SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh nhận dạng quy luật di truyền chi phối trong một số bài tập lai thường gặp

SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh nhận dạng quy luật di truyền chi phối trong một số bài tập lai thường gặp

Nhiệm vụ quan trọng của dạy học nói chung và dạy học bộ môn sinh học trong nhà trường trung học phổ thông nói riêng là nhằm phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích, suy luận, so sánh của học sinh. Vì vậy giáo viên không những tổ chức hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những kiến thức khoa học cơ bản mà còn phải biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết được những bài tập cơ bản và nâng cao phù hợp với xu hướng ra đề trong các kì thi học sinh giỏi, kì thi THPT Quốc gia nhất là các dạng bài tập lai phần quy luật di truyền học.

Tuy nhiên việc vận dụng những kiến thức đã học để nhận định chính xác được phép lai tuân theo quy luật di truyền nào, từ đó định hướng giải nhanh, chính xác dạng bài tập đó là điều không phải dễ dàng đối với tất cả học sinh cũng như giáo viên, nếu không có sự chủ động học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.

Từ năm 2015 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đổi mới kì thi tốt nghiệp và thi đại học - cao đẳng gọi chung là kì thi THPT Quốc gia, với việc ra đề cũng có nhiều đổi mới, ngoài những dạng bài tập dễ cơ bản học sinh dễ dàng nhận định và thao tác chính xác kết quả, tuy nhiên còn có dạng nâng cao phối hợp nhiều quy luật di truyền trong một bài tập đã gây nhiều khó khăn cho học sinh cũng như các thầy cô giáo trong việc tiếp cận thay đổi cách học và cách dạy. Với thời gian làm bài của môn thi rất ngắn đòi hỏi học sinh phải tư duy nhanh, thao tác nhuần nhuyễn trong từng dạng bài tập phù hợp với các quy luật di truyền.

 Qua nhiều năm đứng lớp và tham gia ôn thi học sinh giỏi, ôn luyện học sinh thi THPT Quốc gia và trước thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tôi đã nghiên cứu viết đề tài "Kinh nghiệm giúp học sinh nhận dạng quy luật di truyền chi phối trong một số phép lai thường gặp" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này.

 

doc 23 trang thuychi01 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh nhận dạng quy luật di truyền chi phối trong một số bài tập lai thường gặp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH NHẬN DẠNG
QUY LUẬT DI TRUYỀN CHI PHỐI TRONG MỘT SỐ
BÀI TẬP LAI THƯỜNG GẶP
Người thực hiện: Từ Văn Hùng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
2
II. Nội dung
3
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng của vấn đề
4
III. Giải pháp
5
3.1. Quy luật Menđen
5
3.2. Quy luật tương tác gen 
7
3.3. Quy luật liên kết gen 
10
3.4. Quy luật hoán vị gen
11
3.5. Quy luật di truyền liên kết với giới tính
14
3.6. Quy luật di truyền ngoài nhân
15
- Giới thiệu một số bài tập vận dụng
16
4. Kết quả
19
III. Kết luận và kiến nghị
20
- Tài liệu tham khảo
21
- Danh mục đề tài SKKN đã được xếp giải cấp sở GD&ĐT
22
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhiệm vụ quan trọng của dạy học nói chung và dạy học bộ môn sinh học trong nhà trường trung học phổ thông nói riêng là nhằm phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích, suy luận, so sánh của học sinh. Vì vậy giáo viên không những tổ chức hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những kiến thức khoa học cơ bản mà còn phải biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết được những bài tập cơ bản và nâng cao phù hợp với xu hướng ra đề trong các kì thi học sinh giỏi, kì thi THPT Quốc gia nhất là các dạng bài tập lai phần quy luật di truyền học.
Tuy nhiên việc vận dụng những kiến thức đã học để nhận định chính xác được phép lai tuân theo quy luật di truyền nào, từ đó định hướng giải nhanh, chính xác dạng bài tập đó là điều không phải dễ dàng đối với tất cả học sinh cũng như giáo viên, nếu không có sự chủ động học hỏi, tìm tòi, sáng tạo. 
Từ năm 2015 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đổi mới kì thi tốt nghiệp và thi đại học - cao đẳng gọi chung là kì thi THPT Quốc gia, với việc ra đề cũng có nhiều đổi mới, ngoài những dạng bài tập dễ cơ bản học sinh dễ dàng nhận định và thao tác chính xác kết quả, tuy nhiên còn có dạng nâng cao phối hợp nhiều quy luật di truyền trong một bài tập đã gây nhiều khó khăn cho học sinh cũng như các thầy cô giáo trong việc tiếp cận thay đổi cách học và cách dạy. Với thời gian làm bài của môn thi rất ngắn đòi hỏi học sinh phải tư duy nhanh, thao tác nhuần nhuyễn trong từng dạng bài tập phù hợp với các quy luật di truyền.
	Qua nhiều năm đứng lớp và tham gia ôn thi học sinh giỏi, ôn luyện học sinh thi THPT Quốc gia và trước thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tôi đã nghiên cứu viết đề tài "Kinh nghiệm giúp học sinh nhận dạng quy luật di truyền chi phối trong một số phép lai thường gặp" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài cung cấp những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học từ đó giúp cho học sinh có kĩ năng thao tác để nhanh chóng nhận dạng được quy luật di truyền chi phối trong phép lai, nhận dạng chính xác quy luật là cơ sở quan trọng giúp học sinh định hướng đúng cách giải quyết được yêu cầu của bài toán. 
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu: Phương pháp nhận dạng chính xác quy luật di truyền chi phối trong một số dạng bài tập lai thường gặp.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết về phương pháp nhận dạng các quy luật di truyền có ví dụ minh họa.
- Biên soạn các dạng bài tập phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Thực nghiệm: tiến hành giảng dạy thực tiễn trên 2 lớp 12A1, 12A2 trường THPT Thạch Thành 2 năm học 2016-2017.
- Tổ chức kiểm tra, thống kê và đánh giá hiệu quả đạt được từ đó rút ra nhận xét hiệu quả áp dụng của đề tài.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Hiện tượng di truyền phân li độc lập
	- Quy luật phân li: Trong tế bào lưỡng bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó gen cũng tồn tại thành cặp tương ứng trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Vì vậy khi cặp nhiễm sắc thể phân li trong giảm phân hình thành giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh do sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và cái đã đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng.
	- Quy luật phân li độc lập: Mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng dẫn tới sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng tạo nên các loại giao tử khác nhau với xác suất ngang nhau. Quy luật này còn được hiểu là "các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử".
 1.2. Hiện tượng di truyền tương tác gen 
	Mỗi tính trạng có thể do 1 gen quy định hoặc do nhiều gen quy định. Trong tự nhiên, hầu hết các tính trạng đều do nhiều phân tử prôtêin tương tác với nhau quy định (tương tác gen).
	- Tương tác gen: Sự tác động qua lại giữa các không alen gen trong việc hình thành một tính trạng. Thực chất là sự tác động gữa các sản phẩm của gen.
	- Các gen không alen tương tác với nhau lên sự hình thành một tính tạng theo kiểu tương tác bổ sung, tương tác át chế, tương tác cộng gộp.
1.3. Hiện tượng gen đa hiệu
	- Là hiện tượng 1 gen chi phối nhiều tính trạng.
	- Giải thích hiện tượng biến dị tương quan là khi một gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến đổi ở một số tính trạng mà nó chi phối.
1.4. Hiện tượng liên kết gen hoàn toàn
	- Các gen nằm trên một nhiễm sắc thể phân li cùng với nhau và làm thành 1 nhóm liên kết. Số nhóm liên kết gen ở mỗi loài tương ứng với số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
	- Liên kết hoàn toàn đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng.
1.5. Hiện tượng hoán vị gen (liên kết không hoàn toàn)
	- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, tại kỳ đầu của giảm phân I có hiện tượng các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau, nên có thể xảy ra hiện tượng đứt và trao đổi đoạn tương ứng giữa hai crômatit không cùng nguồn gốc dẫn đến sự chuyển vị của các gen nằm trên nhiễm sắc thể tương ứng gây nên hiện tượng hoán vị gen.
	- Các gen trên nhiễm sắc thể có xu hướng liên kết với nhau, không phải bất kì tế bào nào giảm phân cũng xảy ra hoán vị, ở tế bào xảy ra hoán vị thì vẫn cho giao 1/2 tử liên kết, nên tần số hoán vị gen (f) không vượt quá 50%. 
	- Tần số hoán vị gen thể hiện thể hiện lực liên kết giữa các gen trên nhiễm
 sắc thể, khoảng cách tương đối giữa các gen càng xa nhau lực liên kết càng yếu 
tần số hoán vị gen càng lớn và ngược lại.
	- Tần số hoán vị gen f(%) được tính bằng tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị.
1.6. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính
	- Di truyền liên kết với giới tính là sự di truyền tính trạng thường do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
	- Tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể X quy định có hiện tượng di truyền chéo, tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể Y quy định có hiện tượng di truyền thẳng (chỉ trong giới dị giao tử).
1.7. Hiện tượng di truyền tế bào chất
	- Sự di truyền tính trạng vai trò chủ yếu thuộc về giao tử cái.	
	- Nguyên nhân là do khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. Nên các gen trong tế bào chất chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng -> tính trạng biểu hiện theo dòng mẹ.
	- Gen này tập trung chủ yếu ở ADN ti thể và lục lạp. Sự di truyền các tính trạng do gen trong tế bào chất quy định không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể.
2. Thực trạng của vấn đề
	- Trong các đề thi đại học cao đẳng, đề thi học sinh giỏi thì các dạng bài tập về các phép lai chiếm một tỉ lệ khá lớn, đây cũng là dạng bài tập gây nhiều khó khăn cho các em học sinh, để giải quyết được yêu cầu của bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải nhận dạng chính xác quy luật di truyền chi phối các tính trạng trong phép lai. Một khi nhận dạng sai quy luật di truyền chi phối trong phép lai thì mọi tính toán tiếp theo sẽ trở nên vô nghĩa. Với thời gian rất ngắn để giải quyết một bài tập như vậy đã khiến cho không ít giáo viên cũng như các em học sinh lúng túng trong việc dạy và học.
	- Tháng 2/2017 sau khi học sinh đã học hết nội dung theo phân phối chương trình các quy luật di truyền học, tôi đã tiến hành khảo sát thực tiễn trên tổng số 80 học sinh khối 12 thuộc 2 lớp 12A1, 12A2 trường THPT Thạch Thành 2 năm học 2016-2017 (40 học sinh 12A1, 40 học sinh 12A2) với 40 bài tập từ dễ đến khó (mỗi bài tương ứng 0,25 điểm) thiết kế ra đề theo hướng đánh giá khả năng nhận dạng chính xác quy luật di truyền chi phối trong các bài tập toán lai 
phần quy luật di truyền, thời gian làm bài 50 phút, kết quả cho thấy:
Lớp
Điểm
8 - 10
Điểm
7 - 7,75
Điểm
5 - 6,75
Điểm
3,0 - 4,75
Điểm
0,5 - 2,75
Điểm
0-2
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
12A1
5
12,5
7
17,5
11
27,5
6
15,0
9
22,5
2
5,0
12A2
0
0,0
2
5,0
9
22,5
8
20,0
12
30,0
9
22,5
	- Nhận xét: 
	+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi rất thấp, nhất là ở lớp 12A2.
	+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình còn rất khiêm tốn.
	+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu, kém ở cả 2 lớp là rất cao.
3. Giải pháp
3.1. Quy luật Menđen
3.1.1. Phép lai 1 cặp tính trạng
	a) Trường hợp tính trạng trội hoàn toàn
 	* Phương pháp: Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.
	- Một gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn.
	- Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử: Aa x Aa -> F1 phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
	- Phép lai phân tích: Aa x aa -> Fa 1 trội : 1 lặn.
Ví dụ: Ở đậu Hà lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao, 299 cây thân thấp. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên?
Giải: Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 900 thân cao : 299 thân thấp ≈ 3 : 1 -> là tỉ lệ của quy luật phân li của Menđen, tỉ lệ 3:1 = 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử x 2 giao tử.
 => kiểu gen của P: Aa x Aa
	b) Trường hợp tính trạng trội không hoàn toàn
 	* Phương pháp: Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.
	- Một gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội không hoàn toàn.
	- Ptc -> F1 dị hợp tử biểu hiện kiểu hình trung gian.
	- Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử: Aa x Aa -> F1 phân li kiểu hình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
	- Phép lai phân tích: Aa x aa -> Fa 1 tính trạng trung gian : 1 lặn.
Ví dụ: Cho giao phấn giữa hai thứ hoa thuần chủng hoa màu đỏ và hoa màu trắng ở F1 thu được toàn cây hoa màu hồng. Cho cây F1 tự thụ phấn ở F2 thu được: 299 hoa đỏ : 403 hoa hồng : 301 hoa trắng.
	a) Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên và viết sơ đồ lai.
	b) Lai phân tích cây F1 kết quả thu được như thế nào? 
Giải:
a) Ptc -> F1 biểu hiện tính trạng trung gian -> màu sắc hoa di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
	PTc: Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa) -> F1: Aa (hoa hồng)
	F1 x F1: Aa x Aa -> F2: 1AA (hoa đỏ) : 2 Aa (hoa hồng) : 1 aa (hoa trắng).
b) Lai phân tích F1
P: Aa x aa -> Fa: 1 Aa (hoa hồng) : 1 aa ( hoa trắng)
 	c) Trường hợp có gen gây chết
 	* Phương pháp: Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.
	- Một gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn.
	- Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử (P) : Aa x Aa -> F1 phân li kiểu hình 2 trội : 1 lặn.
Ví dụ: Ở một loài Động vật, gen A quy định tính trạng không có mào trội hoàn 
toàn so với alen a quy định tính trạng không có mào. Cho lai giữa 2 cá thể không có mào ở thế hệ sau thu được 2 cá thể không mào : 1 cá thể có mào. Xác định kiểu gen của (P)?
Giải: 
 - P: không mào x không mào -> F1: 2 không mào : 1 có mào 
-> tỉ lệ phù hợp với trường hợp gen gây chết, tỉ lệ 2: 1 thực chất là 3:1, đã có hiện tượng chết ở trạng thái đồng hợp tử trội (AA).
 - Kiểu gen của P: Aa x Aa.
3.1.2. Phép lai 2 và nhiều cặp tính trạng
 	* Phương pháp: Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.
	- Một gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn.
	- Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử hai cặp gen (P): AaBb x AaBb -> F1 có 4 kiểu hình với tỉ lệ chung bằng tích các tỉ lệ riêng từng tính trạng: 9 : 3 : 3 : 1 = (3:1)(3:1).
	- Trong phép lai 2 cặp tính trạng khác: tỉ lệ chung bằng tích tỉ lệ riêng của từng tính trạng như: (3:1)(1:1); (1:1)(1:1)
	- Trong phép lai nhiều cặp tính trạng: tỉ lệ chung của phép lai bằng tích tỉ lệ riêng của từng tính trạng như: (3:1)(3:1)(3:1)(1:1); (3:1)(3:1)(1:1)...
 	- Lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen (P): AaBb x aabb -> Fa thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ: 1:1:1:1.
Ví dụ: Ở một loài thực vật, khi lai giữa cây thân cao, chín sớm với cây thân thấp, chín muộn do 2 cặp gen Aa, Bb quy định được F1 toàn cây thân cao, chín sớm. Cho F1 tự thụ phấn ở F2 xuất hiện 1347 cây cao, chín sớm : 452 cây cao, chín muộn : 448 cây thấp, chín sớm : 149 cây thấp, chín muộn. 
	a) Xác định quy luật di truyền các tính trạng trong phép lai trên? 
	b) Cho cây F1 giao phấn với cây khác kết quả thu được 450 cây cao, chín sớm : 451 cây cao, chín muộn : 449 cây thấp, chín sớm : 453 cây thấp, chín muộn. Xác định kiểu gen của phép lai?
Giải: 
a) - F1 100% cây cao, chín sớm -> tính trạng thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a); quả chín sớm (B) trội hoàn toàn so với chín muộn (b).
 - Xét riêng từng tính trạng: 
	Thân cao/thân thấp ≈ 3:1 -> là tỉ lệ của quy luật phân li -> F1: Aa x Aa.
	Chín sớm/chín muộn ≈ 3:1-> là tỉ lệ của quy luật phân li -> F1: Bb x Bb
 - Xét chung 2 cặp tính trạng, tỉ lệ phân li kiểu hình F2: 1347 : 452 : 448 : 149 ≈ 9 : 3 : 3 : 1 = (3:1)(3:1) => Sự di truyền của các tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập Menđen.
b) - Xét riêng từng tính trạng: 
	Thân cao/thân thấp ≈ 1:1 -> là tỉ lệ của phép lai phân tích -> P: Aa x aa.
	Chín sớm/chín muộn ≈ 3:1-> là tỉ lệ của phép lai phân tích -> P: Bb x Bb
 - Xét chung 2 cặp tính trạng, tỉ lệ phân li kiểu hình Fa: 450 : 451 : 449 : 453 ≈ 1 : 1 : 1 : 1 = (1:1)(1:1) => Sự di truyền của các tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập Menđen.
3.2. Quy luật tương tác gen
	- Các gen không alen tác động lên sự hình thành 1 tính trạng.
	- Tỉ lệ kiểu hình tiêu biểu dựa trên biến dạng của tỉ lệ (3:1)2.
3.2.1. Tương tác bổ sung
 	* Phương pháp: 
 	a) Tỉ lệ kiểu hình 9 : 6: 1
	- Phép lai một cặp tính trạng -> đời sau cho 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ kiểu hình: 9 : 6 : 1.
	- Phép lai phân tích một cặp tính trạng -> Fa cho 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
Ví dụ: Cho cây F1 tự thụ phấn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình: 56,25% cây lá rộng; 37,5% cây lá trung bình; 6,25% cây lá hẹp. 
	a) Xác định quy luật chi phối trong phép lai trên?
	b) Cho cây F1 giao phấn với 1 cây khác ở đời sau thu được 203 cây lá rộng, 398 cây lá trung bình, 199 cây lá hẹp. Xác định kiểu gen của phép lai.
Giải: 
a) 	- Phép lai 1 tính trạng.
 	- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 56,25% cây lá rộng; 37,5% cây lá trung bình; 6,25% cây lá hẹp 9 : 6 : 1 = 16 tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 4 giao tử => F1 dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb) mà chỉ quy định 1 tính trạng => có hiện tượng tương tác gen kiểu bổ sung, tỉ lệ 9 : 6 : 1.
 	- Quy ước: A-B- -> Cây lá rộng; A-bb, aaB- -> Cây lá trung bình; 
	 aabb -> Cây lá hẹp.
b) Tỉ lệ phân li kiểu hình thu được 203 cây lá rộng, 398 cây lá trung bình, 199 cây lá hẹp 1 : 2 : 1 = 4 tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 1 giao tử -> phép lai phân tích trong quy luật tương tác bổ sung tỉ lệ 9 : 6 : 1 -> P: AaBb x aabb
	b). Tỉ lệ kiểu hình 9 : 7
	- Phép lai một cặp tính trạng -> đời sau cho cho 2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 : 7.
	- Phép lai phân tích một tính trạng -> Fa cho 2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 3; cơ thể dị hợp đem lai phân tích có kiểu hình có màu.
Ví dụ: Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là:
 A.1: 2 :1 :2 :4 :2 :1 :1 :1 B. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 :1 :2 :1	
 C. 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1 	 D. 3 : 3 : 1 :1 : 3 : 3: 1: 1 : 1 
	[Trích đề thi tuyển sinh ĐH 2011]
Giải:
	- Phép lai 1 tính trạng, Ptc -> F1 dị hợp.
	- F2: 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng 9 : 7 = 16 tổ hợp = 4 giao tử x 4 giao tử => F1 dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb) mà chỉ quy định 1 tính trạng => có hiện tượng tương tác gen kiểu bổ sung, tỉ lệ 9 : 7.
	- F1 x F1 : AaBb x AaBb -> F2 phân li kiểu gen: 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1 
	c) Tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
	- Phép lai một cặp tính trạng -> đời sau cho 16 tổ hợp giao tử, phân li theo tỉ lệ kiểu hình: 9 : 3 : 3 : 1.
	- Phép lai phân tích một tính trạng -> Fa thu được 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1: 1.
Ví dụ : Khi lai giữa các gà thuần chủng mào hình hạt đậu với gà mào hình hoa hồng, ở thu được toàn gà mào hồ đào. Cho gà F1 giao phối với nhau ở F2 thu được 9 Gà mào hồ đào, 3 gà mào hạt đậu, 3 gà mào hoa hồng, 1 gà mào hình lá. 
	a) Hãy biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên?
	b) Lai phân tích gà F1 xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa?
Giải: 
a) 	- Phép lai 1 tính trạng, Ptc -> F1 dị hợp.
 	- F1 x F1 -> F2: 9 Gà mào hồ đào, 3 gà mào hạt đậu, 3 gà mào hoa hồng, 1 gà mào hình lá = 16 tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 4 giao tử => F1 dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb) mà chỉ quy định 1 tính trạng => có hiện tượng tương tác gen kiểu bổ sung, tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
 	- Quy ước: A-B- -> mào hồ đào; A-bb -> mào hạt đậu; aaB- -> mào hoa hồng; aabb -> mào hình lá
b) P: AaBb (Gà mào hồ đào) x aabb (Gà mào hình lá) 
 Fa: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
 1 Gà mào hồ đào : 1 Gà mào hạt đậu : 1 Gà mào hoa hồng : 1 Gà mào hình lá
3.2.2. Tương tác át chế
	a) Át chế gen trội 
 	* Phương pháp:
	a1) Tỉ lệ 12 : 3 : 1
	- Phép lai một cặp tính trạng -> đời sau cho cho 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 12 : 3 : 1, như màu sắc hoa thì kiểu hình không màu chiếm tỉ lệ cao.
	- Phép lai phân tích một tính trạng -> Fa cho 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1: 2 : 1. Khác biệt với quy luật tương tác bổ sung ví dụ màu sắc hoa thì cơ thể dị hợp đem lai phân tích biểu hiện kiểu hình không màu, kiểu hình không màu chiếm tỉ lệ cao hơn.
Ví dụ: Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng hoa vàng giao phấn với cây thuần chủng hoa trắng (P) thu được F1 gồm toàn cây hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình là 12 cây hoa trắng : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là :
A. 2 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
B. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa vàng.
C. 1 cây hoa trắng : 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
D. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa vàng. 
	[Trích đề thi tuyển sinh CĐ 2011]
Giải: 
	- Phép lai 1 tính trạng, Ptc -> F1 dị hợp (hoa trắng).
	- F1 x F1 -> F2: 12 cây hoa trắng : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng = 16 tổ hợp = 4 giao tử x 4 giao tử => F1 dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb) mà chỉ quy định 1 tính trạng => có hiện tượng tương tác gen kiểu át chế gen trội tỉ lệ: 12 : 3 : 1.
	- Quy ước: A-B-, A-bb : hoa trắng; aaB- : hoa đỏ; aabb : hoa vàng
	- Phép lai: Cây hoa trắng F1 (AaBb) x Cây hoa vàng (aabb) 
	Fa: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
	 2 hoa trắng : 1 hoa đỏ : 1 hoa vàng
	a2) Tỉ lệ 13 : 3 
	- Phép lai một cặp tính trạng -> đời sau cho cho 2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ kiểu hình: 13: 3, như màu sắc hoa có kiểu hình không màu chiếm tỉ lệ cao.
	- Phép lai phân tích một tính trạng -> Fa cho 2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 3. Khác biệt với quy luật tương tác bổ sung ví dụ màu sắc hoa là cơ thể dị hợp đem lai phân tích biểu hiện kiểu hình không màu.
Ví dụ: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 
 A. 1 con l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_nhan_dang_quy_luat_di_truyen.doc