SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT Quảng Xương 4

 Từ xa xưa đã có rất nhiều câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy chữ, dạy người cho học sinh như:

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”;

“Không thầy đố mày làm nên”;

 “Người không học như ngọckhông mài”.

 Còn theo quan niệm Mácxit thì phẩm chất đạo đức là bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diện của con người. Như vậy, đạo đức là một thành phần cơ bản của nhân cách và gắn bó chặt chẽ với các mặt khác trong nhân cách hoàn chỉnh của con người nói chung và học sinh nói riêng. Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức sẽ tạo nên những chuyển biến cơ bản cho các mặt giáo dục toàn diện.[3]

 Quán triệt lời dạy của Bác Hồ: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”, ngành giáo dục xem công tác giáo dục đạo đức học sinh là vị trí then chốt trong các nhà trường.[5]

 Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một đòi hỏi thường xuyên và cấp thiết của ngành giáo dục - đào tạo. Chúng ta phải hình thành cho các em có sự phát triển toàn diện nhân cách, đó là sự thống nhất giữa đức và tài, là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực.

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế xã hội thế giới, nước ta đã gặt hái được những thành quả đáng kể. Tuy nhiên, cùng với những giá trị tốt đẹp đó thì hàng loạt giá trị thấp kém cũng theo gót vào Việt Nam. Điều đó đã làm hủy hoại, xói mòn nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào, đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì điều đó lại càng dễ dàng.

 

doc 18 trang thuychi01 7090
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Từ xa xưa đã có rất nhiều câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy chữ, dạy người cho học sinh như: 
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”; 
“Không thầy đố mày làm nên”;
 “Người không học như ngọckhông mài”.
 Còn theo quan niệm Mácxit thì phẩm chất đạo đức là bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diện của con người. Như vậy, đạo đức là một thành phần cơ bản của nhân cách và gắn bó chặt chẽ với các mặt khác trong nhân cách hoàn chỉnh của con người nói chung và học sinh nói riêng. Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức sẽ tạo nên những chuyển biến cơ bản cho các mặt giáo dục toàn diện.[3]
 Quán triệt lời dạy của Bác Hồ: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”, ngành giáo dục xem công tác giáo dục đạo đức học sinh là vị trí then chốt trong các nhà trường.[5]
 Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một đòi hỏi thường xuyên và cấp thiết của ngành giáo dục - đào tạo. Chúng ta phải hình thành cho các em có sự phát triển toàn diện nhân cách, đó là sự thống nhất giữa đức và tài, là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực. 
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế xã hội thế giới, nước ta đã gặt hái được những thành quả đáng kể. Tuy nhiên, cùng với những giá trị tốt đẹp đó thì hàng loạt giá trị thấp kém cũng theo gót vào Việt Nam. Điều đó đã làm hủy hoại, xói mòn nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào, đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì điều đó lại càng dễ dàng.
Thực tế cho thấy, bất cứ lớp học nào cũng có học sinh ngoan, có ý thức, chịu khó học và những học sinh cá biệt, luôn có những hành vi trái ngược chuẩn mực đạo đức, biểu hiện lệch lạc về lối sống Lớp 10M trường THPT Quảng Xương 4 do tôi chủ nhiệm cũng không nằm ngoại lệ.
Là một giáo viên chủ nhiệm, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt trong lớp chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong nhà trường, tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT Quảng Xương 4".
2. Mục đích nghiên cứu
 Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục học sinh ở Trường THPT Quảng Xương 4.
3. Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm này được tôi áp dụng ở học sinh lớp 10M trường THPT Quảng Xương 4 huyện Quảng Xương –Thanh Hóa
Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/ 2018 đến tháng 3/2019
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:Thu thập những thông tin lí luận, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet.
4.2. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh.
4.3. Phương pháp điều tra:Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học sinh và bạn bè của học sinh, nội chuyện và tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình cũng như nhưng khó khăn trong hoc tập,trong cuộc sống mà các em gặp phải.
4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu kết quả: So sánh đối chiếu giữa kết quả khi chưa thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài.
4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm khác trong trường mình.
4.6. Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng vào công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10M trường THPT Quảng Xương 4.
 PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh sự kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội vô cùng quan trọng . Lúc sơ sinh vai trò của gia đình là chủ đạo, tuổi học mầm non gia đình và nhà trường góp phần quyết định, tuổi học phổ thông (từ tiểu học tới trung học) càng lớn vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội càng cân đối. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh THPT phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường và xã hội. 
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người.[5]
 Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “Quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm nămtrồng người”.[3] Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, lối sống của học sinh. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Thực tế môi trường sống hiện nay vẫn còn một số hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút v.v đã tác động tiêu cực đến môi trường giáo dục đạo đức, không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của học sinh. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp và phát huy nhằm giáo dục về tình hình và nhiệm vụ của đất nước, tình hình thời sự, chính trị trong nước và thế giới (có định hướng chính trị rõ ràng); giáo dục về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội - chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, về quyền tự do, dân chủ và trách nhiệm công dân; bồi dưỡng một số kỹ năng sinh hoạt chính trị - xã hội cần thiết.[1] Đó là cơ sở lý luận mà tôi chọn vấn đề này .
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “cơm no áo ấm” dần dần tiến tới “ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta. Cho nên ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết hơn. Tuy nhiên ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ. Nó làm lu mờ lí trí, bôi đen nhân cách của một bộ phận nhỏ học sinh khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọngđạo” dường như bị xem nhẹ. Rồi các tệ nạn xã hội như lưu truyền, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy  có thể nói là đầy rẫy trước mắt. Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình .mà đằng sau đó là một sự bao che dung túng của gia đình. Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ là quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt học tập, đạo đức của các em. Do đó, chủ nhiệm lớp là một công việc vô cùng khó khăn và vất vả.[2] 
3. Đặc điểm tình hình lớp 10M
 3.1. Thuận lợi 
- Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương.
- Phần lớn học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lẽ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động phong trào do nhà trường ,Đoàn trường, lớp tổ chức. 
- Cơ sở vật chất mới, khang trang. Tạo không khí phấn khích trong học sinh và giáo viên. Phòng học sạch, thoáng mát, trang thiết bị hiện đại như tất cả các phòng học đều có máy chiếu,phòng Lab họ nghe môn tiếng anh, quạt, bàn ghế cho học sinh, kể cả ghế ngồi của học sinh khi sinh hoạt dưới cờ tương đối đầy đủ. 
- Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong hội đồng sư phạm nhà trường.
- Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình đều đạt chuẩn, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng.
- Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo là người trực tiếp giảng dạy bộ môn trên lớp luôn quan tâm sát sao đến từng em.
- Hầu hết các phụ huynh học sinh đều quan tâm đến việc học cũng như đạo đức của các em.
3.2. Khó khăn 
	- Đầu năm học 2018 - 2019 tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 10M. Đây là lớp có nhiều em lười học, ham chơi, tinh nghịch ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp.
- Một số phụ huynh học sinh phải bươn chải cuộc sống, ít có điều kiện để quan tâm chăm sóc con cái. Phụ huynh học sinh thiếu thông tin về kiến thức xã hội, kiến thức nuôi dạy con, chưa tự giác, chủ động phối hợp với nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý con em mình, chỉ khi nào mời thì các bậc phụ huynh mới đến, đôi khi không đến.
-Do đặc thù của vùng khó khăn bãi ngang ven biển,đời sống thấp và một số phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đầu tư cho con học tập.
	- Vẫn còn một số em học sinh cá biệt chây lười trong học tập, thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường làm ảnh hưởng đến phong trào của lớp.
- Ban cán sự lớp năng lực chưa có, kinh nghiệm và việc quản lí lớp còn hạn chế.
	- Môi trường xung quanh có rất nhiều tụ điểm vui chơi giải trí, nên một số học sinh đã bị cuốn hút vào nơi đó và lãng quên việc học của mình.
3.3. Một số em cá biệt
1. Tô Văn Thụy
2. Nguyễn Văn Dũng
3. Lê Văn Nam
4. Lê Duy Ngọ
- Tinh thần,ý thức kỉ luật chấp hành nội qui trường, lớp của các em chưa cao.
 - Em Thụy- phụ huynh quan tâm việc học của em nhưng bản thân em tiết nào cũng chép bài không đủ, nói chuyện, cười đùa lúc giáo viên giảng bài, thường xuyên không làm bài tập ở nhà, gọi trả bài không thuộc, đặc biệt tiết học môn toán em đều nói chuyện, giáo viên bộ môn nhắc nhở rất nhiều lần. Mỗi tuần bị ghi sổ đầu bài hai, ba lần.
- Em Dũng - cha mẹ đi làm xa, không có sự quan tâm của người lớn em thường vắng học buổi chiều không phép, đi học trễ, không được học bồi dưỡng các môn yếu. Em đã được tôi nhắc nhở nhiều lần vẫn vắng học buổi chiều thường xuyên. 
 - Em Nam– phụ huynh có quan tâm nhưng bản thân em học yếu, thường xuyên quên sách vở, ngồi học không chú ý, đặc biệt là ham chơi game, vi phạm đồng phục thường xuyên...
- Em Ngọ – Ghi chép tương đối đầy đủ, nhưng học yếu, thường xuyên đi học muộn, nghỉ học buổi chiều vô lí do, ham chơi, vi phạm đồng phục, phụ huynh chưa thật sự quan tâm...
4. Các giải pháp đã sử dụng để giáo dục học sinh cá biệt	
4.1. Ổn định tổ chức, nắm tình hình lớp chủ nhiệm
- Giáo viên phải nắm bắt được tình hình của lớp: Sĩ số, nam, nữ, đối tượng học sinh, số điện thoại liên lạc với gia đình. Quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của các em như bố mẹ có đi làm ăn xa không; ở với bố mẹ hay ở với ông bà, chú bác .....
- Ổn định tổ chức lớp, bầu ban cán sự lớp thông qua sự tín nhiệm của các học sinh trong lớp và sự tìm hiểu về lớp của GVCN.
- GVCN bước đầu phải nắm bắt kịp thời vài học sinh cần quan tâm, cần theo dõi nhiều hơn.
- Tiến hành phân loại học sinh cá biệt: 
+ Nhóm thứ nhất: Học yếu.
+ Nhóm thứ hai: Ham chơi, nghịch ngợm, học yếu.
- Việc tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em (sau khi họp ban cán sự lớp tìm hiểu về tình hình học tập và đạo đức của học sinh, nhất là những em học yếu, có đạo đức chưa tốt). Chỗ ngồi có tác động tâm lý rất lớn đến các em. Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. Những em này cũng không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp xếp các em này ngồi bên những em học tốt, nghiêm túc trong giờ học.
Ví dụ: Em: Tô Văn Thụy, Nguyễn Văn Dũng là hai học sinh học yếu, hay cười, hay giỡn trong lớp, tôi phải tìm và chọn những em học tốt nhưng trầm tính như em Nguyễn Thị Quỳnh, Uông Huyền Trang ngồi bên cạnh.
	Em: Lê Văn Nam, Lê Duy Ngọ là hai học sinh học yếu, thụ động trong mọi hoạt động, trầm tính thì tôi lại xếp ngồi bên em: Nguyễn Thị Vân Anh, Mai Thị Huyền học tốt, vui tính, hay nói chuyện. Bằng khả năng và trách nhiệm của mình, các em: Quỳnh, Trang, Vân Anh, Huyền đã từ từ giúp các bạn:Thụy, Dũng, Nam, Ngọ tiến bộ dần lên không những về mặt học tập mà cả về mặt đạo đức. Trọng Hùng không còn tình trạng nghỉ học vô lí do, hạn chế dần việc vi phạm, ghi bài đầy dủ hơn. Minh nghiêm túc hơn trong giờ học, trong giờ học Toán và giờ Vật lí còn xung phong phát biểu tích cực....
4.2. Tiếp xúc với học sinh cá biệt
Giáo viên chủ nhiệm có tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào, hoàn cảnh ra sao. Có tiếp xúc với các em mới rút ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc của lớp, những thiếu sót của bản thânvà đặc biệt các em học sinh cá biệt thuộc nhóm một chỉ cần tiếp xúc, động viên các em sẽ thấy được các tiến bộ của các em trong học tập.
4.3. Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên bám lớp, bám trường giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến học sinh cá biệt
- Giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp vào mười phút đầu buổi. Giáo viên đến lớp như vậy để giúp các em ôn bài, hạn chế được những hành vi vi phạm của các em cá biệt. 
Ví dụ: Em Tô Văn Thụy, em này thường xuyên quên vở và không chép bài học. Với em này, mỗi buổi đến lớp tôi trực tiếp kiểm tra vở và hàng tuần vào tiết sinh hoạt lớp yêu cầu em này đưa đủ các loại vở cho GVCN kiểm tra (làm liên tục trong 1 tháng).
- Giáo viên phải tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên cho lớp nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần với thời gian ngắn (GV hạn chế để lớp cứ tập trung phê bình học sinh cá biệt), dành thời gian nhiều hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, rèn kĩ năng sống, thi trả lời câu đố, khích lệ các em này tham gia hòa nhập vui vẻ cùng tập thể.
- Đối với học sinh hay vi phạm nội quy của trường, khó bảo, giáo viên cũng như tập thể quan tâm theo dõi giúp đỡ thay vì nghiêm khắc phê bình trước tập thể lớp. Giáo viên cần phải lấy tình thương yêu, lời lẽ phải trái phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mình.[6] Chẳng hạn: Em Nguyễn Văn Dũng thường xuyên vi phạm nội quy của trường (sai đồng phục, đi dép lê, thiếu sách vở và không ngi chép bài đầy đủ) tập thể lớp phản ánh và GVCN nhắc nhở rất nhiều lần bạn này vẫn không thay đổi. Với biện pháp: Mời 3 bạn: Duy, Sơn (tác phong nghiêm túc) và Dũng cùng GVCN gặp nhau chuyện trò vô tư, thoải mái về trường về lớp. Sau đó tôi mới đi vào nội dung chính, hai bạn này nói lên những lời nói chân thành về bạn Dũng kết hợp với lời phân tích rõ ràng của GVCN dần mới cảm hóa được em Dũng.
- Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học sinh. Giáo viên không thiên vị, phải công minh trong khi khen cũng như chê các em. Những lời động viên khi các em làm việc tốt, những lời nhắc nhở khi các em làm sai có tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các em.
- Như vậy việc gì cần giải quyết giáo viên chủ nhiệm giải quyết kịp thời sau mỗi buổi học, không đợi đến sinh hoạt lớp. Làm như vậy rất dễ dàng chấn chỉnh nề nếp của tập thể. Điều hết sức quan trọng là cách đối xử, xử lý học sinh cá biệt không nên quá nghiêm khắc. Khen chê học sinh phải công minh, có làm được như vậy học sinh mới nể phục.
4.4.Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, các tổ chức trong nhà trường, tổ tư vấn tâm lý học đường và phụ huynh học sinh
 -Bản thân tôi tăng cường hơn trong công tác phối kết hợp với giáo viên bộ môn, ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ tư vấn tâm lý trong nhà trường trong quá trình giáo dục để nắm bắt kịp thời những thông tin của các em, kịp thời tìm hiểu nguyên nhân, động viên, uốn nắn kịp thời, đưa ra được những lời khuyên bổ ích cho các em, đông thời ban hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ tổ chức những hoạt động bổ ích để các em có được những sân chơi lành mạnh. Ngược lại, tôi cũng phải thường xuyên cung cấp các thông tin của những học sinh này cho giáo viên bộ môn và nhà trường rõ kể cả những khuyết điểm cũng như sự chuyển biến của các em để có hướng cùng phối hợp tác động. vấn đề này tôi luôn nêu ý kiến của mình về đặc điểm của từng em qua các cuộc họp giao ban của giáo viên chủ nhiệm hoặc trong cuộc họp hội đồng, họp chuyên môn hay gặp trực tiếp các giáo viên bộ môn. 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS trường THPT Quảng Xương 4
Chủ đề tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ
 Chủ đề Tháng 12: Phòng chống tệ nạn xã hội
 Chủ đề tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn qua từng tiết dạy có
 thể bỏ ra một khoảng thời gian để động viên khen ngợi về sự tiến bộ của các em một cử chỉ động viên nhỏ cũng đã tạo ra cho các em một sự gần gũi, một niềm tin trong học tập về thầy cô giáo của mình.
- Với nhà trường và ban hoạt động ngoài giờ có sổ theo dõi cụ thể về các đối tượng này, áp dụng một số hình thức kĩ luật để răn đe các em. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng ban hoạt động ngoài giờ theo phương thức vừa đấm vừa xoa để tạo cho các em hướng khắc phục những khuyết điểm. Trong các buổi chào cờ, cô tổng phụ trách cố gắng tìm ra sự tiến bộ của các em để nêu gương trước tập thể (dù chỉ là một sự tiến bộ nhỏ).
- Là giáo viên chủ nhiệm tôi thường xuyên liên hệ với các phụ huynh học sinh này để cung cấp các thông tin của các em cho phụ huynh biết một cách kịp thời, đặc biệt là sự tiến bộ của các em. Trên cơ sở đó phụ huynh sẽ tiếp tục phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để giáo dục các em. Việc liên hệ với phụ huynh học sinh có thể qua nhiều hình thức tùy vào mức độ vi phạm của các em: Qua số điện thoại nhà, mời đến trường h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_nham_gop_phan_nan.doc
  • docBia Sang Kien Kinh Nghiệm - Mai Hà.doc