SKKN Khắc phục những lỗi thường gặp của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh có học lực trung bình và yếu khi giải bài tập phần nguyên phân, giảm phân ở trường THPT Tĩnh gia 3

SKKN Khắc phục những lỗi thường gặp của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh có học lực trung bình và yếu khi giải bài tập phần nguyên phân, giảm phân ở trường THPT Tĩnh gia 3

Sinh học hay sinh vật học là một môn khoa học về sự sống. Nó đóng một vai trò rất quan trọng . Môn sinh học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn. Chương tình môn sinh học giúp học sinh tìm hiểu các khái niệm, quy luật sinh học làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tiến bộ sinh học, nhất là tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực tiễn, từ đó định hướng được ngành nghề để tiếp tục học và phát triển trong tương lai. Vì vậy để thu hút học sinh yêu thích môn sinh học, học tốt môn sinh học thì những người thầy, người cô như chúng tôi cần đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Phải làm sao để các em không sợ môn sinh học vì bài tập sinh học là một nội dung khó trong chương trình sinh học phổ thông, đặc biệt là trong bối cảnh vai trò của môn sinh học chỉ chiếm số lượng khá khiêm tốn trong tỉ lệ các khối thi, ngành tuyển sinh của các trường đại học và cao đẳng. Phần lớn học sinh cảm thấy khó khăn khi giải quyết các bài tập sinh học trong khi so với các môn tự nhiên như toán, lý, hóa thì số lượng công thức và mức độ vận dụng cao thì môn sinh học vẫn là một môn học "dễ thở". Điều mà học sinh coi là "khó" có lẽ phần lớn là vì học sinh không thực sự có nhiều động lực học tập môn sinh học và thường mắc một số sai lầm cơ bản trong quá trình giải bài tập dẫn đến tâm lý thiếu tự tin khi học tập môn sinh học. Mặt khác đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây đã đề cập một số dạng bài tập vận dụng với yêu cầu ngày càng cao khiến cho việc học tập của học sinh có xu hướng phải "đuổi" theo đề thi THPT Quốc gia. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT, nhất là giảng dạy ở các lớp cuối cùng của một khóa học thì tôi thấy đa phần học sinh có học lực yếu hoặc trung bình nên thường xuyên mắc sai lầm trong tư duy và thao tác tính toán khi giải các bài tập phần nguyên phân và giảm phân. Đặc biệt với những học sinh ở các lớp cuối của trường THPT Tĩnh Gia 3 - nơi tôi đang công tác - thì việc giải bài tập phần này càng khó khăn gấp bội. Đây là những học sinh có học lực yếu hoặc trung bình, năng lực tư duy và tính toán còn hạn chế, lại không có sự đầu tư cần thiết cho việc học tập. Vì vậy, tôi quyết định tìm hiểu về vấn đề này, sau nhiều năm giảng dạy, đúc rút kinh nghiệm, tôi quyết định tổng hợp lại những vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy phần bài tập về nguyên phân, giảm phân thông qua đề tài đề tài "Khắc phục những lỗi thường gặp của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh có học lực trung bình và yếu khi giải bài tập phần nguyên phân, giảm phân ở trường THPT Tĩnh gia 3"

 

doc 17 trang thuychi01 6501
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khắc phục những lỗi thường gặp của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh có học lực trung bình và yếu khi giải bài tập phần nguyên phân, giảm phân ở trường THPT Tĩnh gia 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
4
2.2. Thực trạng vấn đề
6
 2.2.1. Thực trạng
6
 2.2.2. Nguyên nhân
6
2.3. Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp khi giải bài tập nguyên phân, giảm phân
7
 2.3.1. Dạng 1: Xác định số lần nguyên phân
7
 2.3.2. Dạng 2: Học sinh nhầm số tế bào tiến hành nguyên phân với số tế bào con được tạo ra
7
 2.3.3. Dạng 3: Số nhiễm sắc thể đơn môi trường nội bào cung cấp với Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài
8
 2.3.4. Dạng 4: Học sinh tính sai số tê bào trứng khi cho số trứng
8
 2.3.5. Dạng 5: Học sinh quên không đưa lời dẫn liên quan đến tính toán vào bài liên quan đến giảm phân
9
 2.3.6. Dạng 6: Học sinh nhầm số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn có trong tất cả các tế bào con được tạo ra với số nhiễm sắc thể đơn môi trường nội bào cần cung cấp
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiếm kinh nghiệm đối với hoạt động 
 giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
10
3. Kết luận và đề xuất
12
3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất
Tài liệu tham khảo
14
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng khoa học Ngành đánh giá từ loại C trở lên
15
Phụ lục
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sinh học hay sinh vật học là một môn khoa học về sự sống. Nó đóng một vai trò rất quan trọng . Môn sinh học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn. Chương tình môn sinh học giúp học sinh tìm hiểu các khái niệm, quy luật sinh học làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tiến bộ sinh học, nhất là tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực tiễn, từ đó định hướng được ngành nghề để tiếp tục học và phát triển trong tương lai. Vì vậy để thu hút học sinh yêu thích môn sinh học, học tốt môn sinh học thì những người thầy, người cô như chúng tôi cần đóng một vai trò vô cùng quan trọng. 
Phải làm sao để các em không sợ môn sinh học vì bài tập sinh học là một nội dung khó trong chương trình sinh học phổ thông, đặc biệt là trong bối cảnh vai trò của môn sinh học chỉ chiếm số lượng khá khiêm tốn trong tỉ lệ các khối thi, ngành tuyển sinh của các trường đại học và cao đẳng. Phần lớn học sinh cảm thấy khó khăn khi giải quyết các bài tập sinh học trong khi so với các môn tự nhiên như toán, lý, hóa thì số lượng công thức và mức độ vận dụng cao thì môn sinh học vẫn là một môn học "dễ thở". Điều mà học sinh coi là "khó" có lẽ phần lớn là vì học sinh không thực sự có nhiều động lực học tập môn sinh học và thường mắc một số sai lầm cơ bản trong quá trình giải bài tập dẫn đến tâm lý thiếu tự tin khi học tập môn sinh học. Mặt khác đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây đã đề cập một số dạng bài tập vận dụng với yêu cầu ngày càng cao khiến cho việc học tập của học sinh có xu hướng phải "đuổi" theo đề thi THPT Quốc gia. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT, nhất là giảng dạy ở các lớp cuối cùng của một khóa học thì tôi thấy đa phần học sinh có học lực yếu hoặc trung bình nên thường xuyên mắc sai lầm trong tư duy và thao tác tính toán khi giải các bài tập phần nguyên phân và giảm phân. Đặc biệt với những học sinh ở các lớp cuối của trường THPT Tĩnh Gia 3 - nơi tôi đang công tác - thì việc giải bài tập phần này càng khó khăn gấp bội. Đây là những học sinh có học lực yếu hoặc trung bình, năng lực tư duy và tính toán còn hạn chế, lại không có sự đầu tư cần thiết cho việc học tập. Vì vậy, tôi quyết định tìm hiểu về vấn đề này, sau nhiều năm giảng dạy, đúc rút kinh nghiệm, tôi quyết định tổng hợp lại những vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy phần bài tập về nguyên phân, giảm phân thông qua đề tài đề tài "Khắc phục những lỗi thường gặp của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh có học lực trung bình và yếu khi giải bài tập phần nguyên phân, giảm phân ở trường THPT Tĩnh gia 3"
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm tự liệu cho bản thân mình phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Tư liệu cho giáo viên dạy môn sinh tại các trường học sinh có học lực trung bình, yếu.
- Làm tài liệu dạy cho học sinh ôn thi tốt nghiệp và đại học.
- Định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh bốn lớp 10C11, 10C13 (lớp đối chứng), 10C12, 10C14 (lớp thực nghiệm) là các lớp học sinh có năng lực, trình độ nhận thức tương đương nhau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Về lí luận: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, tìm hiểu các thông tin qua internet
- Về thực nghiệm:
+ Giảng dạy trực tiếp ở các lớp 10C14, 10C13, 10C11, 10C12 trường THPT Tĩnh Gia 3. Trong đó, 2 lớp thực nghiệm là 10C12 và 10C14, 2 lớp đối chứng là 10C11 và 10C13.
+ Tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh thông qua bài kiểm tra 15 phút.
 + Lập bảng so sánh kết quả đáng giá của học sinh ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm.
 + Làm phiếu thăm dò hứng thú học tập cửa học sinh đối với môn sinh học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.  Khái quát một số cơ sở lý thuyết về nguyên phân 
 - Khái niệm: Là hình thức phân bào giữ nguyên bộ NST, là hình thức sinh sản của tế bào, xảy ra ở hầu hết tế bào trong cơ thể (hợp tử, tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm sinh dục).
 + Kì trung gian: lúc đầu NST tồn tại ở dạng sợi mảnh và duỗi xoắn. NST tự nhân đôi ở pha S để tạo ra NST ở trạng thái kép. Trung thể tự nhân đôi để tạo ra 2 trung thể và chúng di chuyển dần về 2 cực của tế bào.
 + Kì đầu: NST ở trạng thái kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn và dày lên. Hai trung thể di chuyển về 2 cực và nằm đối xứng với nhau, 1 thoi tơ vô sắc bắt đầu được hình thành giữa 2 trung thể, màng nhân, nhân con tiêu biến.
 + Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng (hạt, chữ V, que...) được tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Chúng dính với dây tơ vô sắc ở tâm động. Thoi vô sắc đã trở nên hoàn chỉnh.
 + Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm động để hình thành 2 NST đơn và phân li đều về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của dây tơ vô sắc.
 + Kì cuối: NST ở trạng thái đơn và chúng dần duỗi xoắn trở lại để tạo thành dạng sợi mảnh. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện để bao bọc lấy bộ NST ở 2 cực của tế bào. Thoi vô sắc dần biến mất. Đồng thời, xảy ra sự phân chia tế bào chất:
 + Ở tế bào động vật: màng sinh chất ngay ở khoảng giữa tế bào co thắt từ ngoài vào trong để phân chia thành 2 tế bào con.
 + Ở tế bào động vật: tế bào mới được hình thành do thành tế bào ở khoảng giữa phát triển từ trong ra ngoài phân chia ế bào mẹ thành 2 tế bào con.
 - Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
 - Ý nghĩa
 Đối với di truyền: nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở các loài sinh sản vô tính.
 + Bộ NST đặc trưng của loài được ổn định là nhờ cơ chế nhân đôi kết hợp với phân li NST.
 + Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp sự sinh trưởng của các mô và cơ quan nhờ đó cơ thể đa bào mới lớn lên được.
 + Ở các mô, cơ quan còn non tốc độ phân bào diễn ra nhanh chóng. Khi các mô, cơ quan đến giai đoạn tới hạn sinh trưởng thì nguyên phân bị ức chế.
 + Nguyên phân giúp tạo ra tế bào mới để bù đắp các tế bào có các mô, cơ quan bị tổn thương, thay thế cho các tế bào già yếu.
 Kết quả:
 a tế bào tiến hành nguyên phân k lần sẽ tạo ra 
 a x 2k tế bào con
 Số thoi vô sắc được hình thành hoặc bị phá vỡ là
 a x (2k -1)
 Số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp là
 a x (2k - 1) x 2n.
 Số NST đơn mới hoàn toàn có trong tất cả các tế bào con là
 a x (2k -2)x 2n.
2.1.2. Khái quát một số cơ sở lý thuyết về giảm phân
 - Khái niệm: Là hình thức phân bào làm bộ NST giảm đi 1 nửa so với tế bào ban đầu, xảy ra ở các tế bào sinh dục giai đoạn chín: noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1.
 Gồm 2 lần phân bào liên tiếp, mỗi lần phân bào đều gồm giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kì: đầu, giữa, sau, cuối.
 Lần phân bào 1
 +Kì trung gian: NST đơn tự nhân đôi trở thành NST kép (gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động), trung thể tự nhân đôi và di chuyển về 2 cực của tế bào.
 + Kì đầu 1: NST ở trạng thái kép dần co xoắn đồng thời xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 trong 4 sợi cromatit của cặp NST kép tương đồng. Hai trung thể di chuyển về 2 cực của tế bào. Màng nhân, nhân con tiêu biến.
 + Kì giữa 1: NST ở trạng thái kép co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng. NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc đã hoàn chỉnh. NST kép dính với thoi vô sắc ở tâm động.
 +Kì sau 1: mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng vẫn giữ nguyên trạng thái (không tách nhau ở tâm động) phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc. (Mỗi cực có n NST kép).
 + Kì cuối 1: NST ở trạng thái kép. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào. Thoi vô sắc mờ dần và biến mất. Xảy ra sự phân chia tế bào chất để hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa nNST ở trạng thái kép.
 Lần phân bào 2:
 + Kì trung gian 2: các NST kép không nhân đôi mà đóng xoắn như kì cuối 1,  trung thể tự nhân đôi.
 + Kì đầu 2: NST kép không xảy ra biến đổi so với kì trung gian, 2 trung thể di chuyển về 2 cực của tế bào. Một thoi vô sắc được hình thành giữa 2 trung thể (vuông góc với thoi vô sắc GP 1) màng nhân, nhân con tiêu biến.
 + Kì giữa 2: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đaọ của thoi vô sắc, NST kép đính với thoi vô sắc ở cả 2 phía của tâm động. Thoi vô sắc trở nên hoàn chỉnh.
 + Kì sau 2: NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc.
 + Kì cuối 2: màng nhân, nhân con xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào (mỗi tế bào có n NST đơn). Thoi vô sắc tiêu biến, diễn ra sự phân chia tế bào chất để hình thành các tế bào con.
 Kết quả: Từ một tế bào mẹ qua giảm phân sẽ tạo ra bốn tế bào con.
 Đối với tế bào động vật: 
 + Một tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân cho ta 4 tinh trùng.
 + Một tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân cho ta 1 trứng và 3 thể định hướng. 
 Ý nghĩa
 + Giảm phân tạo giao tử mang bộ NST đơn bội của loài qua thụ tinh bộ NST lưỡng bội của loài được hình thành.
 + Cùng với nguyên phân kết hợp với thụ tinh giảm phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài qua các thế hệ cơ thể (ở các loài sinh sản hữu tính).
 + Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác về nguồn gốc do sự phân li độc lập, tổ hợp tự do và trao đổi chéo giữa các cromatit nên khi thụ tinh sẽ tạo ra biến dị tổ hợp để cung câp nguyên liệu thứ cấp dồi dào cho tiến hóa và chọn giống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
 * Bài nguyên phân
- Dạng 1: Học sinh tính sai số lần nguyên phân
- Dạng 2: Học sinh nhầm số thoi vô sắc được hình thành hoặc bị phá vỡ với số tế bào con được tạo ra.
- Dạng 3: Số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp nhầm với số bộ NST.
- Dạng 4: HS nhầm số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp với số NST mới hoàn toàn có trong tất cả các tế bào con được tạo ra.
 * Bài giảm phân
- Dạng 1: Học sinh tính sai số tế bào sinh trứng khi cho số trứng.
- Dạng 2: Học sinh quên không đưa lời dẫn liên quan đến tính toán vào bài khi làm bài liên quan đến giảm phân .
Vậy phải làm thế nào để học sinh không bị nhầm lẫn trong những trường hợp đó và để học sinh có thể giải nhuần nhuyễn các bài tập liên quan đến nguyên phân và giảm phân là một việc rất khó đối với những học sinh của các lớp cuối cùng của trường tôi. Vì những hạn chế về mặt tính toán, đầu vào chất lượng lại quá thấp nên rất dễ nhầm lẫn một cách rất vô lý. Mặt khác thời gian dành cho tiết học này lại quá ít (chỉ có 2 tiết) nên giáo viên rất khó có thể cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh để học sinh không mắc phải những sai lầm trong khi giải các bài tập này.
2.2.2. Nguyên nhân
- Vì phải lấy học sinh cho đủ chỉ tiêu nên điểm thi đầu vào lớp 10 của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 quá thấp như môn toán có những lớp chỉ có 1 hay 2 điểm toán do vậy khả năng tính toán của học sinh rất kém, khả năng sử dụng máy tính kém và rất chậm, năng lực tiếp thu kiến thức, khả năng tự học của học sinh không cao. Nên khi giáo viên đưa ra các bài tập dù là khó hay dễ nhưng các em vẫn cứ làm sai thậm chí còn không làm được.
- Đại đa số học sinh cho biết các em cảm thấy ngại học môn sinh học vì cho rằng môn sinh học là môn học khó, ngay đầu chương trình sinh học lớp 10 các em đã bị choáng ngợp vì khối lượng bài tập sinh vừa khó vừa nhiều nên các em không nắm được phương pháp giải các dạng bài tập, không nắm được các công thức. Vì thế học sinh rất dễ mắc những sai lầm đáng tiếc như tôi đã nêu ở trên.
 Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy để cho học sinh yêu thích môn sinh, học tốt môn sinh học thì đòi hỏi giáo viên cần phải tìm hiểu thật kỹ những nhầm lẫn mà học sinh thường mắc phải nhất từ đó giúp học sinh giải quyết từ từ các vướng mắc trong việc học môn sinh học và cung cấp thêm cho học sinh nhiều công thức sinh học dễ hiểu, dễ nhớ để dù cho học sinh có học lực yếu, kém cũng có thể giải được những dạng bài tập đơn giản phần nguyên phân, giảm phân. 
2.3. Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp khi giải bài tập nguyên phân, giảm phân
2.3.1. Dạng 1. Xác định số lần nguyên phân
Ví dụ minh họa. 120 tế bào của loài A tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra 7680 tế bào con. Xác định số lần nguyên phân
Lời giải sai
Lời giải đúng
Sai lầm thường gặp
Cách khắc phục
- Gọi a là số tế bào tiến hành nguyên phân của loài A, k là số lần nguyên phân ta có số lần nguyên phân của tế bào là:
 a x 2k = 7680
120 x 2k = 7680
2k = 7680/120 = 64
k = 32 (lần).
- Gọi a là số tế bào tiến hành nguyên phân của loài A, k là số lần nguyên phân ta có số lần nguyên phân của tế bào là:
 a x 2k = 7680
120 x 2k = 7680
2k = 7680/120 = 64
k = 6 (lần).
Học sinh vì khả năng tính toán kém nên hiểu nhầm k là số nhân chứ không hiểu k là số mũ nên cứ thản nhiên lấy kết quả chia đôi ra nên bị sai.
Nhắc nhở học sinh k là số mũ. 2k tức là k lần con số 2 nhân với nhau. Thì học sinh khi làm sẽ hiểu được bản chất thực sự và không làm sai nữa.
2.3.2. Dạng 2. Học sinh nhầm số tế bào tiến hành nguyên phân với số tế bào con được tạo ra.	
Ví dụ minh họa: Một số tế bào của loài B tiến hành nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra 320 tế bào con. Tính số tế bào đã tiến hành nguyên phân
Lời giải sai
Lời giải đúng
Sai lầm thường gặp
Cách khắc phục
- Gọi a là số tế bào của loài A, k là số lần nguyên phân ta có số tế bào tiến hành nguyên phân là:
a x 2k 
320 x 24 = 5120 (tb)
- Gọi a là số tế bào của loài A, k là số lần nguyên phân ta có số lần nguyên phân của tế bào là:
a x 2k = 320
suy ra: a = 320: 2k 
 a = 320: 24 = 20 (tb)
Vì học sinh học kém nên dẫn tới việc nhầm lẫn giữa số tế bào đã tiến hành nguyên phân với số tế bào con được tạo ra. Nên thản nhiên thay số vào tính số tế bào con được tạo ra.
- Nhấn mạnh cho học sinh đây là số tế bào con được tạo thành chứ không phải là số tế bào đã tiến hành nguyên phân, trước khi làm bài phải nghiên cứu thật kỹ đề bài tránh trường hợp sai lầm đáng tiếc xảy ra.
2.3.3. Dạng 3: Học sinh nhầm số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp với số bộ NST.
Ví dụ minh họa. Cho 12 tế bào của loài C cùng tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra một số tế bào con.
 a. Tính số tế bào con được tạo ra.
 b. Người ta đếm được số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp là 1008 NST. Xác định bộ NST của loài C. 
Lời giải sai
Lời giải đúng
Sai lầm thường gặp
Cách khắc phục
- Gọi a là số tế bào của loài A, k là số lần nguyên phân 
a x 2k = 12 x 23
 = 96 (tb)
b. Bộ NST của loài C là
ADCT: 
a x (2k -1)x 2n 
= 12 x( 23 -1)x 1008
2n = 84.672
- Gọi a là số tế bào của loài A, k là số lần nguyên phân 
a x 2k = 12 x 23
 = 96 (tb)
b. Bộ NST của loài C là
ADCT: 
a x (2k -1)x 2n = 1008
2n = 1008/( a x (2k-1))
2n = 1008/ (12 x (23-1)).
2n = 12.
Vì khả năng nhận thức có hạn nên việc tiếp nhận kiến thức và xác định các yếu tố bài cho không được chính xác lắm. Nên dẫn đến việc hiểu nhầm bộ NST với số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp là diễn ra ở rất nhiều học sinh học lực yếu kém.
- Nhắc nhở học sinh đọc thật kỹ đề bài xem cho những dự kiện gì và cần tính những gì. Nhấn mạnh lại cho học sinh hiểu bộ NST đặc trưng cho loài khác với số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp 
- Yêu cầu các em trong quá trình học chú ý và học thuộc công thức để tiện cho việc tính toán.
2.3.4. Dạng 4: HS nhầm số NST có trong tất cả các tế bào con được tạo ra với số NST có trong tất cả các tế bào con mới hoàn toàn được tạo ra.
Ví dụ minh họa. Cho 678 tế bào của loài V tiến hành nguyên phân liên tiếp 6 lần tạo ra một số tế bào con.
a. Tính số tế bào con được tạo ra.
b. Người ta đếm được số NST đơn mới hoàn toàn toàn có trong tất cả các tế bào con được tạo ra là 756.648 NST. Xác định bộ NST của loài V.
Lời giải sai
Lời giải đúng
Sai lầm thường gặp
Cách khắc phục
- Gọi a là số tế bào của loài A, k là số lần nguyên phân 
a. Số tế bào con được tạo ra là:
a x 2k = 678 x 26
 = 43392 (tb)
b. Bộ NST của loài V là
ADCT: 
a x (2k -1)x 2n = 756648
Suy ra 
2n = 756648/( a x (2k-1))
suy ra 
2n = 756648/( 678 x (26-1))
2n = 756648/42714
2n = 18.13
- Gọi a là số tế bào của loài A, k là số lần nguyên phân 
a. Số tế bào con được tạo ra là:
a x 2k = 678 x 26
 = 43392 (tb)
b. Bộ NST của loài V là
ADCT: 
a x (2k -2) x 2n = 756648
Suy ra 
2n = 756848/( a x (2k - 2))
2n = 756648/( 678 x (26- 1))
2n = 756648/42036
 2n = 18.
Cái sai của học sinh là nhớ nhầm công thức tính số NST đơn mới hoàn toàn có trong tất cả các tế bào con được tạo ra với số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp Dẫn đến khi thay số vào tính sai kết quả. 
Cần nhấn mạnh cho học sinh số NST mới hoàn toàn có trong tất cả các tế bào con được tạo ra khác với số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp. Vì vậy các em phải đọc thật kỹ dự liệu bài cho và nhớ công thức từ đó sẽ không làm sai ngớ ngẩn như thế nữa. 
2.3.5. Dạng 5: Học sinh tính sai số tế bào sinh trứng khi cho số trứng.
Ví dụ minh họa: Một số tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân tạo ra 36 trứng và thể định hướng. Hãy tính số tế bào sinh trứng và số thể định hướng được tạo ra
Lời giải sai
Lời giải đúng
Sai lầm thường gặp
Cách khắc phục
Vì một tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng nên số tế bào sinh trứng là
36 x 1 = 36 (tb)
Số thể định hướng là: 
36 x 3 = 108 (TĐH)
Vì một tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng nên số tế bào sinh trúng là
36 : 1 = 36 (tb)
Số thể định hướng là: 
36 x 3 = 108 (TĐH)
Học sinh thường nhầm lẫn số trứng tạo ra số tế bào sinh trứng nên nhầm dấu nhân với dấu chia. dẫn đến cách tính hoàn toàn sai mặc dù kết quả đúng.
Nhắc nhở học sinh ghi bài cẩn thận và chú ý tế bào sinh trứng tạo ra số trứng qua quá trình giảm phân.
2.3.6. Dạng 6. Học sinh quên không đưa lời dẫn liên quan đến tính toán vào bài khi làm bài liên quan đến giảm phân
Ví dụ minh họa: Một số tế bào sinh tinh và sinhtrứng tiến hành giảm phân tạo ra 360 tinh trùng, trứng và thể định hướng. Hãy tính số tế bào sinh trứng và số thể định hướng được tạo ra biết số tế bào sinh trứng gấp đôi số tinh trùng.
Lời giải sai
Lời giải đúng
Sai lầm thường gặp
Cách khắc phục
 số tế bào sinh tinh là
360 : 4 = 90 (tb)
Số tế bào sinh trứng
là: 
360 x 2 = 720 (TB)
Số trứng là: 
720 x 1 = 720( trứng)
Số thể định hướng là
720 x 3 = 2160(TĐH)
Vì một tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân tạo ra 4 tinh trùng nên: số tế bào sinh tinh là
 360 : 4 = 90 (tb)
Số tế bào sinh trứng
là: 
360 x 2 = 720 (TB)
Vì một tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng .
Số trứng là: 
720 x 1 = 720( trứng)
Số thể định hướng là
720 x 3 = 2160(TĐH) 
Vì các em học yếu nên thường quên không đưa dữ kiện liên quan đến việc tạo ra số tinh trùng và số trứng vào bài giải nên khi làm bài thường không dành trọng vẹn số điểm của câu đó. Nếu gặp người chấm khó và kỹ thì có khi lại còn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khac_phuc_nhung_loi_thuong_gap_cua_hoc_sinh_nham_nang_c.doc