SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Aerobic của trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Aerobic của trường THPT Quảng Xương 4

 Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động của các em học sinh.

 Nội dung thể dục nhịp điệu đã đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa trong nhà trường THPT gần chục năm nay nhưng nội dung này vẫn là một nội dung khó không chỉ với đối tượng học sinh mà còn cả với một bộ phận không nhỏ thầy cô giáo khi giảng dạy phần nội dung này.Trong những năm học trước để khuyến khích phong trào tập luyện và phát triển sâu rộng nội dung Aerobic các trường phổ thông, Sở GD&ĐT đã mở các lớp tập huấn HLV, trọng tài cho giáo viên THPT, cốt cán THCS và tiểu học. Sở GD&ĐT tổ chức các cuộc thi Aerobic cho học sinh phổ thông trong toàn tỉnh nhưng không mang tính chất bắt buộc chỉ mang tính gây dựng phong trào và rèn luyện kĩ năng HLV, kĩ năng trọng tài cho cán bộ giáo viên đã được tham gia tập huấn.

 Trong thời gian gần đây nội dung Aerobic đã được quốc gia đưa vào hệ thống thi đấu chính thức của quốc gia. Aerobic thi đấu ở nhiều cấp độ như : Giải vô địch quốc gia ; Giải CLB mạnh toàn quốc . và đặc biệt là Aerobic đã đưa vào thi đấu trong hệ thống HKPĐ toàn quốc cho học sinh phổ thông.

 

doc 21 trang thuychi01 8790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Aerobic của trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 A. MỞ ĐẦU: ........................2
 1.Thuận lợi 3
 2. Khó khăn ......4
 3. Số liệu thống kê 4
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.... 5
1.Cơ sở lý luận ..5
2.Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài .....6
3.Giải pháp tiến hành đề tài ....10
 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.....16
 Bài học kinh nghiệm .....17
 Phạm vi áp dụng, khả năng phát triển của sáng kiến ..18
 Đề xuất, kiến nghị ..19
 A. MỞ ĐẦU
 Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động của các em học sinh.
 Nội dung thể dục nhịp điệu đã đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa trong nhà trường THPT gần chục năm nay nhưng nội dung này vẫn là một nội dung khó không chỉ với đối tượng học sinh mà còn cả với một bộ phận không nhỏ thầy cô giáo khi giảng dạy phần nội dung này.Trong những năm học trước để khuyến khích phong trào tập luyện và phát triển sâu rộng nội dung Aerobic các trường phổ thông, Sở GD&ĐT đã mở các lớp tập huấn HLV, trọng tài cho giáo viên THPT, cốt cán THCS và tiểu học. Sở GD&ĐT tổ chức các cuộc thi Aerobic cho học sinh phổ thông trong toàn tỉnh nhưng không mang tính chất bắt buộc chỉ mang tính gây dựng phong trào và rèn luyện kĩ năng HLV, kĩ năng trọng tài cho cán bộ giáo viên đã được tham gia tập huấn.
 Trong thời gian gần đây nội dung Aerobic đã được quốc gia đưa vào hệ thống thi đấu chính thức của quốc gia. Aerobic thi đấu ở nhiều cấp độ như : Giải vô địch quốc gia ; Giải CLB mạnh toàn quốc ... và đặc biệt là Aerobic đã đưa vào thi đấu trong hệ thống HKPĐ toàn quốc cho học sinh phổ thông.
 Mặc dù bộ môn Aerobic du nhập vào Thanh Hóa chưa lâu nhưng nội này đã được tỉnh , nhất là các đồng chí chuyên viên môn thể dục của Sở GD&ĐT đi tắt đón đầu mạnh dạn phát triển, mời các chuyên gia hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện. Thành tích Aerobic của tỉnh Thanh Hóa luôn đứng trong tốp đầu trong các kì thi HKPĐ toàn quốc . Nhận thấy đây là môn thế mạnh của tỉnh nghành giáo dục Thanh Hóa đã chú trọng đầu tư phát triển sâu rộng trong hệ thống các trường phổ thông. Tỉnh quyết định đưa nội dung Aerobic vào trong thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi hội khỏe phù đổng tỉnh. Phát triển các phong trào tập luyện TDTT tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh, môn Aerobic là thể thao rất sôi nổi năng động phù hợp để giao lưu trong các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể,các ngày lễ lớn trong năm, đây cũng là một trong những chỉ tiêu trong xây dựng trường chuẩn quốc gia. 
 Aerobic là môn thể thao kết hợp giữa sự khéo léo linh hoạt với âm nhạc, trang phục gợi cảm, di chuyển các đội hình sinh động với tốc độ vừa phải. Tập luyện Aerobic giúp cơ thể uyển chuyển linh hoạt, thon gọn, săn chắc khỏe khoắn, năng động tươi vui, giúp hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết tốt, giúp tăng cường sức khỏe, giảm được Stress .Mặc dù có rất nhiều lợi ích về thẩm mỹ,sức khỏe,nhưng nội dung Aerobic vẫn được xem là môn học khó đối với học sinh. Do đặc thù môn học trang phục phải bó sát gây tâm lí e ngại, với việc chưa tự tin thể hiện bản thân nên số học sinh tham gia tập luyện chưa nhiều. Một lí do nữa là điều kiện trang thiết bị phục vụ cho tập luyện chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu đề ra. Các em chưa cảm nhận và thấy hết những nét đẹp, cái hay và hiệu quả của Aerobic mang lại nên đã gây rất nhiều khó khăn cho HLV, giáo viên giảng dạy.Trong các đợt thi học sinh giỏi thể dục nói chung, nội dung Aerobic nói riêng thành tích của trường nội dung này còn khá khiêm tốn. Đứng trước thực tế đó nhà trường, tổ và nhóm chuyên môn rất trăn trở tìm ra hướng chỉ đạo khắc phục, cải thiện nâng cao thành tích nội dung này.
 Dưới sự chỉ đạo của ban chuyên môn nhà trường, của tổ Thể dục – Quốc phòng về việc thành lập và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh môn thể dục thể thao. Được sự phân công của ban chuyên môn, tổ nhóm chuyên môn, tôi là người trực tiếp huấn luyện nội dung Aerobic của đội tuyển học sinh giỏi. Với trách nhiệm của người giảng dạy huấn luyện đội tuyển, bản thân tôi nhận thấy phải có kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng thật tốt để nâng cao chất lượng ,thành tích cho đội tuyển. Chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài : “ Kinh nghiệm bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Aerobic của trường THPT Quảng Xương 4” để nghiên cứu, nhằm mục đích nâng cao thành tích đội tuyển học sinh giỏi của trường.
 Trong giới hạn của đề tài này, tôi chỉ xin trình bày kinh nghiệm của bản thân về công tác bồi dưỡng, huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi Aerobic . Tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao thành tích huấn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi, cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. 
 1. Thuận lợi :
 - Để thực hiện đề tài này tôi có một số thuận lợi là được sự quan tâm giúp đỡ, động viên rất nhiệt tình của BGH, cũng như sự giúp đỡ tận tình của tất cả giáo viên cùng bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ huynh, các tổ chức đoàn thể đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. 
 - Tất cả những phòng học lí thuyết của nhà trường đều được trang bị máy chiếu projecter và trang bị máy tính kết nối mạng internet nên rất thuận lợi cho việc khai thác các tài liệu thông tin cần thiết.
 - Bản thân tôi là giáo viên cốt cán của tỉnh môn thể dục, tôi đã được tham gia nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng HLV, trọng tài Aerobic của Sở GD&ĐT tổ chức. Các lớp tập huấn của Sở GD&ĐT có mời các chuyên gia, HLV hàng đầu quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp hướng dẫn, bồi dưỡng, huấn luyện. Trong quá trình tập huấn mỗi học viên được thực tập công tác làm HLV, mỗi học viên phải tự biên soạn nội dung , chọn nhạc và xử lí nhạc, làm dự trù kinh phí, huấn luyện một đội tuyển của nhóm học viên mình tham gia. Học viên vừa đóng vai trò HLV vừa đóng vai trò người tập, tập luyện và biểu diễn tại buổi báo cáo kết thúc đợt tập huấn để đánh giá rút kinh nghiệm.
 2. Khó khăn :
 - Nhà trường chưa có nhà tập đa năng chuyên dụng, chưa có phòng tập trang bị thảm tập, bộ đầu đĩa, dàn âm thanh đúng tiêu chuẩn, hạn chế rất lớn đến việc xem băng hình kết hợp tập theo băng hình, tập ngoài trời nên thường mất tập trung. 
 - Aerobic là nội dung học còn mới và có độ khó tương đối cao so với các môn học khác, đa số các em chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận rất ít nên trình độ kĩ thuật, cảm nhận về nhạc, về không gian còn hạn chế. Trang phục đặc trưng của bộ môn bó sát gợi cảm nên các em còn có tâm lí e ngại, các em chưa thực sự tự tin thể hiện hết khả năng, năng khiếu của mình. 
 3. Số liệu thống kê :
Điều tra cơ bản ban đầu :
 Được sự giúp đỡ của giáo viên dạy cùng phân môn, giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên các bộ môn khác, tôi tiến hành điều tra cơ bản ban đầu về thành tích và khả năng hoàn thiện kỷ thuật bài thể dục nhịp điệu của học sinh lớp 10 của 8 lớp học sinh khối 11để làm cơ sở ban đầu. Mỗi lớp giáo viên trực tiếp giảng dạy giới thiệu cho tôi 5 học sinh có thành tích tốt nhất lớp.
 Sau khi tiến hành khảo sát thực tế tôi lựa chọn ra 16 em học sinh có thành tích tốt nhất để tiến hành bồi dưỡng huấn luyện. Tôi tiến hành phỏng vấn các em về vấn đề yêu thích, hiểu biết về Aerobic, tôi thu được kết quả như sau : 12/16 em chưa thích và tìm hiểu, tập luyện nội dung này, 4/16 em có thích nội dung này. Như vậy mức độ yêu thích nội dung Aerobic là rất thấp.
 Đây là điểm khó khăn, thách thức cần phải giải quyết để tìm ra phương pháp, biện pháp để bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : 
 1/ Cơ sở lý luận
 - Aerobic, là tập hợp nhiều bài tập vận động với các chuyển động của cơ thể, các bước chân theo nhịp đếm, theo điệu nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 - Aerobic là các hoạt động thể dục với cường độ trung bình trong một thời gian dài, có liên quan đến quá trình huy động và sử dụng oxy trong quá trình trao đổi năng lượng của cơ bắp.
 - Aerobic là loại hình thể dục mới nhưng đã được hưởng ứng sôi nổi và đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa ở trường THPT.
 - Huấn luyện Aerobic, giáo viên phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau: Thuyết trình, trực quan, đàm thoại, chia nhóm  trong đó phương pháp thuyết trình và trực quan đóng vai trò quyết định, giáo viên là người giúp đỡ, điều khiển và sửa sai cho học sinh khi cần thiết.
 - Để huấn luyện tốt môn Aerobic người giáo viên phải thực hiện các động tác mẫu một cách chính xác, đúng trình tự, luôn gắn bó và hướng tới người học, khi lên lớp phải gây được sự hưng phấn, truyền được cảm hứng, hứng thú, giúp các em đam mê, yêu thích, hăng say tập luyện và tự giác tập luyện. 
 -Trong quá trình bồi dưỡng, huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi Aerobic cũng cần chú ý giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đề phòng chấn thương trong luyện tập cho học sinh, phải thường xuyên kiểm tra sân bãi, dụng cụ tập luyện, và cần phối hợp tốt với các môn khác để bổ sung, hổ trợ cho nhau.
Các vấn đề bức xúc của đề tài cần giải quyết:
 Như đã trình bày ở phần trên thì do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến thành tích thi học sinh giỏi Aerobic của học sinh trường THPT Quảng Xương 4 còn khá khiêm tốn chưa đạt được thành tích cao. Nguyên nhân khách quan do điều kiện phòng tập, trang thiết bị phục vụ tập luyện chưa đáp ứng yêu cầu, làm giảm hiệu quả, giảm hưng phấn trong tập luyện của học sinh. Nguyên nhân chủ quan mà theo tôi nó có tính quyết định đến kết quả của đội tuyển chính là yếu tố con người. Trình độ kĩ thuật của huấn luyện viên, trình độ kĩ thuật của học sinh, trình độ chiến thuật của huấn luyện viên. Cách thức huấn luyện của giáo viên, ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh, tinh thần tập luyện, ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, chưa hăng say tập luyện,chưa thực sự yêu thích Aerobic, còn thiếu sự tự tin bộc lộ hết khẳ năng, năng khiếu của mình trong tập luyện. Cho nên đối với người trực tiếp giảng dạy, huấn luyện việc xây dựng đề tài tìm ra những biện pháp tối ưu, những phương pháp cải tiến thích hợp, tạo sự hưng phấn giúp đội tuyển Aerobic đạt kết quả cao là vấn đề thật sự cần thiết mang tính cấp bách cần được giải quyết ngay.
 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
 Để bồi dưỡng, huấn luyện đội tuyển Aerobic đạt kết quả cao thì phải đạt được các yếu tố điều kiện sau: 
 Thành lập đội tuyển :
 Giáo viên chọn lựa học sinh cho đội tuyển phải dựa vào căn cứ sau : ưu tiên những em học sinh có khuôn mặt khả ái, tươi tắn, thân hình cân đối chiều cao tương đương nhau, linh hoạt, nhanh nhẹn, có thể lực đảm bảo, khả năng vận động tốt, có khả năng biểu cảm tốt. Có thức kỷ luật cao, kiên trì, dũng cảm, tự giác, tích cực, hăng say tập luyện. Quan trọng nhất là các em thực sự đam mê, yêu thích Aerobic, đủ tự tin thể hiện bản thân, bộc lộ hết khả năng,năng khiếu của mình trong tập luyện, thi đấu. 
 Điều kiện trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng, huấn luyện:
 Sân tập (phòng tập) phải rộng rãi thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo cho mọi hoạt động di chuyển của học sinh, không vướng chướng ngại vật và không bị chi phối của các hoạt động xung quanh. Phòng tập nên có gương, có đầu đĩa, máy chiếu projecter, máy tính nối mạng internet, âm thanh ánh sáng đảm bảo cho học sinh vừa xem băng hình vừa tập theo. Giáo viên chuẩn bị đầy đủ trang phục đúng quy cách phù hợp với môn Aerobic, chuẩn bị nhạc phù hợp vui tươi tạo cảm giác hưng phấn cho học sinh trong tập luyện.
 Điều kiện về chuyên môn:
 Giáo viên, huấn luyện viên phải chuẩn bị tốt về giáo án ,kế hoạch huấn luyện đảm bảo khoa học chi tiết đầy đủ, chuẩn bị đầy đủ tài liệu băng đĩa hình có liên quan. Giáo viên phải làm mẫu thật đẹp, chuẩn mực kĩ thuật động tác tạo được cảm hứng, ấn tượng tốt đẹp sâu sắc cho học sinh. Thời gian huấn luyện, lượng vận động hợp lí, thời gian nghĩ ngơi phù hợp, đảm bảo khả năng phục hồi là cao nhất, tránh được những chấn thương đáng tiếc xảy trong tập luyện và thi đấu. Và một điểm cũng rất quan trọng là giáo viên, huấn luyện viên phải huấn luyện để điểm rơi phong độ của học sinh vào đúng thời gian thi đấu.
 Nội dung giảng dạy cần linh hoạt nhưng phải thận trọng, nếu học sinh chưa nắm vững động tác này thì không nên dạy sang động tác khác.
 Sự sai sót của học sinh phải phân tích cụ thể, để có thể tìm đúng nguyên nhân mà có biện pháp sửa chửa thích hợp, không nên giải quyết chung chung như nhau.
 Kết hợp việc giảng dạy động tác để phát triển những tố chất cần thiết như : sức bật, sức bền, tính linh hoạt, mềm dẻo 
 Khi luyện tập phải chuẩn bị khởi động thật kỷ các khớp, đặc biệt là các khớp xương chân, chuẩn bị tốt sân bãi để tránh xảy ra chấn thương.
Qua những nội dung của đề tài đã được nghiên cứu qua lý luận và thử nghiệm thực tiển thì đây là vấn đề cần giải quyết không phải ở riêng trường tôi mà các trường bạn và các đồng nghiệp cũng đã gặp phải nhưng chưa ai đề cập đến hoặc đã có vận dụng nhưng chưa thuyết phục, chưa đạt kết quả cao theo tôi vì nhiều lý do: Đây là nội dung học mới và khó tập, nhưng thời gian các em được tiếp xúc còn ít, đa số các trường gặp khó khăn về sân bãi, phương pháp huấn luyện, bồi dưỡng chưa thật sự thích hợp, chưa giải quyết được khó khăn mà học sinh còn mắc phải.
Nội dung thực hiện :
Sau khi được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và thông qua tổ bộ môn lấy ý kiến đóng góp, tôi tiến hành với giáo viên cùng phân môn thực hiện điều tra cơ bản ban đầu để lấy số liệu làm căn cứ đánh giá thực trạng đề tài.Tôi có tham khảo kinh nghiệm các huấn luyện viên, giáo viên của trường bạn có thành tích tốt trong huấn luyện đội tuyển Aerobic trong các ki thi học sinh giỏi. Với những ý kiến đóng góp cùng với kinh nghiệm đúc rút của bản thân để tôi thực hiện tốt đề tài “Kinh nghiệm bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Aerobic của trường THPT Quảng Xương 4”. Cuối cùng tôi đã rút ra được những nội dung chính cần phải làm để bồi dưỡng, huấn luyện đạt thành tích tốt cho đội tuyển học sinh giỏi Aerobic :
 Lập dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị dụng cụ cần thiết phục vụ huấn luyện phải khoa học, tiết kiệm tránh lãng phí. Đấu mối chặt chẽ với BGH, tổ bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, với gia đình phụ huynh học sinh tham gia đội tuyển. Thông báo rõ kế hoạch thời gian, địa điểm tập luyện để nhà trường và phụ huynh nắm được. Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, động viên của các bậc phụ huynh cả vật chất và tinh thần, đây là hậu phương vững chắc tạo động lực lớn cho các em yên tâm tập luyện . Sự giúp đỡ của tổ chuyên môn, ý kiến đóng góp của các huấn luyện viên, trọng tài có nhiều kinh nghiệm, đây là yếu tố chyên môn quyết định hiệu quả, thành tích của đội tuyển. 
 Có kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện khoa học, chi tiết rõ ràng, cụ thể kế hoạch phải bám sát nội dung chương trình, nội dung thi đấu của ban tổ chức. Phải phù hợp tình hình sức khỏe, trình độ kỷ năng của học sinh và tình hình thực tế của nhà trường như điều kiện dụng cụ sân bãi hiện có, đặc điểm khí hậu và thời tiết HLV phải vận dụng linh hoạt thực tế với điều kiện như : sử dụng ghế học sinh làm xà tập độn tác ke tay chữ L, sử dụng của sổ tập động tác ép dẻo, dùng chiếu thay thảm tập các động tác liên quan đến nằm, quỳ, trườn dẻo, kẻ sân thành các ô giống như thảm thi đấu cho các em làm quen thực tế thi đấu. Sử dụng phòng học có máy chiếu và máy tính kết nối mạng để xem băng hình tài liệu, xem các động tác mẫu, cách hướng dẫn tập các động tác mẫu.Trong khi xem băng hình giáo viên có thể làm chậm hoặc cho tạm dừng để phân tích kĩ thuật động tác, học sinh rất dễ tập theo giúp các em nhanh chóng nhớ, nhanh thuộc động tác. Cho các em xem băng hình các cuộc thi đấu để các em cảm nhận được những vẻ đẹp, sức hấp dẫn của bộ môn Aerobic, lợi ích vẻ đẹp thể chất, thẩm mĩ, nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc, tránh được bệnh tật, giảm stress...giúp các em thêm yêu thích, đam mê bộ môn này. Khi đã yêu thích và đam mê, các em sẽ cố gắng, tích cực, tự giác tập luyện đạt được thành tích đó, đây cũng điều để các em thể hiện năng lực bản thân với bạn bè, thầy cô và gia đình. 
Chuẩn bị thật tốt giáo án huấn luyện trước khi lên hướng dẫn tập luyện, giáo án phải được soạn trước khi huấn luyện 3 – 5 ngày để giáo viên có thời gian nghiên cứu kỷ, có điều chỉnh và bổ sung cho hoàn chỉnh giáo án trước khi tiến hành giảng dạy.
 Bản thân giáo viên, huấn luyện viên phải nghiên cứu tập luyện động tác thật tốt trước ở nhà, khi huấn luyện nên thị phạm động tác nhiều lần, ở nhiều góc độ khác nhau, làm tốc độ nhanh chậm khác nhau cho học sinh quan sát thật kĩ động tác giúp các em nhanh chóng hình thành kĩ thuật và nắm rõ kĩ thuật động tác.
 Phân tích giảng giải rõ từng kĩ thuật động tác, tập từ động tác dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình tập luyện phải chú ý sửa sai cho các em. Tránh gây áp lực tâm lí cho các em vì nóng vội muốn làm ngay được động tác khó. Tạo điều kiện cho các em được tham gia đóng góp ý kiến thảo luận tự tìm ra cách tập luyện, cách tiếp thu, giúp đỡ các em hoàn thành những động tác khó giúp các em tự tin cũng như hăng say trong tập luyện.
Xác định khối lượng vận động hợp lý, chính xác sẽ giúp học sinh nâng cao kĩ thuật động tác nhanh chóng, phát triển tố chất, nâng cao sức khỏe, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Yêu cầu học sinh nghiêm túc, tự giác, tích cực ,chủ động, sáng tạo trong tập luyện, ra bài tập về nhà và có hướng dẫn cụ thể để các em tự tập luyện thêm.
Phải có nhật kí huấn luyện để xem xét đánh giá, rút được kinh nghiệm sau từng buổi huấn luyện, ghi chép cẩn thận những cái làm được và cái chưa làm được để điều chỉnh kịp thời, hợp lí hơn.
 3. Giải pháp tiến hành đề tài
 Để tiến hành thực hiện tốt nội dung bồi dưỡng, huấn luyện, tôi thực hiện theo những bước sau :
Lý thuyết :
 Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy, huấn luyện. Cho học sinh học lý thuyết để trang bị kiến thức mới, kết hợp cho học sinh xem tranh ảnh và một số đoạn phim hướng dẫn bài tập Aerobic mẫu, xem cách hướng dẫn thực hiện các động tác đơn lẻ, các động tác bổ trợ, bài tập bổ trợ trực tiếp từ mạng internet .Với từng động tác quan sát được huấn luyện viên, giáo viên kết hợp giảng giải, phân tích ngắn gọn rõ ràng và dễ hiểu, giúp các em học sinh nắm vững toàn bộ kỷ thuật động tác trước khi tiến hành tập luyện.
 Khi giảng dạy lý thuyết giáo viên phải căn cứ vào tình hình cụ thể của học sinh, lấy những dẫn chứng, ví dụ thực tế gần gủi mà các em biết sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn.
 Huấn luyện viên, giáo viên phải giới thiệu, giảng giải phân tích cho học sinh nắm vững các nhóm động tác kĩ thuật sẽ thực hiện trong bài biểu diễn Aerobic như : 7 bước cơ bản, các nhóm kĩ thuật độ khó nhóm A, nhóm B, nhóm C, nhóm D, các tư thế thân người đứng, quỳ, ngồi, nằm.
 Khi dạy lý luận phải đi đôi với thực tiễn, sau khi hướng dẫn lý thuyết xong, yêu cầu học sinh phải nghiêm túc vận dụng ngay vào trong việc luyện tập hằng ngày.
Thực hành :
Chuẩn bị hệ thống giáo án, hệ thống kĩ thuật động tác :
 Giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ càng chi tiết tỉ mĩ hệ thống các động tác cơ bản của Aerobic. Lập bản đăng kí thi đấu, tiến trình của bài, chuẩn bị cắt ghép nhạc, các loại tư thế vận động, các đội hình biến đổi có trong bài . Trong giáo án huấn luyện cũng phải thể hiện rõ các loại đội hình sẽ chạy trong bài, chuẩn bị các loại độ khó tiêu chuẩn bắt buộc, đăng kí độ khó sẽ thực hiện. Đảm bảo trong bài biểu diễn phải có đủ nhóm các loại độ khó : động lực, tĩnh lực, động tác đứng dẻo, trườn dẻo,có đủ độ khó nhóm A, nhóm B, nhómC, nhóm D. Phải có đủ các loại tư thế : đứng, quỳ, ngồi, nằm. Giáo án phải viết tương đối cụ thể, tỉ mỉ, có nhiệm vụ yêu cầu và sắp xếp nội dung, các bước tiến hành, số lượng vận động (số lượng động tác, số lần tập, cường độ thời gian ), mỗi nội dung phải có biện pháp tổ chức tiến hành cụ thể được ghi đầy đủ trong giáo án. 
 Chuẩn bị dụng cụ sân bãi trang thiết bị phục vụ tập luyện : Vệ sinh sân tập(phòng tập) gọn gàng sạch sẽ chuẩn bị máy tính nối mạng, máy chiếu projecter, các băng hình độ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_boi_duong_huan_luyen_nham_nang_cao_chat_luo.doc