SKKN Kinh nghiệm khai thác cái đẹp của văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

SKKN Kinh nghiệm khai thác cái đẹp của văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn lớn, có phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo và có nhiều đóng góp đặc trưng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Thạch Lam và Nguyễn Tuân mặc dù có phong cách sáng tác khác nhau, nhưng giữa họ cũng có những điểm tương đồng thú vị. Đặc biệt, họ đều được mệnh danh là nhà văn của cái đẹp.

- Nói đến văn chương là nói đến cái đẹp. Tìm đến cái đẹp là tìm đến cái đích của văn chương, tìm vào cái đẹp của Thạch Lam và Nguyễn Tuân (những người suốt đời đi tìm cái đẹp) lại càng trở nên hết sức cần thiết trong quá trình lình hội tác phẩm văn chương.

- Từ thực tiễn giảng dạy đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi thấy tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân nói chung, cái đẹp trong văn của hai tác giả nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của độc giả, nhưng đây lại là vấn đề rất khó cho cả giáo viên và học sinh đặc biệt trong bối cảnh chung học sinh thiếu sự đam mê với văn chương dẫn đến rất khó chọn học sinh giỏi.

- Qua khảo sát hệ thống các công trình nghiên cứu về Thạch Lam và Nguyễn Tuân tôi thấy chưa có công trình nào chỉ ra đặc trưng về cái đẹp trong tác phẩm của hai nhà văn trong mối quan hệ so sánh.

 Từ những lí do trên đây, kết hợp với nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân và niềm say mê hai tác giả nổi tiếng này, tôi chọn đề tài Kinh nghiệm khai thác cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân Ttrong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để nghiên cứu.

 

doc 24 trang thuychi01 6721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm khai thác cái đẹp của văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
**************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 KINH NGHIỆM KHAI THÁC CÁI ĐẸP CỦA VĂN THẠCH LAM VÀ NGUYỄN TUÂN TRONG CÔNG 
TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Yên
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Hoàng Lệ Kha
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
 THANH HOÁ NĂM 2019
 MỤC L ỤC
 NỘI DUNG
Trang
1. Mở đầu.
3
1.1. Lí do chọn đề tài.
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.1. Cơ sở lí luận.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
2.3.1. Vài nét về cái đẹp trong văn học.
6
2.3.2. Khái quát vài nét về cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân.
7
2.3.3. Cái đẹp của văn Thạch Lam trong Hai đứa trẻ
13
2.3.4. Cái đẹp của văn Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
20
3. Kết luận, kiến nghị.
21
3.1. Kết luận.
21
3.2. Kiến nghị.
21
Tài liệu tham khảo
23
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
- Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn lớn, có phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo và có nhiều đóng góp đặc trưng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Thạch Lam và Nguyễn Tuân mặc dù có phong cách sáng tác khác nhau, nhưng giữa họ cũng có những điểm tương đồng thú vị. Đặc biệt, họ đều được mệnh danh là nhà văn của cái đẹp. 
- Nói đến văn chương là nói đến cái đẹp. Tìm đến cái đẹp là tìm đến cái đích của văn chương, tìm vào cái đẹp của Thạch Lam và Nguyễn Tuân (những người suốt đời đi tìm cái đẹp) lại càng trở nên hết sức cần thiết trong quá trình lình hội tác phẩm văn chương. 
- Từ thực tiễn giảng dạy đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi thấy tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân nói chung, cái đẹp trong văn của hai tác giả nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của độc giả, nhưng đây lại là vấn đề rất khó cho cả giáo viên và học sinh đặc biệt trong bối cảnh chung học sinh thiếu sự đam mê với văn chương dẫn đến rất khó chọn học sinh giỏi.
- Qua khảo sát hệ thống các công trình nghiên cứu về Thạch Lam và Nguyễn Tuân tôi thấy chưa có công trình nào chỉ ra đặc trưng về cái đẹp trong tác phẩm của hai nhà văn trong mối quan hệ so sánh.
 Từ những lí do trên đây, kết hợp với nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân và niềm say mê hai tác giả nổi tiếng này, tôi chọn đề tài Kinh nghiệm khai thác cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân Ttrong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để nghiên cứu. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Chọn đề tài này để nghiên cứu tôi hướng đến mục đích: đưa ra một tài liệu đáng tin cậy, có cơ sở khoa học để giúp giáo viên và học sinh ở trường THPT Hoàng Lệ Kha tham khảo khi giảng dạy và học tập tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Đề tài này đi vào khám phá cái đẹp – một phương diện nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. 
 - Thực hiện đề tài này sẽ góp phần giúp bản thân và đồng nghiệp cũng như các em học sinh khám phá tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân một cách đúng hướng. Từ đó nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị và những đóng góp của hai nhà văn Nguyễn Tuân và Thạch Lam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Đối tượng nghiên cứu về ngữ liệu, những khái quát trong đề tài xuất phát từ toàn bộ tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân, trong đó tôi đặc biệt chú trọng vào hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 (Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù). Về nội dung, cái đẹp biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng, từ nội dung phản ánh đến hình thức nghệ thuật. 
 - Đề tài của tôi dù ít nhiều có nói đến hình thức nghệ thuật, nhưng tôi chủ yếu tập trung vào cái đẹp với tư cách là một phương diện thuộc về nội dung phản ánh trong tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện đề tài này tôi kết hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 
- Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp. 
- Phương pháp so sánh. 
- Phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. Cơ sở lí luận.
 Thiên chức của nhà văn là khơi nguồn cho cái đẹp tràn vào trang viết. Bởi lẽ, từ cuộc sống đến văn học, cái đẹp vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, chi phối cảm quan con người. Cái đẹp từ ngoài thực tại bước vào trang văn nó đã nâng tầm lên thành giá trị thẩm mỹ và khi ấy nó đã mang hình hài cần có của bản thân và đi “cứu rỗi cả thế giới”. Trong nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ góp phần định hướng tư duy theo tiêu chí chân - thiện - mỹ. Những nghệ sĩ chân chính qua hoạt động nghệ thuật của mình đã khẳng định những tư tưởng tiến bộ, nhằm phục vụ điều thiện và chính nghĩa. Thiếu khát khao vươn tới cái đẹp, nghệ thuật sẽ mất đi sức mạnh cơ bản của nó, nó sẽ không thể thanh lọc tâm hồn con người và cải tạo xã hội. Vì vậy, nghệ thuật không chỉ phản ánh quy luật của đời sống mà còn phán ánh cách đánh giá thẩm mỹ về đời sống. Nếu không có khát khao tìm đến cái đẹp thì Nguyễn Tuân không thể có “Vang bóng một thời”?. Nếu không có lòng tôn thờ cái đẹp thì càng không thể có Cảnh tượng xưa nay chưa từng có lung linh giữa cái ngục tù tăm tối? Do đó, xuất phát từ đặc trưng của văn học phản ánh hiện thực theo quy luật của cái đẹp nên “đã là văn chương thì phải đẹp, đẹp là chức năng hàng đầu, là đạo đức của văn chương”. Mặt khác, vẽ được bức tranh đẹp nhưng không có người thưởng thức thì văn chương càng không phải là văn chương, tức quá trình sáng tác phải đi đôi với quá trình tiếp nhận. Cuộc sống con người không bao giờ là trọn vẹn, đủ đầy, có những tâm hồn nhuốm đầy mùi chia ly, màu tang thương, vị tiếc nuối nên họ rất cần cái đẹp chạm khẽ trái tim mình, làm xóa nhòa những vết thương còn hằn sâu trong ấy và để làm phong phú hơn cho đời sống tinh thần. Khi cuộc sống không cho ta thứ ta cần, ta lại tìm về với văn chương, khi nhìn vào Hai đứa trẻ ta lại nhận ra tuổi thơ của bản thân mình đã quá may mắn khi chưa bị cơm áo gạo tiền mà phải rơi vào tình trạng thất học để “nhặt nhạnh rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía” về mưu sinh!.
 Chính vì lẽ đó, văn chương viết về cái đẹp là để thỏa mãn nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp của con người. Tuy nhiên, cái đẹp ở đây không hiểu đơn thuần chỉ là những điều tốt đẹp lớn lao mà thay vào đó, nó là một trường đa dạng với những cung bậc khác nhau, cái bi, cái hài, cái xấu, cái ác, đôi khi cũng là những nốt nhạc đẹp ngân lên trên cung đàn ấy. Tác phẩm văn học mọc lên từ cuộc sống xô bồ, nó dứt khoát phải chào đời trên thân thể của cái đẹp. Vì vậy, cái đẹp không chỉ đơn thuần là phép cộng của những điều tươi sáng mà nó là tổ hợp thống nhất của cái chân và cái thiện, đúng như Nguyên Ngọc đã nói “Đã là văn chương thì phải đẹp”.
 Vì thế, cái đẹp là điều kiện tiên quyết của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Việc khám phá cái đẹp trong tác phẩm văn học vì thế sẽ trở nên cần thiết. Thạch Lam và Nguyễn Tuân lâu nay đã được giới nghiên cứu suy tôn là những Nhà văn của Cái đẹp. Vì vậy, tìm hiểu cái đẹp trong tác phẩm của hai nhà văn trong quá trình giảng dạy và đặc biệt là ôn học sinh giỏi để tìm ra đặc trưng của mỗi nhà văn là hướng nghiên cứu tìm vào đúng bản chất của văn chương nói chung và bản sắc của Thạch Lam và Nguyễn Tuân nói riêng.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã có mặt trong chương trình Ngữ văn phổ thông hơn chục năm nay, thế nhưng thực tiễn dạy – học tác phẩm của hai nhà văn cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Qua thực tiễn dạy học của bản thân và các đồng nghiệp từ nhiều cơ sở giáo dục, tôi thấy rất nhiều thầy cô giáo chưa có cái nhìn khái quát về sự nghiệp văn học của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Sự hiểu biết về hai nhà văn ở nhà trường chỉ mới đạt được chiều rộng mà chưa có bề sâu, chưa đi đúng vào bản sắc riêng, đóng góp riêng của mỗi nhà văn. Thạch Lam và Nguyễn Tuân là những nhà văn của cái đẹp, nhưng cái đẹp trong tác phẩm của họ có đặc điểm gì? Có giá trị thẩm mĩ ra sao? Cái đẹp của nhà văn này khác cái đẹp của nhà văn kia chỗ nào thì ít ai lí giải được. Khi áp dụng hướng khai thác được trình bày trong đề tài này vào thực tế giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy cho đối tượng học sinh giỏi, tôi nhận thấy các em học sinh hết sức thích thú và say mê đón nhận. Kết quả cho thấy, ít nhất là các em không còn tâm lí “sợ độ khó” khi tiếp cận hai nhà văn độc đáo này. Hướng khai thác của đề tài cũng đã được các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm ghi nhận và đề nghị triển khai rộng rãi hơn cho mọi đối tượng học sinh.
 - Xuất phát từ thực tiễn việc khai thác cái đẹp trong các tác phẩm văn xuôi tự sự trong thời gian qua. Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Bộ GD và ĐT đã từng bước có những cải tiến tích cực như việc cải cách chương trình, thay sách giáo khoa, tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, đổi mới cách thức ra đề thiĐặc biệt, trong những năm qua Bộ giáo dục yêu cầu đổi mới tập huấn về cách thức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và cách ra đề theo ma trận. Nhờ đó, trong công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá nói riêng và giáo dục nói chung đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng trên thực tế, qua quá trình giảng dạy môn văn ở nhà trường THPT Hoàng Lệ Kha, tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự say mê và yêu thích văn học, mặc dù môn Văn vẫn được coi là một môn học chính. Vì thế một bộ phận không nhỏ học sinh không chịu đọc tác phẩm ở nhà. Việc soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp mang tính đối phó. Có em không chịu đọc tác phẩm nhưng vẫn soạn được bài vì nhiều lí do như chép tài liệu tham khảo mà không cần đầu tư suy nghĩ hoặc các em chép vở soạn của nhau. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài học ở lớp của các em. 
 - Bên cạnh đó, việc giảng dạy tác phẩm tự sự ở giáo viên chưa thực sự có nhiều cải tiến, đổi mới, trong phương pháp giảng dạy vẫn chủ yếu giảng theo phương pháp truyền thống, chỉ tập trung nhiều vào việc khai thác nội dung tác phẩm theo phương pháp lịch sử mà chưa chú ý đến cấu trúc, hình thức, thể loại tác phẩm. Vì thế đã gây ra sự nhàm chán cho học sinh, làm giảm sức thu hút của tác phẩm văn chương đối với học sinh. Trong văn chương cái hay nó thường đi liền với cái sâu sắc thâm thúy, đa nghĩa. Vì vậy, việc cảm thụ một tác phẩm tự sự đặc sắc đối với học sinh là một vấn đề khá khó khăn. Muốn làm được điều này đòi hỏi học sinh phải có lòng yêu thích văn học, phải có tâm thế đọc tác phẩm, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 
 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra Kinh nghiệm khai thác cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đây là kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua để cùng với đồng nghiệp trao đổi với mong muốn mang lại hiệu quả hơn trong những giờ giảng văn thuộc thể loại tác phẩm tự sự. Trong quá trình giảng dạy tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với đối tượng học sinh và để đáp ứng với yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục hiện nay. Thực tế tôi đã thực hiện sáng kiến này trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Hoàng Lệ Kha, và đạt chất lượng, hiệu quả thiết thực. 
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Vài nét về cái đẹp trong văn học.
 Trước hết, cái đẹp là phạm trù trung tâm của mĩ học. Trong lịch sử tư tưởng mĩ học, phạm trù cái đẹp xuất hiện từ rất sớm. Từ xa xưa, các nhà mĩ học duy tâm khách quan (tiêu biểu như Platon, Hegel) lí giải nguồn gốc của cái đẹp từ trong thế giới ý niệm, xem cái đẹp là hồi quang của ý niệm siêu nhiên, thần thánh. Ngược lại, các nhà mĩ học duy tâm chủ quan lại tuyệt đối hóa cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm nguồn gốc của cái đẹp trong ý thức của chủ thể, trong cảm xúc cá nhân. Nhà mĩ học Hume quả quyết rằng: “Cái đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh người quan sát nó” Còn nhà triết học người Đức Kant thì cho rằng: “Cái đẹp không ở trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si tình”. Đến thế kỷ XX, các nhà mĩ học dân chủ cách mạng Nga đã kéo cái đẹp trở về với mảnh đất trần thế, họ cho rằng ở đâu có cuộc sống là ở đó có cái đẹp. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của cái đẹp, nhà nghiên cứu Tsernushevski đưa ra định nghĩa: “Cái đẹp là cuộc sống”. Kế thừa thành tựu của mĩ học trước đó, mĩ học Marx – Lenin lí giải rằng: “Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện chứng giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan”. Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử mĩ học từ cổ đại đến hiện đại, các tác giả của cuốn sách Mĩ học đại cương đưa ra khái niệm: “Cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện và tính lí tưởng, có khả năng gợi lên ở con người một thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng và chủ thể”. Như vậy, nhìn vào lịch sử tư tưởng mĩ học chúng ta thấy rằng quan niệm cụ thể về cái đẹp có thể khác nhau, thậm chí là đối lập nhau giữa các trường phái mĩ học, nhưng cái đẹp luôn được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, và là điểm tựa trung tâm để con người đánh giá đời sống về mặt thẩm mĩ; cái đẹp bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ thẩm mĩ giữa con người với hiện thực. Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp là yếu tố giữ vai trò then chốt. Bàn về phương diện này, nhà nghiên cứu Bielinski từng khẳng định: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí”. Cũng cần phải nói thêm rằng, nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng không phải là nơi độc quyền sản xuất ra cái đẹp, nhưng đó lại là nơi tập trung nhất, lãnh trách nhiệm nặng nề nhất trong việc tìm kiếm, sáng tạo và thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp cho xã hội. Cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện hết sức phong phú, đa dạng. Có thể là cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của tư tưởng tình cảm, cái đẹp của hình thức nghệ thuật. Xét riêng về nội dung phản ánh, văn học không chỉ phản ánh cái đẹp một chiều. Trong tác phẩm văn học, nhà văn có thể miêu tả cả cái xấu, cái ác, nhưng ngay cả khi các nhà văn miêu tả cái ác cái xấu thì mục đích của họ cũng là hướng về cái đẹp. Miêu tả cái ác cái xấu vì thế trở thành một phương thức để tác động, cải tạo con người và xã hội. Đúng như nhà văn Thạch Lam từng viết: “... văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là tìm kiếm, nâng đỡ và sáng tạo cái đẹp, thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp cho con người. Bởi vậy mỗi nhà văn là một vị sứ giả của cái đẹp. Hành trình sáng tác của họ là hành trình tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp, hướng con người và xã hội đến với cái đẹp. Nhưng mỗi nhà văn lại có một hướng đi riêng, một cách thể hiện riêng. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung bàn về cái đẹp với tư cách là một yếu tố thuộc về nội dung phản ánh trong quan niệm và thực tiễn sáng tác của hai cây bút tiêu biểu: Thạch Lam và Nguyễn Tuân. 
2.3.2. Khái quát cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân.
* Thạch Lam quan niệm “Nhà văn là người đi tìm cái đẹp”. Trong tiểu luận Theo dòng ông viết: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp ở chính chổ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp cuả sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức (). Với tôi sự đẹp có muôn hình vạn trạng, phong phú và đầy đủ, có những giá trị khác xưa” . Nghĩa là, Thạch Lam thừa nhận cái đẹp tồn tại trong hiện thực khách quan, biểu hiện phong phú và đa dạng trong cuộc sống con người. Cái đẹp man mác, len lỏi, tiềm tàng, kín đáo và bị che lấp trong sự vật. Bởi vậy, không phải ai cũng có thể nhận thấy mà chỉ có những đôi mắt tinh tường, đủ sự nhạy cảm cần thiết mới có thể nhận ra. Quan niệm của Thạch Lam gợi tôi nhớ đến câu nói của Hoàng Đức Lương trong bài tựa Trích Diễm thi tập: “Đến như văn thơ thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được”. Quan niệm trên đây của Thạch Lam cũng cho thấy thiên chức cao quý của nhà văn là phát hiện cái đẹp để “cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”, để “làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Cái đẹp trong quan niệm của Thạch lam không phải là một thứ trừu tượng, cái đẹp ấy dù kín đáo, dù bị khuất lấp trong cuộc sống, nhưng dưới ngòi bút của ông thì cái đẹp ấy là sự sống được cảm thấy, được “trông nhìn” và “thưởng thức”. Quan niệm của Thạch Lam đã trở thành máu thịt trong tác phẩm của ông. Do đó, từ cổ chí kim, đi tìm và khám phá tận cùng chiều sâu của cái đẹp vẫn luôn là “cuộc hành trình đầy lao lực”, “vừa là chỗ dừng chân vừa là cuộc hành trình” (Thơ ca). Đến với truyện ngắn của Thạch Lam trước hết người đọc được đắm mình trong vẻ đẹp trinh nguyên, dịu dàng, gần gũi của thiên nhiên. Này đây “một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”, “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” (Hai đứa trẻ), và này đây “một cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai. Tâm ngẩng đầu nhìn lên, chàng vừa đi vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ” (Trở về); “chàng thấy mát hẳn cả người, trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí (). Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa (), bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào” (Dưới bóng hoàng lan); “ mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trông chậu, lá rung động và hình như sắc lại vì rét” (Gió lạnh đầu mùa). Có thể nói, trong tác phẩm của Thạch Lam, thiên nhiên với đủ màu sắc, hương vị, âm thanh, tất cả đều dịu nhẹ, hài hòa, trở thành “dưỡng chất trần gian” giúp con người tĩnh tâm hơn. Thiên nhiên với đặc điểm ấy cũng góp phần thanh lọc tâm hồn, tình cảm con người. Vẻ đẹp con người trong văn Thạch Lam là vẻ đẹp của tâm hồn, tính cách, văn hoá Việt Nam. Đó là vẻ đẹp đạt đến độ thuần khiết, tràn đầy hương thơm và ánh sáng của tâm hồn con người khi trở về với mảnh vườn quê thân thuộc, trở về tắm trong không khí nồng ấm thiết tha của tình quê hương (Dưới bóng Hoàng Lan); vẻ đẹp của người phụ nữ chịu thương chịu khó, tần tảo, luôn hy sinh bản thân mình cho người khác (Mai trong truyện Đói, mẹ Lê trong Nhà Mẹ Lê, Tâm trong Cô Hàng xén, chị Sen trong Đứa con, Dung trong tiểu thuyết Ngày mới,...); vẻ đẹp của những mối tình đầu lãng mạn, trinh nguyên (Tình xưa, Dưới bóng Hoàng Lan, Ngày mới); vẻ đẹp của sự sám hối để hoàn thiện bản thân (Một cơn giận); vẻ đẹp kín đáo, tế nhị và trẻ trung của người phụ nữ (Cuốn sách bỏ quên). Thạch Lam thường đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh oái ăm của xã hội rồi phát hiện, giữ lại cho con người những vẻ đẹp thuần phác để ngợi ca, để khẳng định. Thật cảm động khi Liên và Huệ (Tối ba mươi) là hai cô gái giang hồ sống trong vũng bùn dơ bẩn nhưng vẫn giữ được nhất điểm lương tâm, tối ba mươi họ vẫn bày bàn thờ cúng tổ tiên và mơ tưởng đến cuộc sống ấm cúng như mọi nhà. Trong truyện Sợi tóc, Thạch Lam đã giữ lại vẻ đẹp lương thiện cho nhân vật Thành trước sự quyến rũ của đồng tiền. Nhân vật Bà Cả (Đứa con) vốn ác nghiệt, nhưng khi đứng trước đứa con của cô Sen - người hầu hạ mình, bà cũng ao ước “giá đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con”. Đó là vẻ đẹp lắng lại nơi đáy sâu tâm hồn của một người đàn bà cay nghiệt và độc đoán. Khai thác vẻ đẹp con người như vậy Thạch Lam hướng đến một mục đích là 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_khai_thac_cai_dep_cua_van_thach_lam_va_nguy.doc
  • docxPHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN.docx