SKKN Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để làm bài thi trung học phổ thông quốc gia

SKKN Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để làm bài thi trung học phổ thông quốc gia

Theo quy chế thi THPT Quốc gia năm 2017 đã quy định các bài thi học sinh phải thực hện Gồm 5 bài : Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

 Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm 3 bài thi bát buộc Toán , Ngữ Văn, Ngoại Ngữ và 01 bài thi tự chọn bài thi khoa học tự nhiên hoặc bài thi khoa học xã hội. các bài thi Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. [1]

Trường THPT Như Xuân là trường đóng trên địa bàn miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa. Nhiều năm liển trường tuyển học sinh lớp 10 với điểm đầu vào rất thấp nên chất lượng học tập các môn tự nhiên của học sinh còn khoảng cách xa với các trường miền xuôi, nhiều năm nay môn học mà học sinh lựa chọn nhiều trong khi thi tốt nghiệp lớp 12 là môn Địa lý và theo sự thăm dò khảo sát đầu năm học thì bài thi tổ hợp được chọn nhiều nhất là bài thi khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân), vì vậy tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp cuả trường THPT Như Xuân cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào điểm thi của bài thi Địa Lý. Vậy làm thế nào để học sinh có thể làm tốt bài thi THPT quốc gia môn Địa lý , đây là câu hỏi đặt ra cho cán bộ quản lý, giáo viên Địa lý và học sinh khối 12 trường THPT Như Xuân.

Theo điều 14 quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017 quy định vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi: (chỉ được mang vào phòng thi bút viết ., Atlat Địa lý do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành) [1]

 Đối với bộ môn Địa lý, Atlat Địa lý Việt Nam là tài liệu duy nhất mà học sinh được mang vào phòng thi. Atlat Địa lý Việt Nam được xây dựng dựa trên chương trình địa lý Việt Nam nó diễn giải từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ tổng thể đến các bộ phận. Có thể nói rằng Atlat vừa là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp vừa là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong việc làm bài thi môn Địa lý trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia.

 

docx 15 trang thuychi01 6060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để làm bài thi trung học phổ thông quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
	Theo quy chế thi THPT Quốc gia năm 2017 đã quy định các bài thi học sinh phải thực hện Gồm 5 bài : Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). 
	Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm 3 bài thi bát buộc Toán , Ngữ Văn, Ngoại Ngữ và 01 bài thi tự chọn bài thi khoa học tự nhiên hoặc bài thi khoa học xã hội. các bài thi Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. [1]
Trường THPT Như Xuân là trường đóng trên địa bàn miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa. Nhiều năm liển trường tuyển học sinh lớp 10 với điểm đầu vào rất thấp nên chất lượng học tập các môn tự nhiên của học sinh còn khoảng cách xa với các trường miền xuôi, nhiều năm nay môn học mà học sinh lựa chọn nhiều trong khi thi tốt nghiệp lớp 12 là môn Địa lý và theo sự thăm dò khảo sát đầu năm học thì bài thi tổ hợp được chọn nhiều nhất là bài thi khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân), vì vậy tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp cuả trường THPT Như Xuân cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào điểm thi của bài thi Địa Lý. Vậy làm thế nào để học sinh có thể làm tốt bài thi THPT quốc gia môn Địa lý , đây là câu hỏi đặt ra cho cán bộ quản lý, giáo viên Địa lý và học sinh khối 12 trường THPT Như Xuân.
Theo điều 14 quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017 quy định vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi: (chỉ được mang vào phòng thi bút viết ., Atlat Địa lý do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành) [1]
	Đối với bộ môn Địa lý, Atlat Địa lý Việt Nam là tài liệu duy nhất mà học sinh được mang vào phòng thi. Atlat Địa lý Việt Nam được xây dựng dựa trên chương trình địa lý Việt Nam nó diễn giải từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ tổng thể đến các bộ phận. Có thể nói rằng Atlat vừa là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp vừa là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong việc làm bài thi môn Địa lý trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia. 
	Tuy nhiên trong thực tế việc sử dụng Atlat của học sinh còn gặp nhiều khó khăn hoặc chưa phát huy hết hiệu quả vốn có của nó.
	Nguyên nhân là do học sinh chưa được hướng dẫn sử dụng một cách chi tiết tỷ mỷ chưa biết sử dụng khai thác các thông tin quý giá của Atlat.
	Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để làm bài thi trung học phổ thông quốc gia”.
	Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các trường THPT trong cả nước khi ôn thi THPT quốc gia.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Nghiên cứu thực trạng về việc sử dụng Atlat Địa lý Việt nam tại trường THPT Như Xuân hiện nay .
	- Nghiên cứu những nội dung của Atlat Đia lý Việt Nam lên quan đề việc ra đề thi THPT Quốc gia.
- Đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh trường THPT Như Xuân sử dụng Atlat Địa lý trong khi làm bài thi THPT quốc gia.
- Các kết quả đạt được qua một năm thực hiện 
1.3. Đối tượng Nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh khối 12 trường THPT Như Xuân sử dụng Atlat để làm bài thi THPT quốc gia 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp liệt kê, tổng hợp, thu thập số liệu
	- Phương pháp phỏng vấn. điều tra.
1.5. Những điểm mới của đề tài .
	Đã có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này tuy nhiên các đề tài trước mới dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atalt địa lý để học bài trên lớp, hoặc làm bài thi THPT quốc gia theo cấu trúc bài thi tự luận. Đối với đề tài “Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để làm bài thi trung học phổ thông quốc gia’’có điểm mới là hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lý làm bài thi theo dạng đề thi mới năm 2017 với loại đề thi trắc nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN
	Căn cứ Quy chế thi THPT Tuyển sinh đại học hệ chính quy : tuyển sinh cao đẩng , nhóm nghành cao đẳng, ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hàng kè theo Thông tư số 05/2007/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 1 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 25 tháng 1 năm 2017.
	Căn cứ Nghị quyết số 29 NQ-TW của BCH Trung ương khóa XI ngày 4 tháng 11 năm 2013 : Phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo phù hợp với tình hình công nghiệp hòa và hiện đại hóa đát nước. [2]
Căn cứ quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phô thông ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BGĐT
2.2. Thực trạng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam của học sinh trường THPT Như Xuân trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Việc sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam chủ yếu trong chương trình lớp 12 nên đối tượng khảo sát là học sinh lớp 12 trường THPT Như Xuân .
	Năm học 2016-2017 trường THPT Như Xuân có số lượng học sinh lớp 12 là 360 em với 10 lớp. Theo khảo sát đầu năm học số học sinh đăng ký thi tốt môn Địa lý là 325 em như vậy phần lớn học sinh khối 12 trong trường đều chọn môn thi Địa lý để thi tốt nghiệp 
Bảng 1: Bảng khảo sát nguyện vọng đăng ký tự chọn các môn thi tốt nghiệp lớp 12 năm học 2016 -2017 trường THPT Như Xuân. 
Đơn vị : Học sinh 
Môn
Lớp
Lý
Hóa
Sinh
Sử
Địa
GDCD
12 B1
2
2
2
34
34
34
12 B2
4
4
4
32
32
32
12 B3
20
20
20
16
16
16
12 B4
3
3
3
33
33
33
12B5
1
1
1
35
35
35
12 B6
1
1
1
35
35
35
12 B7
3
3
3
33
33
33
12 B8
1
1
1
35
35
35
12 B9
0
0
0
36
36
36
12 B10
0
0
0
36
36
36
Tổng
35
35
35
325
325
325
	Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ có lớp 12 B3 có số học sinh chọn môn thi tự chọn Lý Hóa Sinh là cao nhất 20 em còn lại các lớp khác số học sinh chọn các môn thi tự nhiên rất ít. Môn thi xã hội nói chung và môn thi Địa lý nói riêng có số học sinh chọn rất nhiều 325 em chiếm tỷ lệ là 90%. Một tỷ lệ rất cao.
Bảng 2 : Khảo sát việc sử dụng Atlat địa lý khi học Địa lý lớp 12 của học sinh khối 12 trường THPT Như Xuân năm học 2016 -2017 (thời điểm điều tra tháng 9 năm 2016)
Lớp
Số học sinh đăng ký thi Địa lý
Số học sinh có Atlat Địa lý
Số học sinh sử dụng
Atlat khi học Địa Lý
12 B1
34
10
8
12 B2
32
8
4
12 B3
16
12
10
12B4
33
20
20
12B5
35
5
4
12B6
35
5
4
12B7
33
8
6
12B8
35
2
2
12B9
36
6
4
12B10
36
4
4
Tổng
325
80
66
	Qua bảng khảo sát thầy thực trạng việc học sinh sử dụng Atalt lat Địa lý trong khi học địa lý khối 12 là rất ít chỉ có 80 em có đạt tỷ lệ 25% và có 66 em thường xuyên sử dụng Atlat khi học Địa lý đạt tỷ lệ 20% một tỷ lệ rất thấp so với số học sinh dự thi .
2.3 . Các giải pháp đãsử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Nghiên cứu những nội dung của Atlat Đia lý Việt Nam liên quan đền việc ra đề thi THPT Quốc gia
	Atlat địa lý Việt Namthực chất là tập bản đồ, một tập nhiều bản đồ sắp xếp lại với nhau, được viết bằng kí hiệu, màu sắc, bản đồ, bảng số liệu Atlat Địa lý Việt Nam và đề thi THPT quốc gia môn Địa lý được cấu trúc phù hợp với các đơn vị sách giáo khoa Địa lý lớp 12 nên thí sinh cần nắm rõ điều này nên đây là tài liệu rất cần thiết để học sinh tham khảo khi làm đề thi THPT Quốc gia năm 2017. Nếu sách giáo khoa Địa lý lớp 12 được cấu trúc thành 4 đơn vị kiến thức cơ bản là: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tế [6], thì Atlat Địa lý Việt Nam cũng được cấu trúc tương tự như vậy. 
	Dựa vào cấu trúc đề thi năm theo mẫu đề Bộ giáo dục và Đào tạo đã công bố 2017 cho thấy, đề thi THPT quốc gia môn Địa lý gồm 40 câu tập trung vào các vấn đề sau: 
- Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư
-Kiểm tra kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam.
- Địa lí ngành, Địa lí vùng kinh tế Việt Nam.
- Kiểm tra kỹ năng xử lý số liệu, tính toán, xác định phương pháp vẽ bản đồ , nhận xét và giải thích biểu đồ, bảng số liệu.
Cấu trúc Atlat Địa lí Việt Nam chia thành:
- Phần 1: Địa lí tự nhiên (từ trang 4 đến trang 14).
- Phần 2: Địa lý dân cư (từ trang 15 đến trang 16).
- Phần 3: Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25).
- Phần 4: Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 26 đến trang 30). [ 7]
Theo các đề thi minh họa mà Bộ Giáo dục Đã công bố ta có thể thấy các dạng đề thi có ma trận [8]
MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MÔN: ĐỊA LÝ
Chủ đề
Tổng số câu
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I. Địa lý tự nhiên
7
3
2
2
0
- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
- Đặc điểm chung của tự nhiên
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
II. Địa lý dân cư
3
1
1
1
0
- Đặc điểm dân số và phân bố dân số
- Lao động và việc làm
- Đô thị hóa
III. Địa lý các ngành kinh tế
10
3
3
3
1
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
+ Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp
+ Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
+ Cơ cấu ngành công nghiệp
+ Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp
+ Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
+ Vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
+ Vấn đề phát triển và phân bố thương mại, du lịch
IV. Địa lý vùng kinh tế
10
3
2
3
2
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miển núi Bắc Bộ
- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL
- Vấn đề phát triển kinh tế - an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Các vùng kinh tế trọng điển
V. Thực hành
10
4
2
3
1
- Atlat địa lý Việt Nam
- Bảng số liệu
- Biểu đồ
Tổng cộng
40
60%
40%
35%
25%
30%
10%
Số câu
40
14
10
12
4
	Khi làm bài phần 1 ; Địa lý tự nhiên : học sinh dựa và Atlat địa lý 12 từ trang 04 dến trang 14, khi làm bài phần 2, 3, 4 (Địa lý dân cư, địa lý ngành và vùng kinh tế) học sinh có thể dực vào toàn bộ cuốn Atlat Việt Nam, khi làm phần 5: Thực hành có thể tham khảo các biều đò và bảng số liệu trong các phần phụ của các trang .
	Như vậy căn cứ vào cấu trúc của Atlat Địa lý trong tất cả các nội dung của đề thi ta đều có thể sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để có thể làm bài mà đây là tài liệu duy nhất mà học sinh được mạng vào phòng thi nên học sinh cần sử dụng tối đa hiệu quả của tài liệu này khi làm bài thi THPT Quốc gia
2.3.2. Đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lý trong khi làm bài thi THPT quốc gia.
2.3.2.1. Rèn luyện các kỹ năng sử dụng Ất lát Địa lý lớp 12 
- Kỹ năng nhớ, thuộc ký hiệu : Học sinh phải đọc kỹ bảng chú giải(nằm ở trang đầu của Atlat và trong mỗi trang Atlat cũng có bảng ký hiệu riêng). Đọc kỹ bảng chú giải để những đối tượng địa lý nào được thể hiện trên bản đồ, cách thức thể hiện ra sao, bảng màu sắc, ký hiệu hình học,tượng hình hay chữ viết. 
So sánh đối chiếu ký hiệu màu sắc ở bảng chú giải với từng ký hiệu màu sắc trên mỗi bản đồ trong Atlat, từ đó rút ra nhận xét về thực trạng, phân bố của các đối tượng Địa lý trên bản đồ,
- Kỹ năng tính toán, đo đạc, so sánh, xác định vị trí, địa lý, xác định mối liên hệ tương - hỗ, phân tích các mối quan hệ nhân quả.
- Kỹ năng sử dụng lát cắt địa hình, biểu đồ, bảng số liệu . Khi khai thác kiến thức số liệu từ các biểu đồ trong Atlat học sinh lưu ý có rất nhều loại biểu đồ, các biểu đồ vừa là hình vẽ cho thí sinh tham khảo so sánh với đồ thị đầu bài thi cho hoặc tham khảo để trả lời phương án vẽ đồ thị đúng mà đề thi yêu cầu chọn, đồng thời các biểu đồ cung cáp các số liệu cần thiết cho học sinh khi làm bài thi. Học sinh chỉ cần tính toán, xử lý số liệu, nhận xét số liệu thì sẽ ra ngay phần thực trạng và xu thế phát triển kinh tế xã hội.Như vậy phần này không cần phải học thuộc sách giáo khoa mà chỉ cần kỹ năng sử dụng Atlat cho tốt là được.
- Kỹ năng trình bày, giải thích, viết báo cáo từ các kiến thức khai thác ở Atlat .
* Cách thức sử dụng Atlat: 
Nắm vững cấu trúc của Atlat bao gồm các nội dung về hành chính, địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội, nắm vững nội dung từng trang Atlat gồm nội dung chính và nội dung phụ. Học thuộc ghi nhớ và sử dụng được trang mở đầu của Atlat, thuộc được các ký hiệu và chú giải của Atlat để vận dụng được vào các trang bản đồ. Sau đó đọc từng trang, đọc nhiều trang .Khi đầu bài không yêu cầu sử dụng trang cụ thể nào, nhưng để giải quyết câu hỏi, học sinh phải kết hợp nhiều trang Atlat khác nhau.
Khi khai thác các kiến thức từ Atlat học sinh cần phải chú ý chú ý các yêu cầu sau: 
Hiểu các hệ thống ký, ước hiệu bản đồ ( trang 3 của Atlat)
Nhận biết, chỉ, đọc tên các đối tượng địa lý trên bản đồ.
Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ kinh độ, tọa độ, địa lý, kích thước, hình thái các đối tượng địa lý trên lãnh thổ.
Xác định vị tri địa lý của một đối tượng Địa lý 
Trình bày đặc điểm của đối tượng trên bản đồ 
Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ
Xác định các mối quan hệ tương hỗ nhân - quả trên bản đồ
- Trình bày tổng hợp một số khu vực, bộ phận lãnh thổ. [3]
2.3.2.2. Các bước làm bài thi khi gặp câu hỏi về khai thác nội dung trong Atlat Đia Lý lớp 12 .
Bước 1:Đọc kỹ đề bài, xác định rõ yêu cầu của đề bài 
Bước 2: Xác đinh trang hoặc một số trang trong Atlat cần sử dụng để giải quyết yêu cầu của đề bài.
Bước 3: Xác định loại kỹ năng làm việc làm việc với bản đồ nào cần sử dụng đối với đề bài này.
Bước 4: Tiến hành khai thác từ Atlat 
Đối với học sinh đã đọc thuộc ký hiệu thì chỉ cần nhìn vào đối tượng Địa lý là có thể đọc được bản đồ nhưng đối với học sinh chưa thuộc ký hiệu các em phải đối chiếu với ký hiệu ở trang mở đầu.
Khi khai thác một trang Atlat cần lưu ý khai thác tối đa những nội dung liên quan được thể hiện trong trang đó gồm các nội dung chính (các nội dung thể hiện trong bản đồ hình thể Việt Nam) và các nội dung phụ (Các biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh xung quanh bản đồ)
Bước 5: Thực hiện tổng hợp nội dung khai thác được từ bản đồ biết kết hợp kiến thức đã học đúng trong tâm vào bài thi.
	Ví dụ 1: dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lỡn nhất nước ta: 
Với 4 đáp án A,B,C,D.
Cách làm : Chúng ta không cần quan sát các đáp án chúng ta qua tâm vào câu hỏi xác định được yêu cầu của đề bài là (Xác định khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta dựa vào kiến thức đã học và Atlat địa lý Việt nam).
Xác định trang Atlat cần sử dụng để làm câu hỏi này là trang Công nghiệp chung.
Kỹ năng cần sử dụng là kỹ năng đọc, xác đinh vị trí địa lý : vị trí và tên hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất đó là Vùng công nghiệp Bắc Bộ (Đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận) và các vùng công nghiệp Nam Bộ (vùng công nghiệp Đông Nam Bộ), nhờ vào ký hiệu và mật độ tập trung các trung tâm công nghiệp có quy mô khác nhau (các hình trong bên trong có kích thước và ký hiệu khác nhau) Sau khi xác định được đáp án đúng học sinh đối chiếu với các phương án để tích đáp án đúng.
	Ví dụ 2 : Câu hỏi mức khó hơn : Phân tích đặc điểm hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta: ( có Các đáp án A,B,C,D)
Cách làm : Xác định yêu cầu cảu bài gồm 2 phần xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất và phân tích đặc điểm của hai khu vực đó. 
Giải quyết yêu cầu 1: Xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất như cách làm câu trên
Giải quyết yêu cầu 2: Phân tích hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta.
Sử dụng kỹ năng trình bày đặc điểm của đối tượng địa lý (đặc điểm của hai khu vực tập trung công nghiệp). Khi khai thác bản đồ công nghiệp chung cần vận dụng các kỹ năng nói trên, sử dụng tổng hợp các nội dung thể hiện trong trang bản đồ để trình bày được đặc điểm của hai khu vực tập trung công nghiệp như : Mức độ tập trung công nghiệp cao: Dạng lãnh thổ công nghiệp; Hình rẻ quạt, dải công nghiệp tập trung nhiều trung tâm công nhiệp (Dẫn chứng)
 2.3.2.3. Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi
Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, học sinh có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31).
- Những câu hỏi trắc nghiệm địa lý chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để trả lời như: Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta? Với câu hỏi này, chỉ sử dụng bản đồ "Địa chất-khoáng sản” ở trang 8 là đủ.
Câu: “Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta?” - chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân số” ở trang 15 là đủ.
- Những câu hỏi trắc nghiệm cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời như:
Những câu hỏi trắc nghiệm đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành, ví dụ: Khi đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, học sinh không những chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp này mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện...[4]
2.3.2.4. Một số dạng câu hỏi cần sử dụng Atlat địa lý khi làm bài thi THPT quốc gia .
Đề thi THPT Quôc gia năm 2017 là đề thi trắc nghiệm tuy nhiên các câu dẫn thường có dạng sau:
1. Kể tên các tỉnh giáp biển của từng vùng kinh tế nước ta?
2. Tên các quốc gía có vùng biển giáp với biển Việt Nam?
3.Kể tên 3 quần đảo và 3 đảo lớn của nước ta?
4. Trình bày các bộ phận hợp thành lãnh thổ nước ta?
5. Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta ?
6. Xác định các tỉnh biên giới của từng vùng kinh tế nước ta?
7. Nước ta địa hình núi chia thành mấy vùng ?
8. Trình bày đặc điểm địa hình của từng vùng miền núi nước ta (xác định tên các dãy núi, tên các cao nguyên, hướng nui, hướng nghiêng của địa hình)?
9. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các loại khoáng sản nào?
10. Xác đinh các nguồn gốc, thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động, hướng gió?
11. Xác định tần suất, thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động của bão nước ta?
12, Kể tên các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão?
13. Hãy kể các lưu vực của các hệ thống sông lớn?
14. Đặc điểm sông ngòi nước ta?
15. Kể tên các nhóm đất chính ở các vùng đồi núi và đồng bằng?
16. Giải thích tại sao vùng núi có nhiều đất feralit?
17. Kể tên các thảm thực vật ở nước ta?
18. Giải thích tại sao nước ta lại có nhiều thảm thực vật?
19. Kể tên kiểu thảm thực vật, các loại động vật của Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ?
20.Nước ta có mấy miền tự nhiên?
21.Đặc điểm địa hình nước ta?
22.Đặc điểm sông ngòi nước ta?
23.Kể tên các vườn quốc gia nước ta?
24.Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta?
25.Qui mô dân số và phân cấp đô thị của vùng bắc trung bộ và nam trung bộ ?
26.Xác định các ngữ hệ và và nhóm ngôn ngữ ở nước ta?
27.Nhận xét sự phân bố các dân tộc nước ta?
28.Ngữ hệ môn- khơ me phân bố ở các tỉnh nào?
29.Tây nguyên và đồng bằng sông cửu long có nhóm ngôn ngữ nào?
30. Nước ta có các vùng kinh tế nào?
31.Kể tên các tỉnh Bắc trung bộ và đồng bằng sông Cửu long?
32.Xác định GDP bình quân đầu người của vùng đông Nam Bộ?
33.Vùng Đông Nam Bộ có cửa khẩu nào?
34.Xác định các vùng nông nghiệp nước ta?
35.Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa của từng vùng nông nghiệp nước ta?
36.Kể tên các vùng chuyên canh lúa,cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn?
37.Xác định tỉnh Nghệ An có số lượng gia súc , gia cầm là bao nhiêu, sản lượng thịt hơi xuất chuồng là bao nhiêu,tỷ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với diện tích toàn tỉnh là bao nhiêu, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh so với cả nước là bao nhiêu, tỉnh này có trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp và ngành công nghiệp nào?
38.Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước là bao nhiêu, vùng này có trung tâm công nghiệp và điểm công nghiệp nào?
39.Nước ta có các hình thức tổ chức công nghiệp nào?
40. Kể tên các vùng có nhiều trung tâm công nghiệp và điểm công nghiệp?
41.Nước ta có tài nguyên du lịch nào?
42.Kể tên các trung tâm du lịch chủ yếu cảu nước ta?
43.Vùng duyên hải nam trung bộ có có các tài nguyên du lịch và các trung tâm du lịch nào?
44.Hãy kể tên các tuyến gia thông và các đầu môi giao t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_su_dung_atlat_dia_ly_viet_nam_de_lam_bai_thi.docx