tưởng và mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta quyết tâm biến thành hiện thực.

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Muốn có nguồn lực con người thì phải giáo dục và đào tạo con người từ bé, trong trường phổ thông, trường chuyên nghiệp, một người dân đều phải biết chữ, mặt dân trí của cả nước trước mắt là tiểu học, rồi mau chóng tiến lên trung học cơ sở. Người lao động phải được đào tạo và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ về nghề nghiệp, có đội ngũ công nhân lành nghề, các nhà khoa học tầm cỡ trong tất cả các lĩnh vực, các nhà quản lý giỏi, những nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao có tài năng. Tri thức khoa học phải đến với toàn dân làm cho mọi người, mọi vùng và mọi tầng lớp đều có năng lực thực tiễn đi vào các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, văn hóa. Đó là tiền đề và hơn thế nữa, đó cũng là một nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội giữ vị trí trọng yếu trong sự phát triển của toàn quốc gia. Đó là kết luận rút ra từ sự tồn tại và phát triển mấy ngàn năm nay của loài người. Ngày nay các nước trên thế giới đều coi sự phát triển con người là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển kinh tế xã hội. Đảng ta đã khẳng định con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội. Muốn thực hiện thắng lợi Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gấp rút nâng cao trình độ của mỗi người. Đó cũng là nhiệm vụ, là trọng trách của ngành Giáo dục – Đào tạo nói chung, của công tác xã hội hóa giáo dục nói riêng.

 

doc 20 trang thuychi01 6522
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, TP Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
I. MỞ ĐẦU
1
2
1. Lí do chọn đề tài:
1
3
2. Mục đích nghiên cứu.
2
4
3. Đối tượng nghiên cứu.
2
5
4. Phương pháp nghiên cứu.
2
6
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
7
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
8
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
9
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
10
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
11
11
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
12
1. Kết luận.	
17
13
2. Kiến nghị.
17
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất thiết phải đặt trên nền tảng dân trí thông qua việc phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo. Để làm được việc đó phải có một chiến lược giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao cả mặt bằng dân trí và đỉnh cao dân trí. Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và khoa học nhân văn, vừa tạo điều kiện thuận lợi tiếp thu khoa học và công nghệ của thế giới để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, xây dựng một xã hội giàu về của cải, phong phú về tinh thần, công bằng văn minh trong cuộc sống. Đó chính là lý tưởng và mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta quyết tâm biến thành hiện thực.
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Muốn có nguồn lực con người thì phải giáo dục và đào tạo con người từ bé, trong trường phổ thông, trường chuyên nghiệp, một người dân đều phải biết chữ, mặt dân trí của cả nước trước mắt là tiểu học, rồi mau chóng tiến lên trung học cơ sở. Người lao động phải được đào tạo và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ về nghề nghiệp, có đội ngũ công nhân lành nghề, các nhà khoa học tầm cỡ trong tất cả các lĩnh vực, các nhà quản lý giỏi, những nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao có tài năng... Tri thức khoa học phải đến với toàn dân làm cho mọi người, mọi vùng và mọi tầng lớp đều có năng lực thực tiễn đi vào các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, văn hóa. Đó là tiền đề và hơn thế nữa, đó cũng là một nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội giữ vị trí trọng yếu trong sự phát triển của toàn quốc gia. Đó là kết luận rút ra từ sự tồn tại và phát triển mấy ngàn năm nay của loài người. Ngày nay các nước trên thế giới đều coi sự phát triển con người là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển kinh tế xã hội. Đảng ta đã khẳng định con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội. Muốn thực hiện thắng lợi Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gấp rút nâng cao trình độ của mỗi người. Đó cũng là nhiệm vụ, là trọng trách của ngành Giáo dục – Đào tạo nói chung, của công tác xã hội hóa giáo dục nói riêng.
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nên sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Mọi người dân đều được hưởng quyền lợi giáo dục và có trách nhiệm vun đắp, xây dựng sự nghiệp hóa giáo dục.
Trong giai đoạn đất nước đang thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc xã hội hóa giáo dục là một nhu cầu bức bách của xã hội. Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đây là một vấn đề mang tính cập nhật.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) về giáo dục, đào tạo; bám sát nội dung Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Thực hiện có hiệu quả đề án: “Đổi mới giáo dục và đào tạo TP Thanh Hóa giai đoạn 2017 – 2020 định hướng đến năm 2005” là một cán bộ quản lý giáo dục, tôi nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục. Vì vậy tôi chọn vấn đề “Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, TP Thanh Hóa” nghiên cứu và thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc góp phần hiện đại hóa giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nhiệm vụ của mình để chỉ đạo công tác xã hội hóa một cách linh hoạt, nhạy bén, đạt kết quả.
Đề xuất các biện pháp nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám – TP Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám – TP Thanh Hóa.
Nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
Đặc điểm tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, các tổ chức chính trị, các nhà hảo tâm, các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, Hội cha mẹ học sinh và tập thể giáo viên, học sinh nhà trường về vấn đề Xã hội hóa giáo dục.
Kết quả các hoạt động giáo dục.
Chất lượng giáo dục.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, viết, tổng kết kinh nghiệm...
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Để tính, phân tích số liệu và % số liệu thu được.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Xã hội hóa giáo dục là : “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”.
Cuộc vận động Xã hội hóa có 3 nội dung chủ yếu:
Một là: Phổ biến, tuyên truyền, tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành xã hội học tập.
Hai là: Vận động toàn dân chăm lo thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dục tốt lành, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp... đối với sự nghiệp giáo dục.
Ba là: Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân, của mỗi người đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân.
Như vậy, Xã hội hóa giáo dục không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Xã hội hóa giáo dục không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. Xã hội hóa giáo dục nhằm đến việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến, đồng thời kích thích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị - kinh tế - văn hóa, xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Xã hội hóa giáo dục còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành thói quen học tập suốt đời trong từng người dù là trí thức hay lao động chân tay, dù là già hay trẻ...
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ: “Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục – đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi trong cộng đồng, từng tập thể”.
Điều 12 Luật giáo dục 2005 có nêu: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn”.
Điều 94 chương VI Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về trách nhiệm của gia đình: “... Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất...”. Trong chương VII điều 47 Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội quy định “Nhà trường phối hợp với chính quyền đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm... Huy động mọi lực lượng và nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi”.
Trong điều 20. Điều lệ trường Tiểu học mục 5.i có nêu nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường Tiểu học: “Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng”.
Trong hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 cấp Tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Phó trưởng phòng phụ trách tiểu học yêu cầu các nhà trường “động viên phụ huynh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày. Tham mưu quy hoạch xây dựng các trường Tiểu học tại địa phương, từng bước khắc phục tình trạng số lượng học sinh trên lớp cao hơn so với quy định. Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác giáo dục để các cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện và cùng phối hợp chăm lo, giáo dục học sinh”.
Có thể nói rằng công tác Xã hội hóa giáo dục có vait rò rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động cũng như thành tựu của ngành giáo dục.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Một số nét chính về trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.
Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám được thành lập từ năm 2009 Ngôi trường được xây dựng trên nền đất của Phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trường đặt trong một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát có tường xây bao quanh, có nhiều cây cao tỏa bóng mát. Diện tích sử dụng của trường là 6000 m2. Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ. Hai khu nhà cao tầng kiên cố với 25 phòng học, 04 phòng học chức năng, có phòng thư viện, thiết bị, các phương tiện phục vụ dạy học của thầy và trò.
Năm học 2017 – 2018 nhà trường có 25 lớp 924 học sinh. Tổng số 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên ( 03 cán bộ quản lý, 03 nhân viên, 34 giáo viên, 1 TPT) và 2 bảo vệ (do nhà trường hợp đồng).
Từ năm 2010 đến nay: Chi bộ nhà trường liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh được Đảng bộ phường khen thưởng. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc, cờ thi đua của UBND tỉnh. Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ, liên đội thiếu niên, hội khuyến học liên tục đạt tổ chức mạnh, xuất sắc. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường hoạt động có chất lượng. Nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2012.
Có được kết quả trên, bên cạnh sự đoàn kết nỗ lực hết mình trong công tác giảng dạy, giáo dục của tập thể thầy và trò nhà trường còn là do Ban giám hiệu luôn tích cực trong công tác tham mưu với cấp ủy Đảng và các cấp lãnh đạo địa phương, tìm hiểu, tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đặc biệt là Hội học sinh làm tốt công tác Xã hội hóa giáo dục, để huy động tối đa các nguồn lực, vật lực thường xuyên, định kỳ quan tâm cho hoạt động giáo dục. Với điều kiện nhà trường có nhiều biện pháp tích cực trong quản lý, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác giáo dục trong nhà trường để đảm bảo chất lượng giáo dục cho học sinh của nhà trường luôn đạt kết quả tốt nhất theo đánh giá của Phòng Giáo dục nói riêng, của ngành nói chung, tạo nên thương hiệu – uy tín – chất lượng giáo dục của nhà trường đối với lãnh đạo, nhân dân, phụ huynh cũng như các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm luôn có niềm tin phấn khởi về nhà trường.
2.2. Thực trạng công tác Xã hội hóa giáo dục Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.
Công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám đã được triển khai và được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, được nhân dân đồng tình ủng hộ nhìn chung đã có nhiều thuận lợi.
Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường ngày càng thấm nhuần quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, đã thường xuyên tạo điều kiện để giáo dục phát triển.
Công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn phường có chuyển biến, nhân dân và các đoàn thể quần chúng tổ chức xã hội đã quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
Hội đồng giáo dục xã, hội cha mẹ học sinh hoạt động tương đối có nề nếp, có chất lượng.
Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học tương đối đầy đủ. Tổng số 25 phòng học/25 lớp, trong đó có hai dãy nhà cao tầng 25 phòng học. Trường lớp tương đối đảm bảo xanh, sạch, đẹp.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trách nhiệm cao, năng lực vững vàng. Tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn
Lãnh đạo trường tập hợp được sự đoàn kết, nêu cao vai trò cá nhân, phát huy được trí tuệ tập thể. Cán bộ quản lý năng động, sáng tạo gắn bó với trường.
Bên cạnh một số thuận lợi nêu trên, trong quá trình triển khai công tác xã hội hóa giáo dục nhà trường gặp phải một số khó khăn đó là:
Yêu cầu của xã hội đối với sản phẩm của nhà trường ngày càng cao. Nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó ngày càng lớn, nhưng các điều kiện vật chất kèm theo lại không đáp ứng được một cách kịp thời.
Chất lượng đội ngũ cơ bản vững mạnh, song năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều. Một bộ phận giáo viên tiếp cận với đổi mới phương pháp giảng dạy nhất là việc ứng dụng CNTT còn hạn chế.
Cơ sở vật chất nhà trường ngày một xuống cấp, thiết bị dạy học còn thiếu. Nguồn kinh phí phục vụ cho phong trào thi đua “Hai tốt” cũng như các hoạt động giáo dục khác gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đấy vẫn không ít phụ huynh rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nên sự quan tâm dạy dỗ con cái, dành thời gian cho trẻ vẫn hạn chế. Hoặc cách giáo dục trẻ chưa đúng mực rơi vào mức độ thả nổi hay quá thái... Tệ nạn xã hội như cờ bạc nghiện hút, game online đang đe dọa từng ngõ phố ảnh hưởng rất lớn đến học sinh, đến sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo.
2.3. Kết quả thực trạng.
* Chất lượng giáo dục:
Kết quả đạt được năm học 2015– 2016; tổng số học sinh là 896 em. 
Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 99,4%.
Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100% (đối với khối 5).
Số học sinh được khen thưởng là: 589 em chiếm tỷ lệ: 66%
So với các trường khác trong địa bàn thành phố, chất lượng trên là tương đối cao song đối với một trường trọng điểm như Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám thì chất lượng ấy chưa đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
Trên cơ sở thực trạng trên, tôi chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác Xã hội hóa giáo dục trình ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy. Họp trao đổi thống nhất với Hội cha mẹ học sinh trong nhà trường. Được sự nhất trí, ủng hộ của Chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh. Từ năm 2016 - 2017, tôi đã triển khai thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục với những giải pháp cụ thể và bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy và học nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia mức độ 2.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Tham mưu Đảng ủy, HĐND, UBND, các đoàn thể địa phương tuyên truyền về vị trí, vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước và hạnh phúc của mỗi gia đình.
Lãnh đạo nhà trường đã tham mưu tích cực với lãnh đạo địa phương để từng bước tháo gỡ những khó khăn tập trung đưa sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng đổi mới. Đảng bộ phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa, đã kiểm điểm sâu sắc những khuyết điểm do chủ quan của Đảng bộ, của nhà trường định hướng công tác giáo dục của địa phương và giao cho Ban chấp hành Đảng ủy phải tạo ra được nhận thức mới trong toàn Đảng, toàn dân quyết tâm khắc phục bằng được những tồn tại hạn chế đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiến lên. Thuận lợi cơ bản trong thời gian này là quan điểm của Đảng về vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của sự nghiệp Giáo dục và đào tạo đã xác định cụ thể với những quan điểm rất cơ bản. Những quan điểm cơ bản đó được cụ thể hóa bằng nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường qua các kỳ đại hội. Những chính sách động viên khích lệ thầy cô giáo say sưa với nghề nghiệp phấn đấu nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của học sinh trong giai đoạn mới. Công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn phường được đẩy lên một bước. Toàn thể cộng đồng dân cư, các đoàn thể tổ chức xã hội ngày càng quan tâm chu đáo đến từng bước đi của nhà trường, đến sự phát triển và thành đạt của học sinh. Có thể khẳng định rằng cho đến nay nhà trường không còn đơn phương độc mã như trước đây mà nó đã được đặt trong sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội và nhân dân phường Lam Sơn.
Trước sự nhận thức đúng đắn thống nhất về vị trí nhiệm vụ của ngành trong thời kỳ đổi mới của đất nước, lãnh đạo nhà trường đã tập hợp đoàn kết nêu cao trách nhiệm cá nhân đồng thời phát huy trí tuệ tập thể của đội ngũ cán bộ giáo viên. Thường xuyên bám sát nội dung các văn bản, chủ trương hướng dẫn của Bộ, của Sở, Phòng giáo dục – Đào tạo từng bước chủ động tham mưu cho Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân phường để làm tốt công tác giáo dục trên địa bàn . Thể hiện cụ thể trong từng công việc như:
Triển khai luật phổ cập giáo dục Tiểu học, luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em đến từng người dân trong phường. Triển khai đầy đủ các tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia, “trường học thân thiện, học sinh tích cực”...
Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi chống xóa mù chữ trên địa bàn phường được chú ý đúng mức. Đồng chí Trần Thị Kim Oanh. – phó hiệu trưởng nhà trường được phân công phụ trách công tác phổ cập đã tham mưu tích cực với Đảng ủy chính quyền địa phương đưa công tác phổ cập giáo dục Tiểu học thành chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính quyền, Hội đồng nhân dân, Hội đồng giáo dục phường.
Nhà trường đã chủ động tích cực tham mưu cho Đảng ủy, UBND, Mặt trận tổ quốc, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức trong phường triển khai thật sâu rộng và có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, mọi gia đình ở từng cụm dân cư.
Phải khẳng định rằng đây là một trong những giải pháp thành công, có hiệu quả của lãnh đạo trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám. Kết quả là cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong xã ngày càng thấm nhuần đường lối quan điểm giáo dục của Đảng “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vì vậy trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, Nghị quyết Hội đồng nhân dân, các kỳ Đại hội giáo dục xã đều có những quyết định cho việc xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư cho giáo dục. Các đồng chí lãnh đạo phường luôn theo sát từng bước đi của nhà trường. Mọi hoạt động giáo dục 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_xa_hoi_hoa_gop_phan_nang_c.doc