SKKN Kinh nghiệm dạy tác phẩm chí phèo của Nam Cao (Ngữ văn lớp 11 – Chương trình cơ bản) theo định hướng phát triển năng lực
Thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 29 TW 8 khóa XI, giáo dục phổ thông ở nước ta đang thực hiện bước chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh[1].Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập[2]. Chủ trương đổi mới đúng đắn đó đang là vấn đề thời sự được cả nhà trường và toàn xã hội quan tâm.
Mong muốn làm thế nào để có được những tiết học hiệu quả, học sinh có niềm đam mê, yêu thích với môn học Ngữ văn. Đây là một khó khăn và thách thức đòi hỏi tôi luôn cố gắng tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với sự đổi mới hiện nay.
Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy trên lớp, qua các tiết học dự giờ. Tôi nhận thấy giáo viên còn khó khăn trong việc tìm ra phương pháp dạy phù hợp. Hầu hết các tiết dạy giáo viên còn duy trì lối dạy truyền thống theo hình thức đọc chép. Trong khi giảng dạy giáo viên vẫn truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều mang tính áp đặt những kiến thức và sự cảm thụ văn chương của mình cho học sinh chép vào vở. Trong tiết kiểm tra học sinh bê nguyên lời thầy giảng vào bài làm. Học sinh đã hình thành thói quen tư duy lười suy nghĩ, dần dẫn đến thụ động, phụ thuộc, từ dó ngày càng chán ngán với môn học này.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM DẠY TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO (NGỮ VĂN LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ MAI Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lí luận 2 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 3 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3 2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17 2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động dạy và học 17 2.4.2. Đối với đồng nghiệp và nhà trường 18 3. Kết luận và kiến nghị 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 19 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Được hiểu là THPT: Trung học phổ thông GV: Giáo viên HS: Học sinh 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 29 TW 8 khóa XI, giáo dục phổ thông ở nước ta đang thực hiện bước chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh[1].Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập[2]. Chủ trương đổi mới đúng đắn đó đang là vấn đề thời sự được cả nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Mong muốn làm thế nào để có được những tiết học hiệu quả, học sinh có niềm đam mê, yêu thích với môn học Ngữ văn. Đây là một khó khăn và thách thức đòi hỏi tôi luôn cố gắng tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với sự đổi mới hiện nay. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy trên lớp, qua các tiết học dự giờ. Tôi nhận thấy giáo viên còn khó khăn trong việc tìm ra phương pháp dạy phù hợp. Hầu hết các tiết dạy giáo viên còn duy trì lối dạy truyền thống theo hình thức đọc chép. Trong khi giảng dạy giáo viên vẫn truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều mang tính áp đặt những kiến thức và sự cảm thụ văn chương của mình cho học sinh chép vào vở. Trong tiết kiểm tra học sinh bê nguyên lời thầy giảng vào bài làm. Học sinh đã hình thành thói quen tư duy lười suy nghĩ, dần dẫn đến thụ động, phụ thuộc, từ dó ngày càng chán ngán với môn học này. Để khắc phục tình trạng học sinh thường có tâm lí chán học môn Ngữ văn và nâng cao chất lượng trong việc dạy học thì giáo viên phải luôn có sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Hình thành cho học sinh các năng lực giải quyết vấn đề nhất là các vấn đề trong thực tiễn đời sống, năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ, để học sinh tham gia vào các hoạt động học tập một cách chủ động. Có như vậy thì chúng ta mới khơi được lòng đam mê, sự yêu thích của các em với môn văn. Học sinh mới thực sự chiếm lĩnh tri thức, vận dụng tri thức của môn học vào giải quyết được các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm dạy tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao ( Ngữ văn 11 – chương trình cơ bản) theo định hướng phát triển năng lực làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài định hướng và hình thành cho học sinh một số các năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề: Nhận biết được tình huống và tìm giải pháp để giải quyết những vấn đề đặc biệt là những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. - Năng lực hợp tác: Năng lực cùng nhau làm việc theo nhóm. - Năng lực tự quản bản thân: Giúp mỗi người chủ động và có trách nhiệm với những suy nghĩ, việc làm của mình, sống có kỉ luật, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. - Năng lực thưởng thức văn học: Biết rung động trước cái đẹp và cái thiện, hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu kinh nghiệm dạy tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao ( Ngữ văn 11 – chương trình cơ bản) theo định hướng phát triển năng lực tại lớp 11C10 ( lớp dạy thực nghiệm) và 11C9 ( lớp đối chứng) của trường THPT Triệu Sơn 1 năm học 2018 – 2019 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, soạn bài giảng theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát giờ dạy của giáo viên để thấy được tính hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Phương pháp thống kê, phân loại ( thống kê phân loại kết quả khảo sát thực trạng và kết quả dạy học qua thực nghiệm và lớp đôi chứng). Phương pháp phân tích, tổng hợp( phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng và kết quả dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng). 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận. Các Nghị quyết, chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và chính phủ về dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh: Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết 29/2013/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”.[1] Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ - TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.[3] Nghị quyết 88 Quốc hội XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác và khả năng tư duy đọc lập”; “ Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh”.[2] Dạy học theo định hướng phát triển năng lực: “ Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp”[4]. “Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”[4]. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến. + Từ thực tế giảng dạy tại trường THPT, tôi nhận thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực,tự học của học sinh ở môn Ngữ văn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm, dạy học chưa thật sự phát huy được năng lực của học sinh. + Hiện nay, đa số học sinh thường có tâm lí ngại học, không chú trọng môn Ngữ văn, cho rằng môn văn chỉ học để thi xét tốt nghiệp. + Tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là một tác phẩm khó tiếp nhận với học sinh. Vì tác phẩm có dung lượng dài, bên cạnh đó lại có một số đoạn bị lược bỏ bớt đi, nên khi đọc tiếp xúc với tác phẩm học sinh còn lơ mơ hiểu không hết ý nghĩa của văn bản. Ngoài ra, hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa cũng chưa được xây dựng một cách có hệ thống, rất ít các câu hỏi được xây dựng để hình thành các năng lực cho học sinh. Vì vậy việc dạy học tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao theo định hướng phát triển năng lực là cần thiết nhằm khơi dậy ở các em niềm đam mê trong học tập. Đồng thời giúp các em có thêm những tri thức vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tế đời sống. 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. * Giải pháp 1: Định hướng trọng tâm của bài học : Đọc hiểu tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao theo định hướng phát triển năng lực. * Giải pháp 2: Định hướng nội dung bài học 1. Nội dung 1: Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, đề tài, chủ đề của tác phẩm. 2. Nội dung 2: Tìm hiểu chi tiết nội dung của tác phẩm. 2.a. Hình ảnh làng Vũ Đại 2.b. Hình tượng nhân vật Chí Phèo - Trước khi vào tù - Người nông dân lương thiện. - Sau khi ra tù – Con quỷ dữ của làng Vũ đại. - Chí phèo – con người có khát vọng làm người. - Chí phèo – Bi kịch bị từ chối quyền làm người. 2.c. Nhân vật Bá Kiến. 3. Nội dung 3.Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 4. Nội dung 4. Luyện tập, kiểm tra đánh giá, vận dụng, mở rộng. * Giải pháp 3: Định hướng mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm chính về quan điểm nghệ thuật, những đề tài chủ yếu, phong cách nghệ thuật của tác giả. - Cảm nhận được hình tượng nhân vật Chí Phèo ( sự thay đổi nhân hình nhân tính, tâm trạng khi gặp Thị Nở). - Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo mới mẻ cảo tác phẩm. - Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao như: Điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật 2. Kỹ năng: - Kỹ năng đọc hiểu: + Có kỹ năng nhận thức về nhân vật, phát hiện các chi tiết, sự việc tiêu biểu, nhận diện được các phương thức biểu đạt chính, kiểu văn bản. - Kỹ năng tạo lập văn bản: + Tóm tắt được một văn bản văn xuôi theo tuyến nhân vật chính hoặc theo cốt truyện. + Biết cách phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. + Tạo lập được văn bản nghị luận về một vấn đề văn học hoặc xã hội đặt ra trong văn bản. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tự đấu tranh và tinh thần nhân đạo - Có được tình yêu với con người, cảnh vật, củng cố niềm tin vào chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa trong cuộc sống. Hướng đến chính nghĩa, có lối sống đẹp, lí tưởng cao đẹp. 4. Năng lực. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. - Năng lực hợp tác, năng lực tự chủ. - Năng lực thẩm mĩ. * Giải pháp 4: Xây dựng khung năng lực theo các mức độ vận dụng trong bài học. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao Tìm hiểu chung - Nêu hoàn cảnh sáng tác, - Tóm tắt được cốt truyện, chỉ ra được đề tài, nhan đề, chủ đề của tác phẩm. - Giải thích tác động của hoàn cảnh sáng tác đến việc xây dựng cốt truyện, kết thúc truyện, và thể hiện cái nhìn về người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945 - Vận dụng hiểu biết về tác phẩm để lí giải nhan đề của tác phẩm. - So sánh giữa các tình tiết, sự kiện,tình huống trong tác phẩm hoặc giữa các tác phẩm cùng thể loại để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Tiềm hiểu chi tiết văn bản Xác định các hình tượng : Làng Vũ Đại, nhân vật Chí Phèo, nhân vật Bá Kiến Hình ảnh làng Vũ Đại - Chỉ ra chi tiết, hình ảnh đặc sắc về làng Vũ Đại. - Phân tích tác dụng của các chi tiết, hình ảnh về làng Vũ Đại đối với tác phẩm. Khái quát, nhận xét về hình ảnh làng Vũ Đại. Hình tượng nhân vật Chí Phèo - Chỉ ra những sự việc chính xảy ra với nhân vật Chí Phèo. - Phân tích quá trình tha hóa, quá trình hồi sinh và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo. - Phân tích tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong tác Phẩm. - Từ nhân vật Chí Phèo rút ra những bài học cho bản thân trong cuộc sống. Hình tượng Bá Kiến - Chỉ ra những chi tiết tiêu biểu về nhân vật Bá Kiến - Phân tích tính cách của Bá Kiến - Ấn tượng sâu đậm nhất về nhân vật Bá Kiến. Tổng kết - Xác định những giá trị cơ bản về tác phẩm - Chỉ ra những nết chính về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Khái quát, nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Luyện tập, kiểm tra, đánh giá - Chỉ ra ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc của tác phẩm. - Hiểu được nghệ thuật khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam cao. - Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo. Vận dụng, mở rộng - Lí giải ý nghĩa nhan đề của truyện. - Cảm nhận được thái độ của tác giả giành cho người nông dân trong tác phẩm. Làm rõ thông điệp của nhà văn về giá trị của cuộc sống, những bài học đạo lý từ tác phẩm: tình yêu thương, niềm tin, khát vọng sống * Giải pháp 5: Xây dựng quy trình dạy học tác phẩm. Bước 1: Hoạt động khởi động a. Mục đích của bước này là giúp HS: Huy động vốn kiến thức và kĩ năng để chuẩn bị tiếp nhận vốn kiến thức và kĩ năng mới, đồng thời tạo hứng thú cho HS và giúp GV nắm bắt được những hiểu biết của HS những vấn đề về cuộc sống có liên quan đến bài học[4] b. Nội dung và hình thức khởi động: - Câu hỏi, bài tập: HS có thể quan sát tranh ảnh đã sưu tầm hoặc HS có thể xem một đoạn phim “ Làng Vũ đại ngày ấy”, thảo luận cuộc sống của nhân vật Chí Phèo hơặc HS trả lời những câu hỏi của GV đã thiết kế như: Đoạn clip em vừa xem có những nhân vật nào? Những nhân vật đó gợi em nhớ tới tác phẩm nào, của ai? Tác phẩm đó viết về đề tài gì? Những câu hỏi mang tính chất nhẹ nhàng, đơn giản để HS khám phá. Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Mục đích của bước này: giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các hoạt động, bài tập, nhiệm vụ.[4] b. Nội dung và hình thức các hoạt động, bài tập, nhiệm vụ được tiến hành theo trình tự sau: - Đọc hiểu văn bản: Bước này yêu cầu HS đọc văn bản và tìm hiểu những thông tin tác phẩm trước ở nhà. Đến lớp GV cho HS trình bày dưới những câu hỏi nêu vấn đề để HS nắm được những kiến thức trọng tâm về: + Kiến thức về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, đề tài, chủ đề) + Tìm hiểu về bố cục của tác phẩm (tóm tắt tác phẩm, chia đoạn, tìm ý chính) + Tìm hiểu nhan đề của tác phẩm. + Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa văn bản qua tình huống truyện, nhân vật, hình tượng, chi tiết nghệ thuật. + Tìm hiểu phong cách tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. - Các hoạt động của HS trong bước này gồm: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, một số trường hợp có thể có hoạt động chung cả lớp. - Phương pháp thiết kế bao gồm: + Thiết kế các câu hỏi thảo luận, các tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ giải quyết. + Thiết kế các hoạt động kích thích khám phá, sáng tạo HS. Bước 3: Hoạt động thực hành a) Mục đích của hoạt động này giúp HS củng cố và rèn luyện các kỹ năng đã có, hình thành những kiến thức mới và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ.[4] - Với tác phẩm “ Chí Phèo” mục đích hoạt động thực hành chính là nhằm luyện tập kĩ năng đọc hiểu, phân tích, cảm thụ, giải quyết vấn đề của tác phẩm. b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ - Nội dung thực hành bao gồm các bài tập/ nhiệm vụ hướng tới các kĩ năng sau đây: + Đọc hiểu tác phẩm, những thông tin liên quan để hiểu nội dung của văn bản. + Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật cuả tác phẩm. + Cảm thụ, thưởng thức, đánh giá được vẻ đẹp, ý nghĩa của tác phẩm văn chương. + Trình bày được suy nghĩ của mình về một vấn đề trong tác phẩm dưới ngôn ngữ nói và viết (một đoạn, bài) Hoạt động thực hành luyện tập: học sinh có thể được làm các bài tập tại lớp hoặc giao về nhà để phù hợp điều kiện, khả năng hoặc sở thích của HS dưới những câu hỏi, kế hoạch của giáo viên. Bước 4: Hoạt động ứng dụng a) Mục đích của hoạt động ứng dụng là giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế học tập và trong cuộc sống của các em.[4] b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ + Vận dụng những kiến thức kỹ năng đọc hiểu để tiếp cận và đọc hiểu những văn bản truyện ngắn khác trong và ngoài chương trình. + Biết cách phân tích những khía cạnh của một tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn như hình tượng nhân vật, chi tiết nghệ thuật quan trọng, tình huống truyện, nghệ thuật kể chuyện + Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học và thực hành có thể liên hệ để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống như: biết rung động và cảm nhận cái đẹp mới trong cuộc sống: Thấu hiểu, vị tha, bao dung, biết đồng cảm trước những số phận bị tha hóa của những người nông dân đồng thời lên án phê phán các thế lực thực dân phong kiến. Bước 5: Hoạt động bổ sung a) Mục đích của hoạt động này giúp HS tiếp tục mở rộng Kiến thức, kĩ năng. Hoạt động này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của HS là không ngừng, do vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể[4]. b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ - Đọc thêm toàn văn bản “Chí Phèo” các đoạn trích, văn bản giới thiệu tác gia, tác phẩm Nam Cao. - Đọc thêm các tác phẩm cùng đề tài viết về người nông dân của tác giả Nam Cao và các tác giả khác cùng thời. - Tìm đọc sách báo, mạng in-tơ-nét một số nội dung theo yêu cầu. Các nhiệm vụ của họat động bổ sung được thiết kế cho HS tự làm việc ở nhà. HS có thể thực hiện độc lập, hoặc kết hợp các bạn, nhóm bạn, tập thể lớp để thực hiện. * Giải pháp 5: Thiết kế nội dung dạy học: Tác phẩm “ Chí phèo” Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Giáo viên chiếu cho học sinh xem một đoạn phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy”( Slide1) - Giáo viên hỏi: Đoạn clip em vừa xem có những nhân vật nào? Những nhân vật đó gợi em nhớ tới tác phẩm nào, của ai? - Tác phẩm đó viết về đề tài gì? - Học sinh trả lời: Đoạn clip có các nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến. đây là những nhân vật có trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. - Tác phẩm viết về đề tài người nông dân bị bần cùng hóa. - Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài mới: Nam cao mặc dù có nhiều các sáng tác được đăng báo từ 1936 nhưng phải đến tác phẩm Chí Phèo tác giả mới thật sự nổi tiếng trên van đàn. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành công viết về đề tài người nông dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tài lưu manh hóa nhu Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thật sự là một thử thách đối với Nam Cao, song bằng ý thức giám “ khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” và bằng tài năng nghệ thuật độc đáo của mình, Nam Cao đã vượt qua thử thách để Chí phèo trở thành một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. - Học sinh nhận diện tác phẩm trong phim. - Tác phẩm viết về đề tài người nông dân. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức I. Tìm hiểu chung - GV: cho học sinh hoạt động cá nhân và trình bày trước lớp . - GV: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Đề tài? Nhan đề của tác phẩm? - Dự kiến HS trả lời: + Hoàn cảnh sáng tác trong lúc cã hội Việt Nam chịu sự áp bức bóc lột của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến. + Dựa vào người thật, việc thật ở làng quê Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. + Nhan đề đầu tiên của truyện ngắn này có tên là cái lò gạch cũ, nhưng khi in thành sách nhà xuất bản tự ý đổi thành đôi lứa xứng đôi. Mãi đến năm 1946 tác giả mới đặt lại là Chí phèo. + Đề tài viết về người nông dân. - GV nhận xét bổ sung: Tác phẩm được sáng tác trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chịu sự áp bức của chế độ thực dân nửa phông kiến, đời sống của nhân dân gặp vô vàn những khó khăn mất mát. Bên cạnh đó tác giả khi sáng tác truyện còn dự vào người thật, việc thật ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. - Nhan đề của tác phẩm: “Cái lò gạch cũ”: Chí Phèo con ra đời thể hiện cho sự quẩn quanh, bế tắc của số phận người nông dân. “Đôi lứa xứng đôi” (NXB tự đổi): dựa vào mối tình Chí – Thị nhằm mục đích câu khách , gợi tò mò nhưng không phù hợp với chủ đề. “Chí Phèo”: đây là cách nhà văn thường làm - lấy tên nhân vật chính đặt cho tác phẩm. - Đề tài: số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng bị đẩy vào hoàn cảnh tha hóa. - GV yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm Chí Phèo? - Học sinh t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_day_tac_pham_chi_pheo_cua_nam_cao_ngu_van_l.docx