SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập chương kim loại trong chương trình Hoá học lớp 9 - Trường THCS Trung Chính

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập chương kim loại trong chương trình Hoá học lớp 9 - Trường THCS Trung Chính

Hoá học là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc THCS. Chương trình Hoá học THCS hiện nay nhằm mục tiêu hình thành một số kỹ năng nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên bậc học cao hơn và cũng sẵn sàng đi vào cuộc sống, lao động. Mặt khác theo và quan điểm giáo dục hiện nay cũng như xu hướng phát triển của xã hội thì môn hoá học nói riêng, các môn học tự nhiên nói chung ngày càng chiếm vị trí quan trọng.

Trong hơn một trăm nguyên tố hóa học đã biết thì chỉ có tới hơn hai mươi nguyên tố phi kim, còn lại là kim loại, do đó các đơn chất kim loại chiếm phần lớn các đơn chất. Vì vậy lượng kiến thức cũng như bài tập về kim loại là rất rộng lớn.

 Trong thực tiễn dạy học hoá học cho thấy có nhiều học sinh rất mơ hồ, gặp khó khăn trong việc phân loại các dạng bài tập và không nắm được trình tự các bước giải các bài tập, kể cả các bài tập mẫu đơn giản. Đó cũng chính là lý do để các em gặp khó khăn khi tiếp cận các kiến thức của bài học mới, từ đó gây ra tâm lý chán nản, ngại học môn hoá học. Trong khi giải bài tập không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức đã học mà đó còn là cơ sở để tìm tòi và tiếp cận các kiến thức mới. Môn hoá học là môn học mang tính chát liên thông, có tính hệ thống rất cao. Nhiều dạng bài tập hoá học cấp THCS là các dạng bài tập phổ biến, quen thuộc, thường gặp khi học sinh học tiếp lên các lớp trên, thậm chí là theo học sinh trong suốt cả quá trình học tập ở các cấp học cao hơn.

Theo phân phối chương trình hóa học lớp 9 thì chương kim loại có 09 tiết (từ tiết 21 đến tiết 29), trong đó có 07 tiết học lí thuyết (từ tiết 21 đến tiết 27), 01 tiết thực hành ( tiết 29) và chỉ có 01 tiết luyện tập, trong khi đó các dạng bải tập về kim loại thì nhiều mà thời gian để luyện tập chỉ có 01 tiết, không đủ để hướng dẫn cho các em tiếp cận với các dạng bài tập đó.

 Vì vậy tôi thấy cần phải đưa việc hướng dẫn các em học sinh phương pháp giải bài tập chương kim loại vào môn hóa học để hình thành cho các em kỹ năng giải thành thạo các dạng bài tập chương kim loại hoá học lớp 9, qua đó sẽ tạo cho các em một nền tảng tri thức vững chắc để các em hoàn thành tốt chương trình hoá học THCS và là tiền đề để các em học tiếp các bậc học cao hơn. Từ những lý do đó tôi đã viết đề tài: "Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập chương kim loại trong chương trình hoá học lớp 9- Trường THCS Trung Chính"

 

doc 21 trang thuychi01 10144
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập chương kim loại trong chương trình Hoá học lớp 9 - Trường THCS Trung Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1Phần mở đầu
2
 1.1.Lý do chon đề tài	
2
 1.2.Mục đích nghiên cứu	
2
 1.3.Đối tượng nghiên cứu
3
 1.4.Các phương pháp ng hiên cứu	
3
2.Phần nội dung
4
 2.1Cơ sở lý luận 
4
 2.2.Thực trạng	
5
 2.3.Giải pháp	
6
 2.4.Hiệu quả của đề tài
19
3Kết luận.	
20
 3.1Kết quả nghiên cứu
20
 3.2Kiến nghị và đề xuất
20
Phụ lục
21
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 	 Hoá học là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc THCS. Chương trình Hoá học THCS hiện nay nhằm mục tiêu hình thành một số kỹ năng nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên bậc học cao hơn và cũng sẵn sàng đi vào cuộc sống, lao động. Mặt khác theo và quan điểm giáo dục hiện nay cũng như xu hướng phát triển của xã hội thì môn hoá học nói riêng, các môn học tự nhiên nói chung ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
Trong hơn một trăm nguyên tố hóa học đã biết thì chỉ có tới hơn hai mươi nguyên tố phi kim, còn lại là kim loại, do đó các đơn chất kim loại chiếm phần lớn các đơn chất. Vì vậy lượng kiến thức cũng như bài tập về kim loại là rất rộng lớn.
 Trong thực tiễn dạy học hoá học cho thấy có nhiều học sinh rất mơ hồ, gặp khó khăn trong việc phân loại các dạng bài tập và không nắm được trình tự các bước giải các bài tập, kể cả các bài tập mẫu đơn giản. Đó cũng chính là lý do để các em gặp khó khăn khi tiếp cận các kiến thức của bài học mới, từ đó gây ra tâm lý chán nản, ngại học môn hoá học. Trong khi giải bài tập không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức đã học mà đó còn là cơ sở để tìm tòi và tiếp cận các kiến thức mới. Môn hoá học là môn học mang tính chát liên thông, có tính hệ thống rất cao. Nhiều dạng bài tập hoá học cấp THCS là các dạng bài tập phổ biến, quen thuộc, thường gặp khi học sinh học tiếp lên các lớp trên, thậm chí là theo học sinh trong suốt cả quá trình học tập ở các cấp học cao hơn.
Theo phân phối chương trình hóa học lớp 9 thì chương kim loại có 09 tiết (từ tiết 21 đến tiết 29), trong đó có 07 tiết học lí thuyết (từ tiết 21 đến tiết 27), 01 tiết thực hành ( tiết 29) và chỉ có 01 tiết luyện tập, trong khi đó các dạng bải tập về kim loại thì nhiều mà thời gian để luyện tập chỉ có 01 tiết, không đủ để hướng dẫn cho các em tiếp cận với các dạng bài tập đó. 
 	Vì vậy tôi thấy cần phải đưa việc hướng dẫn các em học sinh phương pháp giải bài tập chương kim loại vào môn hóa học để hình thành cho các em kỹ năng giải thành thạo các dạng bài tập chương kim loại hoá học lớp 9, qua đó sẽ tạo cho các em một nền tảng tri thức vững chắc để các em hoàn thành tốt chương trình hoá học THCS và là tiền đề để các em học tiếp các bậc học cao hơn. Từ những lý do đó tôi đã viết đề tài: "Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập chương kim loại trong chương trình hoá học lớp 9- Trường THCS Trung Chính"
1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 	 Trong chương trình hoá học hoá học, ngoài nhiệm vụ hình thành một số kỹ năng cơ bản, thói quen học tập, làm việc khoa học thì việc vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập nói chung và các bài tập về kim loại nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ giúp học sinh vận dụng tốt các định nghĩa, các khái niệm và công thức về kim loại mà đó còn là cơ sở nền tảng vững chắc để các em học tiếp chương trình hoá học lớp 9 và các lớp bậc THPT. Ngoài ra nó còn gây được hứng thú, lòng say mê học tập môn hoá học, rèn luyện khả năng tư duy, phong cách làm việc khoa học.
1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 	Trong phạm vi của đề tài này tôi chọn đối tượng nghiên cứu là các dạng bài tập chương kim loại thuộc chương trình hóa học lớp 9 để hướng dẫn học sinh nắm được phương pháp giải các dạng bài tập này.
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.4.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận.
1.4.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
1.4.3.Phương pháp điều tra cơ bản.
2.PHẦN NỘI DUNG
2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 	Hoá học là môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm, đây là một trong những môn học tương đối khó khăn trong việc tiếp cận đối với học sinh lớp 9. Vì vậy việc tiếp thu kiến thức của học sinh gặp không ít khó khăn. Chương trình Hóa Học lớp 9 nói chung, chương kim loại nói riêng ngoài mục tiêu truyền đạt cho học sinh kiến thức theo mục tiêu của Bộ Giáo Dục và Đào tạo còn nhằm hình thành cho học sinh những kỹ năng giải bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tích cực suy nghĩ để giải một số bài tập hoá học cơ bản, từ đó học sinh mới có thể rút ra phương pháp để tự giải một số dạng bài tập hoá học nào đó. Thông qua giải bài tập hoá học giúp học sinh hình thành, rèn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng về hoá học. 
 	Trong quá trình giải bài tập hoá học về kim loại, học sinh bắt buộc phải thực hiện các thao tác tư duy để tái hiện các kiến thức cũ, tìm ra mối liên hệ giữa bản chất các sự vật và hiện tượng. Học sinh phải phân tích tổng hợp, phán đoán suy luận để tìm ra lời giải. Nhờ vậy tư duy của học sinh được phát triển và năng lực làm việc độc lập của học sinh được nâng cao. Bài tập hoá học là phương tiện hữu hiệu tích cực hoá hoạt động của học sinh trong quá trình dạy- học hoá học. Thông qua đó giúp học sinh chủ động tìm tòi kiến thức và hình thành, phát triển các kỹ năng mới. Những kiến thức kỹ năng đó giáo viên không thể nhồi nhét cho học sinh mà phải thông qua hoạt động tích cực của học sinh để được các em chiếm lĩnh và tích luỹ dần dần trong quá trình học tập. Việc học tập của học sinh là một quá trình hoạt động tích cực, chính nhờ các bài tập được đưa ra đúng lúc, phù hợp với năng lực nhận thức của các đối tượng để học sinh có thể tự giải quyết được. Ngoài ra bài tập hoá học còn là công cụ hữu ích để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Nó còn giúp giáo viên phát hiện được năng lực của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn vướng mắc và các sai lầm học sinh thường mắc phải, đồng thời giúp học sinh vượt qua khó khăn và khắc phục những sai lầm đó. Bài tập hoá học nói chung, bài tập kim loại nói riêng còn giúp hoc sinh mở mang hiểu biết thực tiễn, giúp giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn luyện phong cách làm việc của người lao động mới, làm việc có kế hoạch, có phân tích tìm phương hướng cụ thể trước khi tiến hành. Nó còn rèn luyện cho học sinh đức tính cần cù, cẩn thận, tiết kiệm, độc lập sáng tạo trong công việc
 	Từ các vấn đề nêu trên tôi thấy rất rõ vai trò, tác dụng của bài tập hoá học nói chung, bài tập kim loại nói riêng đối với học sinh lớp 9. Vì vậy tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi để vận dụng phương pháp phù hợp để giúp học sinh phương hướng giải tốt các bài tập chương kim loại nói riêng và bài tập hoá học ở trường THCS nói chung.
2.2.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.2.1.Thuận lợi
 	Trung Chính là xã trung tâm của vùng bắc Nông Cống, có truyền thống văn hóa lâu đời, đã từng là trung tâm huyện lỵ của huyện Nông Cống, là cái nôi cách mạng của cả huyện là một vùng đất hiếu học, từ xa xưa đã có nhiều người học hành đỗ đạt. Ngày nay truyền thống đó lại càng thể hiện rõ nét hơn.
Trường THCS Trung Chính là một trường có bề dày trong công tác giáo dục, nhà trường đã được công nhận là trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh trong nhiều năm. Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, say mê trong công tác giảng dạy, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, học sinh chăm ngoan hiếu học. Đồng thời lại được chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc, không ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy. năm học 2014-2015 đã được UBND Tỉnh Thanh Hóa công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia
 	Hiện nay nhà trường đang tập trung tìm tòi các phương pháp giảng dạy nhằm đạt mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Bồi dưỡng học sinh trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội. 
 	Về phía gia đình học sinh, có nhiều gia đình đã có nhận thức đúng đắn về việc học tập của con em mình nên đã có sự quan tâm và đầu tư cho việc học của con cái. Gia đình các em luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trương trong công tác giáo dục.
2.2.2.Khó khăn.
Từ thực tiễn dạy học môn hoá học ở trường THCS Trung Chính nhiều năm cho thấy chất lượng chuyên môn còn thấp. Khả năng hiểu và vận dụng kiến thức còn hạn chế, học sinh chưacó kỹ năng phân biệt được các dạng bài tập hóa học và còn lúng túng, mò mẫm tìm cách giải.
Theo phân phối chương trình hóa học 9 thì số tiết luyện tập còn ít trong khi đó các kiến thức môn hoá lớp 9 là nền cơ sở các em học lên các lớp trên. Trong chương kim loại có nhiều dạng bài tập cơ bản sẽ theo các em trong suốt quá trình học tập môn hoá cơ sở ở các cấp học cao hơn như các bài tập về xác định tên của kim loại, lập công thức hoá học của hợp chất, viết và cân bằng phương trình, vận dụng nội dung định luật bảo toàn khối lượng, tính theo công thức hoá học, tính theo phương trình hoá học, tính nồng độ dung dịch, vận dụng dãy hoạt động hóa học của kim loại, tính theo hiệu suất Từ thực tiễn đó tôi thấy việc giúp các em làm quen với phương pháp giải bài tập chương kim loại có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với học sinh. 
*Về phía học sinh: Do khả năng nhận thức không đồng đều, chưa quen với phương pháp học mới, nhất là phương pháp học tập chia nhóm nhỏ để tự tìm hiểu, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được giáo viên hướng dẫn tự làm thí nghiệm, tự rút ra nhận xét và kết luận là điều gây ra nhiều khó khăn cho học sinh. Nhiều học sinh chưa tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu bài trên lớp, làm bài tập và chuẩn bị bài mới, khả năng nhận thức của nhiều học sinh còn hạn chế gây nên thời gian tìm hiểu kiến thức mới bị kéo dài, thời gian dành cho việc luyện tập vận dụng kiến thức mới học trên lớp bị hạn chế.
*Về phía giáo viên: Với phương pháp giảng dạy hiện nay cũng gây không ít khó khăn cần khắc phục. Trang thiết bị còn thiếu thốn, nội dung sách giáo khoa còn có nhiều điểm chưa hợp lý, nhiều học sinh chưa xác định rõ mục tiêu học tập, coi việc học chỉ là để đối phó, vì vậy việc áp dụng đổi mới phương pháp theo hướng tích cực còn gặp nhiều khó khăn.
*Về mặt thời gian và nội dung chương trình Sách giáo khoa: 
Theo nội dung sách giáo khoa hoá học 9 và phân phối thời chương trình thì chương 9- chương kim loại có 09 tiết (từ tiết 21 đến tiết 29), trong đó có 07 tiết học lí thuyết (từ tiết 21 đến tiết 27), 01 tiết thực hành ( tiết 29) và chỉ có 01 tiết luyện tập, trong khi đó các dạng bải tập về kim loại và hợp kim thì nhiều mà thời gian để luyện tập chỉ có 01 tiết, không đủ để hướng dẫn cho các em tiếp cận với các dạng bài tập đó. 
Như vậy tôi nhận thấy một số khó khăn đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học, đó là:
Chương kim loại có thời lượng giảng dạy ít,nhưng số bài tập liên quan đến kim loại lại rất nhiều.
Ở chương kim loại SGK mới chỉ đưa ra những kiến thức về tính chất, ứng dụng, phương pháp sản xuất nhưng không có nhiều tiết luyện tập cụ thể học sinh có thể vận dụng để giải quyết các dạng bài tập về kim loại và hợp kim.
Tuy còn nhiều khó khăn song thày và trò trường THCS Trung Chính luôn ra sức rèn luyện, quyết tâm hoàn thành tốt các muc tiêu giáo dục bộ môn hoá học đã đề ra. Trong đó có nhiệm vụ giúp học sinh làm tốt các bài tập chương kim loại thuộc chương trình hoá học lớp 9.
 Sau khi triển khai nội dung của đề tài tôi nhận thấy chất lượng giáo dục môn Hoá học đã được cải thiện một cách rõ rệt, số học sinh xếp loại khá giỏi đã nâng cao, số học sinh xếp loại yếu, kém đã giảm nhiều. Từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của khối lớp 9 trong năm học 2015 -2016.
2.3.GIẢI PHÁP
2.3.1-Điều tra nắm vững đối tượng và trình độ của đối tượng
*Về đối tượng học sinh
-Trước khi dạy phải điều tra đối tượng theo từng năm học trước, cụ thể là các năm học 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014.
*Bảng số liệu điều tra chất lượng môn hóa lớp 9 trước khi áp dụng đề tài:
-Năm học 2011-2012:
Lớp
Sỉ số
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
32
2
6,25
9
28.12
15
46.87
4
12,5
2
6.25
9B
31
2
3.33
8
25.80
14
45.16
5
16,12
2
6.45
Tổng
63
3
4,92
17
26.98
29
46.03
9
14,28
4
6.35
-Năm học 2012-2013:
Lớp
Sỉ số
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
31
2
6,45
9
29,03
12
38,7
3
9.67
2
6.45
9B
30
1
3.33
11
36,67
14
46.67
3
10.00
1
3,33
Tổng
61
3
4,91
20
32.78
24
39,34
6
9.83
3
4.91
-Năm học 2013- 2014
Lớp
Sỉ số
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
28
2
7.14
9
32.14
13
46.42
3
10.71
1
3.57
9B
26
1
3.84
8
30.76
13
50.00
3
11.53
1
3.84
Tổng
54
3
5.55
17
31.48
26
48.14
6
11.11
2
3.70
*Về kiến thức và kỹ năng làm các bài tập về kim loại.
-Vẫn còn nhầm lẫn giữa các khái niệm.
-Viết kí hiệu hoá học, viết công thức cấu tạo, gọi tên chất còn lẫn và sai nhiều 
-Biểu diễn phương trình hoá học còn chậm và cân bằng chưa nhanh (một số học sinh không cân bằng được), cân bằng còn sai,Tính chất hoá học của các kim loại và hợp chất của chúng các em chưa thuộc, học sinh chưa nhớ được dãy hoạt động hóa học của kim loại, yw nghĩa của dãy hoạt động hóa học, kĩ năng phân loại các dạng bài tập và giải các bài tập về kim loại của một số em rất chậm.
=>Từ những nguyên nhân trên, khi lên lớp giáo viên dạy hoá cần phải hướng dẫn, kèm cặp từng em trong mỗi giờ dạy để đạt hiệu quả, đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém (Vì đây là môn mới ở phổ thông cơ sở các em còn bỡ ngỡ)
2.3.2.Trang bị cho học sinh nền tảng kiến thức vững chắc.
2.3.2.1Với học sinh
-Gọi tên và đọc công thức của các hợp chất đã được học 
-Xem lại cách cân bằng PTHH.
-Ôn lại kỹ năng giải các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học.
-Ôn lại kiến thức ở chương I: Các hợp chất vô cơ.
-Nắm vững các kiến thức đã học về kim loại và hợp kim như: tính chất vật lý, tính chất hóa học chung và riêng của các kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại, phương pháp điều chế và ứng dụng của một số kim loại.
2.3.2.2 Với giáo viên cần chuẩn bị
Chuẩn bị thật tốt cho bài giảng: soạn bài, chuẩn bị dụng cụ và hoá chất thi nghiệm, băng hình, máy chiếu phục vụ bài học, giúp bài học thêm sinh động, gần gũi, gay hứng thú cho học sinh, qua đó giúp các em hiểu bài một cách sâu sắc, trực quan.
-Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với từng nội dung của bài học và phù hợp với năng lực của học sinh, quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh 
2.3.3.Bài giảng
Muốn dạy tốt bài này tôi chọn phương pháp : Ôn- giảng- luyện
2.2.3.1.Ôn:
-Để có thể giải quyết được các bài tập liên quan đến kim loại thì học sinh phải nắm chắc cơ sở lý luận- tức là phải nắm vững các kiến thức liên quan đến bài dạy (học sinh chuẩn bị trước ở nhà) như đã nói ở trên. Ôn để tránh các lỗ hổng về kiến thức, để hiểu sâu bản chất của các kiến thức tiếp theo
2.3.3.2. Giảng
Trong khi giảng cần đặt câu hỏi gắn gọn và rõ ràng (chú ý đến câu hỏi trắc nghiệm để khắc sâu bản chất)
Câu hỏi có hệ thống lôgic giữa các phần trong bài
Kết thúc từng phần có câu hỏi dẫn dắt sang phần khác gây chú ý phần học tiếp theo.
Khắc sâu khái niệm-So sánh khái niệm phải thông qua ví dụ cụ thể là hình thức tốt nhất
Giảng phần nào cần có bài tập nhỏ để luyện cho phần đó (củng cố từng phần là tốt nhất)
2.3.3.3.Luyện
Để hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hoá học về kim loại nhằm nâng cao chất lượng, nắm vững kiến thức hoá học thì biện pháp quan trọng nhất đó là dạy cho học sinh biết cách tự định hướng được phương hướng, các bước tiến hành và tìm kiếm lời giải. Muốn vậy cần phải hướng dẫn học sinh để các em tìm được phương pháp chung giải từng loại bài tập, ở mỗi dạng bài tập giáo viên hướng dẫn các em tìm cách giải theo mức độ từ thấp lên cao, từ dễ đến khó. Quá trình này có thể diễn ra theo trình tự như sau:
*Luyện tập theo mẫu:
Trước khi cho học sinh giải các bài tập một cách độc lập, sáng tạo và năng động thì trước hết các em phải có kỹ năng giải một số dạng bài tập cơ bản. Việc luyện tập theo mẫu giúp các em rèn luyện một số kỹ năng cơ bản và có một định hướng chung để giải các bài tập hoá học. Việc luyện tập có thể đưa vào ở các tiết học sau mỗi nội dung để các em vừa phát triển năng lực cá nhân vừa vận dụng và củng cố kiến thức của bài học, đây là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển kỹ năng hoạt động sáng tạo của học sinh sau này.
*Luyện tập không theo mẫu:
Trước khi học sinh nắm được phương pháp chung để giải bài tập về kim loại thì cần phải cho các em luyện tập trong những tình huống có biến đổi, những đièu kiện và yêu cầu của bài tập có thể biến đổi từ đơn giản đến phức tạp cùng với sự phát triển của kiến thức và các khái niệm, công thức tính toán. Đây chính là giai đoạn học sinh tự tập giải các bài tập ở mức độ khó hơn, để các em phát triển kỹ năng lên mức độ cao hơn. Các bài tập phải được sắp xếp theo mức độ từ đễ đến khó.
*Luyện tập thường xuyên:
Các kỹ năng được hình thành cần phải được vận dụng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt và sáng tạo. Để có được như vậy thì chúng ta cần phải tổ chức có các em vận dụng một cách thường xuyên, liên tục để củng cố và phát triển kỹ năng đó lên mức độ cao hơn.
*Luyện tập theo nhiều hình thức giải bài tập khác nhau:
Sau khi học sinh đã có kỹ năng giải các bài tập cơ bản thì cần cho các em làm nhiều dạng bài tập, phối hợp nhiều hình thức giải, tận dạng mọi điều kiện về thời gian và hình thức, không những cho học sinh làm bài tập trong giờ học chính khoá mà còn giải bài tập trong giờ ngoại khoá, giờ tự chọn, học ở nhà
Với những yêu cầu đặt ra như trên, trong quá trình dạy chương kim loại tôi đã tiến hành hướng dẫn các em học sinh lớp 9 giải các bài tập theo các dạng sau đây.
2.3.4.Các dạng bài tập về kim loại.	
Dạng 1.Bài tập viết phương trình hóa học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vậ dụng các tính chất hóa học chung của kim loại, tính chất hóa học riêng của một số kim loại như nhôm, kẽm và vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để viết phương trình hóa học, hoàn thành sơ đồ biến hóa.
Thí dụ 1.Hoàn thành chuỗi biến hóa sau:
 Na Na2O NaOH Na2CO3 NaCl	
Hướng dẫn giải
 HS, dựa vào tính chất hóa học của Natri, các hợp chất cảu natri và điều kiện của phản ứng trao đổi để chọn chất thích hợp hoàn thành phương trình.
(1) Na + O2 Na2O
	(2) Na2O + H2O NaOH
	(3) NaOH + CO2 Na2CO3
	(4) Na2CO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 
Thí dụ 2. Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau.
 a. Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3
 b. Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe2(SO4)3
 FeCl2 Fe(OH)2 Fe SO4 Fe 
Hướng dẫn giải
a. (1) Al + O2 Al2O3
 (2) Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
 (3) AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl
 (4) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
b. (1) Fe + Cl2 FeCl3
 	(2) FeCl3 + NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
	(3) Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
	(4) Fe2O3 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O
	(5) Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 	(6) FeCl2 + 2KOH Fe(OH)2 + 2KCl
	(7) Fe(OH)2+ H2SO4 Fe SO4 + 3H2O
	(8) Zn + Fe SO4 ZnSO4 + Fe
Dạng 2.Bài tập nhận biết các kim loại và hợp chất của chúng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các tính chất vật lí, hóa học riêng của các kim loại cũng như hợp chất cuả chúng để nhận biết.
Một số thuốc thử và dấu hiệu nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại.
TT
Chất cần nhận biết
 Thuốc thử
Dấu hiệu
K, Na (kim loại kiềm)
+ H2O
-Đốt cháy, quan sát màu ngọn lửa
-Tan + dd trong suốt + H2
-Na: ngọn lửa màu vàng
-K: ngọn lửa màu tím
Ba
+H2O
+dd H2SO4
Đốt
-Tan + dd trong + H2
-Kết tủa trắng BaSO4
-Cháy với ngọn lửa màu lục
Ca
+H2O
Đốt
-Tan + dd đục + H2
-Cháy với ngọn lửa màu đỏ
Al, Zn
+dd kiềm (NaOH, Ba(OH)2...)
+HNO3 đặc nguội
-Tan +H2
-Zn tan, có khí NO2 màu nâu đỏ, Al không tan.
Các kim loại từ Mg đến Pb
+ddHCl
- Tan +H2, riêng Pb có kết tủa PbCl2 trắng.
Cu
HNO3 đặc
-Tan + dd xanh +khí NO2 nâu đỏ
Hg
HNO3 đặc, 
sau đó cho Cu vào dung dịch
-tan +NO2 nâu đỏ
-kết tủa trắng bạc lên đỏ
Ag
+HNO3
+dd NaCl
-tan + NO2 nâu đỏ,
-kết tủa trắng AgCl
Một số oxit kim loại
-Na2O, K2O, Bao
CaO
+H2O
+H2O
+Na2CO3
-Dd trong suốt, làm xanh quỳ tím
-Tan thành dd đục
-Kết tủa CaCO3
Al2O3
+ dd axit và dd kiềm
Tan trong cả axit và dd kiềm
CuO
+dd axit HCl, HNO3, H2SO4
Dd màu xanh
Ag2O
+dd HCl đun nóng
Kết tủa AgCl 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giai_bai_tap_chuong_kim.doc