SKKN Hướng dẫn học sinh tìm nút mở cho bài tập sơ đồ hữu cơ mức độ vận dụng

SKKN Hướng dẫn học sinh tìm nút mở cho bài tập sơ đồ hữu cơ mức độ vận dụng

Trong chương trình Hóa học trung học phổ thông thì nội dung lí thuyết Hóa học hữu cơ lâu nay học sinh vẫn quan niệm là một phần khó, đặc biệt là những nội dung lí thuyết mang tính chất xâu chuỗi, hệ thống. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà những dạng bài tập này được đưa vào trong những bài thi THPT quốc gia cũng như những đề thi thử của các trường THPT trên toàn quốc ở mức độ vận dụng hoặc vận dụng cao. Trong đề thi khi gặp những bài tập này học sinh thường lúng túng do nhiều kiến thức tổng hợp và không tìm được nút mở cho bài tập dạng này.

 Thực tế trong những bài tập này bao giờ cũng có ít nhất một phản ứng mang tính chất gợi ý, mở nút thắt. Để tìm được nút thắt này thì học sinh phải có kiến thức vững vàng về lí thuyết hóa Hữu cơ đồng thời phải được sự định hướng cụ thể của giáo viên. Từ thực tế giảng dạy như trên tôi đề xuất sáng kiến kinh nghiệm “ Hướng dẫn học sinh tìm nút mở cho bài tập sơ đồ hữu cơ mức độ vận dụng”. Thông qua đề tài này giáo viên gợi mở cho học sinh tìm hướng mở, tìm ra điểm mấu chốt của phản ứng, trên cơ sở đó phát hiện chất cụ thể trong sơ đồ phản ứng.

 

doc 16 trang thuychi01 6651
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh tìm nút mở cho bài tập sơ đồ hữu cơ mức độ vận dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I .MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong chương trình Hóa học trung học phổ thông thì nội dung lí thuyết Hóa học hữu cơ lâu nay học sinh vẫn quan niệm là một phần khó, đặc biệt là những nội dung lí thuyết mang tính chất xâu chuỗi, hệ thống. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà những dạng bài tập này được đưa vào trong những bài thi THPT quốc gia cũng như những đề thi thử của các trường THPT trên toàn quốc ở mức độ vận dụng hoặc vận dụng cao. Trong đề thi khi gặp những bài tập này học sinh thường lúng túng do nhiều kiến thức tổng hợp và không tìm được nút mở cho bài tập dạng này. 
	Thực tế trong những bài tập này bao giờ cũng có ít nhất một phản ứng mang tính chất gợi ý, mở nút thắt. Để tìm được nút thắt này thì học sinh phải có kiến thức vững vàng về lí thuyết hóa Hữu cơ đồng thời phải được sự định hướng cụ thể của giáo viên. Từ thực tế giảng dạy như trên tôi đề xuất sáng kiến kinh nghiệm “ Hướng dẫn học sinh tìm nút mở cho bài tập sơ đồ hữu cơ mức độ vận dụng”. Thông qua đề tài này giáo viên gợi mở cho học sinh tìm hướng mở, tìm ra điểm mấu chốt của phản ứng, trên cơ sở đó phát hiện chất cụ thể trong sơ đồ phản ứng. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài này được thực hiện với mục đích giúp học sinh tìm được điểm mở nút thắt hay còn gọi là chìa khóa mở cho cả sơ đồ phản ứng hữu cơ. Thông qua việc xác định được chính xác các chất trong từng sơ đồ phản ứng thì kiến thức lí thuyết về hóa học hữu cơ lại được củng cố một lần nữa một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn. 
 Tóm lại, đề tài muốn góp một tiếng nói vào phong trào đổi mới phương pháp dạy học, đưa hóa học gần với thực tiễn, bởi môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nó gắn liền với sự biến đổi các chất. Đề tài còn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo trong tình hình đất nước hiện nay.
1.3. NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
 Một là: nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông.
 Hai là: nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của giáo viên cùng bộ môn để đánh giá và rút ra phương pháp giảng dạy thích hợp, đồng thời nghiên cứu hiệu quả học tập của học sinh trong suốt quá trình thực hiện giải pháp.
 Ba là: trên cơ sở thống kê số liệu chỉ rõ cách thực hiện và hiệu quả của việc áp dụng :“ Hướng dẫn học sinh tìm nút mở cho bài tập sơ đồ hữu cơ mức độ vận dụng”
 Đối tượng áp dụng đế tài là học sinh lớp 12 trường THPT Lê Hoàn, Cụ thể là: 
stt
Lớp
Sĩ số
Năm học
1
12A1
47
2016 - 2017
2
12A3
47
2016- 2017
3
12A1
38
2017 - 2018
4
12A3
45
2017 - 2018
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài. Đọc và khái quát các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: chủ yếu là sách giáo khoa về bài tập hóa học lớp 12, thông qua các trang mạng chuyên môn về hóa học.
 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 1.4.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp này thực hiện bằng cách theo dõi và phân loại học sinh (Giỏi , Khá, Trung bình, Yếu, Kém) để đưa ra cách giải hợp lý cho từng đối tượng. 
 1.4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
Sử dụng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp.
 1.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ chuyên môn, và tham khảo ý kiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
 1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôi cho học sinh kiểm tra các kiến thức đã học so sánh đối chiếu với từng năm, từ đó rút ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả của của việc dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2 1.1. Cơ sở pháp lý: 
Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện chủ yếu dựa trên sách giáo khoa (SGK) hoá học 12, vì vậy SGK là cơ sở pháp lý để xây dựng đề tài. Ngoài ra còn tham khảo sách giáo viên, sách bài tập, các sách tham khảo và các tài liệu có liên quan là cơ sở cho sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1.2. Cơ sở lý luận: 
 Như chúng ta đã biết để tính toán được dựa trên phương trình đối với một bài toán hữu cơ thì việc đầu tiên học sinh phải làm được là xác định chính xác công thức cấu tạo của những hợp chất hữu cơ, đồng thời hiểu và nắm vững được sự chuyển hóa qua lại giữa chúng. 
	Trên cơ sở xác định được công thức cấu tạo chính xác một hợp chất hữu cơ học sinh mới có thể viết đúng phương trình phản ứng và giải quyết những khâu tiếp theo liên quan đến tính toán theo phản ứng.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 2.1. Tình hình học sinh học bộ môn hóa của trường THPT Lê Hoàn.
Đối với học sinh THPT các em chưa có định hướng sâu sắc về nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra rằng nhiều học sinh còn học đối phó, chưa hứng thú tham gia xây dựng bài. Nhiều học sinh tỏ ra lúng túng, không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, làm sao các em có thể yêu thích học bộ môn? 
2.2. Thực trạng 
 Trong quá trình học tập học sinh ít được hoạt động, nặng về nghe giảng, ghi chép rồi học thuộc, ít được suy luận, động não. Thời gian dành cho học sinh hoạt động trong một tiết học là quá ít, kể cả hoạt động tay chân và hoạt động tư duy. Học sinh chưa được trở thành chủ thể hoạt động. Hình thức hoạt động của học sinh cũng đơn điệu, chủ yếu là nghe thầy đọc và chép vào vở, học sinh ít được động não và thường ít được chủ động tích cực. Do vậy, phương pháp học của học sinh là thụ động, ít tư duy, sáng tạo và học sinh thường gặp khó khăn khi giải quyết những bài tập liên quan đến việc tổng hợp kiến thức đặc biệt ở mức độ vận dung và vận dụng cao.
 Các hình thức hoạt động của thầy và các phương pháp dạy mà thầy sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò hoạt động, chưa chú trọng vào việc hình thành phương pháp tư duy, rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo. Các hiện tượng được giải thích chưa đúng nhận thức khoa học bộ môn. Đối với Hoá học, phương pháp nhận thức khoa học là giáo viên phải tập luyện cho học sinh biết giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trong học tập chính là chuẩn bị cho các em có khả năng sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 
 Trước thực trạng trên, tôi đề xuất một số biện pháp và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. Tóm tắt một số kiến thức lí thuyết về các hợp chất hữu cơ
	Việc tóm tắt lí thuyết về tính chất của các hợp chất hữu cơ có thể thực hiện thông qua các sơ đồ phản ứng chuyển hóa giữa các chất dưới đây.
2.3.1.1 Chuyển hóa giữa hiđrocacbon và các dẫn xuất:
 ( CaO)
NaOH, t0
An Kan
CnH2n + 2
An Ken
CnH2n 
An Kin
CnH2n – 2
Dẫn xuất
CnH2n Br2
Muối 
CnH2n + 1COONa
Polime
Br2
Zn
Muối Ag
 H2 (Ni)
Trùng hợp (t0 , xt,p)
Trùng hợp (t0 , xt,p)
KOH đặc, t0
H2 (Ni)
t0 cao, xt
t0 cao, xt
CnH2n + 1 Cl
Na, RCl
CmH2m + 2 
CxH2x + 2 
Cx’H2x’ 
( m = x + x’ )
Căc king
Ag2O
HCl
2.3.1.2 Chuyển đổi giữa một số dẫn xuất hiđrocacbon :
NaOH
NaOH
Na, K
Oxi hoá
Axit ,
 H2O
+kim loại
+bazơ
H2O
t0
CmH2m + 1 COOH
CnH2n + 1 Cl
CnH2n + 1 OH
Muối 
Muối
este
Ancol + Axit 
Muối Na,K
Axit vô cơ
2.3.1.3 Chuyển hoá giữa các gluxit với nhau:
(TB và xenlulozơ )
(Saccarozơ)
C12H22O11
C6H12O6
( glucozơ )
C6H12O7
C6H5OH
(Axit glucomic)
(-C6H10O5-)n
 2.3.1.4. Các phản ứng điều chế khác:
-Ngoài các kiến thức có trong sơ đồ, khi giải các bài tập cần phải nhớ các phản ứng điều chế các hiđrocacbon và các dẫn xuất đã học trong chương trình. Điều chế CH4, C2H4, C2H2, C6H6, C2H5OH, CH3COOH .
2.3.2.Một số ví dụ 
Ví dụ 1 (chuyên Vinh lần 2 - 2018). Từ chất X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH 2Y + Z + H2O	(2) Y + HClT + NaCl
(3) Z + 2Br2 + H2OCO2 + 4HBr	(4) T + Br2 CO2 + 2HBr
Công thức phân tử của X là
A. C3H4O4	B. C8H8O2	C. C4H6O4	D. C4H4O4
Hướng dẫn: 
* Định hướng tư duy: Phản ứng (3), (4) là phản ứng gợi mở cho sơ đồ trên vì:
 T + Br2 CO2 + 2HBr. 	Vậy T là HCOOH
Z + 2Br2 + H2OCO2 + 4HBr. 	Vậy Z là HCHO
Từ (2) suy ra Y là HCOONa
Mặt khác từ (1) ta có:
X + 2NaOH 2HCOONa + HCHO + H2O.
Vậy X là HCOO-CH2-OOCH (C3H4O4). 
Đáp án A.
Ví dụ 2(THPT Chuyên Lào Cai – 2018) Từ hợp chất hữu cơ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ số mol):
a) X + 2NaOH X1 + X2 + X3
b) X1 + CuO X4 + Cu + H2O
c) X4 +4AgNO3+6NH3 +2H2OX5 + 4NH4NO3 + 4Ag
d) X2 + 2KOH X6 + K2CO3 + Na2CO3
e) X6 + O2 X4 + H2O	
f) X3 CH2=CH-CH3 + H2O
Phân tử khối của X là	A. 160.	B. 102. C. 180.	D. 146.
Hướng dẫn:
* Định hướng tư duy:
+ Từ phản ứng (f) suy ra X3 là C3H7OH
+ Phản ứng gợi mở tìm công thức của X là phản ứng (d)
	X2 + 2KOH X6 + K2CO3 + Na2CO3
Vậy X2 là muối 2 chức. R(COONa)2. Kết hợp với phản ứng (1) ta suy ra X1, X3 là ancol đơn chức.
X4 là andehit thỏa mãn phản ứng (c)
X4 +4AgNO3+6NH3 +2H2OX5 + 4NH4NO3 + 4Ag
Vậy X4 là HCHO.
X1 là CH3OH.
Từ phản ứng (e) có:
X6 + O2 X4 + H2O. 
Vậy X6 là CH4.
Vậy X2 thỏa mãn phản ứng (d) là NaOOC-CH2-COONa.
Vậy công thức của X là : CH3OOC-CH2-COOC3H7.
Vậy phân tử khối của X là 160. Đáp án A
Ví dụ 3( THPT Lê Hoàn – 2018): Cho các phản ứng: 
 X + 3NaOH C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O	(1)
Y + 2NaOH T + 2Na2CO3; 	(2)
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH Z + ..; 	(3)
Z + NaOH T + Na2CO3 . 	(4)
Công thức phân tử của X là:
A. C12H20O6	B. C11H12O4	C. C12H14O4	D. C11H10O4
Hướng dẫn:
Phản ứng gợi mở cho sơ đồ trên là phản ứng (3)
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH Z + ..; 	(3)
Vậy Z là CH3COONa.
Từ phản ứng (4)
	Z + NaOH T + Na2CO3 . 	(4)
Suy ra T là CH4.
Từ phản ứng (1)
X + 3NaOH C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O	(1)
Suy ra X là este 2 chức trong đó có 1 chức este của phenol. Vậy Y là muối 2 chức của axit hữu cơ. Trong đó Y thỏa mãn phản ứng (2)
Y + 2NaOH T (CH4) + 2Na2CO3; 	(2)
Vậy Y là NaOOC-CH2-COONa.
Từ đó suy ra chất X thỏa mãn sơ đồ trên là:
CH2=CH-OOC-CH2-COO-C6H5. (C11H10O4).
Đáp án D
Ví dụ 4(THPT Chuyên Tuyên Quang – 2018): Cho sơ đồ phản ứng sau:
Biết rằng (X) phản ứng được với Na giải phóng khí. Cho các nhận định sau:
(1): (Y1) có nhiệt sôi cao hơn metyl fomat;
(2): (X3) là axit acrylic;
(3): Đốt cháy hoàn toàn 1 mol (X1) thu được Na2CO3 và 5 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O;
(4): (X) có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn;
(5): (X4) có khối lượng phân tử bằng 112 (u);
(6): Nung (X4) với NaOH/CaO thu được etilen.
Số nhận định đúng là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Hướng dẫn:
Định hướng tư duy: phản ứng gợi mở cho sơ đồ trên là phản ứng (5)
Do: . Vậy Y1 là C2H5OH.
Vậy X chứa nhóm chức este của C2H5OH.
Mặt khác từ phản ứng (3) ta có 
. Vậy X3 chứa chức ancol → X chứa nhóm ancol.
X có công thức cấu tạo là:
 CH3CH(OH)COOC2H5 hoặc CH2(OH)-CH2-COOC2H5.
Như vậy ta có các phản ứng sau:
CH3CH(OH)COOC2H5 + NaOH → CH3CH(OH)COONa + C2H5OH
(X)	X1	Y1
Hoặc
 CH2(OH)-CH2-COOC2H5 + NaOH → CH2(OH)-CH2-COONa + C2H5OH
(X)	X1	Y1
(2) CH3CH(OH)COONa + H2SO4 → CH3CH(OH)COOH + Na2SO4
 X1	X2
Hoặc CH2(OH)-CH2-COONa + H2SO4 → CH2(OH)-CH2-COOH + Na2SO4
 	 X1	X2
CH3CH(OH)COOH CH2 = CH – COOH + H2O
 X2	X3
CH2(OH)-CH2-COOH CH2 = CH – COOH + H2O
 X2	X3
 CH2 = CH – COOH + NaOH → CH2 = CH – COONa + H2O 
X3	X4
Vậy đối chiếu với các phát biểu ta có:
Y1 là C2H5OH nên nhiệt độ sôi cao hơn metyl fomat là đúng
(X3) là CH2 = CH – COOH (axit acrylic) là đúng
X1 là CH3CH(OH)COONa
Đốt cháy X1 2CH3CH(OH)COONa → Na2CO3 + 5CO2 + 5H2O
Vậy đốt cháy 1 mol X1 được 5 mol hỗn hợp CO2 và H2O là đúng.
X có 2 đồng phân thỏa mãn là chính xác.
X4 là CH2 = CH – COONa ( M = 92) nên khối lượng phân tử bằng 112 (u) là sai
 Nung X4 với NaOH trong CaO có phản ứng
CH2 = CH – COONa + NaOH CH2 = CH2 + Na2CO3 
Sản phẩm là etilen là đúng.
Vậy đáp án đúng là D
Ví dụ 5 (Đề Vũ Khắc Ngọc): Hợp chất X có công thức C6H10O5 (trong phân tử không chứa nhóm –CH2–). Khi cho X tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol X đã phản ứng. Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X → Y + H2O
(2) X + 2NaOH → 2Z + H2O
 (3) Y + 2NaOH → Z + T + H2O
(4) 2Z + H2SO4 → 2P + Na2SO4
(5) T + NaOH Na2CO3 + Q
 (6) Q + H2O → G
Biết rằng X, Y, Z, T, P, Q, G đều là các hợp chất hữu cơ mạch hở. Trong các phát biểu sau:
(a) P tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol P phản ứng.
(b) Q có khả năng thúc cho hoa quả mau chín.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn T (Ni, to) thì thu được Z.
(d) G có thể dùng để sản xuất “xăng sinh học”. Số phát biểu đúng là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4. 
Hướng dẫn: 
Từ giả thiết: Khi cho X tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol X đã phản ứng vậy X chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm OH.
Mặt khác từ phản ứng (2) ta có:
	 X + 2NaOH → 2Z + H2O
Vậy X chứa 1 nhóm chức axit và 1 nhóm chức este. Do X không chứa nhóm metylen nên công thức của X là: CH3-CH(OH)-COOCH(CH3)COOH
	Vậy ta có sơ đồ phản ứng sau
(1) CH3-CH(OH)-COOCH(CH3)COOH CH2=CH-COOCH(CH3)COOH 
X	Y
+ H2O	
(2) CH3-CH(OH)-COOCH(CH3)COOH + 2NaOH → 2CH3-CH(OH)-COONa 
(X)	(Z)
+H2O
(3) CH2=CH-COOCH(CH3)COOH + 2NaOH →CH2=CH-COONa + 
	(Y)	(T)
CH3-CH(OH)-COONa +H2O
	(Z)
(4) 2CH3-CH(OH)-COONa + H2SO4 →2CH3-CH(OH)-COOH + Na2SO4
	(Z)	(P)
(5) CH2=CH-COONa + NaOH CH2=CH2 + Na2CO3
	(T)	(Q)
(6) CH2=CH2 + H2O → C2H5OH
(Q)	(G)
Từ đó xét các phát biểu
Đúng do P là CH3-CH(OH)-COOH
Đúng do Q là CH2=CH2 nên có khả năng thúc hoa quả mau chín.
Sai do hidro hóa T có phản ứng
CH2=CH-COONa + H2 → CH3-CH2-COONa 
Đúng do G là C2H5OH, một thành phần của xăng sinh học.
Đáp án C.
Ví dụ 6: X là một peptit mạch hở có công thức phân tử C13H24NxO6. Thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol các chất):
(X) + 4NaOH → (X1) + H2NCH2COONa + (X2) + 2H2O (1)
(X1) + 3HCl → C5H10NO4Cl + 2NaCl	 (2)
Nhận định nào sau đây đúng?
(X2) tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3.
X là một tetrapeptit.
(X1) được ứng dụng làm mì chính (bột ngọt).
Trong dung dịch (X1) làm quỳ tím hóa đỏ.
Hướng dẫn:
Từ phản ứng (2) ta có X1 là C5H7NO4Na2 (NaOOC-C3H5(NH2)COONa)
Do phản ứng (1)
C13H24NxO6 + 4NaOH → (X1) + H2NCH2COONa + (X2) + 2H2O
Vậy X2 là C6H13Nx-2O2Na. Vậy x = 4 ( Do x-2 là số chẵn)
Hay X2 là (NH2)2-C5H9-COONa
-Vậy X2 tác dụng với HCl với tỉ lệ mol 1: 3 là đúng.
- X + 4NaOH nhưng do là peptit của axit glutamic nên X là tri peptit.
- X1 là NaOOC-C3H5(NH2)COONa không được dùng làm mì chính.
- X1 là NaOOC-C3H5(NH2)COONa làm quì tím hóa xanh.
Vậy đáp án đúng là A
2.3.3. Một số bài tập áp dụng
Câu 1:(SGD Nam Định – 2018). Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(a) X + 2NaOH Y + Z +T
(b) X + H2 E
(c) E + 2NaOH 2Y + T
(d) Y + HCl NaO + F
Chất F là
A. CH2=CHCOOH.	 	B. CH3COOH.	 
C. CH3CH2COOH.	D. CH3CH2OH.
Câu 2. Cho các phản ứng: 	
	X + NaOH Y + Z 	 	(1) 
	Y + NaOH (rắn) CH4 + Y1 	(2)	
	CH4 Q + H2 	 	(3) 
	Q + H2O Z	 	(4)
Các chất X và Z có thể là những chất được ghi ở dãy nào sau đây? 
A. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO B. CH3COOCH=CH2 và HCHO 
C. HCOOCH=CH2 và HCHO D. CH3COOC2H5 và CH3CHO 
Câu 3(Chuyên Nguyễn Quang Diệu -2017): Cho các phương trình hóa học sau xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
	X + 4NaOH  Y + Z + T + 2NaCl + H2O. 
	Y + 2AgNO3 +3NH3 + H2O → C2H4NO4Na +2Ag + 2NH4NO3.
	Z+ HCl → C3H6O3 + NaCl.
	T+ ½.O2  C2H4O2. 
Biết  X không phân nhánh. Công thức cấu tạo của X là
	A. CH3CH2COOCH(Cl)COOC(Cl)=CH2.	
	B. CH3CH(Cl)COOCH2COOC(Cl)=CH2.
	C. CH3CH(Cl)COOCH(Cl)COOC2H3.	
	D. HOCH2COOCH(Cl)COOCH(Cl)CH3.
Câu 4: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): 
(a) X + 2NaOH → X1 + 2X2 	
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O 	
(d) X2 + X3 → X5 + H2O 
 Phân tử khối của X5 là 
A. 174. 	B. 160. 	C. 202. 	D. 198. 
Câu 5: Cho các sơ đồ phản ứng sau :
	(a) 	X + O2 Y	
	(b) 	Z + H2O G
 (c) 	Z + Y T	
	(d) 	T + H2O Y + G.
Biết X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa và G có 2 nguyên tử C.% Khối lượng của nguyên tố oxi có trong phân tử T là
37,21%.	B. 53,33%.	C. 43,24%.	D. 44,44%.
Câu 6 : Cho các phản ứng: 	
X + NaOH Y + Z 	 (1) 
Y + NaOH (rắn) CH4 + Y1 	 (2)	
CH4 Q + H2 	 (3) 
Q + H2O Z	 (4)
Các chất X và Z có thể là những chất được ghi ở dãy nào sau đây? 
	A. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO 
	B. CH3COOCH=CH2 và HCHO 
	C. HCOOCH=CH2 và HCHO 	
	D. CH3COOC2H5 và CH3CHO 
Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
1. C3H4O2 + NaOH à X + Y	
2. X + H2SO4 (loãng) à Z + T
3. Z + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) à E + Ag + NH4NO3
4. Y + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) à F + Ag +NH4NO3
Chất E và chất F theo thứ tự là
A. (NH4)2CO3 và CH3COOH	B. HCOONH4 và CH3COONH4
C. (NH4)2CO3 và CH3COONH4	D. HCOONH4 và CH3CHO
Câu 8: Hợp chất X có công thức phân tử C10H8 và có chứa vòng benzen .Từ X thực hiện các phản ứng ( theo đúng tỉ lệ mol )
 (1) X + O2 (kk) X1 
 (2) X1 + H2O X2
 (3) n X2 + nX3 Tơ lapsan +2nH2O 
Phân tử khối của X1 là
A. 172 B. 171 C. 166 D. 165 
2.3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Trong hoạt động giáo dục, việc tìm tòi, khám phá kiến thức là không giới hạn. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, việc thúc đẩy phong trào tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên trong nhà trường ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
 Đối với bản thân tôi, việc nghiên cứu đề tài sáng kiến trên góp phần củng cố một cách vững chắc những kiến thức bản thân, đồng thời bản thân còn liên tục phải tìm tòi, khám phá những cách làm mới, sáng tạo, gần gũi, dễ tiếp thu hơn cho học sinh.
 Việc áp dụng đề tài vào trong công tác giảng dạy đã làm thay đổi một cách tích cực chất lượng giáo dục của nhà trường, đa số học sinh có tiến bộ đáng kể khi tiếp thu nội dung của đề tài. 
Kết quả khảo sát chất lượng sau khi thực hiện đề tài
Năm học
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2016- 2017
12A1
 47
18
38.3
28
59.6
1
2.1
0
0
0
0
12A3
 47
14
29.8
22
46.8
11
23.4
0
0
0
0
2017- 2018
12A1
38
35
92.1
3
7.9
0
0
0
0
0
0
12A3
45
25
55.6
19
42.2
1
2.2
0
0
0
0
Thông qua bảng số liệu thống kê có thể thấy, năm học 2017 – 2018 chất lượng học sinh khá, giỏi tăng lên đáng kể so với năm học 2016 – 2017. Chất lượng học sinh có chuyển biến tích cực, điều này cho thấy hiệu quả của việc áp dụng đề tài trong năm học 2017- 2018.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
 Thông qua việc “Hướng dẫn học sinh tìm nút mở cho bài tập sơ đồ hữu cơ mức độ vận dụng” giúp cho học sinh hiểu được bản chất của Hóa học, đó là sự biến đổi qua lại giữa các chất, giữa các chất có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trên cơ sở đó học sinh có kĩ năng giải quyết những bài tập lí thuyết tương tự, và đó cũng là cơ sở của để học sinh nắm vững và chắc kiến thức hơn.
 Việc áp dụng đề tài vào trong công tác giảng dạy đã đem lại những chuyển biến tích cực, hiệu quả rõ nét trong công tác giảng dạy học sinh. Việc áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy có thể sử dụng cho nhiều đối tượng học sinh, từ học sinh trung bình đến học sinh khá giỏi đều có thể nắm bắt được nội dung của đề tài không quá khó khăn.
 Với phạm vi nhỏ hẹp của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi chỉ đề xuất việc giải quyết một số sơ đồ, sự chuyển hóa giữa các hợp chất hữu cơ cơ bản. Còn rất nhiều các nội dung cũng như sơ đồ chuyển hóa vô cơ khác mà trong giới hạn một đề tài chưa thể nêu hết. Trên cơ sở này đề tài có thể được phát triển, mở rộng hơn khi nghiên cứu những tính chất khác của hợp chất hữu cơ cũng như sơ đồ chuyển hóa giữa các hợp chất vô cơ.
3.2. KIẾN NGHỊ
Việc sử dụng sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh tìm nút mở cho bài tập sơ đồ hữu cơ mức độ vận dụng” trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi đã đem lại hiệu quả bước đầu. Sáng kiến nếu được nhân rộng có thể đem lại nhiều hiệu quả tích cực hơn nữa. 
 Đề 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_tim_nut_mo_cho_bai_tap_so_do_huu_co.doc