SKKN Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống và vận dụng kỹ năng sống để viết văn nghị luận xã hội cho học sinh qua truyện cười “Tam đại con gà”, chương trình Ngữ Văn 10, Ban cơ bản

SKKN Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống và vận dụng kỹ năng sống để viết văn nghị luận xã hội cho học sinh qua truyện cười “Tam đại con gà”, chương trình Ngữ Văn 10, Ban cơ bản

Trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kỹ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế - xã hội và thiên nhiên. Ðặc biệt với học sinh, việc trang bị kỹ năng sống càng trở nên bức thiết, bởi đây là yếu tố không thể thiếu, để giúp các em biết định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội.

Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Trong khi kỹ năng sống không phải tự nhiên có được mà phải hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi của mình và có khả năng xử lí tốt nhất các tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

Hơn nữa, trong quá trình dạy học tôi nhận thấy, các em học sinh mới vào lớp 10, thường thiếu tự tin bộc lộ hoặc thể hiện thái độ, tình cảm, cách nhìn của mình về một sự vật hiện tượng nào đó. Điều này ảnh hưởng nhiều đến khả năng ứng xử trước các tình huống của cuộc sống, ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá và thể hiện quan điểm về các vấn đề xã hội của các em, ảnh hưởng cả đến cách viết nghị luận xã hội của các em ở các chương trình lớp 11, 12 và trong thực tiễn cuộc sống. Nên, việc giáo dục kỹ năng sống, rèn luyện kỹ năng sống, cách nhìn nhận vấn đề bằng những kỹ năng sống là rất cần thiết, nó sẽ phục vụ rất tốt cho thực tế học tập của học sinh.

Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống và vận dụng kỹ năng sống để viết văn nghị luận xã hội cho học sinh qua truyện cười “Tam đại con gà”, chương trình Ngữ Văn 10, Ban cơ bản để trao đổi cùng đồng nghiệp.

 

doc 15 trang thuychi01 6972
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống và vận dụng kỹ năng sống để viết văn nghị luận xã hội cho học sinh qua truyện cười “Tam đại con gà”, chương trình Ngữ Văn 10, Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 
VÀ VẬN DỤNG KỸ NĂNG SỐNG 
ĐỂ VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH 
QUA TRUYỆN CƯỜI “TAM ĐẠI CON GÀ”, 
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10, BAN CƠ BẢN 
Người thực hiện: 	Ngô Văn Hoà
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1.
Mục lục ..
1
2.
Lí do chọn đề tài
2
3.
Mục đích nghiên cứu...
2
4.
Đối tượng nghiên cứu.
3
5.
Phương pháp nghiên cứu..
3
6.
Cơ sở lí luận của sáng kiến
3
7.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến..
4
8.
Các sáng kiến và giải pháp cụ thể đã áp dụng.
5
9.
Bước thứ nhất của sáng kiến..
5
10.
Bước thứ hai của sáng kiến.
5
11.
Bước thứ ba của sáng kiến...
7
12.
Bước thứ tư của sáng kiến...
10
13.
Hiệu quả của sáng kiến .....
11
14.
Kết luận và kiến nghị..
13
15.
Tài liệu tham khảo
14
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
Trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kỹ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế - xã hội và thiên nhiên. Ðặc biệt với học sinh, việc trang bị kỹ năng sống càng trở nên bức thiết, bởi đây là yếu tố không thể thiếu, để giúp các em biết định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội.
Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Trong khi kỹ năng sống không phải tự nhiên có được mà phải hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi của mình và có khả năng xử lí tốt nhất các tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.
Hơn nữa, trong quá trình dạy học tôi nhận thấy, các em học sinh mới vào lớp 10, thường thiếu tự tin bộc lộ hoặc thể hiện thái độ, tình cảm, cách nhìn của mình về một sự vật hiện tượng nào đó. Điều này ảnh hưởng nhiều đến khả năng ứng xử trước các tình huống của cuộc sống, ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá và thể hiện quan điểm về các vấn đề xã hội của các em, ảnh hưởng cả đến cách viết nghị luận xã hội của các em ở các chương trình lớp 11, 12 và trong thực tiễn cuộc sống. Nên, việc giáo dục kỹ năng sống, rèn luyện kỹ năng sống, cách nhìn nhận vấn đề bằng những kỹ năng sống là rất cần thiết, nó sẽ phục vụ rất tốt cho thực tế học tập của học sinh. 
Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống và vận dụng kỹ năng sống để viết văn nghị luận xã hội cho học sinh qua truyện cười “Tam đại con gà”, chương trình Ngữ Văn 10, Ban cơ bản để trao đổi cùng đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Nghiên cứu để đưa ra được những sáng kiến mới trong cách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và cách vận dụng kỹ năng để viết bài nghị luận xã hội qua truyện cười “Tam đại con gà” ở chương trình lớp 10, ban cơ bản.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ trình bày kinh nghiệm của cá nhân ở một truyện cười, cụ thể là truyện “Tam đại con gà” trong chương trình Ngữ văn 10, Ban cơ bản và áp dụng cho một đối tượng cụ thể là học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 - Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi chủ động tìm hiểu các tài liệu về phương pháp, cách thức giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng viết văn nghị luận cho học sinh để đúc rút kinh nghiệm cho đề tài này.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để có cơ sở cho việc áp dụng phương pháp và kinh nghiệm này, tôi đã tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực tế dạy học liên quan đến đề tài của mình ở các lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 5 và một số lớp 10 trường THPT Lam Kinh 
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Qua việc khảo sát, thu thập thông tin, tôi đã tiến hành xử lí số liệu, thống kê đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài để rút kinh nghiệm và khẳng định tính thực tiễn và hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
- Khi bàn về quá trình dạy học và những chức năng cơ bản của nhà trường, có ý kiến cho rằng: “Quá trình dạy học và quá trình giáo dục là những bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất. Nhà trường phải thực hiện chức năng kép vừa dạy chữ vừa dạy làm người cho học sinh, nghĩa là vừa trang bị cho các em kiến thức để hòa nhập, để tiếp tục học lên, đồng thời vừa hình thành nhân cách, đạo đức để các em có thể sống và phát triển được trong xã hội luôn biến động như ngày nay. Để nâng cao chất lượng giáo dục, người dạy cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Kĩ năng sống đã trở thành một hợp phần quan trọng trong nhân cách con người sống xã hội hiện đại” [4]. Vì thế, giáo dục kỹ năng sống đang trở thành vấn đề cấp thiết với giáo dục hiện nay không chỉ riêng của Việt Nam.
- Khi xem xét đặc trưng của giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại, tôi nhận thấy, giáo dục truyền thống là cách giáo dục một chiều, mang tính áp đặt. Còn giáo dục hiện đại lại đề cao dân chủ, vì dân chủ. Ở đó, cả thầy và trò cùng nhau thiết kế nên những mục tiêu của giáo dục dựa trên những kinh nghiệm hiện tại của trò, hướng tới mục đích là làm đối tượng giáo dục tự chủ, phát triển tối đa trí thông minh, khả năng phán đoán, khả năng tư duy độc lập và phản biện. Đây là những phương tiện quan trọng để học sinh tạo ra kiến thức cho mình, rèn luyện những kỹ năng thiết yếu cho cuộc sống, đủ khả năng làm chủ chính mình, làm chủ cuộc sống của mình, có khả năng tự thay đổi, biết phát hiện và có khả năng giải quyết, xử lí những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Do đó, vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng được ưu tiên hơn để đáp ứng xu thế hội nhập toàn cầu và trình độ phát triển xã hội cũng như giữ gìn những nét bản sắc văn học dân tộc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
	- Về của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, Luật Giáo dục đã nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” [5]. Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên” [6]. Điều đó có thể thấy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay đang còn nhiều khiếm khuyết và cần sự quan tâm đúng mức hơn.
	- Thực tế cho thấy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay được quan tâm nhiều hơn. Cơ hội thực hiện giáo dục kỹ năng sống rất nhiều và rất đa dạng. Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kỹ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay, tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, kỹ năng sống của học sinh còn nhiều khiếm khuyết. Tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống còn phổ biến, việc ứng phó với các tình huống trong cuộc sống còn hạn chế, nhìn nhận vấn đề xã hội một cách phiến diện, xử lí thông tin trong thực tế còn yếu,. [4]
	- Trên thực tế khảo sát tại trường THPT Thọ Xuân 5 và THPT Lam Kinh về giáo dục kỹ năng sống và giảng dạy lồng ghép kỹ năng sống qua các bài học, tôi thấy, do quỹ thời gian cho hoạt động ngoài giờ lên lớp hạn chế nên các hoạt động giáo dục kỹ năng sống được thực hiện không thường xuyên. Còn trong tiết dạy, giáo viên phải chạy theo thời gian của tiết học, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống. 
	- Về thực tế giảng dạy truyện cười dân gian hướng đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi thấy:
	+ Giáo viên thực hiện tiết dạy theo hướng tập trung khai thác các tình huống gây cười, nhân vật bị phê phán rồi nêu bật ý nghĩa giá trị tác phẩm mà ít quan tâm đến nội dung giáo dục cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc, hiện tượng, nhân vật cho học sinh. Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh gần như không thực hiện hoặc có cũng rất sơ lược.
	+ Đối với học sinh: Việc học truyện cười dân gian thường tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ nên các em gần như không để ý đến tác dụng định hướng kỹ năng sống. Đặc biệt là chưa bao giờ quan tâm về việc áp dụng các kỹ năng sống thu nhận được để viết văn nghị luận xã hội sau này.
	- Từ thực trạng này, tôi đã nghiên cứu, kết hợp phương pháp, sử dụng phương tiện phù hợp để phát huy hiệu quả bài dạy về truyện cười “Tam đại con gà” hướng tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, qua đó, giúp các em có thể vận dụng kỹ năng sống được học để viết bài văn nghị luận xã hội một cách toàn diện. Do vậy, tôi mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp: Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống và vận dụng kỹ năng sống để viết văn nghị luận xã hội cho học sinh qua truyện cười “Tam đại con gà”, chương trình Ngữ Văn 10, Ban cơ bản.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp cụ thể đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Trên thực tế, tôi đã sử dụng các kinh nghiệm và giải pháp cụ thể sau đây để giải quyết vấn đề của đề tài:
2.3.1. Bước thứ nhất: Công tác chuẩn bị.
	- Về phía giáo viên: Soạn bài bằng Powpoint để bài sinh động, dự kiến các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện bài dạy và các câu trả lời của học sinh. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài chu đáo, chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như giấy A3, bút viết bảng,
	- Đối với học sinh: Cần chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên, chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ.
2.3.2. Bước thứ hai: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện cười Tam đại con gà. Cụ thể:
I. Khái quát về truyện cười dân gian Việt Nam
1. Khái niệm
Là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn gọn, có kết cấu chặt chẽ, có kết thúc bất ngờ kể về những việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. [1]
2. Phân loại truyện cười:
- Truyện khôi hài: Kể về những cái đáng cười do hiểu lầm, hớ hênh, đãng trí hoặc khuyết tật của người khác, chủ yếu nhằm mua vui, giải trí. [1], [2]
- Truyện trào phúng: Kể về những thói hư tật xấu của con người, đi ngược lại với quan điểm đạo đức của nhân dân như thói lười biếng, giấu dốt, tham nhũng,... [1], [2]
II. Đọc hiểu truyện cười Tam đại con gà
1. Nhân vật thầy đồ
a. Mâu thuẫn của nhân vật
Câu hỏi: Nhân vật thầy đồ được giới thiệu là người như thế nào ?
- Được giới thiệu khái quát qua mấy dòng đầu của truyện:
+ Người dốt nát lại hay nói chữ, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt
+ Có người tưởng thật đón về dạy trẻ.
=> Điều trái tự nhiên là: Dốt nát lại làm ra vẻ là giỏi. Đây là mâu thuẫn của nhân vật. Và mâu thuẫn này sẽ được bộ lộ trong quá trình nhân vật tham gia các tình huống, sự kiện của truyện, từ đó làm nảy sinh tiếng cười và ý nghĩa, giá trị của truyện. 
b. Quá trình tự bộc lộ mâu thuẫn và cái dốt:
- Tình huống thứ nhất:
+ Gặp chữ kê nghĩa là gà trong sách Tam thiên tự thầy không biết nhưng học trò hỏi gấp.
+ Xử lí tình huống: Thầy đành nói bừa đó là chữ Dủ dỉ là con dù dì.
+ Nhân vật tự bộc lộ: Là kẻ dốt nát (đến những chữ cơ bản nhất trong sách dạy trẻ cũng không biết), lại còn giấu dốt và liều lĩnh.
- Tình huống thứ hai:
+ Thầy cũng tự thấy mình dốt, lòng thấp thỏm nên cho học trò đọc khẽ.
+ Xử lí tình huống: Thầy đến khấn thổ công và xin ba đài âm dương để xem có phải chữ dủ dỉ không. Cả ba đài được cả. Thầy đắc chí, ung dung cho học trò đọc to.
+ Nhân vật tự bộc lộ: Nhận thức được sự dốt nát nhưng vẫn chống chế, liều lĩnh. Là người vừa kém hiểu biết về sách vở, lại mê tín, vừa kém hiểu biết về thực tế (không ai hỏi về chữ nghĩa lại đi khấn thổ công và xin đài âm dương cả)
- Tình huống thứ ba:
+ Bị chủ nhà chất vấn: Đó là chữ kê là gà, sao thầy lại dạy các cháu đó là chữ Dủ dỉ là con dù dì ?
+ Xử lí tình huống: Nhận thức được là mình sai nhưng lại huênh hoang chống chế: “Tôi biết đó là chữ kê, nhưng tôi muốn dạy cháu đến tam đại con gà kia”.
+ Nhân vật tự bộc lộ: Là một người giấu dốt, huênh hoang, láu lỉnh, giỏi chống chế.
- Tình huống thứ tư:
+ Giải thích về tam đại con gà: “Này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”
+ Nhân vật tự bộc lộ: Là kẻ dốt nát nhưng lại láu lỉnh, tự che giấu cái dốt bằng những lời lẽ huênh hoang, liều lĩnh, phi lí, thiếu cơ sở khoa học.
2. Ý nghĩa của truyện và bài học rút ra.
Học sinh thảo luận nhóm, theo phân công sau đây:
- Nhóm 1: Thảo luận giá trị, ý nghĩa và bài học rút ra của tình huống 1.
- Nhóm 2: Thảo luận giá trị, ý nghĩa và bài học rút ra của tình huống 2.
- Nhóm 3: Thảo luận giá trị, ý nghĩa và bài học rút ra của tình huống 3.
- Nhóm 4: Thảo luận giá trị, ý nghĩa và bài học rút ra của tình huống 4.
Học sinh trả lời, giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày, góp ý, nhận xét, bổ sung. Cuối cùng kết luận vấn đề và nêu bật một số nội dung sau:
- Ở tình huống thứ nhất:
+ Ý nghĩa phê phán là: Phê phán những kẻ dốt nát mà lại huênh hoang, giấu dốt và liều lĩnh.
+ Bài học rút ra: Con người luôn phải biết khiêm tốn; không giấu dốt và cần học hỏi không ngừng.
- Ở tình huống thứ hai:
+ Ý nghĩa phê phán: Phê phán những kẻ dốt nát, lại mê tín và liều lĩnh, hành động thiếu cơ sở khoa học. Đồng thời, cũng phê phán những kẻ nhận thức đúng đắn nhưng hành động lại trái ngược.
+ Bài học rút ra: Nhận thức và hành động luôn phải thống nhất để đi đến thành công. Trong việc xử lí các tình huống của cuộc sống phải trên cơ sở khoa học, thực tế.
- Ở tình huống thứ 3:
+ Ý nghĩa phê phán: Phê phán những kẻ dốt nát mà lại chống chế, huênh hoang.
+ Bài học rút ra: Con người không huênh hoang giấu dốt mà luôn cần khiêm tốn học hỏi.
- Ở tình huống thứ 4:
+ Ý nghĩa phê phán là: Phê phán những kẻ kém hiểu biết sách vở, lại kém hiểu biết thực tế nhưng lại huênh hoang văn hay chữ tốt, liều lĩnh dạy đời bằng những ngôn từ phi lí.
+ Bài học rút ra: Con người luôn cần có những hiểu biết phong phú cả về sách vở lẫn thực tế cuộc sống để có thể thành công trong cuộc sống. Khi thuyết phục người khác một vấn đề nào đó cần có cơ sở và hiểu biết chắc chắn, thực tế, khoa học.
2.3.3. Bước thứ ba: Vận dụng giá trị, ý nghĩa và bài học của truyện vào thực tế cuộc sống để rèn luyện kỹ năng sống.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm để phát hiện những kỹ năng sống cần thiết đã tiếp thu được thông qua bài học. Giáo viên cần kết luận những vấn đề cơ bản sau:
	Thứ nhất: Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
	- Người đón thầy đồ về dạy chữ cho con đã không tìm hiểu trước về thầy đồ mà chỉ thông qua việc lắng nghe một chiều hoặc biểu hiện một chiều từ phía thầy đồ về trình độ và khả năng văn hay chữ tốt, nên dẫn đến hậu quả là tìm phải một thầy đồ dốt nát. Cho nên, mục đích tìm người dạy chữ cho con đã không thực hiện được như mong muốn.
	- Ngược lại, xử lí thông tin nếu thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, kèm theo sự liều lĩnh thì hậu quả sẽ khó lường trước được. Cụ thể là, thầy đồ đã xử lí việc tìm hiểu một chữ và nghĩa trong sách đang dạy cho học trò bằng cách xin ba đài âm dương chứ không phải là học hỏi những người có hiểu biết hơn. Cuối cùng, thầy đồ đã có quyết định liều lĩnh và bộc lộ cái dốt của mình, khi cho học trò đọc to mấy chữ vừa khấn xin thổ công thành công.
	- Kết luận về kỹ năng: 
	+ Qua tình huống này kỹ năng cần phải rèn luyện là: Biết xem xét, tìm hiểu đối tượng trước khi làm công việc gì đó có liên quan đến đối tượng, phải xem xét thấu đáo về đối tượng, có đánh giá thực tế trước khi hợp tác hoặc tác động đến đối tượng trong cuộc sống.
	+ “Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin là một kỹ năng sống quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp  thời” [7]. Nó cũng đòi hỏi mỗi người phải biết tìm kiếm, sàng lọc, xử lí thông tin để có những thông tin chính xác, đáng tin cậy nhất. Từ đó, giúp ta có cái nhìn chính xác, nhiều chiều, phong phú về sự việc, hiện tượng để có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. 
	Thứ hai: Kĩ năng tự nhận thức.
	- Từ câu chuyện có thể thấy, bản thân thầy đồ cũng có những ưu điểm không thể bỏ qua, đó là khả năng tự nhận thức, khả năng hiểu biết chính bản thân mình (biết mình), cũng như nhận thức rất rõ năng lực của bản thân. Vì thế, trong câu truyện, ta thấy, thầy đồ đã luôn nhận thấy mình dốt. Tuy nhiên, cách xử lí của thầy lại là chuyện khác. Nhưng, nhận thức được bản thân mình như thầy đồ cũng là bài học đáng quan tâm và học tập.
	- Từ đó có thể kết luận với học sinh: Tự nhận thức luôn là kỹ năng cần thiết để biết mình đang ở đâu trong xã hội, trong công việc hoặc một lĩnh vực cụ thể. Rèn luyện kỹ năng này, cùng với ý chí tiến thủ và học hỏi không ngừng sẽ giúp mỗi người không ngừng vươn lên trong cuộc sống và đạt tới ước mơ của mình. 
Thứ ba: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Nhân vật thầy đồ thực sự có biết đến kĩ năng này, khi thầy không biết cái chữ mà học trò đang hỏi là gì, thầy quyết định liều lĩnh đó là chữ Dủ dỉ là con dù dì. Tuy nhiên, thầy đồ không dám chắc nên bảo học trò đọc nhỏ. Để chắc chắn, thầy đồ đã tìm kiếm sự hỗ trợ, đã tìm đến bàn thờ thổ công khấn xin ba đài âm dương xem chữ đó có đúng như thầy đang dạy hay không. Như thế có thể thấy, kỹ năng tìm kiếm hỗ trợ trong bất cứ tình huống nào cũng quan trọng để giúp chúng ta giải quyết các tình huống của cuộc sống.
- Điều đáng nói là, thầy đồ đã tìm kiến sự hỗ trợ không phải bởi những người hiểu biết hơn hoặc những cơ sở khoa học và thực tế đáng tin cậy, thầy đồ đã tìm sự hỗ trợ từ một nhân vật chỉ có tính biểu tượng tâm tinh và bằng phương pháp mê tín, siêu hình. Do vậy, kết quả là thầy đồ đã thực sự thất bại và bộc lộ sự dốt nát, liều lĩnh, kém hiểu biết và mê tín của mình.
- Từ đó, giáo viên có thể kết luận: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Nên, rèn luyện kỹ năng tìm kiến sự hỗ trợ là tất yếu trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay. Tuy nhiên, không phải sự hỗ trợ nào cũng giúp ích cho mỗi người. Tìm kiếm sự hỗ trợ phải đi liền với khả năng nhận thức, hiểu biết, xử lí thông tin mới đem lại hiệu quả và giúp ích cho mỗi người, chứ tìm kiến sự hỗ trợ theo cách của thầy đồ trong truyện là hoàn toàn sai lầm trong cuộc sống. Học sinh cần nhớ, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cần dựa trên các yếu tố [7]:
+ Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ.
+ Biết xác định được những địa chỉ đáng tin cậy.
+ Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
+ Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
Thứ tư: Kĩ năng ra quyết định
- Trong trường hợp của thầy đồ, trước tình huống bị học trò hỏi gấp và sự chất vấn chữ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_va_van_dung_ky_nang_s.doc