SKKN Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2

SKKN Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2

Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo, đồng thời cũng xác định trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Cùng với việc thực hiện nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương, ngành giáo dục cũng tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi Thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan tiếp tục thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đặc biệt là ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh miền núi nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi với vùng đồng bằng và thành thị.

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Theo thống kê có đến 28 dân tộc anh em, trong đó 7 dân tộc có số dân đông đảo là: Kinh, Mường, Thổ, Khơ mú, Thái, Mông, Dao. Ngoài người Kinh có địa bàn cư trú rộng khắp tỉnh, các tộc người còn lại (dân tộc thiểu số) sống chủ yếu tập trung ở 11 huyện miền núi. Vì thế, thực hiện chủ trương của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2013 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 1438/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013- 2020. Đề án xác định mục tiêu chung của giáo dục Tỉnh nhà là “tập trung mọi nỗ lực và điều kiện để giảm nhanh sự chênh lệch về chất lượng giáo dục, đào tạo các cấp học, bậc học ở 11 huyện miền núi so với mặt bằng chung toàn tỉnh; củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp, các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên tạo sự chuyển biến nhanh về chất lượng giáo dục; nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, góp phần ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi”.

 

doc 23 trang thuychi01 7400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VƯỢT QUA RÀO CẢN TÂM LÍ VƯƠN LÊN HỌC TẬP TỐT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 2.
	Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc
	Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm.
THANH HÓA, NĂM 2016
 MỤC LỤC
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
Trang
I.
MỞ ĐẦU
1
1.
 Lí do chọn đề tài.
1
2.
 Mục đích nghiên cứu
2
3.
 Đối tượng nghiên cứu
2
4.
 Phương pháp nghiên cứu
3
II.
 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3
1.
 Cơ sở lí luận của vấn đề
3
2. 
 Thực trạng của vấn đề.
4
3. 
 Giải pháp và tổ chức thực hiện
5
4. 
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
7
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
8
1. 
Kết luận
8
2.
Kiến nghị
9
ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VƯỢT QUA RÀO CẢN TÂM LÍ VƯƠN LÊN HỌC TẬP TỐT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 2.
I.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo, đồng thời cũng xác định trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Cùng với việc thực hiện nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương, ngành giáo dục cũng tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi Thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan tiếp tục thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đặc biệt là ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh miền núi nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi với vùng đồng bằng và thành thị. 
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Theo thống kê có đến 28 dân tộc anh em, trong đó 7 dân tộc có số dân đông đảo là: Kinh, Mường, Thổ, Khơ mú, Thái, Mông, Dao. Ngoài người Kinh có địa bàn cư trú rộng khắp tỉnh, các tộc người còn lại (dân tộc thiểu số) sống chủ yếu tập trung ở 11 huyện miền núi. Vì thế, thực hiện chủ trương của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2013 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 1438/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013- 2020. Đề án xác định mục tiêu chung của giáo dục Tỉnh nhà là “tập trung mọi nỗ lực và điều kiện để giảm nhanh sự chênh lệch về chất lượng giáo dục, đào tạo các cấp học, bậc học ở 11 huyện miền núi so với mặt bằng chung toàn tỉnh; củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp, các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên tạo sự chuyển biến nhanh về chất lượng giáo dục; nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, góp phần ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi”. 
 	Trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có 25 trường Trung học phổ thông, 11 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Học sinh trên địa bàn 11 huyện nói chung, Trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 nói riêng đa phần là người dân tộc thiểu số. Ở cấp học dưới (Tiểu học, Trung học cơ sở), học sinh chỉ có điều kiện giao tiếp trong một không gian hẹp. Bạn bè trong trường, lớp chủ yếu là người dân tộc thiểu số, có cùng điều kiện sống, tương đồng về văn hóa, ngôn ngữLên cấp Trung học phổ thông, học sinh có môi trường học tập mới, thầy mới, bạn mới, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đối với học sinh cao hơn trước. Buộc học sinh người dân tộc thiểu số phải hòa nhập vào môi trường mới. Trong khi đó, hầu hết các em còn rất bỡ ngỡ, rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp. Có nhiều em nói tiếng Kinh chưa “tròn vành, rõ chữ” nên rất khó khăn trong học tập. Điều này tạo nên rào cản tâm lí rất lớn khiến nhiều em chán học, không tích cực tham gia các phong trào của trường, lớp. Kết quả học tập thường không cao, có khoảng cách khá xa với học sinh người Kinh. Nhiều em thiếu tự tin dẫn đến tự cô lập mình và cảm thấy cô độc trong môi trường học tập mới. Hậu quả là các em chán học, bị bạn bè xấu rủ rê bỏ học, thậm chí có khi còn vi phạm pháp luật Vì thế, những lớp có nhiều học sinh dân tộc thiểu số thường có nguy cơ không duy trì được sĩ số, phong trào học tập không tốt, kết quả thi đua không cao.
Mặc dù được Nhà nước quan tâm như cấp gạo, hỗ trợ chi phí học tậpnhà trường và các thầy cô giáo cũng thường xuyên có chính sách khuyến khích học tập đối với đối tượng học sinh này, nhưng nhìn chung vẫn chưa khắc phục được hiện tượng trên. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã xác định vấn đề cốt lõi để khắc phục triệt để tình trạng trên là phải có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh người dân tộc thiểu số mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, trang bị cho học sinh người dân tộc thiểu số những kĩ năng cơ bản để hòa nhập nghĩa là giúp các em vượt qua được rào cản tâm lí để vươn lên học tập tốt. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2” để nghiên cứu .
2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài “Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2” để nghiên cứu, tôi muốn tìm tòi những giải pháp tối ưu giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số mạnh dạn, tự tin, có những kĩ năng cơ bản để giao tiếp, để hòa nhập, để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt hiệu quả cao hơn. Giúp các em chủ động tham gia học tập vui chơi giải trí và thụ hưởng cuộc sống tinh thần lành mạnh. Cao hơn hết là thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục học sinh miền núi, học sinh người dân tộc thiểu số theo chủ trương của ngành giáo dục và của Nhà nước.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Trong phạm vi đề tài, bản thân tôi sẽ nghiên cứu các biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua những rào cản tâm lí để tham gia một cách tích cực, chủ động có hiệu quả các phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao của lớp, nhà trường. Từ đó, học sinh người dân tộc thiểu số có thể tự tin học tập, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
	Để thực hiện đề tài, bản thân tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu
 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
	Tâm lí học Mác xít cho rằng cần phải tìm hiểu lứa tuổi thanh niên (từ 14, 15 đến 25 tuổi, trong đó giai đoạn từ 14,15 đến 17,18 tuổi là thanh niên mới lớn- giai đoạn đang ngồi trên ghế nhà trường Trung học phổ thông) một cách phức tạp, phải kết hợp quan điểm tâm lí học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển. 
	Theo các nhà nghiên cứu, giai đoạn học ở trường Trung học phổ thông, học sinh đã phát triển hài hòa, cân đối, đạt được sự tăng trưởng về thể lực. Chiều cao, trọng lượng 	tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, não có trọng lượng và chức năng tương đương não người lớn. Đa số các em đã qua thời kì phát dục, giới tính đã biểu hiện rõ rệt cả về hình thể lẫn chức năng. Nhìn chung, thời kì này học sinh có sức khỏe tốt, vai trò của lứa tuổi này trong gia đình đã dần được khẳng định. Nhiều em đã được bàn việc gia đình. Với nhiều gia đình ở vùng nông thôn hiện nay, do điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ phải đi làm ăn xa thì bản thân các em còn phải quán xuyến công việc gia đình. Ngoài việc đến trường, nhiều em phải thay bố mẹ chăm sóc ông bà già hoặc em nhỏ.
	Cùng với việc khẳng định vai trò trong gia đình, ở nhà trường Trung học phổ thông, các em được thầy cô cư xử như những người lớn thực thụ. Các em được tham gia vào Hội Liên hiệp thanh niên hoặc được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ngoài xã hội, vai trò các em có sự thay đổi đáng kể như: đủ 15 tuổi được làm chứng minh nhân dân, đủ 18 tuổi được tham gia bầu cử, nếu có động cơ phấn đấu rõ ràng, có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, các em còn được xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Namv.v
	Bên cạnh đó, giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường Trung học phổ thông còn là giai đoạn hình thành hứng thú học tập có liên quan đến xu hướng nghề nghiệp. Vì thế, việc chăm sóc, hỗ trợ, tư vấn để các em học tập tốt, lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường và yêu cầu của xã hội là việc làm đặc biệt quan trọng.
	Học sinh người dân tộc thiểu số, nhất là những em sống ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa do điều kiện nên nhiều em đi học muộn, hoặc một số do lưu ban nên vào Trung học phổ thông có khi muộn 2- 3 tuổi. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hương: “Sự phát triển tâm lí của học sinh người dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông cũng có tất cả đặc điểm và quy luật chung của sự phát triển tâm lí con người”. Tuy nhiên, do các em sống ở miền núi cao, hoàn cảnh kinh tế- xã hội, điều kiện hưởng thụ sự giáo dục của gia đình khác với học sinh người Kinh nên sự phát triển tâm lí của các em cũng có những đặc điểm riêng. Hầu hết học sinh người dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông có vốn tiếng phổ thông còn hạn chế. Chính sự hạn chế về khả năng ngôn ngữ đã làm cho các em hạn chế khả năng tư duy và nhận thức khoa học, không mạnh dạn, ngại giao tiếp.Vì thế, đa số học sinh người dân tộc thiểu số thường mặc cảm, sợ phải thể hiện trước đám đông, trong giờ học thường rất ít phát biểu ý kiến. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu bài học ở lớp và việc tự học ở nhà. Chính vì vậy, việc giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí để vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông là việc làm hết sức cần thiết. 
	Mặc dù có tầm quan trọng kể trên nhưng hiện nay các tài liệu về lĩnh vực này còn rất hạn chế, có thể nói là rất hiếm. Tác giả Nguyễn Thị Hương trong cuốn: “Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường trung học phổ thông” (Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên- Module THPT 11) cũng đã có nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng nhìn chung, nội dung nghiên cứu rất rộng, lại tập trung vào những vấn đề lí luận là chủ yếu. Để có những cách làm cụ thể cho các thầy cô giáo tại các cơ sở giáo dục nhằm giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số đòi hỏi phải có sự tìm tòi, sáng tạo của những người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục.
2. Thực trạng của vấn đề
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bản thân tôi được giao làm công tác chủ nhiệm lớp 11C. Lớp có tổng số: 39 học sinh, trong đó có 19 học sinh người dân tộc thiểu số (đều là dân tộc Mường). Năm học trước có 43 học sinh, trong đó có 22 học sinh người dân tộc thiểu số. Như vậy, tỉ lệ bỏ học của học sinh người dân tộc thiểu số rất cao (3 trong số 4 học sinh bỏ học khi đang học lớp 10 là học sinh người dân tộc thiểu số). Tỉ lệ học sinh có học lực yếu hoàn toàn rơi vào đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, bản thân tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đặc điểm môi trường sống, học sinh người dân tộc thiểu số ít có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài để học hỏi, cập nhật kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống. Nhiều em rất tự ti trong giao tiếp khi vốn tiếng phổ thông hạn chế. Đôi khi để diễn đạt một vấn đề trước đám đông là cả một điều khó khăn. Trong các giờ học, thường các em ít đóng góp ý kiến xây dựng bài. Thực tế chỉ có khoảng 2- 3 học sinh người dân tộc thiểu số thường xuyên phát biểu xây dựng bài và chủ động tham gia các hoạt động khác của lớp (chiếm khoảng 10,5- 15,7% số học sinh người dân tộc thiểu số). Ở những buổi sinh hoạt tập thể, học sinh người dân tộc thiểu số tham gia chưa thực sự nhiệt tình. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào thi đua của lớp, kết quả trong các đợt thi đua của lớp cũng không cao. Tuy nhiên ưu điểm của đối tượng học sinh này là chân thực, mộc mạc. Bản chất của học sinh người dân tộc thiểu số là hiền lành, chất phác. Trong quan hệ với thầy cô và bạn bè thường rất trung thực, nghĩ thế nào thì các em nói thế ấy. Hầu hết các em có sức khỏe tốt, nhiều em có năng khiếu thể dục thể thao. 
Để phát huy những ưu điểm, khắc phục những khó khăn trên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của nhiều người làm công tác giáo dục, nhưng quan trọng và trực tiếp nhất là giáo viên chủ nhiệm. Thời gian thuận lợi cho việc giúp đỡ học sinh vượt qua rào cản tâm lí chính là các hoạt động ngoại khóa, các hội thi văn nghệ - thể dục thể thao, những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là giờ sinh hoạt cuối tuần. Nhất là trong điều kiện hiện nay, các giờ sinh hoạt cuối tuần ở nhiều nhà trường trong đó có trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 chưa đạt hiệu quả cao. Phần lớn giáo viên chủ nhiệm dùng quỹ thời gian này để tổng kết, đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua và đề ra phương hướng tuần tới. Hình thức sinh hoạt này dễ gây áp lực về các lỗi mà các em mắc phải trong tuần qua khiến các em sợ hãi. Vì thế, cùng với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tôi đã dùng thời gian của tiết sinh hoạt cuối tuần để giúp đỡ học sinh vượt qua rào cản tâm lí cho học sinh, đối tượng tôi đặc biệt chú trọng là học sinh người dân tộc Mường.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện. 
3.1. Giáo viên phải luôn gần gũi, quan tâm, có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân và gia đình học sinh người dân tộc thiểu số.
	Thông qua nhiều hình thức, nhiều “kênh” khác nhau như: dùng phiếu điều tra thông tin, trao đổi với phụ huynh học sinh qua điện thoại, cùng ban cán sự lớp trực tiếp đến thăm gia đình học sinhgiáo viên chủ nhiệm có hiểu biết chính xác, sâu sắc về hoàn cảnh gia đình, bản thân từng học sinh người dân tộc thiểu số để có cách thức phù hợp trong việc giúp đỡ từng đối tượng học sinh. Qua thăm hỏi, trò chuyện tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh có cảm giác tin cậy và được tin cậy. Nhờ đó, khi có những vướng mắc về chuyện gia đình, trong quan hệ với bạn bè hoặc có những khó khăn trong học tập, học sinh người dân tộc thiểu số sẵn sàng tìm sự giúp đỡ từ phía thầy cô giáo của mình. Tránh trường hợp học sinh tự giải quyết những vướng mắc kể trên theo cách của mình mà đa phần là rất bồng bột, cảm tính, nhiều khi gây hậu quả nghiêm trọng
3.2. Khuyến khích học sinh người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng tự tin, làm cho học sinh thực sự cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 
	Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các trò chơi trong một giờ sinh hoạt cuối tuần. Mục đích của việc tổ chức trò chơi trước hết là để cho tất cả các thành viên trong lớp được tham gia hoạt động giải trí sau một tuần học tập, lao động. Trong đó, những học sinh người dân tộc thiểu số có điều kiện hòa đồng, thể hiện mình, tự tin hơn khi giao tiếp, vui vẻ, hứng thú trong các hoạt động tập thểhơn thế nữa là tránh được sự nhàm chán của một giờ sinh hoạt cuối tuần mang tính truyền thống.
Trò chơi 1: Trò chơi “Bạn giỏi, tôi cũng vậy!” 
- Mục đích: tạo mối thân thiện giữa các thành viên trong lớp, rèn luyện kĩ năng tự tin.
- Số lượng học sinh tham gia: cả lớp
- Tổ chức: giáo viên là trọng tài
- Địa điểm: tại phòng học của lớp
- Chuẩn bị: 2 tờ giấy Ao, 3 bút lông
- Cách chơi: giáo viên chia số học sinh lớp thành 2 đội. Các đội cử 1 đội trưởng và 1 thư ký (đều là người dân tộc thiểu số) sau đó đưa ra yêu cầu: Hãy viết vào giấy Ao tên những tộc người thiểu số ở Việt Nam. Thời gian cho cả 2 đội là 5 phút. Hết thời gian, các đội dán sản phẩm lên bảng. Giáo viên đánh dấu từng cặp câu trả lời đúng giống nhau. Sau một cặp câu trả lời đúng đội 1 sẽ hô to: “Bạn giỏi”!, đội 2 đáp lại: “Tôi cũng vậy”! Đến cặp câu sau đó, đội 2 lại hô: “Bạn giỏi”!, đội 1 đáp lại: “Tôi cũng vậy”! cứ luân phiên như thế đến hết. Giáo viên xác định đội thắng chung cuộc khi đội nào kể tên được nhiều dân tộc thiểu số nhất. Đội thắng sẽ được đội bạn hô 3 lần: Bạn giỏi! Bạn giỏi! Bạn giỏi! Trường hợp hai đội hòa nhau thì sẽ hô: “Bạn giỏi- tôi cũng vậy” 3 lần và cuối cùng tất cả cùng hô: chúng ta đều giỏi! và cùng vỗ tay tán thưởng. 
Trò chơi 2: Xem trang phục đoán dân tộc.
- Mục đích: tạo điều kiện cho học sinh trong lớp vui chơi, tăng sự hiểu biết của các thành viên người Kinh trong lớp đối với đồng bào các dân tộc ít người. Tiếp tục tạo mối thân thiện giữa các thành viên, rèn luyện kĩ năng tự tin cho học sinh.
- Số lượng người tham gia: cả lớp
- Địa điểm: phòng học của lớp
- Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị hình ảnh.
- Cách chơi: giáo viên chia lớp thành 2 đội, cử 1 học sinh làm thư ký ghi chép điểm. Giáo viên lần lượt trình chiếu hình ảnh trang phục của một số dân tộc ít người ở Việt Nam. Hai đội quan sát trang phục và trả lời đó là trang phục của dân tộc nào. Mỗi câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được 10 điểm. Trả lời sai không bị trừ điểm. Đội thắng chung cuộc là đội có tổng điểm cao nhất.
* Lưu ý: để tránh sự nhàm chán, giáo viên cần linh hoạt trong cách thức tổ chức các trò chơi.
3.3. Tạo điều kiện để học sinh người dân tộc thiểu số được bộc lộ năng khiếu.
	Mục đích của giáo dục ngày nay hướng tới tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập bộc lộ năng khiếu, sở trường, vận dụng kiến thứcđã học vào điều kiện thực tiễn của cuộc sống. Như đã nêu ở trên, đa số học sinh người dân tộc thiểu số có sức khỏe tốt, nhiều em có năng khiếu thể dục thể thao như: Bóng chuyền, bóng đá, đẩy gậy, nhảy cao, nhảy xa, chạy Điều quan trọng là giáo viên chủ nhiệm phải khuyến khích, tạo cơ hội để học sinh tham gia. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi đã cố gắng thực hiện điều này. Trước hết, luôn động viên các em nghiêm túc luyện tập trong các giờ Thể dục, Quốc phòng để phát huy sở trường của mình. 
	Thứ hai, khi nhà trường tổ chức các phong trào văn nghệ- thể dục thể thao, tôi luôn tạo điều kiện để học sinh chủ động đăng kí tham gia. Đối với những học sinh còn e dè, nhút nhát, thiếu tự tin tôi sẽ gặp gỡ, trao đổi, động viên khích lệ cho học sinh hiểu đây thực sự là sân chơi lành mạnh, bổ ích để các em rèn luyện sức khỏe, vui chơi sau những giờ học tập, lao động mệt nhọc Khi đã tham gia, có điều kiện bộc lộ năng khiếu, được bạn bè cổ vũ, được ban tổ chức ghi nhận, biểu dương, trao thưởng công khaihọc sinh, nhất là đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số càng tự tin hơn để tham gia các hoạt động tiếp theo.
 3.4. Tổ chức các “Hoạt động trải nghiệm”.
	Là một hoặc một chuỗi hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp của học sinh trong một hoặc một số lĩnh vực nhằm đạt được mục đích nào đó. Trong trường hợp này, tôi hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm có những hoạt động tìm hiểu về đồng bào dân tộc Mường từ trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, lối sống (vì đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số ở lớp toàn là người dân tộc Mường)giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị. Học sinh người Kinh hiểu hơn về những người bạn của mình. Học sinh người dân tộc Mường có điều kiện giới thiệu, quảng bá nét đặc sắc của dân tộc mình, tăng thêm lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Quan trọng hơn hết là tăng cường mối đoàn kết trong tập thể lớp, giúp học sinh người dân tộc thiểu số hòa đồng được với bạn bè, tự tin trong các hoạt động và đạt kết quả cao trong học tập, khắc phục tình trạng bỏ học do thiếu tự tin không thể hòa nhập được với bạn bè.
	Cách thức tiến hành: giáo viên chia học sinh lớp thành 4 nhóm thực hiện các phần việc:
Nhóm 1: Tìm hiểu và giới thiệu về trang phục của dân tộc Mường.
Nhóm 2: Tìm hiểu và giới thiệu về nhà sàn của dân tộc Mường.
Nhóm 3: Tìm hiểu và giới thiệu về phong tục cưới của dân tộc Mường.
Nhóm 4: Tìm hiểu và giới thiệu về một lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Mường.
Các nhóm bầu trưởng nhóm (là học sinh người dân tộc Mường), cử thư ký để ghi chép, cử người sẽ đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giup_do_hoc_sinh_nguoi_dan_toc_thieu_so_vuo.doc