SKKN Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoocmôn insulin - Để hiểu hơn về bệnh tiểu đường

SKKN Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoocmôn insulin - Để hiểu hơn về bệnh tiểu đường

Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học [1]. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã tổ chức rất nhiều cuộc thi như “ vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THPT ”, cuộc thi “dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học ”.Hưởng ứng các cuộc thi đó trong quá trình giảng dạy, ôn tập ngoài việc củng cố, hệ thống kiến thức cho học sinh đồng thời qua đó nhằm phát triển các kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.

 Hơn nữa hiện nay tình trạng học sinh học lệch đã và đang rất phổ biến ở bậc THPT. Vì thế những bộ môn mà học sinh không lựa chọn thi giáo viên phải thật sự rất đầu tư, tâm huyết và luôn trăn trở may chăng mới thu hút, lôi cuốn được học sinh. Không những thế kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống của các em còn hạn chế. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn đặt ra các tình huống thực tiễn, sau đó thiết kế hệ thống câu hỏi theo mạch logic với mong muốn gây hứng thú học tập bộ môn, học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo đây là những lí do chính để chọn đề tài nghiên cứu của bản thân.

 Thực tế trong công tác giảng dạy tôi đã thực hiện phương pháp này, chẳng hạn như khi dạy ôn tập chương - Di truyền học người chương trình 12, tôi đã xây dựng một số dạng bài tập tình huống về di truyền học người nhằm phát triển kĩ năng “ xây dựng phương pháp tư vấn di truyền”[2].Tôi xin mạnh dạn chia sẻ một sáng kiến nhỏ nữa của bản thân tới đồng nghiệp trong quá trình ôn thi HSG, THPT Quốc Gia đó là “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hooc môn Insulin - để hiểu hơn về bệnh tiểu đường” .

 

doc 18 trang thuychi01 9462
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoocmôn insulin - Để hiểu hơn về bệnh tiểu đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU
 VỀ HOOCMÔN INSULIN - ĐỂ HIỂU HƠN VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Người thực hiện:Tống Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu 1 
1.1. Lí do chọn đề tài 1 
1.2. Mục đích nghiên cứu 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1.1. Chú ý ‎‎khi sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu 2
2.1.2. Dựa vào một số kiến thức liên chương, liên khối 10, 11, 12 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoocmôn Insulin. 4 
2.3.1. Phương pháp hướng dẫn 4
2.3.1a. Tình huống 4
2.3.1b. Hệ thống câu hỏi tìm hiểu về Insulin 4
2.3.1c. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về bệnh tiểu đường 5
2.3.2. Hướng dẫn cụ thể 5
2.4. Hiệu quả của SKKN 10
3. Kết luận, kiến nghị 13
3.1. Kết luận 13
3.2. Kiến nghị 13
Tài liệu tham khảo 15
Danh mục 16
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài. 
 Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học [1]. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã tổ chức rất nhiều cuộc thi như “ vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THPT ”, cuộc thi “dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học ”...Hưởng ứng các cuộc thi đó trong quá trình giảng dạy, ôn tập ngoài việc củng cố, hệ thống kiến thức cho học sinh đồng thời qua đó nhằm phát triển các kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.
 Hơn nữa hiện nay tình trạng học sinh học lệch đã và đang rất phổ biến ở bậc THPT. Vì thế những bộ môn mà học sinh không lựa chọn thi giáo viên phải thật sự rất đầu tư, tâm huyết và luôn trăn trở may chăng mới thu hút, lôi cuốn được học sinh. Không những thế kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống của các em còn hạn chế. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn đặt ra các tình huống thực tiễn, sau đó thiết kế hệ thống câu hỏi theo mạch logic với mong muốn gây hứng thú học tập bộ môn, học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo đây là những lí do chính để chọn đề tài nghiên cứu của bản thân. 
 Thực tế trong công tác giảng dạy tôi đã thực hiện phương pháp này, chẳng hạn như khi dạy ôn tập chương - Di truyền học người chương trình 12, tôi đã xây dựng một số dạng bài tập tình huống về di truyền học người nhằm phát triển kĩ năng “ xây dựng phương pháp tư vấn di truyền”[2]...Tôi xin mạnh dạn chia sẻ một sáng kiến nhỏ nữa của bản thân tới đồng nghiệp trong quá trình ôn thi HSG, THPT Quốc Gia đó là “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hooc môn Insulin - để hiểu hơn về bệnh tiểu đường” . 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Từ những lí do trên nên khi dạy ôn thi HSG, THPT Quốc Gia tôi đã mạnh dạn đưa ra các tình huống thực tiễn, thiết kế ra các bài tập lớn, các chủ đề nhỏ mang tính chất tổng hợp, dựa trên các bài tập, nguồn tài liệu tham khảo nhằm các mục đích sau:
- Kích thích, lôi cuốn học sinh học tập bộ môn sinh hoc.
- Phát huy vai trò tích cực, chủ động trong học tập, đặc biệt là quá trình tự học của học sinh.
- Hướng học sinh hướng đến năng lực ứng dụng những kiến thức lí thuyết vào thực tiễn
- Ôn tập, khắc sâu và mở rộng vốn kiến thức nền và rèn các kĩ năng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Tìm hiểu về hoocmôn Insulin thông qua đó ôn tập, củng cố kiến thức liên quan, vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Dựa vào kiến thức chương trình sinh học 10, 11, 12 và một số tài liệu tham khảo.
- PP điều tra khảo sát thực tế: Qua phiếu thăm dò mức độ hứng thú học tập của học sinh, bài kiểm ra đánh giá các năng lực của học sinh.
- Thu thập thông tin: Qua kiểm tra học sinh, qua tài liệu tham khảo.
- PP thống kê, xử lý số liệu: Thống kê, xử lí số liệu điểm kiểm tra kiến thức, kiểm tra khả năng tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Xuất phát từ ‎ý tưởng kích thích hứng thú học tập, học sinh học tập chủ động, tích cực sáng tạo đồng thời vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn cuộc sống . Đề tài này được xây dựng dựa trên một số cơ sở sau: 
2.1.1. Những chú ý ‎‎khi sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu. 
* Chú ý mạch kiến thức để thiết kế hệ thống câu hỏi cho logic, tránh lặp lại. 
* Chú ý đến mục tiêu cần hướng tới:
- Kiến thức: Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng.
+ Sinh học 10: 
Chương 2 - Cấu trúc tế bào (tế bào nhân thực).
Chương 3 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Hô hấp tế bào).
+ Sinh học 11: 
Chương1- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (Cân bằng nội môi).
+ Sinh học 12: 
Chương 1- Biến dị và di truyền (Gen - Điều hòa hoạt động của gen).
Chương 4 - Ứng dụng di truyền học (Tạo giống bằng công nghệ gen).
Chương V- Di truyền học người (Bệnh, tật di truyền)
- Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng giải quyết tình huống.
- Thái độ: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khỏe. 
- Các năng lực cần hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực vận dụng lí thuyết ...
2.1.2. Dựa vào một số kiến thức liên chương, liên khối 10, 11, 12.
* Sinh học 10:
- Bản chất Insulin. 
- Lịch trình vận chuyển Insulin ra khỏi tế bào. 
- Các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất của tế bào.
- Hô hấp tế bào.
* Sinh học 11- Cân bằng nội môi.
* Sinh học 12:
- Hoạt động của gen tổng hợp Insulin trong tế bào của tuyến tụy.
- Quy trình sản xuất hoocmôn Insulin- nhờ kĩ thuật chuyển gen.
* Internet: 
- Đái tháo đường là gì? Thống kê số liệu bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân đái tháo đường? Biến chứng do đái tháo đường? Giải pháp phòng mắc bệnh qua lối sống. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Có thể nói bệnh tiểu đường không xa lạ gì. Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất hiện nay. Nhưng những hiểu biết về bệnh tiểu đường còn rất hạn chế không riêng gì với học sinh mà ngay cả các bậc phụ huynh. 
 Tiểu đường do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng liên quan trực tiếp đến hoocmôn Insulin. Vai trò của Insulin như thế nào trong điều hòa đường huyết, nội dung này đã được trình bày khái quát trong bài cân bằng nội môi - Sinh học 11. Vấn đề là học sinh chưa có hiểu biết cơ bản, hệ thống về Insulin cũng như những hiểu biết cơ bản liên quan đến bệnh tiểu đường. Vì vậy thông qua đề tài này học sinh sẽ được ôn tập củng cố kiến thức phần sinh học tế bào 10 và công nghệ gen lớp 12, đồng thời sẽ hiểu hơn về bệnh tiểu đường, qua việc tìm hiểu về Insulin trong quá trình ôn tập. 
2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hooc môn Insulin. 
2.3.1. Phương pháp hướng dẫn: 
 Để gây hứng thú học tập, học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo trước tiên GV đưa ra tình huống.
2.3.1a. Tình huống: 
- Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa đường trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường.
- Sở dĩ lượng đường Glucozo trong máu luôn ở mức ổn định (0,1%) là nhờ có cơ chế điều hòa đường huyết liên quan trực tiếp đến hoocmôn Insulin.
 Vậy Insulin là gì? Vai trò của nó như thế nào trong điều hòa lượng đường trong máu? Nó được sinh ra tại đâu?...
2.3.1b. Hệ thống câu hỏi tìm hiểu về hoocmôn Insulin.
1. Bản chất Insulin là gì?
2. Nơi tổng hợp Insulin (Bào quan, tế bào, cơ quan)?
3. Lịch trình vận chuyển Insulin ra khỏi tế bào đến máu như thế nào?
4. Vai trò của Insulin trong quá trình điều hòa Glucozo huyết (đường huyết)?
5. Trình bày quy trình tổng hợp hoocmon Insulin bằng kĩ thuật chuyển gen?
* Ngoài ra trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Insulin, GV đưa ra các nội dung các câu hỏi liên quan yêu cầu học sinh tự nghiên cứu - ôn tập ở nhà:
- Bài 9( SGK 10 nâng cao): Cấu trúc và chức năng của Protein
- Bài 14,15,16,17(SGK10 nâng cao): Tế bào nhân thực.
- Bài18(SGK10 nâng cao):Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Bài 23(SGK 10 nâng cao): Hô hấp tế bào.
- Bài 20(SGK 11) - Cân bằng nội môi.
- Bài 25,26(SGK 12 nâng cao): Tạo giống bằng công nghệ gen
2.3.1c. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về bệnh tiểu đường.
1. Qua việc tìm hiểu về Insulin hãy chỉ ra các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường? Theo em đâu là nguyên nhân trực tiếp?
2. Tại sao nói đây là một bệnh thường gặp? Đối tượng nào thường mắc bệnh này ?
3. Biểu hiện của bệnh là gì?
4. Những biến chứng của bệnh khi không được điều trị đúng cách?
5. Cách điều trị? Theo em bệnh này có chữa khỏi hoàn toàn được không?
6. Đề xuất giải pháp phòng tránh mắc bệnh qua lối sống?
7. Nếu là Bác sĩ em sẽ tư vấn cho bệnh nhân những gì?
2.3.2. Hướng dẫn cụ thể 
1. Bản chất Insulin 
Insulin là một loại hoocmôn có bản chất protein, hoocmôn duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết .
* Yêu cầu nghiên cứu lại nội dung: Cấu trúc và chức năng của protein.
2. Nơi tổng hợp Insulin.
Trong mỗi tế bào cơ thể người có khoảng 25 000 gen, song các gen hoạt động khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn, mô, môi trườngInsulin là hoocmôn do gen trong tế bào nội tiết của tuyến tụy tiết ra (thông qua cơ chế phiên mã, dịch mã) ra ngấm thẳng vào máu và tham gia điều hòa đường huyết.
Insulin được tổng hợp tại bào quan ribôxôm trên lưới nội chất có hạt của tế bào tuyến tụy.
3. Lịch trình (đường đi) của Insulin từ nơi tổng hợp cho đến khi ra khỏi tế bào:
- Từ lưới nội chất có hạt → túi tiết → bộ máy Gôlgi → túi tiết → màng sinh chất → ra dịch mô→ ngấm vào máu [3]. 
* Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu các nội dung sinh học 10 NC. Trả lời câu hỏi:
- Cấu trúc và chức năng của tế bào nhân thực: Ribôxôm, lưới nội chất, bộ máy golgi, ti thể, màng sinh chất. 
- Các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất. 
- Protein (Insulin) được đưa ra khỏi tế bào bằng hình thức nào?
4. Vai trò của Insulin trong quá trình điều hòa Glucơzơ huyết (đường huyết).
- Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ Glucơzơ trong máu tăng lên sẽ gửi tín hiệu đến tụy để sản xuất ra một lượng Insulin vừa đủ để kiểm soát lượng đường huyết ổn định trong máu: 
+ Insulin làm cho gan nhận và chuyển Glucozơ thành Glicôgen dự trữ để tạo năng lượng khi cần.
+ Insulin đồng thời sẽ kích thích các tế bào trên khắp cơ thể tăng nhận và sử dụng Glucozơ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể thông qua hoat động hô hấp. 
→ Nhờ đó, nồng độ Glucozơ trong máu trở trở lại ổn định.
* Yêu cầu HS về tự nghiên cứu trả lời câu hỏi: 
- Glucozơ được vận chuyển vào tế bào bằng con đường nào? Hình thức vận chuyển là gì?
- Thực chất của hô hấp tế bào là gì? Nguyên liệu chính của hô hấp tế bào là gì? Nếu tế bào thiếu Glucơzơ dẫn đến hậu quả gì?
- Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ Glucozơ trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra hooc môn Glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển Glicôgen ở gan thành Glucozơ đưa vào máu, kết quả là nồng độ Glucozơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định. 
→ Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó cân bằng duy trì áp suất thẩm thấu của máu. Một trong các chức năng quan trọng của gan là điều hòa nồng độ Glucozơ trong máu (nồng độ đường huyết) luôn ở mức ổn định.
* Lưu ý : Khi mất cân bằng nội môi dẫn đến rối loạn chuyển hóa - Tiểu đường là một ví dụ về bệnh rối loạn chuyển hóa.
* Yêu cầu học sinh nghiên cứu lại bài 20 - Cân bằng nội môi - SGK sinh học 11
5. Quy trình sản xuất hoocmôn Insulin nhờ công nghệ gen.
- Trước đây để chữa cho bệnh nhân cần cô lập Insulin từ tuyến tụy của động vật như heo và bò. Tuy nhiên, Insulin người có sự khác biệt trong thành phần axitamin so với Insulin bò và Insulin heo. Do đó gây ra những tác dụng không mong muốn (như dị ứng) khi sử dụng Insulin có nguồn gốc từ heo hay bò. Ngoài ra, quá trình sản xuất và tinh sạch Insulin từ động vật còn gặp nhiều khó khăn vì vậy giá thành rất cao[4]. Hiện nay nhờ công nghệ gen người ta có thể sản xuất Insulin với số lượng lớn đáp ứng chữa bệnh đái tháo đường. 
- Quy trình sản xuất hooc môn insulin:
+ Tách gen tổng hợp hoocmôn Insulin ra khỏi tế bào người và loại bỏ các đoạn Intron hoặc phiên mã ngược từ mARN trưởng thành tạo cADN
+ Tách thể truyền plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn
+ Dùng enzim cắt giới hạn cắt gen cần chuyển và thể truyền ở những vị trí xác định tạo ra cùng 1 loại đầu dính
+ Khớp nối gen cần chuyển và thể truyền nhờ enzim nối ligaza tạo ADN tái tổ hợp
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận E.coli bằng phương pháp biến nạp
+ Phân lập dòng tế bào nhận được ADN tái tổ hợp
+ Nuôi dòng tế bào và tách chiết sản phẩm – hooc môn Insuin
 Yêu cầu ôn lại bài 25, 26 - Công nghệ gen (Chương IV- Ứng dụng di truyền học - Sinh học 12NC)
6. Những nguyên nhân có thể dẫn đến tiểu đường. Nguyên nhân trực tiếp. 
* Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đường.
+ Ở cấp phân tử: Do gen tổng hợp hooc môn Insulin
+ Ở cấp tế bào: Do hoạt tế bào của tuyến tụy
+ Ở cấp cơ quan: Liên quan đến hoạt động của tuyến tụy, gan...
* Nguyên nhân trực tiếp là do thiếu hụt hoocmôn Insulin hoặc Insulin mất chức năng.
* HS tự tìm hiểu nguyên nhân đái tháo đường của typ1, typ2( từ Internet)
7. Đây là một bệnh thường gặp.
 - Theo thống kê: Các nhà nghiên cứu cho rằng cho tới năm 2025 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên 330 triệu người trên toàn cầu (gần 6% dân số).Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở các nước đang phát triển sẽ là 170% (Việt Nam)[4].
 - Việt Nam: Tỷ lệ mắc thái đường hiện chiếm 5,7% dân số (Theo điều tra mới nhất của bệnh viện nội tiết trung ương)[4].
- Bệnh tiểu đường là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh có 2 dạng là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Đây là một trong số các căn bệnh phổ biến hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh [4]. 
* Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu tại sao tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng (qua Internet) 
8. Biểu hiện của bệnh. Biến chứng của bệnh khi không được điều trị kịp thời.
- Biểu hiện: Có rất nhiều biểu hiện khác nhau
+ Uống nhiều nước - nhưng đi tiểu thường xuyên
+ Hay bị đói ăn nhiều - nhưng giảm cân nhanh chóng  
+ Bị mờ mắt 
+ Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên
+ Da tối màu
- Biến chứng: Tiểu đường là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận 
- Hãy kịp thời nhận biết được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu đường để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời.
* Tìm hiểu thêm qua Internet( chương trình sống vui - sống khỏe)
10. Bệnh này có chữa khỏi hoàn toàn được không.Vì sao?
- Hiện nay, bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Những thông tin quảng cáo điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường là hoàn toàn sai sự thật vì đây là bệnh mãn tính, người bệnh cần lưu ý để tránh tiền mất tật mang.
- Tiểu đường không trị khỏi, nhưng có thể ngăn ngừa biến chứng bằng chế độ ăn uống hợp lý, thể dục thể thao, dùng thuốc hoặc tiêm Insulin tùy trường hợp cụ thể 
10. Những giải pháp để hạn chế mắc tiểu đường qua lối sống 
- Tránh béo phì
- Sống lành mạnh
- Vận động cơ thể
- Dinh dưỡng tốt, giảm chất béo động vật
- Hiểu biết về bệnh
* Tìm hiểu thêm qua Internet
11. Nếu là Bác sĩ em sẽ tư vấn cho bệnh nhân những gì?
a. Đi khám bệnh, đo đường huyết, tìm hiểu để biết nguyên nhân. 
b. Cho bệnh nhân biết hậu quả của biến chứng do tiểu đường nếu không điều trị đúng cách.
c. Hướng dẫn cách điều trị căn bản dựa trên hiểu biết và cơ sở khoa học để giữ đường huyết ở mức ổn định.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
 Học kì I năm học 2016 - 2017 khi ôn luyện HSG, ôn thi THPT Quốc Gia tôi đã đưa ra hệ thống câu hỏi tìm hiểu về Insulin nhằm ôn tập củng cố kiến thức, tập trung phần sinh học tế bào lớp 10 và công nghệ gen sinh học 12 đồng thời qua đó giúp học sinh hiểu biết hơn về bệnh tiểu đường. Qua phiếu thăm dò, kiểm tra nhóm 10 em ôn thi HSG đồng thời ôn thi THPT Quốc Gia. So sánh với kết quả năm học 2015 - 2016 củng nhóm 10 học sinh ôn luyện với nhận thức và mức độ tương đương bằng phương pháp khác, tôi nhận thấy kết quả khác nhau rõ rệt như sau:
Nội dung
Năm học 2015 - 2016
Năm học 2016 - 2017
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Mức độ hứng thú
Rất thích
2/10
20%
7/10
70%
Bình thường
6/10
60%
3/10
30%
Không thích
2/10
20%
0
0
Điểm kiểm tra kiến thức
Giỏi
2/10
20%
8/10
80%
Khá
5/10
50%
2/10
20%
Trung bình
3/10
30%
0
0%
Yếu
0
0
0
0
Kém
0
0
0
0
Điểm kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức trong giải quyết tình huống
Nắm được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường
2/10
20 %
7/10
70%
Trả lời chính xác vai trò của Insulin trong điều hòa đường huyết
1/10
10 %
7/10
70%
Giải thích được tại sao bị tiểu đường ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân...
1/10
10%
6/10
60%
* Kiểm tra kiến thức - năng lực tự học của HS qua bài trắc nghiệm
Câu 1: Bản chất Insulin là
A. lipit. B. proten. C. Axitnucleic. D. Đường.
Câu2: Insulin được tổng hợp tại bào quan nào trong tế bào?
A. Bộ máy Gongi. B. Lưới nội chất có hạt. C. Ti thể. D. Lizoxom
Câu 3: Lịch trình vận chuyển Insulin từ nơi tổng hợp đến máu là
A. Bộ máy Gôlgi → màng sinh chất → dịch mô→ máu
B. Lưới nội chất có hạt → màng sinh chất → dịch mô→ máu
C.Lưới nội chất có hạt → bộ máy Gôlgi → dịch mô→ máu
D. Lưới nội chất có hạt → bộ máy Gôlgi → màng sinh chất → dịch mô→ máu
Câu 4: Protein được vận chuyển ra khỏi tế bào nhờ hình thức nào?
A. Xuất bào. B. Thực bào. C. Thụ động. D. Chủ động
Câu 5: Glucozo được vận chuyển vào trong tế bào bằng con đường nào?
A. Kênh protein xuyên màng. B. Lớp kép photpholipit
C. Kênh Aquapurin. D. Protein bám màng.	
Câu 6: Cho các thông tin sau:
Khi nồng độ Glucozo trong máu cao làm cho gan nhận Glucozo và chuyển thành glicogen.
Kích thích tế bào tăng nhận Glucozo.
Kích thích tế bào tăng sử dụng Glucozo.
Khi nồng độ Glucozo trong máu thấp hoocmôn có tác dụng chuyển Glicogen thành Glucozo xảy ra ở gan làm Glucozo trong máu tăng.
Có bao nhiêu thông tin đúng về vai trò của Insuin trong điều hòa đường huyết
A. 1 B. 2 C.3 D.4. 
Câu 7: Đơn phân và liên kết giữa các đơn phân của protêin là gì?
A. Nucleotit và hiđrô. B. Glucozơ và cộng hóa trị. 
C. Axitamin và peptit. D. Axitbéo và peptit
Câu 8: Protêin chỉ thực hiện chức năng sinh học khi ở cấu trúc
A. bậc 1. B. bậc 2. C. bậc 3. D. không gian ba chiều.
Câu 9: Nguyên liệu chủ yếu của hô hấp tế bào là
A. Protêin. B. Lipit. C. Glucozo. D. Chất hữu cơ
Câu 10: Hoàn thành khái niệm sau: Thực chất của hô hấp tế bào là phân giải các chất...., nguyên liệu chủ yếu là...,tạo ra nhiều sản phẩm trung gian trong đó sản phẩm cuối cùng là..., đồng thời giải phóng năng lượng... cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. 
* Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức trong giải quyết tình huống:
Qua điều tra hiểu biết về bệnh tiểu đường:
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn bình thường - dẫn đến tiểu đường.
- Nêu vai trò của Insulin trong điều hòa đường huyết.
- Giải thích tại sao người bị tiểu đường ăn nhiều- sụt cân.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
 Kinh nghiệm trên được đúc rút từ thực tế giảng dạy của bản thân, với với hi vọng mong các em học sinh luôn có hứng thú với bộ môn Sinh học. Việc tìm hiểu về hoocmôn Insulin không những củng cố, mở rộng kiến thức mà còn giúp học sinh phát triển kỉ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn. Thực tế khi giảng dạy thông qua tình huống này tôi nhận thấy phần lớn các em đều thích thú, tích cực, chủ động trong học tập, đặc biệt là quá trình tự học và biết vận dụng những kiến thức lí thuyết vào thực tiễn, khắc sâu và mở rộng vốn kiến thức nền, từ đó ý thức được trách n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_tim_hieu_ve_hoocmon_insulin_de_hieu.doc