SKKN Hướng dẫn khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 11 ở trường thpt Như Thanh

SKKN Hướng dẫn khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 11 ở trường thpt Như Thanh

Kênh hình trong SGK Địa lí THPT nói chung bao gồm các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ và các hình ảnh. Bản thân các kênh hình đó không chỉ có tác dụng minh hoạ làm cho sách sinh động hơn, trực quan hơn, mà nó còn nhằm tái tạo, bổ sung, khắc sâu nội dung cho kênh chữ, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn. Ngoài ra, kênh hình còn là một trong những phương tiện quan trọng nhằm tạo biểu tượng, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, nó là một kênh khai thác kiến thức Địa lí rất hữu ích.

Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở trường THPT qua nhiều năm cho tôi thấy hầu hết giáo viên đã có hướng khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa vào dạy học Địa lí, nhưng hiệu quả nhìn chung còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa khai thác hết kiến thức tiềm ẩn trong các kênh hình đó. Chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao trong 1 tiết giảng dạy còn hạn chế.

Mặt khác, điều kiện thực tế của Nhà trường khá tốt, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ các nước, châu lục phục vụ cho dạy học Địa lí 11 có nhiều. Do đó, để nâng cao hiệu quả giảng dạy và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất của Nhà trường, bản thân tôi đã nghiên cứu rút ra kinh nghiệm cho bản thân để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên Địa lí trong trường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.

Thực tế, qua một năm triển khai đề tài trong bộ môn địa lí ở trường tôi đã đạt được hiệu quả nhất định. Việc vận dụng đề tài vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả cũng như khai thác tốt hơn cơ sở vật chất của Nhà trường phục vụ cho việc học tập nói chung và học môn Địa Lí nói riêng.

 

docx 25 trang thuychi01 17164
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 11 ở trường thpt Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC
 ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH.
 Người thực hiện: Lê Văn Tư
 Chức vụ: Giáo viên - TTCM
 SKKN thuộc môn: Địa lý
THANH HOÁ NĂM 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN ĐỂ DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬY LÝ 11 Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH.
 Người thực hiện: Lê Thị Hoa
 Chức vụ: Giáo viên - TTCM
 SKKN thuộc môn: Vật lý
1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kênh hình trong SGK Địa lí THPT nói chung bao gồm các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ và các hình ảnh... Bản thân các kênh hình đó không chỉ có tác dụng minh hoạ làm cho sách sinh động hơn, trực quan hơn, mà nó còn nhằm tái tạo, bổ sung, khắc sâu nội dung cho kênh chữ, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn. Ngoài ra, kênh hình còn là một trong những phương tiện quan trọng nhằm tạo biểu tượng, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, nó là một kênh khai thác kiến thức Địa lí rất hữu ích.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở trường THPT qua nhiều năm cho tôi thấy hầu hết giáo viên đã có hướng khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa vào dạy học Địa lí, nhưng hiệu quả nhìn chung còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa khai thác hết kiến thức tiềm ẩn trong các kênh hình đó. Chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao trong 1 tiết giảng dạy còn hạn chế. 
Mặt khác, điều kiện thực tế của Nhà trường khá tốt, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ các nước, châu lục phục vụ cho dạy học Địa lí 11 có nhiều. Do đó, để nâng cao hiệu quả giảng dạy và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất của Nhà trường, bản thân tôi đã nghiên cứu rút ra kinh nghiệm cho bản thân để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên Địa lí trong trường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn. 
Thực tế, qua một năm triển khai đề tài trong bộ môn địa lí ở trường tôi đã đạt được hiệu quả nhất định. Việc vận dụng đề tài vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả cũng như khai thác tốt hơn cơ sở vật chất của Nhà trường phục vụ cho việc học tập nói chung và học môn Địa Lí nói riêng.
Vì những lý do trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Địa lí ở trường THPT Như Thanh, tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí lớp 11 ở trường THPT Như Thanh nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả dạy - học Địa lí”.
2. Mục đích nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu: Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong dạy và học Địa lí, bản thân tôi là một giáo viên Địa lí, trực tiếp giảng dạy chương trình Địa lí 11, tôi vận dụng các phương pháp dạy học để khai thác có hiệu quả kênh hình trong SGK vào dạy học Địa lí 11 ban cơ bản.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên; Cũng như góp phần tạo hướng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh.
3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến
- Các kiến thức từ kênh hình về địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội Thế giới dành cho học sinh khối 11 trường THPT Như Thanh.
- Phạm vi nghiên cứu là đối tượng học sinh, cụ thể là học sinh lớp 11A4 và 11A8 Trường THPT Như Thanh.
2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí
Trong cấu trúc của sách giáo khoa Địa lí nói chung và sách giáo khoa Địa lí 11 nói riêng gồm 2 phần là kênh chữ và kênh hình. Kênh chữ và kênh hình luôn đảm bảo tỉ lệ hợp lí giữa lí thuyết và thực hành. Mỗi thành phần thực hiện một số chức năng nhất định. Kênh chữ (bài viết) là thành phần cơ bản của SGK có liên hệ với thành phần ngoài bài viết. Bài viết Địa lí trong SGK thường mang tính chất giải thích minh hoạ và bao gồm các lí thuyết, giải thích, mô tả và các chỉ dẫn.... Những thành phần ngoài bài viết của SGK có ý nghĩa về mặt phương pháp và kiểm tra đối với học sinh. Trong SGK còn có hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, thiết lập các mối liên hệ và phụ thuộc, vận những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Các câu hỏi bài tập giúp học sinh định hướng hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình nắm vững tài liệu mới.
Việc thực hiện các bài tập và câu hỏi trong SGK đòi hỏi học sinh phải dựa vào các nguồn kiến thức khác nhau, đó là kênh hình như biểu đồ, bản đồ, lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh...các kênh hình minh hoạ không chỉ có tác dụng cụ thể hoá bài viết mà còn là nguồn gây hứng thú đối với học sinh.
Như vậy, kênh hình trong sách giáo khao Địa lí gồm nhiều loại là bản đồ, lược đồ, biểu đồ, các bảng số liệu và tranh ảnh. Mỗi một loại có những cách thể hiện khác nhau nhưng đều cùng một mục đích là truyền đạt các kiến thức đến người học và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
1.2. Vai trò của kênh hình trong SGK Địa lí
Kênh hình góp phần hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để rèn luyện các kĩ năng.
Kênh hình giúp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Giúp cho giáo viên hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng.
Ngoài ra nó còn hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng, và thiết kế bài dạy.
1.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí
Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.
Tập trung vào việc sử dụng kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế dùng theo cách minh hoạ kiến thức.
Để có thể sử dụng tốt kênh hình Giáo viên cần:
- Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ các kênh hình để hiểu rỏ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mới cùng học sinh tiếp xúc với kênh hình.
- Cần lựa chọn nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học, đồng thời sử dụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình.
- Khi sọan bài cũng như khi lên lớp, Giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chính xác rỏ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí.
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với từng loại phương tiện, thiết bị dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy.
2. Cơ sở thực tiễn
Chương trình Địa lí 11 gồm hai phần chính là Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới và phần Địa lí khu vực và quốc gia. Sách giáo khoa Địa lí 11 được tập thể các tác giả biên soạn một cách công phu với hệ thống kênh hình phong phú và tiêu biểu, nó đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa kênh chữ và kênh hình. Nội dung kênh hình phong phú, đa dạng nên học sinh đã có nhiều hứng thú hơn khi học bộ môn này.
Hệ thống kênh hình SGK Địa lí 11 có thể khái quát thành các nhóm gồm có:
- Hệ thống bản đồ, lược đồ: 30 cái, chủ yếu ở phần Địa lí các quốc gia, một số khu vực trên thế giới. Hệ thống bản đồ gồm có bản đồ tự nhiên, bản đồ dân cư và cả bản đồ kinh tế - xã hội của các nước, châu lục.
- Biểu đồ Địa lí cũng đầy đủ các dạng nhưng tập trung chủ yếu là biểu đồ tròn, cột, miền với 10 biểu đồ; thể hiện cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu và so sánh sự phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội của các nước.
- Hệ thống tranh ảnh nhiều hơn cả với 33 tranh ảnh; đây là những hình ảnh rất sinh động, thể hiện được những đặc trưng cả về tự nhiên, dân cư, kinh tế của các nước và khu vực.
- So với chương trình Địa lí lớp 10 thì chương trình Địa lí 11 ít sơ đồ hơn nhiều chỉ với 7 sơ đồ. Sơ đồ cũng gồm nhiều loại như sơ đồ cấu trúc, sơ đồ lôgic và sơ đồ địa đồ học.
Ngoài ra, sách giáo khoa Địa lí 11 gồm có rất nhiều bảng số liệu thống kê và các bảng kiến thức. Bảng số liệu thống kê, bảng kiến thức bản thân nó vừa là kênh chữ, vừa là kênh hình chứa đựng nhiều kiến thức Địa lí, đặc biệt là các bảng số liệu thống kê, nó cũng là một dạng kiến thức tương tự các biểu đồ Địa lí.
Như vậy, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 có nhiều nhóm khác nhau gồm nhóm bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh và các bảng số liệu. Đề tài tập trung vào các phương pháp khai thác hiệu quả hệ thống bản đồ, lược đồ, biểu đồ và tranh ảnh để đạt hiệu quả cao trong dạy học Địa lí 11.
3. Thực trạng
Khảo sát đầu năm
Lớp
Số HS
Kiểm tra thường xuyên( Kỹ năng đọc bản đồ)
Điểm 8->10
Điểm 5->7
Điểm < 5
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
11A4
39
15
38,4
20
51,2
4
10,4
11A8
41
8
19,5
18
43,9
15
36,6
Tổng
80
23
28,7
38
47,5
19
23,8
Đánh giá
Qua kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên đầu năm học cho thấy kỹ năng sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa của học sinh còn hạn chế. Học sinh bị phụ thuộc nhiều vào kênh chữ ( học thuộc) không phát huy được năng lực của người học và khả năng sáng tạo, tư duy. Học sinh thụ động trong lĩnh hội kiến thức và phụ thuộc nhiều vào nội dung giáo viên chuyển tải.
4. Các giải pháp
4.1.Bồi dưỡng nâng cao nhận thức
Như chúng ta đã biết kênh hình vừa có chức năng minh họa vừa có chức năng nguồn tri thức, nên trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy tối đa các chức năng của kênh hình, giáo viên có thể sử dụng theo 2 cách sau: 
Thứ nhất, sử dụng kênh hình để minh họa hoặc giảng giải nội dung bài học: Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức cơ bản ngoài phần nội dung của kênh chữ trình bày, giáo viên xác định trên bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh để học sinh thấy rõ sự phân bố của các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ nhân quả đia lí.
Ví dụ: Khi dạy bài 6 Địa lí 11: Hợp chúng quốc Hoa Kì, tiết 1 Tự nhiên và dân cư, ở mục I – Lãnh thổ và vị trí Địa lí: Khi trình bày lãnh thổ rộng lớn gồm 3 bộ phận GV cần khai thác hình 6.1 trang 37 để xác định cho học sinh 3 vùng lãnh thổ đó. Tuy nhiên, hình 6.1 chưa thể hiện rõ do đó chúng ta yêu cầu học sinh sử dụng bản đồ các nước trên thế giới (trang 4 và 5) sẽ thấy rất rõ 3 bộ phận này, từ đó học sinh rút ra được 3 bộ phận này nằm tách biệt nhau.
Thứ hai, Giáo viên sử dụng kênh hình như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bằng cách đó, giáo viên hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc lược đồ, bản đồ, phân tích biểu đồ và tranh ảnh.
Ví dụ: Khi dạy bài 3 – Một số vấn đề mang tính toàn cầu, ở mục 2 – Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương: Phần ô nhiễm biển và đại dương, giáo viên cho học sinh quan sát hình 3 (trang 15 SGK) và trả lời câu hỏi: Dựa vào hình 3 hãy cho biết nguyên nhân của ô nhiễm biển và đại dương? Từ đó đưa ra giải pháp cho vấn đề này? HS sẽ nghiên cứu hình 3 rút ra được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển và đại dương là do vận chuyển dầu trên biển. Giải pháp là phải đảm bảo an toàn giao thông đường biển
4.2. Luyện kỹ năng thực hành
4.2.1. Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ
Sách giáo khoa Địa lí 11 gồm có 29 bản đồ trong 12 bài và một bản các nước trên thế giới ở trang 4 và 5. Đây là loại thông tin rất trực quan mô tả về vị trí của lãnh thổ, các điều kiện tự nhiên và sự phân bố dân cư, kinh tế của mỗi đơn vị lãnh thổ.
Nói về kênh hình SGK thì bản đồ như một người “anh cả” có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong dạy và học. Trước hết vì nó là kiến thức được “lý giải” bằng đường nét cụ thể nhất và được ví như SGK thứ hai trong tay người học và người dạy. Các bản đồ, lược đồ SGK giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu.
Để khai thác hiệu quả bản đồ, lược đồ trước tiên giáo viên phải nắm vững kiến thức và kỹ năng về bản đồ như xác định phương hướng, hiểu hệ thống kí hiệu của bản đồ thông qua bảng chú giải và màu sắt. Đó là những kiến thức cơ bản để giáo viên và học sinh tiếp cận với bản đồ.
Kỹ năng bắt nguồn từ tri thức nên muốn dạy cho học sinh các kỹ năng đọc, hiểu và vận dụng bản đồ thì phải dạy các kiến thức tối thiểu về bản đồ. Tri thức giúp học sinh giải mã các kí hiệu bản đồ và xác lập các mối quan hệ giữa chúng. Từ đó học sinh phát hiện các kiến thức Địa lí mới ẩn chứa trong bản đồ, lược đồ. 
Giáo viên phải nắm các bước đọc bản đồ, quan sát phân tích để rút ra các nhận xét về các đối tượng, sự vật và các hiện tượng Địa lí sâu sắc hơn. Để sử dụng hiệu quả nó có các bước sau:
Bước 1: Cần xác định rõ mục đích sử dụng, khai thác lược đồ, bản đồ là gì, từ đó sẽ đưa ra được cách sử dụng hợp lý.
Bước 2: Giáo viên cần hiểu rõ những kiến thức Địa lí được thể hiện trên lược đồ, bản đồ như: Tên bản đồ, chú giải, ký hiệu, quy ước, màu sắc,
Bước 3: Xác định được thời điểm hợp lý để tiến hành khai thác, sử dụng bản đồ, lược đồ trong tiến trình bài dạy. Chúng ta biết rằng trong sách giáo khoa Địa lí không phải lúc nào kênh chữ và kênh hình cũng khớp nhau nghĩa là có thể phần kênh chữ ở trang này nhưng bản đồ vì chiếm diện tích lớn nên tác giả lại bố trí ở trang sau. Hoặc là một bản đồ có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Do đó, xác định được thời điểm để khai thác đóng một vai trò rất quan trọng.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lược đồ, bản đồ hoặc dùng phương phám đàm thoại để cùng học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ, lược đồ. Giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ và cũng chuẩn bị các đáp án để chuẩn kiến thức, sửa các lỗi cho học sinh.
Để sử dụng hiệu quả bản đồ, giáo viên phải biết phối hợp khai thác các bản đồ treo tường hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục (thường gọi là Atlat thế giới) hoặc phóng to các hình trong sách giáo khoa. Do đó, ngoài quy trình trên, để đảm bảo tính sư phạm, khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên không nên dùng tay mà phải dùng que chỉ, tư thế chếch nghiêng, chỉ hệ thống sông từ thượng lưu xuống hạ lưu, xác phạm vi một lãnh thổ nào đó thì phải khoanh tròn lại, xác định đỉnh núi thì chỉ có một điểm... Trước khi trình bày bao giờ cũng phải giới thiệu tên bản đồ, lược đồ. Ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên là hết sức quan trọng. Trong quá trình khai thác cần chú ý đến đối tượng học sinh và thời gian giờ giảng.
Ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Dạy bài 1, mục I: Sự phân chia các nhóm nước. Giáo viên giúp học sinh khai thác hình 1 với hệ thống câu hỏi như sau:
- Quan sát hình 1 hãy nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người? Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chú giải phía dưới: GDP/người chia làm 4 mức và dựa vào màu sắc để đối chiếu với bản đồ, từ đó tìm ra kiến thức.
- Học sinh quan sát và rút ra được:
+ Những nước có mức GDP/người cao (những nước phát triển) phân bố ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Liên Bang Nga...
+ Những nước có mức GDP/người thấp (những nước đang phát triển) phân bố chủ yếu ở Châu Phi, Châu Á, một số nước ở Mĩ La tinh.
Ví dụ 2: Bài 5
Tiết 1, mục I: Một số vấn đề về tự nhiên (Châu Phi) 
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau: Quan sát hình 5.1 hãy
- Xác định vị trí Địa lí của Châu Phi (tiếp giáp những biển, đại dương nào, châu lục nào). 
- Xác định đường xích đạo, chí tuyến qua Châu Phi. 
Từ những hình dạng lãnh thổ, vị trí đường xích đạo chạy ngang cùng với hai đường chí tuyến. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2 về hoang mạc Xa-ha-ra để giúp học sinh trả lời được câu hỏi SGK: Dựa vào hình 5.1 và hiểu biết của bản thân, cho biết đặc điểm khí hậu, cảnh quan của Châu Phi.
Qua ví dụ này ta thấy, nếu để học sinh quan sát hình 5.1 thì chưa đủ để rút ra đặc điểm khí hậu, cảnh quan vì trên bản đồ không có chú giải về các đới, các kiểu khí hậu của Châu Phi.
Tiết 2: Khu vực Mĩ La tinh
Với bản đồ hình 5.3 giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh xem chú giải sẽ rút ra được cảnh quan chính và các loại tài nguyên của Mĩ La tinh.
Tuy nhiên, để học sinh thấy rõ các loại tài nguyên GV cần nêu thêm các câu hỏi phụ như: Mĩ La tinh có đường biển dài, giáp hai đại dương lớn nên có thuận lợi gì? Biển đã mang lại các nguồn lợi (tài nguyên) gì? Cảnh quan rừng, thảo nguyên thì có thuận lợi gì?
Ví dụ 3: Khi dạy về Địa lí khu vực và quốc gia, hệ thống bản đồ có đặc điểm chung là bản đồ tự nhiên, bản đồ dân cư và bản đồ kinh tế được trình bày theo tuần tự gần như giống nhau ở các bài, do đó chúng ta phải rèn luyện cho học sinh trình tự đọc các bản đồ này, cụ thể:
- Với bản đồ tự nhiên: Luôn trình bày ở phần đầu mỗi quốc gia (trừ Liên minh Châu Âu (EU) và ÔXtrâylia). Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác các bản đồ tự nhiên theo hệ thống câu hỏi như sau: 
+ Để xác định vị trí Địa lí của quốc gia, khu vực giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi: Phạm vi tiếp giáp của quốc gia, khu vực đó: Phía Bắc, phía Nam, Phía Tây, phía Đông giáp những nước, biển hay đại dương nào? Giáo viên gợi ý cho học sinh quan sát hệ thống kinh vĩ tuyến rút ra tọa độ Địa lí của quốc gia, khu vực cần tìm hiểu. Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí Địa lí đối với phát triển kinh tế của quốc gia, khu vực đó.
+ Để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát chú giải xem có những loại tài nguyên nào, chú ý đến tài nguyên khoáng sản, rừng, đất, nước. Hầu hết các quốc gia trong chương trình Địa lí 11 đều là các quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nên thiên nhiên phân hóa đa dạng. Giáo viên phải xác định cho học sinh các ranh giới phân chia các vùng, miền của mỗi quốc gia: Hoa Kì (phần trung tâm Bắc Mĩ) chia thành 3 vùng là phía tây, vùng trung tâm và phía đông, ranh giới của các vùng này là dãy Coóc-đi-e ở phía tây và A-pa-lat ở phía đông; Liên Bang Nga lãnh thổ rộng lớn địa hình chia làm 2 phần rõ rệt mà ranh giới là sông Ê-nit-xây; Trung quốc cũng chia làm 2 miền đông và tây với ranh giới là kinh tuyến 1050Đ; Khu vực Đông Nam Á thì chia làm 2 bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo...
Để khai thác hiệu quả kênh hình trong các nội dung trên giáo viên nên xây dựng các phiếu học tập để học sinh so sánh giữa các vùng, miền về đặc điểm khí hậu, địa hình, các loại tài nguyên đất, khoáng sản...
- Với các bản đồ dân cư: chủ yếu trình bày về sự phân bố dân cư của mỗi nước, mỗi khu vực. Khai thác hiệu quả các bản đồ này theo hướng như sau: cho học sinh quan sát các mức phân chia mật độ dân số của quốc gia, khu vực đó. Sau đó yêu cầu học sinh xác định các vùng có mật độ dân số đông, mật độ dân số thưa, vì sao dân số lại phân bố như vậy? Giáo viên có thể gợi ý dựa vào điều kiện tự nhiên, lịch sử, điều kiện kinh tế-xã hội để giải thích, từ đó rút ra thuận lợi, khó khăn gì đối với phát triển kinh tế. 
Ví dụ: với hình 8.4. phân bố dân cư của Liên Bang Nga theo các bước sau:
+ Quan sát hình 8.4 hãy nhận xét sự phân bố dân cư LB Nga?
+ GV hướng dẫn học sinh quan sát bảng chú giải, điều đầu tiên dễ nhận ra là LB Nga có mật độ dân số thấp. 
+ Sau khi học sinh nhận xét được dân số LB Nga phân bố chủ yếu ở phía Tây (đồng bằng Đông Âu) với mật độ trên 10 người/km2 và trên 25 người/km2 , dải p phía Nam của Xibia dân cư cũng tương đối đông hơn. Còn phần lớn lãnh thổ ở phía đông (Bắc Á) kể cả đồng bằng Tây Xia bia có mật độ dân số rât thấp (dưới 1 người/km2). Nguyên nhân chủ yếu là do phần phía Tây và phía Nam có khí hậu ấm hơn còn phần phía Đông (từ dãy U ran về phía đông) dân số thưa thớt vì khí hậu ôn đới lục địa và cận cực lạnh giá, khắc nghiệt.
+ Từ đó, học sinh rút ra được những khó khăn trong khai thác tài nguyên đặc biệt là vùng phía đông thiếu lao động...
Tương tự với hình 10.4 về sự phân bố dân cư Trung Quốc cũng khai thác theo các bước như vậy: Dân cư cũng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Đông với mật độ rất cao từ phổ biến từ 51-100 người/km2 và trên 100 người/km2, còn phía Tây thì mật độ dưới 1 người/km2. 
- Với các bản đồ về kinh tế: thể hiện sự phân bố theo không gian các ngành nông nghiệp, công nghiệp. Để khai thác các bản đồ này, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các kí hiệu (tượng hình) và màu sắc trên bản đồ nông nghiệp và các vòng tròn thể hiện các trung tâm công nghiệp để xác định được cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp của mỗi quốc gia, sự phân bố sản xuất của các ngành. Dựa vào kiến thức đã học (về tự nhiên, dân cư) để giải thích nguyên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_khai_thac_kenh_hinh_trong_day_hoc_dia_li_lop.docx