SKKN Kinh nghiệm dạy học văn bản “cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ đường ở trường THCS DT nội trú Bá Thước

SKKN Kinh nghiệm dạy học văn bản “cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ đường ở trường THCS DT nội trú Bá Thước

 Trong dạy học ở nhà trường THCS, môn Ngữ văn nói chung, phân môn văn học nói riêng là một trong những môn học quan trọng nhất. Bởi nói như Mác Xim Gorki :Văn học là nhân học (Học văn là học làm người), ý nghĩa của văn chương là hướng thiện con người, bồi dưỡng cho tâm hồn con người những quan điểm, tư tưởng, tình cảm cao đẹp. Không những thế qua đời sống xã hội, con người hiện ra phong phú sinh động trong văn chương đã giúp con người có thêm hiểu hiết sâu rộng về cuộc sống theo chiều dài lịch sử của dân tộc cũng như của nhân loại. Bên cạnh những tác phẩm văn chương được chọn lọc từ kho tàng văn học dân tộc thì tôi thấy những tác phẩm văn chương từ nước ngoài, tiêu biểu là những bài thơ Đường có ý nghĩa rất lớn, là tiếng nói tình cảm thắm thiết, thấm đẫm tính nhân văn cao cả. Đem lại cho chúng ta nhiều hiểu biết bổ ích như tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình thương con người, những khát vọng cao đẹp, tài năng của các tác giả và cho ta những rung cảm quý giá để tâm hồn thêm cao đẹp thánh thiện hơn. Để giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa lớn lao ấy của thơ Đường, thấu hiểu được cái hay, cái đẹp của thơ Đường, tôi thấy việc dạy học tốt những văn bản thơ Đường nước ngoài trong chương trình lớp 7 THCS là điều rất quan trọng. Hơn nữa với số lượng 04 bài thơ có đặc trưng thể loại rất khó, đối tượng học sinh ở vùng nông thôn còn nhiều hạn chế thì việc dạy học những văn bản thơ Đường nước ngoài ở trong chương trình lớp 7 nhằm phát huy được đúng yêu cầu cần đạt của chương trình và ý nghĩa của việc dạy học thơ Đường nói chung là rất khó. Vậy làm thế nào để có kinh nghiệm dạy học những văn bản thơ Đường nước ngoài đạt kết quả tốt nhất, làm thế nào để các em học sinh có hứng thú, niềm yêu thích, tính tích cực khi học thơ Đường là điều tôi trăn trở, suy nghĩ và xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh, từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi xin chọn nghiên cứu đề tài: Kinh nghiệm dạy học văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường ở trường THCSDT Nội Trú Bá Thước

doc 22 trang thuychi01 6590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học văn bản “cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ đường ở trường THCS DT nội trú Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 KINH NGHIỆM DẠY HỌC VĂN BẢN “CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH” NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCSDT NỘI TRÚ BÁ THƯỚC 
 Người thực hiện: Lê Hồng Thái
 Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCSDTNT BÁ THƯỚC
 SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
Trang
1
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chon đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu	
2
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1
Cơ sở lý luận
2
2.2
Thực trạng của vấn đề
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng trong giải quyết vấn đề
4
2.3.1
Các giải pháp thực hiện
4
2.3.2
Tổ chức các giải pháp thực hiện
4
2.3.3
Vận dụng các giải pháp thực hiện vào thiết kế giáo án
8
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân,đồng nghiệp,nhà trường.
16
3
3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
18
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài: 
 Trong dạy học ở nhà trường THCS, môn Ngữ văn nói chung, phân môn văn học nói riêng là một trong những môn học quan trọng nhất. Bởi nói như Mác Xim Gorki :Văn học là nhân học (Học văn là học làm người), ý nghĩa của văn chương là hướng thiện con người, bồi dưỡng cho tâm hồn con người những quan điểm, tư tưởng, tình cảm cao đẹp. Không những thế qua đời sống xã hội, con người hiện ra phong phú sinh động trong văn chương đã giúp con người có thêm hiểu hiết sâu rộng về cuộc sống theo chiều dài lịch sử của dân tộc cũng như của nhân loại. Bên cạnh những tác phẩm văn chương được chọn lọc từ kho tàng văn học dân tộc thì tôi thấy những tác phẩm văn chương từ nước ngoài, tiêu biểu là những bài thơ Đường có ý nghĩa rất lớn, là tiếng nói tình cảm thắm thiết, thấm đẫm tính nhân văn cao cả. Đem lại cho chúng ta nhiều hiểu biết bổ ích như tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình thương con người, những khát vọng cao đẹp, tài năng của các tác giả và cho ta những rung cảm quý giá để tâm hồn thêm cao đẹp thánh thiện hơn. Để giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa lớn lao ấy của thơ Đường, thấu hiểu được cái hay, cái đẹp của thơ Đường, tôi thấy việc dạy học tốt những văn bản thơ Đường nước ngoài trong chương trình lớp 7 THCS là điều rất quan trọng. Hơn nữa với số lượng 04 bài thơ có đặc trưng thể loại rất khó, đối tượng học sinh ở vùng nông thôn còn nhiều hạn chế thì việc dạy học những văn bản thơ Đường nước ngoài ở trong chương trình lớp 7 nhằm phát huy được đúng yêu cầu cần đạt của chương trình và ý nghĩa của việc dạy học thơ Đường nói chung là rất khó. Vậy làm thế nào để có kinh nghiệm dạy học những văn bản thơ Đường nước ngoài đạt kết quả tốt nhất, làm thế nào để các em học sinh có hứng thú, niềm yêu thích, tính tích cực khi học thơ Đường là điều tôi trăn trở, suy nghĩ và xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh, từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi xin chọn nghiên cứu đề tài: Kinh nghiệm dạy học văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh  nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường ở trường THCSDT Nội Trú Bá Thước 
1.2. Mục đích nghiên cứu :
 Nghiên cứu đề tài này, trước tiên tôi hướng đến mục đích là giúp học sinh dễ dàng tiếp cận, hiểu đúng, sâu sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Qua đó tôi muốn các em học sinh thêm hiểu, thêm yêu thơ Đường nói riêng và văn chương nước ngoài nói chung; giúp các em hiểu rõ hơn về con người, thiên nhiên, thành tựu văn học thời nhà Đường ở Trung Quốc 
nói riêng và con người, thiên nhiên, đất nước, tinh hoa văn hóa nhân loại nói 
chung. Đồng thời nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi muốn rút ra được kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy để đạt kết quả tốt hơn trong những năm tiếp theo. Và xem đó là một trong những yếu tố đổi mới trong phương pháp dạy học văn.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu :
 Đề tài này tôi sẽ nghiên cứu, tổng kết về: Kinh nghiệm dạy học văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh  nhăm nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCSDT Nội Trú Bá Thước. Đối tượng học sinh mà tôi tập trung nghiên cứu, áp dụng là lớp 7A (30 học sinh), lớp 7B (30 học sinh). Đây là hai lớp 7 mà tôi được phân công nhiệm vụ giảng dạy ở Trường THCSDT Nội Trú Bá Thước năm học 2015-2016. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu : 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp quan sát, tiếp cận, điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, đúc kết kinh nghiệm giảng dạy.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh, tổng hợp.
2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Văn bản thơ Đường nước ngoài được tuyển chọn vào chương trình Ngữ văn THCS ở lớp 7 với số lượng 04 bài trong đó có bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch. Đây là tác phẩm xuất sắc về nội dung và nghệ thuật, là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc đồng thời cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca nhân loại. Đây là sản phẩm tinh thần mang tính cổ điển và tính thẩm mỹ cao, ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ Trung Hoa nên có khả năng giáo dục tình cảm, tâm hồn cho học sinh rất lớn đồng thời cũng có khả năng tích hợp phục vụ cho việc rèn kĩ năng làm văn bản biểu cảm và rèn luyện vốn từ Hán Việt cho học sinh. Nên việc dạy học tốt văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch là rất ý nghĩa.
 Tuy nhiên văn bản thơ Đường này có số lượng câu chữ ngắn theo đặc điểm thể loại nhưng nội dung lại sâu sắc, nói ít mà gợi nhiều... ; khi tiếp cận nguyên tắc phải chú ý cả nguyên bản chữ Hán, bản dịch nghĩa, dịch thơ; ngôn ngữ có những từ khó hiểu, khó cảm; ra đời từ rất lâu nên không cuốn hút được tâm lý yêu thích của các em. Vì vậy người dạy phải có kinh nghiệm, cần tích lũy kinh nghiệm, phương pháp dạy học tốt văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch để các em có thể dễ dàng cảm nhận đúng, đủ, sâu sắc về nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa, thông điệp trong tác phẩm. Qua đó mà thấu hiểu được cái hay, cái đẹp, ý nghĩa lớn lao của thơ Đường cũng như thấy được giá trị của văn học nước ngoài, tinh hoa văn hóa thế giới. Đó chính là cơ sở để bản thân tôi tâm huyết với: Kinh nghiệm dạy học văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh  nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường trong môn ngữ văn lớp 7 ở trường THCSDT Nội Trú Bá Thước. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch vốn được đánh giá là khó dạy - học khi được học ở lớp 9. Từ năm 2011-2012 trong phân phối chương trình của Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo thực hiện, bài này đã chuyển xuống học ở lớp 7 lại càng khó khăn hơn cho không ít giáo viên và học sinh. Đặc biệt với học sinh Trường THCSDT Nội Trú Bá Thước, các em ở vùng nông thôn,vùng núi phần lớn điều kiện khó khăn, nhiều gia đình ít quan tâm đến việc học hành của con nên các em ít có thời gian, tài liệu học tập. Các em lớp 7 đang rất thơ ngây nên hiểu biết về thơ Đường, vốn từ Hán Việt cũng như văn học nước ngoài là rất hạn chế. Một số giáo viên khi dạy bài này còn lúng túng, kiến thức quá lan man chưa trọng tâm khiến học sinh khó hiểu. Thực tế dự giờ đồng nghiệp và dạy văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch ở lớp 7A, 7B năm học 2015-2016 tôi thấy giờ dạy chưa có hiệu quả cao do những nguyên nhân chủ yếu như sau :
 Thứ nhất là một số giáo viên chưa hiểu hết nghĩa của các từ trong tác phẩm thơ Đường nên giải nghĩa còn chung chung, chưa rõ ràng; ít so sánh bản dịch với nguyên bản chữ Hán; chưa chú ý đến hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm nên hiểu đúng hoặc chưa sâu sắc về tác phẩm, tác giả. Hệ thống câu hỏi chưa hệ thống, chưa phát huy được tính tích cực của các đối tượng học sinh; nội dung kiến thức ghi bảng hoặc truyền tải còn quá nhiều chưa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, chưa phù hợp với thời gian quy định. Sử dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đổi mới, thiếu tích hợp. Phương tiện dạy học chưa phong phú, liên hệ giáo dục học sinh chưa sâu sắc,  
 Thứ hai là học sinh không hoặc ít tham khảo các tài liệu, sách vở chỉ phụ thuộc vào tiết học trên lớp dẫn đến cảm thụ tác phẩm chưa tốt. Hơn nữa các em học sinh lớp 7 vốn hiểu biết về từ Hán Việt lại rất ít nên không hiểu hết ý nghĩa từng từ ngữ trong bản phiên âm; chưa nắm vững đặc trưng thể loại thơ Đường...Hơn nữa tâm lý cho rằng văn hoc nước ngoài xa lạ, ít xuất hiện trọng tâm trong các đề thi kiểm tra nên chưa tích cực học tập... Vì vậy, khả năng tiếp thu văn bản của các em chưa hiệu quả, chưa hiểu đúng đủ hoặc sâu sắc nội 
dung, nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm, hoặc chưa học tập được những điều bổ 
ích từ tác phẩm
 Cụ thể khảo sát kết quả học tập của HS lớp 7A, 7B năm học 2016-2017 với 
Câu hỏi : Câu 1: Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh nói về đề tài gì? Đề tài ấy được thể hiện bằng những đặc sắc nghệ thuật nào? 
 Câu 2: Qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh em hiểu gì về nhà thơ Lý Bạch? Tác phẩm bồi dưỡng cho tâm hồn em điều gì bổ ích?
 Tôi có kết quả như sau : 
Lớp
Tổng số HS
 Kết quả
Tốt
Tỷ lệ
%
Khá
Tỷ lệ
%
TB
Tỷ lệ
%
Yếu
Tỷ lệ
%
 Đạt
7A
30
0
0
2
6.7
20
67
8
26.3
22
73.7
7B
30
0
0
2
6.7
15
50
13
43.3
17
56.7
 Trên đây là những tồn tại khi dạy học văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm dẫn đến chất lượng học thơ Đường trong môn Ngữ văn 7 ở trường tôi mà chất lượng chưa cao . 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Để giờ dạy văn bản thơ Đường có hiệu quả, phù hợp với trình độ, năng lực cảm thụ của học sinh và đạt được mục tiêu của môn Ngữ văn thì từ thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, tìm hiểu tâm lý học sinh, tôi đã nghiên cứu, học hỏi và đã tìm ra các giải pháp thực hiện và tổ chức các giải pháp thực hiện dạy học văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh  của Lý Bạch như sau:  
2.3.1: Các giải pháp thực hiện
Tìm hiểu về tác giả.
Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 
.Tìm hiểu đặc trưng thể loại, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
(4).Nghiên cứu cách đọc, tổ chức đọc hợp lý và giải thích từ khó (hiểu yếu tố Hán Việt). 
(5.)Tìm hiểu, lựa chọn bố cục hợp lý.
(6). Xác định hệ thống kiến thức trọng tâm để trình bày bảng
(7).Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp. 
(8). Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với kiểu bài.
(9). Kết hợp sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp
(10). Định hướng nội dung tích hợp trong văn bản và nội dung liên hệ giáo dục học sinh
(11) Tổ chức học sinh học tập tích cực, hiệu quả.
2.3.2: Tổ chức các giải pháp thực hiện
(1)Tìm hiểu về tác giả : Hiểu biết về thân thế, cuộc đời tác giả giúp ích rất nhiều trong việc phân tích cũng như xác định nội dung, giá trị tác phẩm. Cho nên ở bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ngoài những thông tin đã giới thiệu về Lý Bạch ở bài Xa ngắm thác núi Lư, tôi chủ yếu giới thiệu thêm về cuộc đời xa quê cùng phong cách:... ngẫm nghĩ trầm tư trong thơ ông; về chủ đề viết về trăng và những phút trầm lắng, suy tư, tình yêu quê hương đất nước nhẹ nhàng mà thấm thía của nhà thơ Lý Bạch. Kết hợp với minh họa các hình ảnh về tác giả. Nhằm giúp học sinh hiểu đầy đủ hơn về tác giả và giúp các em có cơ sở để so sánh phong cách thơ của Lý Bạch với các nhà thơ khác cùng thời.
(2).Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm rất quan trọng, giúp học sinh có cơ sở hiểu đúng về tác phẩm và tác giả. Tuy nhiên tôi chỉ chọn nội dung ngắn gọn, vừa đủ để không mất thời gian mà HS dễ hiểu. Cụ thể tôi cho học sinh hiểu được: thuở nhỏ Lý Bạch thường hay nên núi Nga Mi ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi trở đi là ông ra đi và xa quê mãi mãi. Bởi thế mỗi khi nhìn thấy trăng, tác giả lại nhớ quê nhà da diết. Và bài thơ bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ra đời trong hoàn cảnh xa quê, thấy trăng lại nhớ quê của nhà thơ.
 (3) Tìm hiểu đặc trưng thể loại, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: Khi khai thác các văn bản thơ Đường phải đảm bảo đi từ đặc trưng thể loại. Nên: 
 Bước 1: tôi cho học sinh nhận diện thể thơ, luật thơ của văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (cổ thể: một thể thơ trong đó thường có 5 chữ hoặc 7 chữ 4 câu, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc) và ưu điểm của thể thơ này là rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên.
 Bước 2: tôi giúp học sinh phân biệt được thơ ngũ ngôn cổ thể ấy với thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật( quy tắc niêm, luật bằng trắc, đối rất chặt chẽ qua minh họa bài Tụng giá hoàn kinh sư).
 Tiếp đó tôi sẽ cho các em xác định kiểu văn bản: biểu cảm và phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Từ đó tôi sẽ có định hướng tích hợp ngang với cách làm văn biểu cảm mà các em lớp 7 đang học. (Cách biểu cảm trực tiếp, cách biểu cảm sử dụng các yếu tố miêu tả để khêu gợi tình cảm) 
 (4) Nghiên cứu cách đọc, tổ chức đọc hợp lý và giải thích từ khó (hiểu yếu tố Hán Việt trong bản phiên âm). 
 Bước 1: Tôi hướng dẫn học sinh đọc chính xác từ ngữ trong phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ; đọc diễn cảm với giọng chậm, buồn, tình cảm, đúng nhịp. Bởi trong thơ Đường phải chú trọng đọc cả phần phiên âm và đọc đúng, đọc hay giúp học sinh có hứng thú học văn hơn, tưởng tượng dễ hơn nội dung ẩn chứa trong bài cũng như rung động trước cái hay, cái đẹp mà nhà thơ gửi gắm.
 Bước 2: Tôi đọc mẫu rồi gọi HS đọc, nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS.
 Bước 3: Vì trong thơ Đường hiểu đúng nghĩa của từ trong bản phiên âm là rất quan trọng nên tôi chú trọng giúp Hs hiểu đúng nghĩa những từ ấy. Ví dụ tôi chọn lọc các từ mà các em chưa hoặc ít biết như: tĩnh, dạ, tứ, sàng tiền, minh, quang, cử, đê, nghi thị, địa, cố hương để giúp các em hiểu đúng nghĩa của từ. Trên cơ sở đó tôi hướng dẫn các em tìm ra chỗ lời dịch chưa bám sát với chữ nghĩa trong nguyên tác như: Sàng tiền minh nguyệt quang ( ánh trăng sáng đầu giường - Đầu giường ánh trăng rọi). Câu thơ dịch thiếu minh (sáng) thay bằng chữ rọi. Từ đó để giúp cho học sinh có kỹ năng tập so sánh bản dịch thơ với phiên âm chữ Hán và hiểu được ở tác phẩm thơ Đường nước ngoài cần hiểu đúng theo bản dịch. Qua phần này giúp học sinh bổ sung vốn từ Hán - Việt 
(5) Tìm hiểu bố cục : Xác định đúng bố cục sẽ phục vụ cho việc phân tích tác 
phẩm đúng hướng, dễ hiểu nên tôi sẽ cho học sinh tìm hiểu và lựa chọn bố cục
 phù hợp: 
 Phần 1(Hai cầu đầu): nghiêng về tả cảnh trong đêm thanh tĩnh.
 Phần 2 (Hai câu cuối) : chủ yếu là cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh.. 
Với bố cục này vừa rõ ràng ý trong bài, vừa làm rõ chủ đề và tôi cảm thấy dễ hướng dẫn cho học sinh cảm thụ.
(6) Xác định kiến thức cơ bản để trình bày bảng: Để tránh làm cho học sinh chán nản khi phải nhồi nhét quá nhiều kiến thức, thông tin, ghi chép quá dài, tôi không ghi bảng kiến thức tràn lan, dàn trải mà chọn lọc kiến thức cơ bản theo định hướng của chuẩn kiến thức kỹ năng. Sử dụng câu từ ngắn gọn, hàm súc nhất để diễn đạt ý và trình bày kiến thức trên bảng theo một hệ thống khoa học, rõ ràng. Như thế học sinh sẽ dễ hiểu và có hứng thú học thơ Đường hơn.
(7) Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp: Khi tổ chức, hướng dẫn học sinh học văn bản tôi luôn chú ý nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy, với phương pháp dạy học đã lựa chọn, với các đối tượng học sinh và mục đích tích hợp cũng như giáo dục của bài học. Không chỉ chú ý đến nội dung văn bản mà tôi luôn chú ý đến phát triển năng lực của học sinh (như phát triển năng lực quan sát, tổng hợp kiến thức bài học, vận dụng thực tiễn cuộc sống và phát huy các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng), phân loại được học sinh. Bên cạnh đó không chỉ bám theo thức chuẩn bộ môn mà còn mở rộng tích hợp và gắn với tình huống thực tiễn. Bởi vậy hệ thống câu hỏi rất đa dạng: từ câu hỏi tái hiện, gợi mở đến câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi phân tích, khái quát tổng hợp, câu hỏi liên hệ, vận dụng... để nhiều đối tượng học sinh (trung bình, khá, giỏi) đều được tham gia khám phá tác phẩm. 
Ví dụ:
- Câu hỏi tái hiện: ở hai câu đầu bài thơ, cảnh được gợi tả bằng hình ảnh nào ?
 Lúc ấy chủ thể trữ tình ở tư thế nào và cảm nhận về ánh trăng ra sao ?
- Câu hỏi nêu vấn đề: Nếu thay từ "Sàng" bằng từ khác như " đình" (sân), 
và từ “nghi” bằng từ trông thì ý thơ có thay đổi không? Thay đổi như thế nào? 
Từ đó cần lưu ý điều gì? 
-Câu hỏi vận dụng, tích hợp: Hiểu và đặt mình vào tâm trạng, cảm xúc của tác giả em hãy liên hệ đến một bài hát hoặc làm bài thơ, vẽ bức tranh thể hiện chủ đề tình quê sâu nặng  hoặc vọng nguyệt hoài hương?
-Câu hỏi liên hệ: Qua bài thơ em học tập được điều gì từ vẻ đẹp hồn thơ Lý Bạch ?
(8) Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với kiểu bài: Với bài dạy Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh tôi sẽ lựa chọn ba phương pháp dạy học tích cực là phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề áp dụng trong quá trình tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung, tìm hiểu chi tiết văn bản và phương pháp thảo luận nhóm áp dụng ở phần luyện tập. Tất cả với mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp cận văn bản thơ Đường 
 Ngoài ra tôi dùng phương pháp dạy học truyền thống đó là phương pháp giảng bình để thực hiện dạy học. Sau khi học sinh phát hiện, nhận thức được kiến thức cơ bản của từng ý, từng phần, tôi sẽ giảng bình một số chi tiết tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật trong bài, kết hợp với so sánh, mở rộng, nâng cao kiến thức. (Ví dụ: giảng bình về tác dụng của nghệ thuật đối ở câu 3,4 và vai trò của câu kết, hai chữ cố hương trong bài thơ để học sinh hiểu sâu sắc hơn về tình yêu quê hương chân thành, sâu sắc, tâm hồn cao đẹp, tài năng của Lí Bạch và giá trị, sức sống của tác phẩm cũng như thành tựu của văn học Trung Hoa nói riêng và nước ngoài nói chung). Giảng bình với chất giọng truyền cảm, ngôn từ dễ hiểu, cuốn hút sẽ là những điểm nhấn quan trong trong giờ dạy, lan tỏa cảm xúc và khơi gợi hứng thú học văn bản thơ Đường cho học sinh. 
(9) Kết hợp sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp
 Khi dạy bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh tôi chọn phương tiện, đồ dùng dạy học là máy tính, máy chiếu đa năng, loa, bảng phụ, phấn màu (hoặc giấy lớn, bút màu). Mục đích để trình chiếu những hình ảnh minh họa về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, nguyên văn bản chữ Hán, bản dịch của bài thơ, giải nghĩa từ khó, bố cục, nghệ thuật đối ở hai câu cuối, sơ đồ tư duy khái quát nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. Trình chiếu kết quả thảo luận của các nhóm hoặc cho học sinh trình bày kết quả vào giấy lớn, bảng phụ... Sử dụng phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy là một trong những điều kiện cần thiết, quan trọng. Bởi vừa thể hiện sự đổi mới vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học vừa đảm bảo thời gian thực hiện tiết dạy vì không phải viết bảng hoặc mô tả nhiều, đặc biệt là thêm kênh hình sẽ tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Giúp các em cảm thấy thích thú khi tiếp cận bài thơ cũng như 
trình bày quan điểm tổ nhóm một cách thuận lợi.
(10). Định hướng nội dung tích hợp trong văn bản và nội dung liên hệ giáo dục học sinh
 Trước tiên khi dạy bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh tôi định hướng sẽ tích hợp ngang với phần Tập làm văn biểu cảm mà các em đang học; với phần Tiếng Việt ở kiến thức mở rộng vốn từ, từ Hán Việt. Tiếp đến tôi sẽ tích hợp dọc cho học sinh so sánh với những tác phẩm cùng chủ đề vọng nguyệt hoài hương, hoặc tình yêu thiên nhiên đất nước của các tác giả cùng thời như Đỗ Phủ...Bên cạnh đó ở phần luyện tập tôi dành tích hợp liên môn: cho các em vận dụng kiến thức âm nhạc, hội họa để vẽ tranh, sáng tác hoặc hát một vài câu, đoạn nói về tâm trạng, tình yêu nỗi nhớ quê hương như của tác giả. Thời gian tích hợp nhanh gọn không ảnh hưởng đến mạch cảm nhận văn bản. Trên cơ sở như thế sẽ giúp học sinh thấy được vai trò, ý nghĩa của bài thơ và bồi đắp niềm yêu thích học thơ Đường cho học sinh.
 Chủ đề bài thơ rất quen thuộc, gần gũi với học sinh nên tôi cho các em liên hệ thực tế bằng cách cho các em đặt mình vào hoàn cảnh của nhà thơ (sau này lớn lên các em sẽ đi học, hoặc đi làm xa quê em...) để các em đưa ra những suy nghĩ, tình cảm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_hoc_van_ban_cam_nghi_trong_dem_thanh_ti.doc