SKKN Khai thác dạng bài tập thủy phân peptit và protein nhằm rèn luyện kĩ năng giải nhanh cho học sinh hướng tới kì thi trung học phổ thông quốc gia

SKKN Khai thác dạng bài tập thủy phân peptit và protein nhằm rèn luyện kĩ năng giải nhanh cho học sinh hướng tới kì thi trung học phổ thông quốc gia

Sau nhiều năm đổi mới hình thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, môn Hóa được kiểm tra, đánh giá theo hình thức trắc nghiệm đã lâu. Mục tiêu hàng đầu của bộ giáo dục là nhằm hình thành và phát triển các năng lực hóa học cho học sinh, đặc biệt là vận dụng tư duy một cách sáng tạo, nhanh và chính xác. Tuy kiểm tra và đánh giá theo hình thức trắc nghiệm nhưng yêu cầu đặt ra cần nâng cao năng lực, phát triển tính sáng tạo cũng như tư duy nhanh nhạy với các cách giải nhanh cho học sinh. Chính vì vậy các bài toán hóa yêu cầu phải có tư duy nhanh và chính xác cao càng nhiều.

Mảng kiến thức bài tập về thủy phân peptit và protein trước đây vốn được học khá nhẹ nhàng, thường ít xuất hiện trong đề thi, nếu có thì là những bài toán dễ, nhưng vài năm trở lại đây dạng toán này thường xuất hiện trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia vừa lạ vừa khó, nên gây không ít trở ngại cho học sinh, là một trong những dạng toán hóa được khai thác kĩ và khá thú vị trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia.

Ngoài yêu cầu đòi hỏi học sinh cần hiểu sâu và rộng kiến thức, giáo viên cần phải biết cách định hướng ôn tập cho học sinh. Vì lẽ đó, muốn giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 của trường THPT Hà Văn Mao chuẩn bị tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng trong kì thi THPT quốc gia, không bị bỡ ngỡ và tâm lí khi gặp dạng toán này. Đồng thời, giúp các em có tư duy linh hoạt và nhạy bén, có cái nhìn sâu sắc về lí thuyết cũng như bài tập về peptit và protein tôi đã chọn và thực hiện đề tài:

“ Khai thác dạng bài tập thủy phân peptit và protein nhằm rèn luyện kĩ năng giải nhanh cho học sinh hướng tới kì thi trung học phổ thông quốc gia”

 

doc 18 trang thuychi01 5870
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khai thác dạng bài tập thủy phân peptit và protein nhằm rèn luyện kĩ năng giải nhanh cho học sinh hướng tới kì thi trung học phổ thông quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Sau nhiều năm đổi mới hình thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, môn Hóa được kiểm tra, đánh giá theo hình thức trắc nghiệm đã lâu. Mục tiêu hàng đầu của bộ giáo dục là nhằm hình thành và phát triển các năng lực hóa học cho học sinh, đặc biệt là vận dụng tư duy một cách sáng tạo, nhanh và chính xác. Tuy kiểm tra và đánh giá theo hình thức trắc nghiệm nhưng yêu cầu đặt ra cần nâng cao năng lực, phát triển tính sáng tạo cũng như tư duy nhanh nhạy với các cách giải nhanh cho học sinh. Chính vì vậy các bài toán hóa yêu cầu phải có tư duy nhanh và chính xác cao càng nhiều.
Mảng kiến thức bài tập về thủy phân peptit và protein trước đây vốn được học khá nhẹ nhàng, thường ít xuất hiện trong đề thi, nếu có thì là những bài toán dễ, nhưng vài năm trở lại đây dạng toán này thường xuất hiện trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia vừa lạ vừa khó, nên gây không ít trở ngại cho học sinh, là một trong những dạng toán hóa được khai thác kĩ và khá thú vị trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia.
Ngoài yêu cầu đòi hỏi học sinh cần hiểu sâu và rộng kiến thức, giáo viên cần phải biết cách định hướng ôn tập cho học sinh. Vì lẽ đó, muốn giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 của trường THPT Hà Văn Mao chuẩn bị tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng trong kì thi THPT quốc gia, không bị bỡ ngỡ và tâm lí khi gặp dạng toán này. Đồng thời, giúp các em có tư duy linh hoạt và nhạy bén, có cái nhìn sâu sắc về lí thuyết cũng như bài tập về peptit và protein tôi đã chọn và thực hiện đề tài: 
“ Khai thác dạng bài tập thủy phân peptit và protein nhằm rèn luyện kĩ năng giải nhanh cho học sinh hướng tới kì thi trung học phổ thông quốc gia”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Mục đích nghiên cứu của SKKN này là dựa vào các dạng bài thủy phân peptit và protein để hướng dẫn học sinh nhanh chóng giải quyết được vấn đề. Đối với dạng bài tập thủy phân peptit và protein, để viết phương trình hóa học chính xác, học sinh phải hiểu được bản chất của phản ứng nghĩa là phản ứng diễn ra trong điều kiện nào đó, có sự tham gia của môi trường hay không. Điều khó đối với học sinh là phải biết xác định xem phản ứng thủy phân xảy ra thì tạo ra những sản phẩm nào, từ đó mới viết được phương trình hóa học chính xác.
	Mặt khác kĩ năng giải toán hóa học chỉ được hình thành khi học sinh nắm vững lý thuyết, nắm vững các kiến thức về tính chất hóa học của các chất, biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Học sinh phải hình thành được một mô hình giải toán, các bước để giải nhanh một bài toán hóa học, kèm theo đó là phải hình thành ở học sinh thói quen phân tích đề bài và định hướng được các cách làm, đây là kĩ năng rất quan trọng đối với việc giải một bài toán hóa học.
	Chính vì vậy trong SKKN này chứa đựng những kĩ năng cơ bản, quan trọng mà học sinh cần phải nắm được nếu muốn tiến đến trình độ giải quyết tốt, xử lý nhanh các bài tập vận dụng thấp và vận dụng cao phần peptit và protein. Đồng thời nó chứa đựng những kĩ thuật, ý tưởng vận dụng các năng lực giải toán hóa tương đối cao và phức tạp trong tư duy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đối tượng nghiên cứu là:
	* Các bài tập về thủy phân peptit và protein trong đề thi THPT Quốc gia, đề thi minh họa của bộ giáo dục & đào tạo các năm và đề thi thử của các trường THPT trên cả nước.
	* Vận dụng các kiến thức lí thuyết, kĩ năng giải toán hóa học vào việc nghiên cứu các phương pháp truyền đạt tới học sinh ý tưởng của bài tập hóa học dạng này.
	* Khai thác tính chất thủy phân của peptit và protein vào các bài tập vận dụng cao trong đề thi THPT QG.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Sưu tầm, tự giải, sáng tác các bài tập vận dụng tính chất thủy phân peptit và protein, kết hợp với thực tế giảng dạy để đúc rút nên cách thức định hướng, truyền đạt phù hợp nhất tới học sinh
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Những kiến thức cơ bản:
	 Lí thuyết cần nắm:
	- Peptit là những hợp chất chứa từ ( 2 đến 50) gốc -amino axit liên kết với nhau qua liên kết peptit.
	- Một peptit ( mạch hở) chứa n gốc- amino axit thì chứa (n-1) liên kết peptit.
	- Tính chất hóa học của peptit 
	+ Phản ứng tạo màu biure: Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên tạo với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm một hợp chất phức màu tím.
	+ Phản ứng thủy phân hoàn toàn: các peptit có thể bị thủy phân hoàn toàn dưới tác dụng của các enzim hoặc axit, bazơ thu được hỗn hợp các -amino axit.
	Chú ý: Trong trường hợp sử dụng axit hoặc bazơ thì sản phẩm thu được sẽ là hỗn hợp các muối ( do các - aminoaxit sinh ra sẽ phản ứng với axit và bazơ có trong môi trường).
	+ Phản ứng thủy phân không hoàn toàn: Các peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thu được hỗn hợp các peptit có mạch ngắn hơn.
* Cách tính phân tử khối (PTK)của peptit:
	Thông thường sẽ tính PTK của peptit bằng cách viết công thức cấu tạo (CTCT) của peptit rồi sau đó đi cộng toàn bộ nguyên tử khối của các nguyên tử các nguyên tố để có phân tử khối của peptit cách làm này sẽ mất nhiều thời gian và chưa khoa học. 
	Cần chú ý rằng, cứ hình thành một liên kết peptit thì giữa 2 phân tử -amino axit sẽ tách đi một phân tử H2O.
	Vì vậy để tính PTK của một peptit mạch hở X chứa n gốc -amino axit thì PTK của X được tính theo công thức tính nhanh sau:
	MX = Tổng PTK của n gốc -amino axit – 18(n-1)
	 PTK một số -amino axit nhớ theo thứ tự tăng dần về khối lượng như sau:
	Gly = 75	Lys =146
	Ala = 89	Glu = 147
	Val = 117	
Ví dụ: Tính PTK của các peptit mạch hở sau:
	a. Gly-Gly-Gly-Gly
	b. Ala-Val-Gly-Gly
Giải: 
MGly-Gly_Gly-Gly = 75x4 – 18(4-1) = 246(đvC)
b. MAla-Val-Gly-Gly =(89 + 117 + 75x2) – 18(4-1) = 302 đvC
2.1.2. Các dạng bài tập:
2.1.2.1. Dạng các câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân cần chú ý:
Cách giải	
Khi thủy phân peptit có n gốc - aminoaxit thu được:
Số đipeptit tối đa là: n-1
Số tripeptit tối đa là: n-2
Số tetrapeptit tối đa là: n-3
Sắp xếp các aminoaxit theo thứ tự đề bài.
Ví dụ 1.1( Câu 47 – mã 132 – đề thi thử lần 3 trường Nguyễn Huệ- hà Nội)
 Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?
	A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.	
Phân tích: 
Số đipeptit tối đa là: n-1
Giải :
 Đoạn peptit trên có 5 gốc - aminoaxit nên tạo 5 – 1 = 4 đipeptit	
	Chọn D
Ví dụ 1.2:
Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X mạch hở : Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripeptit ?
	A.2. B. 4. C. 3. D.1.
Phân tích:
Số tripeptit tối đa là: n-2
Giải : 
Đoạn peptit trên có 5 gốc - aminoaxit nên tạo 5 – 2 = 3 tripeptit
	Chọn C
Ví dụ 1.3:
Trích đoạn đầu của phân tử peptit : Gly-Phe-Val-Glu-Cys-Cys-Ala-Ser-Leu-Tyr-Gln dùng enzim proteaza thủy phân đoạn peptit trên thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?
	A. 10. B. 9. C. 8. D. 11.
Phân tích: 
Số đipeptit tối đa là: n-1
Giải : 
Đoạn peptit trên có 11 gốc - aminoaxit nên tạo 11 – 1 = 10 đipeptit
	Chọn A
Ví dụ 1.4: (Câu 48- ĐH 2010-khối B): 
Thủy phân hoàn toàn 1mol pentapeptit X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val và 1 mol Phe. Thủy phân hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
	A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
	C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Phân tích: 
1mol X 1 mol Ala + 1 molVal + 1mol Phe + 2mol Gly
Giải : 
Vậy X chứa 5 gốc aminoaxit (trong đó có 1 gốc Ala + 1 gốc Val + 1gốc Phe + 2 gốc Gly), khi đó ghép mạch peptit như sau:
Gly-Ala-Val
 Val-Phe 
 Phe-Gly
 Gly-Ala-Val-Phe-Gly
Chọn C
Ví dụ 1.5
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val, 1 mol Glu và 1 mol Lys. Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu; và Lys-Val-Ala. Xác định cấu tạo của X?
Phân tích: 
1mol X 1 mol Ala + 1 molVal + 1 mol Glu + 1 mol Gly + 1 mol Lys
Giải : 
Vậy X chứa 5 gốc aminoaxit (trong đó có 1 gốc Ala + 1 gốc Val + 1gốc Glu + 1gốc Gly) + 1 gốc Lys, khi đó ghép mạch peptit như sau:
	Gly-Lys
 Lys-Val
 Lys-Val-Ala 
 Val-Ala 
 	 Ala-Glu; 
 Gly- Lys- Val-Ala-Glu
Nhận xét, đánh giá: Trong các ví dụ trên, tư duy chủ yếu là dựa vào công thức tính có sẵn và sắp xếp để xử lý các câu hỏi lí thuyết.
Bài tập áp dụng và nâng cao
Câu 1: Từ 3 -aminaxit X,Y,Z có thể tạo thành mấy tripeptit mạch hở trong đó có cả X,Y,Z?
	A. 5. B. 6. C. 3. D.4.	
Câu 2: (Câu 73- mã 001 – đề thi thử trường Trần Hưng Đạo – 2019) Bradikinin
 có tác dụng giảm huyết áp. Đó là một nonapeptit có công thức là:
 Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit 
này có thể thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Phe?
	A. 3. B.5. C. 6. D.4.
Câu 3:Có bao nhiêu tripeptit(mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit Gly, Ala, Phe?
	A. 6. B. 9. C. 4. D. 3. 	
Câu 4: Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X, ngoài các aminoaxit còn thu được các dipeptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây đúng với X?
	A. Val-Phe-Gly-Ala. C. Gly-Ala-Val-Phe. 
	B. Ala-Val-Phe-Gly.	 D. Gly-Ala-Phe-Val.
Câu 5: Công thức nào sau đây của pentapeptit A thỏa mãn điều kiện sau: Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các -aminoaxit là: 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu các aminoaxit thì còn thu được 2 đipeptit: Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val
	A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
	C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.
Câu 6: ( Câu 74 – mã 201- Đề quốc gia 2017)Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Val. Cấu tạo của X là:
	A. Gly-Ala-Gly-Val-Gly B. Ala-Gly-Gly-Val-Gly.
	C. Gly-Gly-Val-Gly-Ala. D. Gly-Gly-Ala-Gly-Val 
2.1.2.2. Dạng bài toán thủy phân hoàn toàn peptit(axit hoặc kiềm chỉ đóng vai trò xt)
Cách giải:
	Xn + (n-1)H2O n aa
	Nếu peptit chứa nhiều loại thì phương trình:
	[A]a[B]b (a+b +...-1) + (a+b+...-1)H2O aAla+ bGly+.....
Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng ta luôn có:
 * Số mol peptit = số mol aa – số mol H2O
 và số mol peptit =Tổng số mol aa/n
* mpeptit + = maa
Ví dụ 2.1
Cho 13,32g peptit X do n gốc Alanin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 16,02 gam alanin duy nhất. X thuộc loại nào?
A. Tripeptit. B. Tetrapeptit. C. Hexapeptit. D. Đipeptit
Phân tích: 
Peptit do n gốc Alanin nên có phương trình
(Ala)n + (n-1) H2O n Ala
Giải : 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
	naa = 16,02/89 = 0,18mol
	= maa - mpeptit = 16,02- 13,32= 2,7g
	 = 0,15 mol 
npeptit= 0,18-0,15= 0,03mol n= 0,18/0,03 =6 
Chọn C
Ví dụ 2.2
Khi thủy phân hoàn toàn 65gam một oligopeptit X thu được 22,25gam alanin và 56,25gam glyxin. X thuộc loại nào?
A. Tripeptit. B. Tetrapeptit. C. Hexapeptit. D. Đipeptit
Phân tích 
X + H2O Ala + Gly
Đặt X: [Ala]a[Gly]b 
 Giải : 
	[Ala]a[Gly]b (a+b-1) + (a+b-1)H2O aAla+ bGly
	nAla= 0,25mol; nGly = 0,75mol
	Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
	= 22,25+ 56,25 – 65= 13,5g
= 0,75mol
Khi đó (a+b-1)0,25= 0,75
 Và 0,75a= 0,25b 
a=1; b=3
Vậy X là Tetrapeptit. 
Chọn B
Ví dụ 2.3 (Câu 20- mã 273 khối A-2011). 
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala mạch hở thu được hỗn hợp gồm: 28,48 gam Ala; 32 gam Ala-Ala; 27,72gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:
	A. 90,6 gam. B. 111,74 gam. C. 81,54 gam. D. 66,44 gam. 	
Phân tích 
	(Ala)4 +3 H2O 4Ala
Giải : 
Áp dụng định luật bảo toàn gốc Ala ta có:
	4x = 2.28,48/89 + 2. 32/89160 + 3.27,72/231 x = 0,27
	m = (4.89 – 3.18).0,27 = 81,54g
	Chọn C
Ví dụ 2.4
	Thủy phân một lượng tetrapeptit X( mạch hở) chỉ thu được 14,6gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125,gam Gly-Ala-Val; 1,875gam Gly; 8,775gam Val; mgam hỗn hợp gồm Ala-Val; và Ala. Giá trị của m là:
	A. 29,006gam. B. 38,675gam . C. 34,375 gam. D. 29,925 gam .
Phân tích 
Tính số mol từng đoạn peptit
Ghép lại mạch peptit ban đầu
Dùng bảo toàn gốc peptit
Tính m của đoạn Ala-Val; và Ala
Giải : 
	nAla-Gly = 0,1mol	nGly = 0,025mol
nGly-Ala = 0,05mol	nVal = 0,075mol
nGly-Ala-Val = 0,025mol
Ghép hỗn hợp sản phẩm ta có mạch peptit ban đầu:
 Ala-Gly-Ala-Val có x mol
Gọi a số mol của Ala-Val; b là số mol của Ala
Bảo toàn gốc Gly: 1.x = 0,1.1+ 0,05.1+ 0.025.1+ 0,025.1 x = 0,2
Bảo toàn gốc Val: 0,2.1 = 0,025.1 + 0,075.1 + a.1 a = 0,1
Bảo toàn gốc Ala: 0,2.2 = 0,1.1 + 0,05.1 + 0,025.1 + 1.a + 1.b b= 0,125
m= 0,125. 89 + 0,1.(89+117-18) = 29,925gam
Chọn D
Nhận xét, đánh giá: Từ những ví dụ trên giúp học sinh tính nhanh số mol các peptit, vận dụng phương pháp bảo toàn gốc để giải các bài tập. Ngoài ra còn giúp học sinh có thêm một số tư duy về tính các mắt xích peptit. 
Bài tập vận dụng và nâng cao
Câu 1: Cho 1 mol peptit X mạch hở có PTK là 461g/mol, thủy phân hoàn toàn thu được hỗn hợp các - aminoaxit có tổng khối lượng là 533g/mol. Hãy cho biết X thuộc loại:
A. Tripeptit. B. Tetrapeptit. C. pentapeptit. D. Đipeptit
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol alanin; 1 mol glyxin và 1 mol valin. X có bao nhiêu CTCT ?
	A. 6 . B. 24. C. 8. D. 12.
Câu 3: Thủy phân 101,1 gam một tetrapeptit mạch hở Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala. Giá trị của m là:
	A. 40,0gam . B. 59,2 gam. C. 24,0 gam. D. 48,0 gam. 
Câu 4: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin( aminoaxit duy nhất). X là:
A. Tripeptit. B. pentapeptit. C. Hexapeptit. D. Đipeptit
Câu 5: Đun nóng alanin thu được một số peptit trong đó có peptit A có phần trăm khối lượng nitơ 18,54%. Khối lượng phân tử của A là:
	A.231. B. 160. C. 373. D. 302.
Câu 6: Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thủy phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin có trong X là:
	A. 191. B. 212. C. 123. D. 224.
Câu 7: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC. Số mắt xích alnin có trong X là:
A. 453. B. 382.	 C. 328. 479.
Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit Z thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn Z thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit Z lần lượt là:
	A. Gly, Val. B. Ala, Val. C. Gly, Gly. D. Ala, Gly.
Câu 9: ( Câu 29- mã 285- đề thi khối B 2014) Cho hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là: 
	A. 18,83 gam. B. 18,29 gam. C. 19,19 gam. D. 18,47 gam.
Câu 10: Thủy phân m gam pentapeptit A có công thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp B gồm 3 gam Gly; 0,792 gam Gly-Gly; 1,701 gam Gly-Gly-Gly và 0,303 gamGly-Gly-Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là:
	A. 8,5450 gam. B. 5,8345 gam. C. 6,672 gam. D.5,8176 gam.	
Câu 11: Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Ala, còn lại là Gly và Gly-Gly với tỉ lệ mol tương ứng 1:10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Gly trong hỗn hợp sản phẩm là:
	A. 25,11 gam. B. 27,90 gam. C. 34,875 gam. D. 28,80 gam. 
2.1.2.3. Dạng bài toán thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm
Cách giải:
	-Viết phương trình tổng quát khi cho một peptit mạch hở X chứa n gốc - aminoaxit tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng
	*TH1: Nếu X chỉ tạo thành từ các aminoaxit có 1 nhóm –COOH thì:
	Xn + nNaOH Muối + H2O
	TH2: Nếu X chứa x gốc aminoaxit có 2 nhóm –COOH, còn lại là các aminoaxit có 1 nhóm - COOH thì:
	Xn + (n+x)NaOH Muối + (1+x)H2O
- Sử dụng bảo toàn khối lượng: 
mpeptit + mkiềm p/ứ = mmuối + mnước
Chú ý: Khi có n aminoaxit thì số liên kết peptit: n-1
Ví dụ 3.1
	Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala mạch hở bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 1,46 gam. B. 1,36gam . C.1,64 gam. D. 1,22 gam.
 Phân tích 
	Vì X chỉ tạo từ các aminaxit có 1 nhóm –COOH nên 
 	Xn + nNaOH Muối + H2O
Giải : 
	Gly-Ala + 2KOH Muối + H2O
	 a mol 2a mol a mol
 mpeptit + mkiềm p/ứ = mmuối + mnước
 a.146 + 2a.56 + 2,4 + a.18 a = 0,01 mol
	 mX = 0,01.146 = 1,46 gam
	Chọn C 
Ví dụ 3.2(Câu 10-mã 359- ĐH 2012-Khối B)
	Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600ml dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam, muối khan của các aminoaxit đều có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:
	A. 54,3 gam. B. 66,00 gam. C. 44,4gam. D. 51,72 gam.
 Phân tích 
	Vì X, Y là tetrapeptit và tripeptit mạch hở nên phải tính số mol các chất tham gia phản ứng ở cả 2 phương trình
Giải : 
	nNaOH = 0,06 mol
X4 + 4NaOH Muối + H2O
a mol	4a mol a mol
X3 + 3NaOH Muối + H2O
	2a mol	6a mol 2a mol
	10a = 0,06 a = 0,6 
	Áp dụng ĐLBTKL: m + 0,6.40 = 72,48 + 3.0,6.18 m = 51,72
	Chọn D
Ví dụ 3.3
	Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết rằng X tạo thành từ các - aminoaxit mà phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Số liên kết peptit trong X là:
	A. 10. B. 9. C. 5. D. 4.
Phân tích 
	Tính mNaOH 
	Vì X chưa biết nên đặt X là Xn 
	Tính số liên kết peptit: n-1
Giải : 
	Tính nNaOH = 0,5 mol mNaOH = 20 gam
	Xn + n NaOH Muối + H2O
	0,5mol 0,05 mol
	Ta có: mX + mNaOH = mmuối + = 32,9 + 20 – 52 = 0,9 gam
	 = 0,05 mol
	Xn + n NaOH Muối + H2O
	n	 1
 0,5mol 0,05 mol
	0,05.n = 0.5 n = 10
	Số liên kết peptit của peptit mạch hở: n-1 liên kết
	Chọn B
Ví dụ 3.4
	Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam dipeptit mạch hở Glu-Ala trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m là:
	A. 28,0 gam. B. 24,0 gam . C. 30,2 gam. D. 26,2 gam. 
Phân tích 
	Axit glutamic có 2 nhóm –COOH nên áp dụng TH2.
	Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính m
Giải : 
	nGlu-Ala
	Glu-Ala + 3 NaOH muối + 2 H2O
	0,1 mol 0,3 mol 0,2 mol
	Áp dụng ĐLBTKL: 21,8 + 0,3.40 = mmuối + 0,2.18mmuối = 30,2 gam
	Chọn C
Ví dụ 3.5 (Đề thi thử lần 2 trường chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội- 2012)
	X là đi peptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala- Ala-Glu. Đun nóng m gam hỗn hợp X, Y có tỉ lệ số mol 1 : 2 với dung dịch NaOH vừa đủ, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là: 
	A. 45,6 gam. B. 40,27 gam. C. 39,12 gam. D. 38,68 gam.
Phân tích 
	Alanin có 1 nhóm -COOH
	Axit glutamic có 2 nhóm –COOH
	Nên: Ala-Glu + H2O Ala +Glu
	Ala + NaOH Muối + H2O
	Glu + 2NaOH Muối + 2H2O
	Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính m
Giải : 
	Ta có Ala-Glu + 3NaOH Muối +2H2O
	 a mol 3a mol 2a mol
	Ala-Ala-Glu + 3 NaOH Muối + 2H2O
	 2a mol 6a mol	 2a mol
	Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
	 218a + 217.2a + 40. 9 = 56,4+ 18.4aa = 0,06
	m = 218a + 217.2a = 39,12 gam
	Chọ C
Nhận xét, đánh giá: Từ những ví dụ trên giúp học sinh tư duy không chỉ giải quyết bài tập peptit đơn giản trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH mà còn giải quyết nhanh cả những bài tập trong phân tử có nhiều nhóm chức. 
Bài tập vận dụng và nâng cao
Câu 1: ( Câu 66- mã 202- đề thi 2017) Thủy phân hoàn toàn peptit Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa các các đipeptit Gly-Gly và Ala-Ala. Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH, thu được muối và nước. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là:
	A. 3. B. 1. C. 2. D.4. 
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2a mol tripeptit mạch hở và a mol tetrapeptit mạch hở Y ( biết rằng X, Y đều được tạo thành từ các - aminoaxit có cùng 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) cần dùng vừa đủ 560 gam dung dịch KOH 7%. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 104,6 gam muối. Giá trị m là:
	A. 69,18 gam. B. 67,2 gam. C 82,0 gam. D. 76,2 gam.
Câu 3: Cho X

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_dang_bai_tap_thuy_phan_peptit_va_protein_nham.doc
  • docBìa SKKN.doc
  • doclỜI CẢM ƠN.doc
  • docMỤC LỤC VÀ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc