SKKN Kinh nghiệm dạy học chủ đề "Hệ sinh thái " Sinh học 12 bằng hoạt động "trải nghiệm sáng tạo" nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trường THPT Nông Cống I

SKKN Kinh nghiệm dạy học chủ đề "Hệ sinh thái " Sinh học 12 bằng hoạt động "trải nghiệm sáng tạo" nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trường THPT Nông Cống I

Để thực hiện nội dung mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngành giáo dục đã chỉ đạo mạnh mẽ đổi mới phương pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển toàn diện năng lực và có ý thức bảo vệ sự sống chung của nhân loại.

Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THPT nói chung, môn sinh học nói riêng còn gặp một số khó khăn như: thói quen của thầy và trò, số lượng học sinh trong một lớp, chương trình sách giáo khoa, áp lực thành tích các cuộc thi Cho nên việc đổi mới trong giảng dạy đạt hiệu quả chưa như mong muốn, nhiều giáo viên còn gặp khó trong khâu soạn và thực hiện giảng dạy.

Vì vậy, khi dạy môn sinh học phần sinh thái là lĩnh vực khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật cũng như giữa các sinh vật với môi trường sống. Trong thời đại ngày nay, tri thức sinh thái cần phải trở thành một bộ phận cấu thành dân trí của nhân loại bởi vì trong sản xuất nông nghiệp, trong đời sống hàng ngày, trong chiến lược bảo vệ môi trường đều cần đến những tri thức sinh thái. Nắm vững các quy luật sinh thái, con người sẽ biết cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cũng vì nó đang trở thành yếu tố dân trí của mỗi người mà ngày nay người ta xem giáo dục về sinh thái như là giáo dục nhân văn.

 

doc 42 trang thuychi01 17946
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học chủ đề "Hệ sinh thái " Sinh học 12 bằng hoạt động "trải nghiệm sáng tạo" nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trường THPT Nông Cống I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
Phần A. Mở đầu
3
1. Lí do chọn đề tài 
3
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. Đối tượng nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
Phần B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
1. Cơ sở lí luận
5
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
3. Dạy học theo chủ đề " Hệ sinh thái" bằng hoạt động "trải nghiệm sáng tạo".
6
4. Tổ chức thực nghiệm
5. Hiệu quả sáng kiến. 
17
23
Phần C. Kết luận và kiến nghị
24
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
GD-ĐT 
Giáo dục và Đào tạo
HĐGD
PPDH
Hoạt động giáo dục
Phương pháp dạy học
PPDHTC
Phương pháp dạy học tích cực
GV THPT
Giáo viên trung học phổ thông
GV
Giáo viên
HS 
Học sinh
GD
Giáo dục
HĐ TNST 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
THPT
Trung học phổ thông
PPCT
Phân phối chương trình
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
SGK
Sách giáo khoa
STT
Số thứ tự
26
27-42
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
Để thực hiện nội dung mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngành giáo dục đã chỉ đạo mạnh mẽ đổi mới phương pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển toàn diện năng lực và có ý thức bảo vệ sự sống chung của nhân loại. 
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THPT nói chung, môn sinh học nói riêng còn gặp một số khó khăn như: thói quen của thầy và trò, số lượng học sinh trong một lớp, chương trình sách giáo khoa, áp lực thành tích các cuộc thi Cho nên việc đổi mới trong giảng dạy đạt hiệu quả chưa như mong muốn, nhiều giáo viên còn gặp khó trong khâu soạn và thực hiện giảng dạy. 
Vì vậy, khi dạy môn sinh học phần sinh thái là lĩnh vực khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật cũng như giữa các sinh vật với môi trường sống. Trong thời đại ngày nay, tri thức sinh thái cần phải trở thành một bộ phận cấu thành dân trí của nhân loại bởi vì trong sản xuất nông nghiệp, trong đời sống hàng ngày, trong chiến lược bảo vệ môi trường đều cần đến những tri thức sinh thái. Nắm vững các quy luật sinh thái, con người sẽ biết cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cũng vì nó đang trở thành yếu tố dân trí của mỗi người mà ngày nay người ta xem giáo dục về sinh thái như là giáo dục nhân văn. 
Tuy nhiên, phần Sinh thái học vẫn chủ yếu tổ chức dạy ở lớp học xa rời với thực tiễn bắt học sinh phải tư duy trừu tượng, tiếp thu kiến thức một cách máy móc trong khi những vấn đề đó có thể tiếp xúc hàng ngày (đặc biệt đối với các nhà trường ở nông thôn nơi có hệ sinh thái đồng ruộng, đồi) nếu tổ chức dạy học theo hình thức trải nghiệm đến các hệ sinh thái sẽ giúp các em tự khẳng định mình, thể hiện tính tự giác, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân cũng như tạo cơ hội để các em thực hiện phương châm “ học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn”. Bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm có kế hoạch, có trách nhiệm. ( Theo dự thảo Nội dung CTGDPT mới) Cũng chính việc phân tích thành phần loài, mối quan hệ giữa các loài sinh vật, sự tác động của các nhân tố vô sinh tới quần xã  trên thực tiễn qua đó hình thành kiến thức, ý thức bảo vệ môi trường sống, các năng lực phẩm chất cần thiết. 
 Từ những lý do trên, tôi đã thực hiện đề tài: Kinh nghiệm dạy học chủ đề "Hệ sinh thái "sinh học 12 bằng hoạt động "trải nghiệm sáng tạo" nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trường THPT Nông Cống I.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng chủ đề trên cơ sở khoa học, đặc điểm địa phương, chú trọng xử dụng các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học tích cực cho chủ đề: “Hệ sinh thái” nhằm làm tăng hiệu quả dạy học phát triển năng lực, phẩm chất và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. 
- Tìm hiểu về vấn đề thực tiễn tại địa phương và những khó khăn học sinh dễ mắc phải khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo để xây dựng hoạt động học tập chủ đề hiểu quả, thuận lợi nhất. 
- Xây dựng các tiêu chí, phương thức đánh giá HS trong quá trình học chủ đề.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học chủ đề: “Hệ sinh thái” Sinh học 12 THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Khảo sát ý kiến giáo viên về vấn đề dạy học bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, khảo sát ý kiến học sinh sau tiết học.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê xác suất toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm đối với hai nhóm: Đối chứng và thực nghiệm nhằm rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính khả thi của đề tài.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
1.1. Căn cứ xây dựng chủ đề dạy học
Công văn 791 ngày 25/6/2013 của Bộ GD-ĐT đã cho phép GV có thể cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới; có thể chuyển nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường. Sở GD-ĐT Thanh Hóa cũng đã có nhiều công văn hướng dẫn các trường xây dựng chủ đề dạy học và tiến hành dạy học theo chủ đề. Trên cơ sở đó, tổ bộ môn đã nghiên cứu nội dung chương trình Sinh học 12, tiến hành thảo luận và đi đến thống nhất xây dựng chủ đề Hệ sinh thái.
1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.2.1. Khái niệm trải nghiệm sáng tạo
HĐTNST là hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
1.2.2. Hình thức tổ chức các HĐTNST trong nhà trường phổ thông
HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, ), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.
1.2.3. Tiến trình xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm sáng tạo
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo được gọi là thiết kế HĐTNST cụ thể. Đây là việc quan trọng, quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động. Việc thiết kế các HĐTNST cụ thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động.
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động.
Bước 5: Lập kế hoạch	.
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy.
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động.
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Đối với giáo viên
Hầu hết GV bộ môn Sinh học ở trường THPT hiện nay và đặc biệt là ở trường THPT Nông Cống I đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc thực hiện HĐ TNST trong quá trình dạy học. Các GV đều đồng tình với quan điểm giáo dục HS qua HĐ TNST sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập, tăng tính thuyết phục trong quá trình dạy học, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giảm phần lý thuyết, tính hàn lâm của kiến thức, tránh việc áp đặt, rập khuôn cho học sinh. 
Tuy nhiên, các GV cũng băn khoăn và lo lắng vì dạy học chủ đề bằng HĐ TNST còn rất mới mẻ, giáo viên chưa có kinh nghiệm. Hơn nữa việc thiết kế các HĐ TNST rất công phu và mất nhiều thời gian. Nếu tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo thì việc quản lí học sinh cũng là cả vấn đề. Để tổ chức HĐTNST cho học sinh cần phải có sự đồng ý của nhà trường, sự phối hợp Đoàn trường hay giáo viên chủ nhiệm, nên một số giáo viên cũng rất ngại tổ chức cho học sinh học tập theo hình thức này, do đó các giáo viên thường lựa chọn hình thức dạy học trên lớp theo lối truyền thống.
 2.2. Đối với học sinh
Theo khảo ở nhiều lớp hầu hết các em học sinh đều có chung ý kiến là rất hứng thú với các tiết dạy môn Sinh học bằng các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp đóng vai, sử dụng trò chơi, xây dựng dự án và nếu được tham gia HĐ TNST thì các em rất hào hứng bởi nó thực sự lôi cuốn sự chú ý của các em, các em chủ động trong việc tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, các em cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình nhận thức vì kiến thức Sinh học nhiều, trừu tượng, khô khan, có những kiến thức khó nhớ, hàn lâm. Học sinh chưa chú trọng đầu tư, chưa có hứng thú nên chưa thấy cái hay, chưa liên hệ kiến thức bài học với thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, tâm thế của học sinh trong các tiết học này vẫn còn khá thụ động, cũng chỉ mới dừng ở mức độ “chờ đón” kiến thức do giáo viên truyền thụ và chỉ quan tâm đến những kiến thức bắt buộc phải học thuộc lòng “để lấy điểm” chưa thực sự hiểu để vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn. 
Đề nâng cao hiệu quả công tác dạy học Sinh học và tạo hứng thú học tập cho HS, cũng như gắn kiến thức môn học vào thực tiễn tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài: Kinh Nghiệm dạy học chủ đề "Hệ sinh thái "sinh học 12 bằng hoạt động "trải nghiệm sáng tạo" nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trường THPT Nông Cống I.
3. Dạy học theo chủ đề "Hệ sinh thái" bằng hoạt đông "trải nghiệm sáng tạo"
3.1. Nội dung chủ đề
Chủ đề bao gồm 5 bài trong chương III, phần bảy: Sinh thái học, thuộc chương trình Sinh học 12 ban cơ bản.
Bài 42: Hệ sinh thái.
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.
Bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển.
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
Bài 46: Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
3.2. Các phương pháp sử dụng giảng dạy 
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp dạy học khám phá.
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề,
3.3. Ý tưởng để thực hiện dạy - học chủ đề:“ Hệ sinh thái” thông qua HĐTNST tại trang trại, khu núi, đồi ở Xã Tế Lợi và một số vùng lân cận - Huyện Nông Cống - Tỉnh Thanh Hóa
Khi tiến hành hoạt động dạy học TNST tại trang trại gia đình anh Đặng Văn Mạnh và hệ sinh thái đập Anh Hà ở Xã Tế Lợi, một số vùng lân cận - Huyện Nông Cống - Tỉnh Thanh Hóa học sinh được tự tìm hiểu, tự khám phá dưới sự định hướng của giáo viên. Điều này tác động tới tình cảm, bồi dưỡng những phẩm chất, phát huy những năng lực cho học sinh. Từ đó thôi thúc chính trong lòng các em và biến những tình cảm đó thành những hành động cụ thể. Khi học sinh giải quyết đuợc vấn đề này cũng chính là giáo viên đã thực hiện tốt mục tiêu của chủ đề. 
Để tiến hành dạy – học chủ đề: “Hệ sinh thái ”thông qua HĐTNST tôi đã thực hiện bốn phần ( gồm 5 tiết theo PPCT):
Phần 1( tranh thủ tiết sinh hoạt lớp): Khảo sát nhu cầu, sở thích để phân nhóm, giao nhiệm vụ.
Phần 2 (2 tiết): Học sinh TNST tại trang trại và hệ sinh thái đập Anh Hà ở Xã Tế Lợi, một số vùng lân cận - Huyện Nông Cống - Tỉnh Thanh Hóa. Các em làm việc nhóm, tìm và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề theo định hướng của giáo viên.
Phần 3 ( 1 tiết): Họp nhóm thảo luận xử lí những thông tin thu thập được.
Phần 4 (2 tiết): Học sinh báo cáo kết quả làm việc của nhóm tại lớp từ đó học sinh tự rút ra được nội dung bài học, đồng thời giáo viên phát hiện và bồi dưỡng những phẩm chất, năng lực cho học sinh.
3.4. Định hướng sản phẩm của học sinh
- Sản phẩm báo cáo kết quả thực địa. 
- Bài báo cáo thuyết trình của học sinh.
- Biên bản làm việc nhóm.
- Các việc làm cụ thể trong đời sống hằng ngày thể hiện tình yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước
3.5. Thiết bị dạy học và học liệu( PHỤ LỤC V)
3.6. Tiến trình tổ chức dạy học:
3.6.1. Nội dung nhiệm vụ, mục tiêu và sản phẩm cần đạt của các nhóm 
Phân nhóm
Nội dung thực hiện
Mục tiêu cần đạt
Sản phẩm
Nhóm 1
1. Khái niệm hệ sinh thái.
2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
3. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất.
4. Đặc điểm của các hệ sinh thái ở xã Tế Lợi và các vùng lân cận (độ đa dạng thành phần loài, kiểu hệ sinh thái).
- Phân tích được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
- Trình bày được khái niệm hệ sinh thái.
- Trình bày được các kiểu hệ sinh thái.
- Phân tích được đặc điểm của các hệ sinh thái ở xã Tế Lợi và các vùng lân cận (độ đa dạng thành phần loài, kiểu hệ sinh thái).
1. Bài Word
2. Bài báo cáo powerpoint
3. Hình ảnh về 1 số hệ sinh thái ở địa phương, trên Trái Đất.
4. Xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh giá.
Nhóm 2
Trao đổi vật chất trong quần xã: 
1. Chuỗi thức ăn.
2. Lưới thức ăn
3. Bậc dinh dưỡng.
4. Ứng dụng quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong hệ sinh thái vào nông nghiệp.
- Biết cách xác định các loài sinh vật trong quần xã, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài từ đó nêu được khái niệm chuổi, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.
- Giải thích được cơ sở sinh thái học của mô hình VAC.
- Giải thích được cơ sở của mức độ ổn định của quần xã sinh vật với độ đa dạng loài.
- Nêu được ứng dụng quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong hệ sinh thái vào nông nghiệp.
1. Bài Word
2. Bài báo cáo powerpoint
3. Hình ảnh về 1 số chuổi, lưới thức ăn tự nhiên, trong trang trại.
4. Xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh giá.
Nhóm 3
1. Trao đổi chất giữa quần xã với môi trường:
- Chu trình tuần hoàn vật chất.
- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
2. Tháp sinh thái:
- Khái niệm về tháp sinh thái.
- Các loại tháp sinh thái.
- Hiệu suất sinh thái.
- Phân tích được sự tuần hoàn vật chất, dòng biến đổi năng lượng ở thực tiễn.
- Giải thích được tại sao chuổi thức ăn ở trên cạn thường chỉ có 5,6 bậc dinh dưỡng.
- Nêu được khái niệm tháp sinh thái, phân tích được ưu nhược điểm của mỗi loại tháp.
- Nêu được khái niệm và cách tính hiêu suất sinh thái.
1. Bài Word
2. Bài báo cáo powerpoint
3. Tổ chức trò chơi.
4. Xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh giá.
Nhóm 4
1. Sinh quyển:
- Khái niệm về sinh quyển.
- Khu sinh học.
2. Quản lí và sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
- Các dạng tài nguyên thiên nhiên. 
- Các hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường. 
- Khắc phục suy thoái và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
- Trình bày được khái niệm sinh quyển, khu sinh học.
- Nêu được các khu sinh học trên cạn, dưới nước.
- Trình bày được các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương, các hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường. Từ đó đề xuất kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.
- Biết được ảnh hưởng của môi trường biến đổi đến đời sống, sản xuất ở địa phương. Đề xuất các biện pháp khắc phục biến đổi môi trường.
- Nêu được các chính sách tài nguyên môi trường.
1. Bài Word
2. Bài báo cáo powerpoint
3. Kịch bản tiểu phẩm
4. Xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh giá.
3.6.2 Hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động 
1. Mục tiêu: 
- Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu.
- Thành lập được các nhóm theo sở thích.
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
2. Thời gian: Cuối tuần 1 (Sử dụng tiết sinh hoạt của các lớp)
- Bước 1: Phát phiếu thăm dò sở thích nhóm (Phiếu khảo sát nhu cầu học sinh). GV phát trước 3 ngày để học sinh nghiên cứu và điền.
- Bước 2: Công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích (ở phần khảo sát).
- Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm (phụ lục I)
- Bước 4: Phát phiếu học tập định hướng (Phụ lục II) và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ
- Học sinh điền phiếu khảo sát nhu cầu học sinh ( phiếu số 3)
- Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí
- Nhận nhiệm vụ
- Nghiên cứu phiếu học tập định hướng
- Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu
Hoạt động 2: Hoạt động trải nghiệm
1. Mục tiêu: 
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về các nội dung được phân công.
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm.
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế, kĩ năng viết báo cáo và trình bày vấn đề.
2. Thời gian: Tuần 2,3 .
GV giúp đỡ, định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình làm việc.
Một số câu hỏi gợi ý để học sinh khám phá trong trải nghiệm:
1. Có những loài sinh vật nào trong quần xã sinh vật? Các nhân tố vô sinh trong không gian quần xã? Vai trò của các loài sinh vật, các nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái? ( quan sát, phỏng vấn người dân)
2. Đặc điểm về phương thức dinh dưỡng của các loài sinh vật trong hệ sinh thái ntn? ( quan sát, phỏng vấn người dân)
3. So sánh hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo về thành phần cấu tạo, độ đa dạng về thành phần loài, tính ổn định, thức ăn cho sinh vật trong hệ, nguồn năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái?
4. Những dẫn chứng để giải thích tại sao chuỗi thức ăn thường có 5,6 bậc? ( chất thải của các loài sinh vật)
5. Đặc điểm môi trường ở vùng đồi trọc, nơi đã khai thác khoáng titan? ( quan sát, phỏng vấn người dân)
- Các nhóm học sinh phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Viết nhật kí và biên bản làm việc nhóm.
- Viết báo cáo, sắp xếp các nội dung tìm hiểu nghiên cứu được thành kịch bản để tổ chức trò chơi cho các bạn của nhóm khác.
- Chuẩn bị tổ chức báo cáo kết quả làm việc thông qua tổ chức trò chơi, thảo luận, thuyết trình, tiểu phẩm...: nội dung, tổ chức, cơ sở vật chất, thiết bị.
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả hoạt động
 1. Mục tiêu:
 - Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua tổ chức các trò chơi, thảo luận, thuyết trình, tiểu phẩm,...
 - Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
 - Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.
 - Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
 - Bồi dưỡng tình yêu, trách nhiệm bảo vệ môi trường. 
2. Thời gian: Tuần 5,6.
3. Thành phần tham dự
- Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn.
- Giáo viên môn Sinh học.
4. Nhiệm vụ của học sinh
- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
5. Nhiệm vụ của giáo viên
- Phát các phiếu học tập cho học sinh 
- Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận.
- Bổ sung, tổng kết các nội dung trình bày của học sinh.
A. Nhóm 1
 1. Nội dung: 1. Khái niệm hệ sinh thái.
 2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
 3. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất.
 4. Đặc điểm của các hệ sinh thái ở xã Tế Lợi và các vùng lân cận ( độ đa dạng thành phần loài, kiểu hệ sinh thái).
2. Hình thức báo cáo: Thuyết trình (Sản phẩm: bản word, powerpoi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_he_sinh_thai_sinh_hoc_12_ban.doc
  • docBìa SKKN_ OANH 18-19.doc