SKKN Hướng dẫn học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam qua Atlat phần - Ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

SKKN Hướng dẫn học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam qua Atlat phần - Ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

Trong việc dạy và học Địa lí ở trường phổ thông, Atlat Địa lí Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “Cuốn sách giáo khoa Địa lí đặc biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngôn ngữ Bản đồ. Atlat Địa lí Việt Nam giúp các em học sinh học tập môn Địa lí được thuận lợi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, khả năng tư duy và liên hệ với thực tế tốt hơn. Khi trả lời các câu hỏi Địa lí trong kiểm tra đánh giá như ( kiểm tra 1 tiết, học kì, đặc biệt là thi THPT Quốc gia hiện nay theo hình thức TNKQ – trong bài thi lượng câu hỏi trực tiếp sử dụng atlat để trả lời là 10 câu trong tổng số 40 câu, chưa kể đến những câu hỏi sử dụng gián tiếp khác vậy nên kỹ năng học tập thông qua atlat trong môn địa lí là cần thiết cho học sinh) Atlat là một cuốn cẩm nang quý giá giúp học sinh giảm thiểu sự ghi nhớ máy móc, học sinh linh hoạt, chủ động trong tư duy lôgic và khoa học hơn trong quá trình làm bài.

Nhưng cho đến nay, việc khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat vào học tập của học sinh còn ít, nhiều em học sinh lớp 12 hiện nay chưa biết khai thác hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng Atlat trong học tập, trong trả lời câu hỏi Địa lí hoặc sử dụng trong đời sống.

Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí, tôi luôn suy nghĩ làm sao để giúp các em học sinh của mình không chỉ biết sử dụng mà còn phải sử dụng thật tốt Atlat Địa lí Việt Nam. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức địa lí Việt Nam qua Atlat phần -Ngành thủy sản và lâm nghiệp” phục vụ cho học tập bài 24 - Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp – Sách giáo khoa địa lí 12, là một đề tài nối tiếp đề tài

 

doc 22 trang thuychi01 6580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam qua Atlat phần - Ngành thuỷ sản và lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
\
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÍ VIỆT NAM QUA ATLAT PHẦN -NGÀNH THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
Người thực hiện: 	Nguyễn Văn Giang
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HOÁ, NĂM 2019
1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài.
Trong việc dạy và học Địa lí ở trường phổ thông, Atlat Địa lí Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “Cuốn sách giáo khoa Địa lí đặc biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngôn ngữ Bản đồ. Atlat Địa lí Việt Nam giúp các em học sinh học tập môn Địa lí được thuận lợi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, khả năng tư duy và liên hệ với thực tế tốt hơn. Khi trả lời các câu hỏi Địa lí trong kiểm tra đánh giá như ( kiểm tra 1 tiết, học kì, đặc biệt là thi THPT Quốc gia hiện nay theo hình thức TNKQ – trong bài thi lượng câu hỏi trực tiếp sử dụng atlat để trả lời là 10 câu trong tổng số 40 câu, chưa kể đến những câu hỏi sử dụng gián tiếp khác vậy nên kỹ năng học tập thông qua atlat trong môn địa lí là cần thiết cho học sinh) Atlat là một cuốn cẩm nang quý giá giúp học sinh giảm thiểu sự ghi nhớ máy móc, học sinh linh hoạt, chủ động trong tư duy lôgic và khoa học hơn trong quá trình làm bài.
Nhưng cho đến nay, việc khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat vào học tập của học sinh còn ít, nhiều em học sinh lớp 12 hiện nay chưa biết khai thác hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng Atlat trong học tập, trong trả lời câu hỏi Địa lí hoặc sử dụng trong đời sống.
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí, tôi luôn suy nghĩ làm sao để giúp các em học sinh của mình không chỉ biết sử dụng mà còn phải sử dụng thật tốt Atlat Địa lí Việt Nam. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức địa lí Việt Nam qua Atlat phần -Ngành thủy sản và lâm nghiệp” phục vụ cho học tập bài 24 - Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp – Sách giáo khoa địa lí 12, là một đề tài nối tiếp đề tài
“ Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức địa lí Việt Nam qua Atlat phần địa lí các ngành kinh tế - Ngành nông nghiệp” thực hiện năm học 2016 – 2017, đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí dân cư Việt Nam qua Atlat” thực hiện trong năm học 2015 – 2016, đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam qua Atlat – Phần địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật” thực hiện trong năm học 2014 – 2015 và đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam qua Atlat – Phần khí hậu” mà tôi đã thực hiện trong năm học 2012 – 2013. Những đề tài trên đây kết hợp với những đề tài sắp tới tôi sẽ thực hiện để hợp thành một bộ đề tài hoàn chỉnh “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam qua atlat”
- Mục đích của đề tài: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức ngành thủy sản và ngành lâm nghiệp chung nước ta và phần ngành thủy sản, lâm nghiệp của các vùng kinh tế từ Atlat trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu hỏi về Địa lí, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm ta, đánh giá môn Địa lí. 
Nhận thức được vai trò quan trọng của bản đồ, Atlat đã có một số đề tài hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, Atlat nhưng mỗi đề tài đề cập tới một mảng riêng và chưa có đề tài nào đi sâu vào một phần cụ thể. Với đề tài của tôi sẽ hướng dẫn học sinh khai thác Atlat phần Địa lí ngành thủy sản và ngành lâm nghiệp Việt Nam mà chưa có đề tài nào đề cập đến một cách rõ ràng, trước đây khi sử dụng Atlat để khai thác kiến thức phần Địa lí ngành thủy sản và ngành lâm nghiệp học sinh còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng.
- Đối tượng và phạm vi áp dụng: Đề tài này áp dụng cho đối tượng là học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 trong học tập môn Địa lí trong các năm học trước và học sinh lớp 12C3,12C4 và 12C5 trong năm học 2018 – 2019 và dùng cho các bài học thuộc phần Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam.
 Qua đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các em học sinh trong học tập môn Địa lí. Bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
- Phương pháp nghiên cứu: 
2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1.1. Cơ sở lý luận
 	Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức hiện đại và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc rèn luyện các kĩ năng tư duy cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng.
 	Việc rèn luyện tư duy cho học sinh trong thực tế học tập là dựa vào việc tự trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và từ thực tế môi trường xung quanh đặt ra. Và khi đã có các kĩ năng tư duy tốt thì học sinh sẽ có khả năng vận dụng chúng một cách linh hoạt để trả lời các câu hỏi.
 	Để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh thì Atlat Địa lí Việt nam là tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả đối với giáo viên, do vậy việc rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí cho học sinh là không thể thể thiếu trong học Địa lí đặc biệt là Địa lí 12. 
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.a. Khái quát về Atlat
- Atlat là tên chung chỉ các tập bản đồ Địa lí, lịch sử, thiên văn vì trên bìa của tập bản đồ xuất bản đầu tiên có vẽ tượng thần Atlat vác quả địa cầu trên vai. Tất cả các tập bản đồ in sau này tuy bìa không vẽ tượng thần Atlat nữa nhưng theo thói quen người ta vẫn gọi là Atlat.
- Atlat là một tập gồm nhiều bản đồ có một cơ cấu chặt chẽ, bố cục theo những mục tiêu định trước có thể nói atlat là một bộ sưu tập có hệ thống.
- Atlat là tài liệu chủ yếu để giáo viên và học sinh tra cứu và giải quyết những vấn đề bổ sung cho bài giảng ở lớp.
- Atlat là cuốn sách Địa lí phản ánh toàn bộ hay từng phần của trái đất với nội dung được trình bày bằng ngôn ngữ bản đồ.
2.1.2.b. Một số phương pháp thường sử dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 
Kĩ năng khai thác Bản đồ nói chung và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững được kĩ năng này thì rất khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật và hiện tượng Địa lí đồng thời cũng rất khó có thể tự mình tìm được các kiến thức Địa lí khác.
* Đối với học sinh: Để cuốn Atlat Địa lí Việt Nam trở thành trợ thủ đắc lực trong học tập, học sinh cần phải nắm chắc các vấn đề sau:
+ Biết rõ câu hỏi như thế nào thì có thể dùng Atlat.
+ Nắm, hiểu và sử dụng tốt các kí hiệu, ước hiệu được trình bày trong Atlat: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhớ các kí hiệu chung theo từng mục như: Hành chính (thủ đô, các thành phố), các kí hiệu về tự nhiên như thang màu (độ cao, độ sâu, nhiệt độ, lượng mưa, núi, đồng bằng, biển, ranh giới, hồ đầm.) ở trang bìa đầu của cuốn Atlat.
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng Địa lí trên Bản đồ.
+ Đọc, hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ trong Atlat để bổ sung kiến thức về Địa lí cho bài học: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa các bảng số liệu: Diện tích, số dân.
+ Biết tìm ra mối quan hệ giữa các trang của Atlat để khai thác có hiệu quả nhất.
+ Biết cách đọc và hiểu một trang Atlat để vận dụng tốt vào bài làm (nắm được các vấn đề chung nhất của Atlat, tìm ra các nội dung chủ yếu của trang, tìm ra mối liên hệ giữa các trang để khai thác tốt nội dung chủ yếu trên, phân tích và giải thích được nội dung chủ yếu của Atlat).
+ Biết cách trả lời bài thi có hiệu quả nhất (đọc kĩ đề và tìm ra các câu trả lời, tìm ra mối liên quan của các yêu cầu trên đối với các trang Atlat, sử dụng các dữ kiện nào để trả lời tốt yêu cầu của bài).
+ Riêng học tập kiến thức ngành thủy và lâm nghiệp sản học sinh cần nắm vững trắc những nội dung Atlat sau: Kí hiệu thủy sản và lâm nghiệp (trang 3 - kí hiệu chung; trang 12 - Thực vật và động vật; trang 20 – Lâm nghiệp và thủy sản; ngoài ra tìm hiểu thêm khí hậu, hành chính) 
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần nhiều thời gian để chuẩn bị và sử dụng Atlat như thế nào cho có hiệu quả và sử dụng câu hỏi làm sao để học sinh có thể dựa vào Atlat để có thể trả lời.
- Trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho học sinh nên đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm dẫn dắt học sinh từ biết sử dụng đến sử dụng thành thạo và nhanh chóng.
- Để khai thác Atlat được tốt giáo viên nên yêu cầu học sinh có bước chuẩn bị trước ở nhà những câu hỏi có liên quan đến Atlat bằng cách gợi ý một số câu hỏi để học sinh tập trả lời trước rồi lên lớp thảo luận trình bày và khi kiểm tra bài cũ cũng yêu cầu học sinh dựa vào Atlat để trình bày.
- Giáo viên nên chú ý đến việc vận dụng Atlat trong các lần kiểm tra, đánh giá nhằm kích thích sự hứng thú học tập Địa lí của học sinh thông qua việc khai thác Atlat.
2.2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
*. Thuận lợi
Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Trong thực tế giảng dạy, hầu như bài nào cũng có yêu cầu sử dụng bản đồ, Atlat. Các em học sinh lớp 12 phần lớn đều có trang bị cho bản thân Atlat Địa lí Việt Nam. 
 	Trong giảng dạy phần Địa lí ngành thủy sản và lâm nghiệp tất cả học sinh các lơp 12C3, 12C4 và 12C5 tất cả các em điều chuẩn bị tốt Atlat và những dụng cụ học tập khác (Sách giáo khoa, máy tính bỏ túi, bút chì thước kẽ)
*. Khó khăn
Một số bản đồ phục vụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa nhiều, máy chiếu còn thiếu ở các lớp 12C3, 12C4 và 12C5.
Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của Atlat nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học và khai thác Atlat khi học môn Địa lí. Một số em hiện nay vẫn chưa có Atlat, máy tính bỏ túi, bút chì, compa, thước kẽ
Trong quá trình học tập phần lớp học sinh còn chưa biết sử dụng Atlat để khai thác, lĩnh hội kiến thức.
*. Số liệu thống kê
 Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C3; 12C4 và 12C5 trước khi hướng dẫn học sinh cách khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2018 - 2019)
Lớp
Sĩ số
Chưa biết khai thác
Biết khai thác
Khai thác tốt
12C3
46
44
2
0
12C4
48
41
7
0
12C5
47
45
2
0
Tổng
141
130
11
0
Tỉ lệ (%)
100
92,1
7,9
0
Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác tốt Atlat rất ít chỉ có 11 học sinh chiếm 7,9 %, còn lại 130 học sinh chiếm 92,1% là số học sinh chưa biết khai thác.
2.3. Nội dung và kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam qua Atlat phần ngành thủy sản và lâm nghiệp.
2.3.1. Khai thác yếu tố ngành thủy sản: (Vận dụng cho mục 1 - bài 24 vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp SGK Địa lí 12 trang 100 và một số mục liên quan đến ngành thủy sản của các vùng kinh tế. Với bài này học sinh sử dụng kết hợp ba bản đồ có trong tập Atlat Việt nam: bản đồ thủy sản và lâm nghiệp trang 20; bản đồ khí hậu trang 9, bản đồ các hệ thống sông, kí hiệu chung và các bản đồ phần kinh tế các vùng)[1][9].
2.3.1.a. Nội dung khai thác những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản (phần này là điều kiện tự nhiên).
2.3.1.a.1. Hướng dẫn khai thác những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản.
Bước 1. Học sinh nhớ lại kiến thức bài 2 và bài 8 về diện tích vùng biển, chiều dài đường bờ biển, tài nguyên hải sản và kết hợp quan sát bản đồ để tìm ra những thuận lợi và khó khăn [1][9].
+ Nhớ và nhắc lại kiến thức bài 2 và bài 8: Diện tích biển đông, diện tích biển của nước ta, chiều dài đường bờ biển. Quan sát trang 3 – kí hiệu chung => vùng đánh bắt thủy sản ( ngư trường) => quan sát bản đồ trang 20 bản đồ thủy sản xác định các vùng đánh bắt hải sản (ngư trường) => nhận định nguồn lợi thủy hải sản.
+ Quan sát các trang bản đồ: tranh hình thể, các hệ thống sông, động vật thực vât => nhận xét nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.
+ Quan sát trang 10 – các hệ thống sông => nhân xét điều kiện nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
+ Quan sát trang 9 – phần khí hậu chung: Nhận xét về hoạt động của bão, gió mùa mùa đông => nhận định sự ảnh hưởng đến ngành thủy sản (khó khăn).
Bước 2. Từ những nội dung đang tìm hiểu: Học sinh hoạt động theo nhóm thảo luận đưa ra những đánh giá thuận lợi và khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển ngành thủy sản.
Bước 3. Rút ra kết luận điều kiện phát triển ngành thủy sản: Thuận lợi, khó khăn.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
2.3.1.a.2. Nội dung kiến thức những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản (phần này là điều kiện tự nhiên).
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
(Lưu ý: Những nội dung kiến thức dưới đây là những kiến thức được khai thác từ Atlat) 
*Thuận lợi:
Tự nhiên (Khai thác kiến thức thông qua atlat).
- Nước ta có vùng biển rộng lớn, bờ biển kéo dài: Nguồn lợi hải sản phong phú (dẫn chứng)
- Có nhiều ngư trường lớn (có 4 ngư trường trọng điểm : Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa.)
- Dọc bờ biển: Bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn => nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Nhiều ao hồ, sông ngòi, kênh rạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Kinh tế - Xã hội (Dựa vào SGK và kiến thưc đã học).
- Không trình bày kiến thức ở đây ( kiến thức bài học).
*Khó khăn:
Tự nhiên (Kiến thức thông qua atlat).
- Thiên tai: Bão, gió mùa mùa đông.
- Thực trạng tài nguyên và môi trường biển ( kiến thức bài học).
Kinh tế - Xã hội (Dựa vào SGK và kiến thưc đã học).
- Không trình bày kiến thức ở đây (kiến thức bài học).
2.3.1.b. Nội dung khai thác kiến thức sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
2.3.1.b.1. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
* Tình hình chung[1][9].
Bước 1. + Học sinh dựa vào biểu đồ sản lượng thủy sản giai đoạn 2000 – 2007, trang 20 phần thủy sản => nhận xét sản lượng thủy sản qua các năm. Tính tỉ trọng sản lượng nuôi trồng và khai thác => nhận định sự chuyển dịch ngành thủy sản.
 + Lấy số liệu từ biểu đồ sản lượng thủy sản và số dân năm 2005 hoặc 2007 => Tính bình quân thủy sản trên đầu người => nhận xét.
Bước 2. Học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung ( Quan sát bản đồ, kỹ năng tính toán số liệu). 
Bước 3. Học sinh trình bày kết quả thảo luân. Nhận xét bổ xung của các nhóm => Giáo viên rút ra kết luận.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
* Khai thác thủy sản[1][9].
Bước 1. + Học sinh dựa vào biểu đồ sản lượng thủy các năm – trang 20 rút ra nhân xét về sản lượng thủy sản khai thác (phần cột màu hồng). Năm 2005 và 2007 đạt sản lượng bao nhiêu.
 + Quan sát kí hiệu phân tầng màu thể hiện giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản => nhận xét những tỉnh nào chiếm tỉ trọng cao, thuộc vùng kinh tế nào => phân bố phát triển mạnh các tỉnh và thuộc vùng nào ?
 + Quan sản các cột biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản khai thác trên bản đồ thủy sản các tỉnh, xác định 5 tỉnh dẫn đầu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng).
Bước 2. Học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung trên ( Quan sát bản đồ, kỹ năng tính toán số liệu). 
Bước 3. Học sinh trình bày kết quả thảo luân. Nhận xét bổ xung của các nhóm => Giáo viên rút ra kết luận.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
* Nuôi trồng thủy sản[1][9].
Bước 1. + Học sinh dựa vào biểu đồ sản lượng thủy các năm – trang 20 rút ra nhân xét về sản lượng thủy sản nuôi trồng (phần cột màu xanh). Năm 2005 và 2007 đạt sản lượng bao nhiêu.
 + Quan sản các cột biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản nuôi trồng (cột màu xanh) trên bản đồ thủy sản các tỉnh, xác định 5 tỉnh dẫn đầu sản lượng thủy sản nuôi trồng.
Bước 2. Học sinh tìm hiểu nội dung ( Quan sát bản đồ, kỹ năng tính toán số liệu). 
Bước 3. Học sinh trình bày kết quả thảo luân. Nhận xét bổ xung của các nhóm => Giáo viên rút ra kết luận.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
2.3.1.b.2. Nội dung kiến thức sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
(Lưu ý: Toàn bộ kiến thức phần này đều được khai thác từ atlat)
* Tình hình chung.
- Ngành thủy sản phát triển đột phá, sản lượng tăng nhanh, năm 2007 đạt trên 4,1 triệu tấn.
- Sản lượng thủy sản bình quân trên người cao.
- Tỉ trọng ngành nuôi trồng tăng.
* Khai thác thủy sản.
- Sản lượng tăng liên tục: Năm 2007 đạt trên 2 triệu tấn.
- Phát triển ở tất cả các tỉnh, đặc biệt các tỉnh DH Nam Trung Bộ và Nam Bộ ( các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuân và Cà Mau).
* Nuôi trồng thủy sản.
- Sản lượng tăng nhanh năm 2007 đạt trên 2,1 triệu tấn.
- Tỉ trọng tăng trong ngành.
- Phát triển chủ yếu: ĐB SCL và ĐB sông Hồng. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng (An Giang, Đông Tháp, Cà Mau, Bến Tre)
2.3.2. Khai thác yếu tố ngành lâm nghiệp: (Vận dụng cho mục b, c của mục 2 – lâm nghiệp: bài 24 vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp SGK Địa lí 12 trang 104 và một số mục liên quan đến ngành lâm của các vùng kinh tế. Với bài này học sinh sử dụng kết hợp ba bản đồ có trong tập Atlat Việt nam: bản đồ thủy sản và lâm nghiệp trang 20; bản đồ thực vật và động vật trang 12, kí hiệu chung)[1][9].
2.3.2.a. Nội dung khai thác tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đang bị suy thoái.
2.3.2.a.1. Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức: Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đang bị suy thoái (mục b, muc 2 - Lâm nghiệp).
Bước 1. Học sinh dựa kiến thức bài 14 và bảng 14.1 nhắc lại hiện trạng rừng và nguyên nhân suy thoái (củng cố kiến thức về tài nguyên rừng).
Bước 2. Học sinh quan sát trang 3 – Kí hiệu chung phần nông lâm ngư nghiệp => hãy cho biết rừng nước ta được chia thành mấy loại, gồm những loại nào?
Bước 3. Quan sát bản đồ kinh tế của các vùng hãy nhận xét sự phân bố rừng phòng hộ nước ta (phân bố ở những khu vực địa hình nào) => rút ra ý nghĩa và tác dụng của rừng phòng hộ.
Bước 4. Quan sát bản đồ trang 12 – thực vật và động vật; trang 25 – du lịch: Xác định các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên ( hệ thống rừng đặc dụng).
Bước 5. Học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức trên atlat.
Bước 6: Học sinh trình bày kết quả thảo luân. Nhận xét bổ xung của các nhóm => Giáo viên rút ra kết luận.
Bước 7. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
2.3.2.a.2. Nội dung kiến thức: Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đang bị suy thoái (mục b, muc 2 - Lâm nghiệp).
Nội dung kiến thức
- Rừng chia 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
- Rừng phòng hộ phân bố và tác dụng:
+ Đầu nguồn => điều hòa nước, chống lũ, chống xói mòn.
+ Ven biển miền trung => chắn cát, ven biển ĐB SH, ĐB SCL chắn sóng.
- Rừng đặc dụng: Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã, Cát Tiên, U Minh...
- Rừng sản xuất (atlat không thể hiện cụ thể, GV hướng dẫn HS khai thác từ SGK). 
2.3.2.b. Nội dung khai thác sự phát triển và phân bố lâm nghiệp (mục c, muc 2 - Lâm nghiệp).
Qua bản đồ lâm nghiệp trang 20 học sinh sẽ khai thác được các yếu tố sau: (thay trang lâm nghiệp và thực vật – dộng vật)
2.3.2.b.1. Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức: sự phát triển và phân bố lâm nghiệp (mục c, muc 2 - Lâm nghiệp. Lưu ý: mục này atlat hổ trợ khai thác kiến thức học tập phần này).
Bước 1. Học sinh dựa biểu đồ diện tích rừng nước ta giai đoạn 2000 – 2007 rút ra nhận xét: Tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng. Tính mật độ che phủ rừng ( diện tích đất: 331 nghìn ha).
Bước 2. Quan sát bảng phân tầng màu thể hiện tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh rút ra nhận xét, kể tên các ba tỉnh có tỉ lệ rừng tương ứng. Kể tên 5 tỉnh có giá trị ngành lâm nghiệp cao nhất cả nước.
Bước 3. Học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức trên atlat và tính toán số liệu.
Bước 4. Học sinh trình bày kết quả thảo luân. Nhận xét bổ xung của các nhóm => Giáo viên rút ra kết luận.
Bước 5. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
2.3.2.b.2. Nội dung kiến thức sự phát triển và phân bố lâm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_truong_thpt_tho_xuan_5_khai_thac_kie.doc