SKKN Kinh nghiệm dạy bài 21: tiết 24 “ quang hợp ” môn Sinh học lớp 6 ở trường THCS Nga Yên

SKKN Kinh nghiệm dạy bài 21: tiết 24 “ quang hợp ” môn Sinh học lớp 6 ở trường THCS Nga Yên

 Trong những năm gần đây Giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng. Giáo dục là quốc sách hàng đầu vì thế việc triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng, đổi mới kiểm tra - đánh giá, ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, khoa học mở luôn luôn mới, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên các quan sát thực tế, các thí nghiệm, thực hành để rút ra những kiến thức chung, khái quát về các hiện tượng tự nhiên và các qui luật của Sinh học. Bên cạnh đó số bài có thực hành - thí nghiệm, thực hành- quan sát theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở GD- ĐT Thanh Hoá chiếm số tiết khá cao. Vì vậy mà yêu cầu đặt ra cho giáo viên khá cao và học sinh cũng gặp nhiều khó khăn khi học các tiết có thực hành- thí nghiệm, thực hành- quan sát.

Qua nghiên cứu , điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thăm dò mức độ nhận thức học sinh lớp 6 đối với bộ môn sinh học 6 ở trường THCS Nga Yên, tôi thấy hầu hết các em còn chưa có phương pháp học bộ môn, chưa hứng thú với bộ môn sinh học đặc biệt ở tiết thực hành các em vẫn ngại học và sợ khó, rất lúng túng trong qúa trình quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng thí nghiệm, tham gia thiết kế những thí nghiệm đơn giản chứng minh các chức năng sinh lý các cơ quan của thực vật vì đây là môn học mới mẻ với các em. Dưới trường tiểu học các em mới chỉ được tiếp cận học ở bộ môn Khoa học tự nhiên . Nắm kiến thức còn mơ hồ, học sinh chưa chủ động trong giờ học sinh học, chủ yếu là nghe giảng , ghi lại và đọc trong sách giáo khoa. Trong khi đó , mục tiêu cho ngành giáo dục đề ra là : “ Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước”. Chương trình sinh học lớp 6 giúp học sinh bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật, trước hết là thực vật. Sinh học 6 giúp các em tìm hiểu cấu tạo cơ thể một cây xanh từ cơ quan sinh dưỡng đến cơ quan sinh sản cùng chức năng của chúng phù hợp với điều kiện sống. Sinh học còn giúp các em hiểu được thực vật phong phú, đa dạng như thế nào qua các nhóm cây khác nhau, chúng đã phát triển biến đổi ra sao từ dạng đơn giản nhất đến dạng phức tạp nhất là những cây có hoa mà hằng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc. Ngoài ra sinh học còn giúp các em biết được mối quan hệ giữa thực vật với môi trường sống cũng như vai trò của chúng đối với đời sống của con người. Những điều cơ bản nhất của các kiến thức đó được trình bày dưới dạng các gợi ý quan sát ( dựa trên vật mẫu thật hoặc trên hình vẽ, ảnh chụp ), những vấn đề đặt ra để trao đổi, thảo luận, cung cấp những thí nghiệm mô tả để từ đó các em có thể hiểu và giải quyết các yêu cầu của bài học. Quan trọng hơn là hướng dẫn các em tự tay làm được thí nghiệm, tận mắt quan sát thấy hiện tượng thí nghiệm, so sánh thí nghiệm với đối chứng để nêu lên kết quả của thí nghiệm. Qua đó khơi dậy, bồi dưỡng tình yêu của con người với thực vật nói riêng và thế giới sinh vật nói chung, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

 

doc 16 trang thuychi01 7881
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy bài 21: tiết 24 “ quang hợp ” môn Sinh học lớp 6 ở trường THCS Nga Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 KINH NGHIỆM DẠY BÀI 21: TIẾT 24 “ QUANG HỢP ” 
MÔN SINH HỌC LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS NGA YÊN
Người thực hiện: 	Lưu Thị Huê
Chức vụ: 	Giáo viên
Đơn vị công tác: 	Trường THCS Nga Yên
SKKN thuộc lĩnh vực: 	Sinh học
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
MỤC
TÊN MỤC
TRANG
 1
Mở đầu
2,3
 1.1
Lý do chọn đề tài
3
 1.2
Mục đích nghiên cứu
3
 1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
 1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4 - 11
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4-7
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
.
7-11
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
3
Kết luận và kiến nghị	
12,13
3.1
Kết luận
12
3.2
Kiến nghị
12,13
 Tài liệu tham khảo
14
Phụ Lục
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Trong những năm gần đây Giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng. Giáo dục là quốc sách hàng đầu vì thế việc triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng, đổi mới kiểm tra - đánh giá, ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. 
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, khoa học mở luôn luôn mới, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên các quan sát thực tế, các thí nghiệm, thực hành để rút ra những kiến thức chung, khái quát về các hiện tượng tự nhiên và các qui luật của Sinh học. Bên cạnh đó số bài có thực hành - thí nghiệm, thực hành- quan sát theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở GD- ĐT Thanh Hoá chiếm số tiết khá cao. Vì vậy mà yêu cầu đặt ra cho giáo viên khá cao và học sinh cũng gặp nhiều khó khăn khi học các tiết có thực hành- thí nghiệm, thực hành- quan sát. 
Qua nghiên cứu , điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thăm dò mức độ nhận thức học sinh lớp 6 đối với bộ môn sinh học 6 ở trường THCS Nga Yên, tôi thấy hầu hết các em còn chưa có phương pháp học bộ môn, chưa hứng thú với bộ môn sinh học đặc biệt ở tiết thực hành các em vẫn ngại học và sợ khó, rất lúng túng trong qúa trình quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng thí nghiệm, tham gia thiết kế những thí nghiệm đơn giản chứng minh các chức năng sinh lý các cơ quan của thực vật vì đây là môn học mới mẻ với các em. Dưới trường tiểu học các em mới chỉ được tiếp cận học ở bộ môn Khoa học tự nhiên . Nắm kiến thức còn mơ hồ, học sinh chưa chủ động trong giờ học sinh học, chủ yếu là nghe giảng , ghi lại và đọc trong sách giáo khoa. Trong khi đó , mục tiêu cho ngành giáo dục đề ra là : “ Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước”. Chương trình sinh học lớp 6 giúp học sinh bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật, trước hết là thực vật. Sinh học 6 giúp các em tìm hiểu cấu tạo cơ thể một cây xanh từ cơ quan sinh dưỡng đến cơ quan sinh sản cùng chức năng của chúng phù hợp với điều kiện sống. Sinh học còn giúp các em hiểu được thực vật phong phú, đa dạng như thế nào qua các nhóm cây khác nhau, chúng đã phát triển biến đổi ra sao từ dạng đơn giản nhất đến dạng phức tạp nhất là những cây có hoa mà hằng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc. Ngoài ra sinh học còn giúp các em biết được mối quan hệ giữa thực vật với môi trường sống cũng như vai trò của chúng đối với đời sống của con người. Những điều cơ bản nhất của các kiến thức đó được trình bày dưới dạng các gợi ý quan sát ( dựa trên vật mẫu thật hoặc trên hình vẽ, ảnh chụp ), những vấn đề đặt ra để trao đổi, thảo luận, cung cấp những thí nghiệm mô tả để từ đó các em có thể hiểu và giải quyết các yêu cầu của bài học. Quan trọng hơn là hướng dẫn các em tự tay làm được thí nghiệm, tận mắt quan sát thấy hiện tượng thí nghiệm, so sánh thí nghiệm với đối chứng để nêu lên kết quả của thí nghiệm. Qua đó khơi dậy, bồi dưỡng tình yêu của con người với thực vật nói riêng và thế giới sinh vật nói chung, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
 Chính vì lẽ đó mà bản thân đã tìm tòi, học hỏi và xây dựng được một vài kinh nghiệm hữu ích khi dạy bài 21- Tiết 24: “ Quang hợp ” môn sinh học lớp 6. Đề tài này là kế thừa kết quả sự đúc rút kinh nghiệm ở Tiết 23- Quang hợp mà tôi đã thực hiện nghiên cứu và áp dụng năm 2013 - 2014 ở Trường THCS Nga Yên.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Việc nghiên cứu đề tài nhằm: 
Kiến thức
+ Biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
+ Viết được sơ đồ tóm tắt hiện tượng quang hợp.
Kỹ năng
+ Tham gia thiết kế thí nghiệm chứng minh chức năng sinh lý của cây
 ( lá cây chế tạo được tinh bột ).
 + Phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
Thái độ hành vi
Có ý thức và thói quen bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường sống của thực vật và của con người.
Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 6 trường THCS Nga Yên - Huyện Nga Sơn – 
 Tỉnh Thanh Hóa
Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng kêt hợp các phương pháp như: phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Đặc biệt là phương pháp thực hành thí nghiệm. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi 
Từ tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.
Quá trình Quang hợp được thể hiện theo sơ đồ sau:
	Ánh sáng
 Nước 	 + Khí cacbônic	 Tinh bột	 + Khí ôxi
 (rễ hút từ đất)	 (Lá lấy từ không khí) Chất diệp lục (Trong lá) 	(lá nhả ra ngoài
	 môi trường)
	Như vậy, điều kiện để quá trình quang hợp thực hiện được là phải có nước, khí cacbônic, chất diệp lục trong cây xanh và ánh sáng. Ánh sáng trong tự nhiên thông thường là ánh sáng mặt trời, ngoài ra còn có ánh sáng do con người tạo ra (như ánh sáng đèn điện đốt ) 
Sinh học là môn học khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học được hình thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệm Do đó, dạy học sinh học không chỉ có tranh ảnh, mô hình, vật mẫu, mà còn phải tiến hành các thí nghiệm và thực hành nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
 Trong quá trình thực hiện bài dạy (bài 21 – tiết 24: Quang hợp), để thực hiện thành công (tạo hứng thú, đồng thời tăng hiệu quả giờ học) người giáo viên nên thực hiện tiết học kiểu: Lý thuyết – thực hành. 
Mục đích của thí nghiệm trong hình 21.4 (SGK sinh học 6) là làm rõ điểm khác nhau giữa lá của cây trong chuông A (Trong chuông A cho thêm cốc chứa nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí cacbônic của không khí trong chuông theo PTHH: 
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O ) với lá của cây trong chuông B (Trong chuông B không có cốc chứa nước vôi trong) sau một thời gian làm thí nghiệm. Để minh chứng những điều kiện để lá cây chế tạo được tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh “nếu không có khí cacbonic lá cây không thể chế tạo được tinh bột”. Yêu cầu của thí nghiệm phải đạt được kết quả: có được lá của hai cây để thử dung dịch iốt (kết quả sau khi thử dung dịch iốt một lá cho màu nâu nhạt, một lá có màu xanh tím). 
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.2.1 Thực trạng chung
- Về phía học sinh: 
 Học sinh lớp 6 rất ham hiểu biết, nhất là những bài học có sử dụng các phương tiện trực quan, hay bài học có các thí nghiệm chứng minh, đặc biệt các em rất hứng thú khi chính mình được tham gia vào quá trình tìm tòi nghiên cứu. 
 Năng lực thực hành , khả năng suy luận của học sinh còn hạn chế.
- Về phía giáo viên: 
 Giáo viên đã có trình độ chuẩn và trên chuẩn, hơn nữa trong những năm qua Giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng, vì thế việc triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng, đổi mới kiểm tra - đánh giá, ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, đem lại niềm vui, hứng thú là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi giáo viên.
Thực trạng dạy các bài thực hành, lý thuyết thực hành của giáo viên đặc biệt là bài 21: tiết 24: “Quang hợp” là chưa thành công 
Về sơ sở vật chất, thiết bị dạy học: 
Nhiều trường đã có các phòng chức năng, có tương đối đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy học, có khuôn viên rộng và thoáng đãng 
	Được BGH quan tâm tới nhiệm vụ chuyên môn, nhất là việc thực hiện PPDH đổi mới “Lấy học sinh làm trung tâm”, học sinh “chủ động trong quá trình tìm tòi kiến thức” giáo viên là người “tổ chức, hướng dẫn học sinh trong việc tìm tòi tri thức” đó là “kim chỉ nam” cho người giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học của mình. 
2.2.2 Thực trạng tại trường THCS Nga Yên
 a/ Thuận lợi
	- Về phía học sinh.
 Học sinh lớp 6 trường THCS Nga Yên năm học 2014 – 2015 có 47 em với 2 lớp, bình quân mỗi lớp có khoảng 24 học sinh. Điều đó có thuận lợi trong quá trình học tập, nhất là trong việc giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, hay thực hiện theo phương pháp tự nghiên cứu. Trong các tiết thực hiện theo nhóm, thông thường nếu là nhóm lớn, thì mỗi nhóm khoảng 5-6 em, điều này rất thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện. 
	- Về phía giáo viên: 
 Giáo viên môn sinh có đủ về số lượng, trình độ 100 % được đào tạo trên chuẩn, 100% giáo viên được tham gia các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, các chuyên đề về tích hợp giáo dục 
	- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, khuôn viên:
	+ Nhà trường đã được công nhận chuẩn năm 2009, có 4 phòng chức năng (phòng TH Lý- CN, phòng TH Hoá – Sinh, phòng tin, phòng nghe nhìn)
	+ Thiết bị, đồ dùng dạy học: Được cấp 100 % .
	+ Khuôn viên: Có diện tích vườn trường rộng, với diện tích trên 2000 m2 , nhà trường có vườn sinh vật (trong đó có trồng nhiều loại thực vật thiết thực trong quá trình học tập học sinh)
 + Học sinh có đầy đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động tham quan thiên nhiên.
	+ BGH nhà trường rất quan tâm tới công tác chuyên môn, hàng năm có trang bị thêm những thiết bị, vật tư, hoá chất, tranh ảnh, tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ Dạy – Học. 
b/ Khó khăn.
	Nga Yên là xã sát trung tâm huyện Nga Sơn, vì thế có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đầu vào (do đa số học sinh có lực học khá, giỏi ở lớp cuối cấp tiểu học đều tham gia học ở trường THCS Chu Văn An – Trường trọng điểm của huyện Nga Sơn). Hàng năm số học sinh tham gia học trường THCS Nga Yên đa phần có học lực là trung bình, yếu , kém. Điều đó gây khó khăn trong quá trình học tập của học sinh và dạy học của giáo viên.
Nhiều em chưa thật sự tích cực trong học tập, chưa có kỹ năng hoạt động hợp tác theo nhóm, chưa quen với việc tự mình làm chủ, tiến hành thực hành- thí nghiệm để tìm ra kiến thức mới, khắc sâu kiến thức đã học. 
Trong chương trình môn sinh có nhiều thí nghiệm chứng minh, nhưng không thể trực tiếp tiến hành thí nghiệm mà phải có sự chuẩn bị trước trong khoảng một thời gian mới tiến hành thí nghiệm được. Chính vì lẽ đó mà người giáo viên nếu không có tâm huyết, ngại khó thì dạy theo kiểu “đến đâu hay đến đó” bài dạy có thí nghiệm thực hành lại tiến hành theo kiểu “giới thiệu” qua sách vở hoặc trình chiếu qua bài giảng ứng dụng CNTT. Làm như thế không tạo được hứng thú đối với học sinh, không làm cho học sinh yêu mến môn học, và không dạy cho học sinh học theo đúng “phương pháp học tập tích cực”, ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn Sinh học nói riêng hay các môn học nói chung.
Thực trạng trên thể hiện rõ qua kết quả khảo sát mức độ hứng thú với môn sinh học và kết quả bộ môn sinh học lớp 6 đầu năm học 2014 - 2015 tại trường THCS Nga Yên, Nga Sơn như sau:
Khảo sát đầu năm học:
- Về mức độ hứng thú
Số HS
Mức độ hứng thú
Rất hứng thú
Hứng thú
Ít hứng thú
Không hứng thú
47
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
3
6,4 
10
21,3 
12
25,5 
22
46,8 
 - Về học lực
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
6A
24
1
4,2
3
12,5
15
62,5
3
12,5
2
8,3
6B
23
1
4,3
3
13
12
52,3
5
21,7
2
8,7
 Tổng
47
2
4,3
6
12,8
27
57,4
8
17
4
8,5
Đây là vấn đề làm bản thân suy nghĩ rất nhiều: Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? Hình thức tổ chức ra sao? Yếu tố quyết định sự thành công của các tiết thực hành là gì? 
 Vì thế, qua tìm tòi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, bản thân tôi đã đúc rút được một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn sinh học.
	Đề tài tôi áp dụng trên lớp 6A (có số học sinh là 24 em) lớp làm đối chứng là lớp 6B ( có số học sinh là 23 em)
	(Ghi chú: Hai lớp đối tượng học sinh ngang nhau)
- Lớp 6A (Thực nghiệm): Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm 
- Lớp 6B (Đối chứng): Giáo viên tổ chức dạy ứng dụng công nghệ thông tin (phần thí nghiệm giới thiệu theo hình ảnh trình chiếu).
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
2.3.1 Phần chuẩn bị
Vườn sinh vật: Trồng cây khoai lang (Đã có sẵn)
Vị trí tiến hành bài dạy: Phòng thực hành Hoá – Sinh
Thời gian chuẩn bị cho thí nghiệm vào chiều thứ 6 tuần trước
Thời gian thực hiện bài dạy vào tiết 2 chiều thứ hai tuần sau
2.3.2 Các bước tiến hành
 a/ Bước 1: 
 Vào thời điểm sáng thứ sáu tuần trước có giờ sinh bài 20 - tiết 23, phần cuối giờ giáo viên dành 5 phút dặn dò học sinh chuẩn bị bài học tới (Lớp 6A) 
	Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 em (có trưởng nhóm, thư ký và thành viên nhóm)
	Yêu cầu: Mỗi nhóm tiến hành chuẩn bị thí nghiệm như sau: Lấy 2 khóm khoai lang đang sinh trưởng, phát triển bình thường như nhau, bứng trồng vào 2 chậu nhỏ để trong bóng tối 2 – 3 ngày (để góc phòng thực hành Hoá – Sinh) từ chiều thứ sáu tuần trước để tinh bột ở lá bị tiêu hết. 
 b/ Bước 2: 
Vào đầu tiết 2 buổi chiều (cùng ngày) mỗi nhóm đưa chậu cây khoai lang của mình vào lớp học (Phòng TH Hoá – sinh)
Sau đó đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt. Dùng hai chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây (Trong chuông A cho thêm cốc chứa nước vôi trong), để dung dịch này hấp thụ hết khí cacbônic của không khí trong chuông .
 c/ Bước 3: 
 Đặt cả hai chuông thí nghiệm ở chỗ có nắng ( H.21.3 )
 Sau khoảng 5-6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iốt loãng. H.21.4 cho ta biết kết quả thử dung dịch iốt trên lá trong hai chuông đó.
*   Để thí nghiệm nhanh mang lại kết quả  chính xác, trong quá trình thí nghiệm cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Hai chậu cây phải được đặt nơi thật tối để quá trình khử tinh bột xảy ra nhanh.
  - Chậu A nên dùng nước bồ tạt đặc (dd KOH đặc) thay cho nước vôi
trong Ca(OH)2 vì dd KOH có khả năng hấp thụ nhanh khí CO2 hơn là dd Ca(OH)2.
- Chậu B nên để thêm một cốc chứa dd NaHCO3 vì dung dịch này sẽ làm lăng  hàm lượng khí CO2 trong chậu đối chứng.
 - Hai tấm kính phải ướt để khí cacbônic trong chuông không lọt ra ngoài, khí cacbônic ở ngoài không lọt vào trong chuông.
- Có thể thay hai tấm kính ướt, và hai chuông thủy tinh bằng cách dùng hai thanh que cứng buộc theo hình chữ T sau đó cắm vào mỗi chậu một que sát với gần gốc mỗi cây và cao hơn ngọn cây khoảng 10-15 cm để làm giá đỡ. Sau đó bọc bên ngoài mỗi chậu một túi nilông trong trùm lên trên que chữ T và phủ kín mặt chậu, sau đó để vào chậu A một cốc nước bồ tạt đặc (chứa dung dịch KOH đặc) và một cốc nước lã. Chậu B được đặt một cốc nước lã giống chậu A và một cốc đựng dung dịch NaHCO3. Khi trùm túi nilông lên chậu phải kéo căng và buộc kín vào thành chậu để không khí trong chậu không bị thoát ra ngoài.
- Nếu trong khi thí nghiệm gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi (như râm mát), phải đặt chậu thí nghiệm nơi có ánh đèn điện 500 W có chụp hắt ánh sáng.
 ( Hình ảnh trên minh họa cho các bước tiến hành của thí nghiệm chứng minh lá chế tạo tinh bột khi có khí cácbonic )
 d/ Bước 4: 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận
- Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào ?
- Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết ?
- Từ kết quả đó có thể rút ra kết luận gì?
2.3.3. Một số lưu ý trong bài
 Đối với các thí nghiệm có sự tham gia của học sinh trong thực hiện thí nghiệm :
 - Lớp 6A (Thực nghiệm): 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm
 - Kiểm tra việc thực hiện thí nghiệm của học sinh, ghi nhận nhanh kết quả thực hiện của các nhóm: Nhóm làm tốt, nhóm làm chưa tốt.
 - Cho 1 – 2 nhóm học sinh trình bày các bước tiến hành thí nghiệm trên cơ sở nhóm đã thực hiện, nêu kết quả thu được, các nhóm nhận xét bổ sung.
 - Giáo viên nêu nhận xét tóm tắt các bước chủ yếu trong quá trình tiến hành làm thí nghiệm, nhận xét kết quả thí nghiệm của các nhóm, khen nghợi nhóm làm tốt, hỏi về nguyên nhân thí nghiệm chưa thành công, giải thích cụ thể trên thí nghiệm chưa thành công và rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. Qua bài dạy rèn kỹ năng phân tích thí nghiệm, quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét, kỹ năng tự tin khi trình bày kết quả làm việc của nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống liên quan tới quang hợp.
 Thông qua các thí nghiệm mà các em trực tiếp được chuẩn bị, được làm thí nghiệm, trực tiếp quan sát thấy được những hiện tượng thực tế xảy ra đối với thực vật, các em hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn, nhớ lâu hơn, từ những hiểu biết về kiến thức cũ các em sẽ tiếp thu kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng, có hứng thú, say mê môn học, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo và rèn luyện cho các em thói quen nghiên cứu và giải quyết vấn đề khoa học. Mặt khác qua các bài học đó lại khơi dậy cho chúng em tính tò mò ham hiểu biết tìm tòi đối với thực vật và giúp chúng em gần gũi, yêu thiên nhiên hơn”.      
 - Lớp 6B (Đối chứng) 
 - Với cách dạy này nhiều học sinh còn chưa có phương pháp học bộ môn, vẫn ngại học và ngaị khó. Tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, máy móc, thụ động, học sinh rất lúng túng trong việc nắm bắt kiến thức.
 - Trong quá trình thực nghiệm, kết quả giảng dạy các tiết thực hành thí nghiệm, thực hành quan sát ngày càng khả quan, học sinh ngày càng yêu thích các tiết thực hành, bước đầu có kỹ năng nghiên cứu- thu thập thông tin- phân tích - báo cáo, tích cực tham gia trong quá trình học tập là điều quan trọng và cần thiết trong việc tìm hiểu về bộ môn sinh học ở nhà trường phổ thông.
 - Trường THCS Nga Yên có sở vật chất tương đối đầy đủ, có phòng thực hành Hóa – Sinh, vườn sinh vật, có phòng nghe nhìn để giáo viên dạy bằng trình chiếu nên việc ứng dụng công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học rất nhiều đặc biệt là các tiết thực hành thí nghiệm. Khả năng áp dụng đề tài hiện nay không còn khó khăn như những năm đầu nghiên cứu.
 - Đề tài nghiên cứu đã có tác động tích cực, góp phần đổi mới cách tổ chức- thiết kế giờ dạy của giáo viên một cách sáng tạo, cách học của học sinh trong điều kiện học tập cụ thể.
 + Giáo viên luôn chủ động, sáng tạo trong vai trò người hướng dẫncác em học tập. Giáo viên luôn có nhu cầu đòi hỏi phải cập nhật kiến thức, tự học, tự rèn luyện, ứng dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp từng loại bài. Luôn học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và tận tâm trong hướng dẫn, giúp đỡ các em học sinh học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
 + Học sinh tự tin vào bản thân, thông qua hợp tác nhóm tích cực , độc lập nghiên cứu, tranh luận và bảo vệ vấn đề mình đưa ra, rèn luyện kỹ năng cần thiết, phát triển tư duy từ thực hành, thí nghiệm ( trực quan cụ thể ) à biết vận dụng vào giải th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_bai_21_tiet_24_quang_hop_mon_sinh_hoc_l.doc