SKKN Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Giáo dục công dân 9

SKKN Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Giáo dục công dân 9

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực, giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ [7]

 Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học công nghệ và kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay, việc đổi mới sự nghiệp giáo dục để đào tạo một thế hệ chủ nhân mới có tư duy sáng tạo, tích cực năng động, có kỹ năng và làm việc, thích ứng với nhu cầu xã hội là một điều vô cùng cấp thiết. Chương trình SGK cũng đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp liên môn. Đó là “ xu hướng phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tiên tiến” ( PGS.TS Trần Đức Tuấn - NXB Giáo dục Việt Nam) [8 ]. Vì vậy việc dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đối với môn Giáo dục công dân, mục tiêu giáo dục và phát triển nhân cách con người luôn được xác định là quan trọng nhất. Với đặc thù là một môn học mà tri thức vừa mang tính trừu tượng, vừa gắn với thực tiễn, giáo dục nhân cách của con người và xây dựng cái nhìn nhân văn đối với thế giới xung quanh, hình thành chủ yếu kỹ năng sống cho học sinh nên môn học này có liên quan đến kiến thức của nhiều môn học khác. Vì vậy, một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn hiệu quả đó là tích hợp liên môn nhiều môn học như Lịch Sử, Văn học, Địa lí, Toán học, Âm nhạc, Hóa học, Mĩ thuật trong quá trình dạy học.

 

doc 27 trang thuychi01 19113
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Mục lục
Số trang
1
Mở đầu
1
1.1.
Lý do chọn đề tài 
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu 
2
1.3.
 Đối tượng nghiên cứu 
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu 
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.2
 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
5
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục , với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường 8
20
3
Kết luận , kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài:
	Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực, giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ [7] 
	Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học công nghệ và kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay, việc đổi mới sự nghiệp giáo dục để đào tạo một thế hệ chủ nhân mới có tư duy sáng tạo, tích cực năng động, có kỹ năng và làm việc, thích ứng với nhu cầu xã hội là một điều vô cùng cấp thiết. Chương trình SGK cũng đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp liên môn. Đó là “ xu hướng phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tiên tiến” ( PGS.TS Trần Đức Tuấn - NXB Giáo dục Việt Nam) [8 ]. Vì vậy việc dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 
Đối với môn Giáo dục công dân, mục tiêu giáo dục và phát triển nhân cách con người luôn được xác định là quan trọng nhất. Với đặc thù là một môn học mà tri thức vừa mang tính trừu tượng, vừa gắn với thực tiễn, giáo dục nhân cách của con người và xây dựng cái nhìn nhân văn đối với thế giới xung quanh, hình thành chủ yếu kỹ năng sống cho học sinh nên môn học này có liên quan đến kiến thức của nhiều môn học khác. Vì vậy, một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn hiệu quả đó là tích hợp liên môn nhiều môn học như Lịch Sử, Văn học, Địa lí, Toán học, Âm nhạc, Hóa học, Mĩ thuậttrong quá trình dạy học. 
Bài “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” được giảng dạy trong chương trình GDCD lớp 9. Với mục tiêu là giáo dục để học sinh hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Qua đó, học sinh xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời giáo dục các em biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp ấy. Để học sinh luôn có được thái độ tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, qua bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng.
	1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Việc nghiên cứu và tích hợp các bộ môn lịch sử, ngữ văn, âm nhạc, giáo dục công dân, địa lí, mỹ thuật bài “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” nhằm mục đích tạo sự phấn khởi, hào hứng nắm bài một cách hiệu quả cho học sinh, giờ học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn. Học sinh được rèn luyện các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập và trong thực tiễn, nâng cao khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Đồng thời, hình thành thái độ rõ ràng, tích cực. Từ đó có sự chuyển biến tốt trong hoạt động học tập và rèn luyện của các em, học sinh biết xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, nhân ái, vị tha. Biết tự hào và giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong cuộc sống thường ngày.
	Bên cạnh những mục đích trên, thông qua bài học để phát triển năng lực phân tích, đánh giá quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến vấn đề kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Năng lực thuyết trình, vận dụng kiến thức liên môn để trả lời câu hỏi trong bài học, năng lực làm việc nhóm.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu : 
	Đề tài nghiên cứu về dạy học theo chủ đề tích hợp qua việc tích hợp kiến thức các môn học: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, âm nhạc, mĩ thuật, hiểu biết xã hội trong bài "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc" - Giáo dục công dân 9. Từ đó, đúc rút kinh nghiệm cho việc áp dụng dạy học tích hợp liên môn trong bộ môn học giáo dục công dân nói riêng và trong nhà trường nói chung.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
	- Phương pháp thực nghiệm 
	- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm và một số phương pháp khác
2. NỘI DUNG:
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống bao gồm các đối tượng của di sản xã hội (các giá trị vật chất và tinh thần), quá trình kế thừa xã hội, các phương thức của nó. Trong truyền thống có các quy định, các tiêu chuẩn hành vi, các giá trị tư tưởng, thói quen, tập tục... của các xã hội nhất định.
Với tư cách là một yếu tố thuộc di sản văn hóa và xã hội, giá trị truyền thống được hiểu một cách cụ thể hơn: là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ta thường nói: truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt Nam, truyền thống lao động cần cù hay truyền thống nhân ái, thương người... của dân tộc ta. Truyền thống là tinh hoa đã được chắt lọc qua thử thách của thời gian và được nâng cao dần theo trình độ phát triển mọi mặt của con người và xã hội mà không xa rời nguồn cội. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những truyền thống đó đã tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam, tâm hồn và bản lĩnh của con người Việt Nam.
	Có thể nói, dân tộc Việt Nam sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, vẫn đứng vững và phát triển được như ngày hôm nay là vì chúng ta đã luôn gìn giữ và phát huy được bản sắc dân tộc mình, đó là giá trị truyền thống. Đây chính là nền tảng của nền đạo đức mới mà chúng ta cần xây dựng cho thế hệ thanh niên hiện nay.
	Đứng trước xu thế toàn cầu hóa của bối cảnh quốc tế hiện thời, việc nhận thức rõ vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc nói riêng và phát triển đất nước nói chung. [6] 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến :
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn và môn giáo dục công dân các khối lớp 9 tôi nhận thấy rõ tính tích cực của việc dạy học tích hợp liên môn. Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án  Không gian "trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp liên môn. Nhà trường cũng đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Cùng với sự phát triển của xã hôi là sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
	Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên thì việc dạy học tích hợp liên môn cũng còn gặp phải nhiều trở ngại và khó khăn bới khi dạy được giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa  hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp liên môn cũng yêu cầu giao viên cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi. Bởi vậy chất lượng nhiều giờ học chưa cao, nhiều học sinh không yêu thích môn giáo dục công dân, xem đó chỉ là môn phụ cho nên cách tiếp cận, học tập môn này vẫn còn thụ động. 
	Đứng trước những trăn trở về giờ dạy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề dạy học tích hợp liên môn này để mong mỏi học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn khoa học xã hội ngày càng nhiều hơn, tạo nhiều cơ hội để các em phát huy tư duy sáng tạo, mạnh dạn trong giao tiếp, có kiến thức tổng hợp và có kỹ năng sống phong phú.
	2.3. Các giải pháp sử dụng để nghiên cứu vấn đề:
2.3.1. Xác định rõ ràng, tổng thể về mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài học từ đó thiết kế phạm vi tích hợp liên môn trong dạy học.
Qua bài “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” HS đạt được những yêu cầu sau: 
-Về kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
+ Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Xác định được những hành vi, thái độ cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Về kĩ năng: Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Về thái độ: 
+ Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động, bảo vệ các di tích văn hóa, di tích lịch sử, sống nhân ái, trung thực, giữ chữ tín..
- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
+ Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
+ Năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp.
+ Năng lực tự điều chỉnh hành vi
Từ những yêu cầu trên, tôi đã nghiên cứu mạch kiến thức tích hợp trong bài như sau: 
	* Môn lịch sử: Giúp học sinh nhớ lại và vận dụng các kiến thức lịch sử về những cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc, nhớ lại các nhân vật lịch sử gắn liền với các cuộc kháng chiến như Bà Trưng, Bà Triệu (chiến thắng quân Nam Hán năm 40) , Hưng Đạo Đại Vương (chiến thắng quân Nguyên Mông); Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến thắng quân Thanh.. Từ đó thấy được dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. 
	Bên cạnh đó học sinh còn vận dụng kiến thức môn lịch sử để hiểu rõ hơn về cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của thầy giáo Chu Văn An. Đây là tấm gương sáng của thời phong kiến Việt Nam. Qua đó học sinh hiểu biết thêm về tượng thầy giáo Chu Văn An và các di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời của người. Đồng thời rèn cho học sinh kỹ năng biết vận dụng kiến thức vào thực tế, biết phân tích đánh giá sự kiện lịch sử phục vụ bài học. Hình thành cho học sinh ý thức thái độ tích cực, yêu cái thiện, trong sạch, giản dị trong đời sống.
 * Môn Ngữ văn: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người; nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ đó giúp học sinh thấy được sự cần thiết của việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Cảm thụ được cái hay, cái đẹp của truyền thống quê hương và viết bài giới thiệu về truyền thống tốt đẹp ấy cho các bạn cùng biết .
	* Môn địa lí: Bằng kiến thức địa lí học sinh sẽ xác định được tên những vùng đất có những làng nghề truyền thống nổi tiếng của dân tộc ta Từ đó thấy được sự phong phú về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Vì vậy cần giữ gìn và phát huy để các sản phẩm này giữ được bản sắc riêng của dân tộc và xa hơn nữa ở tầm thế giới.
	* Môn mỹ thuật: Bằng những kiến thức Mỹ thuật vẽ theo đề tài đã học trong môn mỹ thuật lớp 6, 7, 8 học sinh có thể vận dụng để thực hiện bài tập chủ đề kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những bức tranh tuyên truyền để giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc theo sự sáng tạo và năng khiếu của bản thân thể hiện được nội dung bài học. Tổng hợp kiến thức của bài học, đồng thời biết vận dụng kiến thức và kỹ năng mỹ thuật của mình để tham gia vào hoạt động bảo vệ bản sắc dân tộc phù hợp với lứa tuổi.
	* Tích hợp môn âm nhạc: HS nhớ lại ca từ của bài “ Đi cấy” dân ca Đông Anh Thanh Hóa ( một trong những bài hát thuộc tổ khúc múa đèn, là trò diễn tiêu biểu nhất của ngũ trò Viên Khê) ở chương trình âm nhạc lớp 6. Ca từ của bài dân ca này không chỉ được lưu giữ với vùng Thanh Hóa mà những câu hát “ lên cùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng” đã trở thành khá quen thuộc trong các làn điệu dân ca của dân tộc Việt Nam.
 * Tích hợp hiểu biết xã hội: Việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một vấn đề rộng được hiểu ở nhiều phương diện khác nhau nên việc tích hợp các kiến thức về hiểu biết xã hội sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hiểu vấn đề ở nhiều góc độ, khía cạnh. Học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện, cụ thể, Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động, bảo vệ các di tích văn hóa, di tích lịch sử, sống nhân ái, trung thực, giữ chữ tín... Từ đó thêm hình thành ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở các em. 
2.3.2. Chuẩn bị đầy đủ, hợp lý về thiết bị dạy học, học liệu trong quá trình thiết kế và thực hiện bài học: 
Thiết bị dạy học và học liệu phục vụ cho quá trình thiết kế và tiến hành thực hiện bài học là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của tiết học. Bởi vậy, việc chuẩn bị đầy đủ và hợp lý các thiết bị dạy học và nguồn học liệu phục vụ cho việc thiết kế bài giảng và tiến hành bài học có ý nghĩa vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình từ thiết kế bài học cho đến khi kết thúc bài học. Đối với việc dạy học tích hợp trong bài "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ và hợp lý các yêu cầu sau:
- Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Máy chiếu, phiếu học tập, bài tập nhóm.
+ Tranh ảnh , tư liệu, sự kiện về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Sách giáo khoa, sách bài tập tình huống GDCD 9.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Học bài cũ, đọc và nghiên cứu trước bài mới.
+ Sưu tầm ca dao, tục ngữ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Sưu tầm tranh, ảnh về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình và viết bài giới thiệu về truyền thống tốt đẹp đó.
 2.3.3. Xác định rõ ràng các hoạt động, nội dung của các hoạt động dạy học và tiến trình dạy học của các hoạt động:
Việc xác định rõ ràng và đầy đủ nội dung và cách thức tiến hành các hoạt động dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là đối với dạy học tích hợp – liên môn. Tiến trình thực hiện khéo léo, hợp lý các hoạt động dạy học sẽ tạo được cảm hứng và kết quả giờ học tốt cho cả giáo viên và học sinh.
Đối với bài "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc" – GDCD lớp 9 được chia thành 6 hoạt động chủ yếu sau đây:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Cách tiến hành: Để đưa học sinh vào bài học, GV tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi “ Hành trình văn hóa”. Cuộc thi này có nội dung tích hợp môn địa lý, ngữ văn, lịch sử và hiểu biết xã hội để tìm chìa khóa là một từ gồm 7 chữ cái.
Cách chơi như sau:
HS chọn một địa danh trên bản đồ, ứng với mỗi địa danh ấy là một câu hỏi . Trả lời đúng mỗi câu hỏi sẽ tìm được một chữ trong từ chìa khóa. Bạn nào tìm được từ chìa khóa sẽ giành được chiến thắng.
 Địa danh thứ nhất : Hà Nội
Câu hỏi : Đây là tên của một làng nghề làm cốm nổi tiếng ở Hà Nội ? Dựa vào kiến thức Ngữ văn đã học ở lớp 7 HS sẽ trả lời được là : LÀNG VÒNG 
Ta có chữ cái đầu tiên trong từ chìa khóa là chữ V. 
Địa danh thứ hai: Hà Tây
Câu hỏi: Một phong tục có từ thời vua Hùng gắn với chuyện “ Sự tích trầu cau”? Dựa vào kiến thức lịch sử và ngữ văn HS sẽ tìm được câu trả lời là tục: ĂN TRẦU. Ta có chữ cái thứ hai trong từ chìa khóa là chữ Ă.
Địa danh thứ ba: Quảng Ninh
Câu hỏi : Một di sản được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? Dựa vào kiến thức về hiểu biết xã hội HS tìm được câu trả lời là: VỊNH HẠ LONG. Ta có chữ cái thứ ba trong từ chìa khóa là N.
Địa danh thứ tư: Huế
Câu hỏi: Đây là vị vua cuối cùng xây dựng lăng cho mình tại cố đô Huế ( lăng mang nhiều ảnh hưởng phương Tây)? Dựa vào kiến thức lịch sử HS sẽ tìm được câu trả lời là VUA KHẢI ĐỊNH. Ta có chữ cái thứ tư và thứ năm trong từ chìa khóa là H và I
Địa danh thứ năm: Tây Nguyên
Câu hỏi: Đây là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản thế giới tại Tây Nguyên. Dựa vào kiến thức về hiểu biết xã hội HS sẽ tìm được câu trả lời là CỒNG CHIÊNG. Ta có chữ cái thứ năm trong từ chìa khóa là chữ Ê.
Địa danh cuối cùng : Hà Nội
Câu hỏi: Điền tiếp vào chỗ trống trong câu thơ sau:
Dẫu không thơm cũng hoa nhài
Dẫu không  cũng người Tràng An
Bằng kiến thức ngữ văn HS sẽ tìm được câu trả lời là THANH LỊCH. Chữ cái cuối cùng của từ chìa khóa là N. 
Ghép các chữ cái vừa tìm được ta có từ khóa là: VĂN HIẾN.
Giáo viên giới thiệu bài mới : Người Việt Nam vẫn tự hào có “bốn ngàn năm Văn Hiến”. Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi cáo tri: “Như nước Việt Nam ta từ trước - Vốn xưng Văn Hiến đã lâu..” Đến vua Thái Tổ nhà Minh, nước Tàu cũng gọi Việt Nam là “Văn Hiến chi bang”. Bản Đăng Đàn Cung, quốc ca thời nhà Nguyễn tấu mỗi khi có đại lễ với lời ca : “ Bốn ngàn năm Văn Hiến nước Nam khang cường là nhờ công đức người xưa” Thế hệ chúng ta là hậu duệ đời sau đã được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của đất nước “ ngàn năm văn hiến” ấy. Vậy văn hiến là gì ? Đó là văn hóa, văn minh . Nó gắn liền với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Làm sao để kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. 
 Với việc sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức địa lý, lịch sử, ngữ văn và hiểu biết xã hội để giới thiệu bài tôi đã mở ra cho học sinh việc chuẩn bị tìm hiểu bài “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”
Hoạt động 2: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 GV yêu cầu HS đọc hai mẩu chuyện ở SGK trang 23 và 24.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chuyện về thầy giáo Chu Văn An
* Yêu cầu kiến thức: Học sinh nắm được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Kỹ năng: Phân tích, nhận biết vấn đề.
- Thái độ: Tôn trọng, tự hào về truyền thống của dân tộc
 giải quyết vấn đề.
- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực tư duy
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực đàm thoại.
- Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, liên môn lịch sử, hiểu biết xã hội và mĩ thuật.
Cụ thể như sau: 
Sau khi HS đọc xong mẩu chuyện “ Bác Hồ nói về lòng yêu nước của nhân dân ta” GV nêu câu hỏi : 
 ? Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ? 
Từ nội dung mẩu chuyện HS sẽ trả lời được câu hỏi là: Lòng yêu nước của dân tộc ta nồng nàn, là một tinh thần quý báu. Lòng yêu nước nổi dậy, đánh tan mọi sự xâm lược của kẻ thù, nhấn chìm bè lũ bán và cướp nước.
	Để minh chứng cụ thể cho lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta GV tiếp tục sử dụng câu hỏi tích hợp môn lịch sử.
 Lịch sử dân tộc ta đã có những cuộc kháng chiến vĩ đại nào chứng tỏ tinh thần yêu nước ? 
	Dựa vào kiến thức lịch sử và nội dung của mẩu chuyện HS tìm ra được các cuộc kháng chiến và nhân vật lịch sử chứng tỏ lòng yêu nước của nhân dân ta

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ke_thua_va_phat_huy_truyen_thong_tot_dep_cua_dan_toc_gi.doc