SKKN Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện ngắn “rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành dưới góc nhìn văn hóa

SKKN Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện ngắn “rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành dưới góc nhìn văn hóa

Mối quan hệ văn học - văn hóa là vấn đề lý luận, đồng thời là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu văn hoá, văn học, cũng như lý luận văn học. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển. Nghệ thuật là dạng hoạt động đặc biệt của văn hoá, vì nó có khả năng phản ánh mọi phương thức hoạt động của bất cứ lĩnh vực nào, thông qua hệ thống hình tượng. Trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học được xem là nhân tố quan trọng kết tinh văn hoá. Nhà nghiên cứu Trường Lưu cho rằng: “Sáng tạo của lĩnh vực nghệ thuật nào cũng là một khâu trong toàn bộ đời sống văn hoá, nhưng nghệ thuật văn chương bao giờ cũng được xem như một lĩnh vực đặc biệt trong cái đặc biệt của nghệ thuật nói chung”

doc 22 trang thuychi01 6712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện ngắn “rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành dưới góc nhìn văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	1.1.1. Mối quan hệ văn học - văn hóa là vấn đề lý luận, đồng thời là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu văn hoá, văn học, cũng như lý luận văn học. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển. Nghệ thuật là dạng hoạt động đặc biệt của văn hoá, vì nó có khả năng phản ánh mọi phương thức hoạt động của bất cứ lĩnh vực nào, thông qua hệ thống hình tượng. Trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học được xem là nhân tố quan trọng kết tinh văn hoá. Nhà nghiên cứu Trường Lưu cho rằng: “Sáng tạo của lĩnh vực nghệ thuật nào cũng là một khâu trong toàn bộ đời sống văn hoá, nhưng nghệ thuật văn chương bao giờ cũng được xem như một lĩnh vực đặc biệt trong cái đặc biệt của nghệ thuật nói chung”
	1.1.2. Văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp họccách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học.
	1.1.3. Quan hệ giữa văn hoá và văn học lâu nay đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến và gặt hái được những thành công đáng kể. Trong đó nổi bật là các nhà nghiên cứu Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Trần Đình Hượu, Trần Nho Thìn, Trần Ngọc Vương, Đỗ Lai Thúy. Tuy nhiên, để soi chiếu góc nhìn văn hóa vào các tác phẩm cụ thể, sự nghiệp sáng tác của một nhà văn cụ thể thì có rất ít. Tìm hiểu đặc trưng văn hóa vùng miền qua văn học là một hướng tiếp cận tích cực, hữu ích. Từ cách nhìn này, chúng tôi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu vẻ đẹp của văn hóa Tây Nguyên qua tác phẩm Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành. Đề tài này này là một trong những thành quả của vấn đề mà chúng tôi đã và đang thực hiện.
	1.1.4. Ít có nhà văn nào trong cuộc đời cầm bút của mình lại gắn bó máu thịt với vùng đất Tây Nguyên như Nguyễn Trung Thành. Tác giả luôn có những tìm tòi, trải nghiệm để sống sâu với văn hoá Tây Nguyên, để rồi, sản sinh ra những đứa con tinh thần mang hơi thở của con người và hơi núi, hơi sông Tây Nguyên. Nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng đã nhiều lần khẳng định vị trí của văn hoá Tây Nguyên trong các sáng tác về đề tài này của mình. Lý giải về sự thành công của những sáng tác về đề tài Tây Nguyên, nhà văn tâm sự “Nói đến Tây Nguyên người ta thường hay nghĩ, nói ngay đến thiên nhiên, núi non, rừng rú, cảnh quan lạ lùng của nó. Tất nhiên cái đó là đúng và cũng tác động đến người mới bước chân đến đây. Nhưng còn quan trọng hơn nhiều, theo tôi, là nền văn hoá của nó (...). Các dân tộc Tây Nguyên đã “cấy trồng” trên đất đai núi rừng của mình một nền văn hoá lớn, cực kì độc đáo và đặc sắc, lâu đời và bền vững”.
	Qua sáng tác của Nguyễn Trung Thành, Đất và Người Tây Nguyên được hiện lên khá phong phú, sinh động và hấp dẫn. Từ vị trí địa lí, sông hồ, sinh vật, thổ nhưỡng đến dụng cụ lao động, cồng chiêng, nhà Rông, tính cách sống, phong tục, lễ hộiTruyện ngắn “Rừng xà nu” tiêu biểu cho màu sắc Tây Nguyên trong sáng tác của nhà văn. Hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện “Rừng xà nu” dưới góc nhìn văn hóa sẽ đem lại cái nhìn vừa cụ thể, gần gũi lại vừa mới mẻ, đa chiều, tạo hứng thú cho các em tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc, trọn vẹn hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Đề tài này đi sâu vào hướng tiếp cận văn bản từ một góc nhìn khác – góc nhìn văn hóa. Xuất phát từ thực tế dạy văn bản văn học hiện nay, người dạy chỉ định hướng học sinh tiếp nhận theo phương pháp truyền thống: tìm hiểu tác giả, chủ đề tư tưởng của tác phẩm, phân tích tình huống truyện, nhân vật, những biểu hiện nghệ thuật. Điều đó dẫn đến cách dạy – học nặng tính công thức, đơn điệu, nhàm chán. Giờ học văn nặng tính thao tác, thiếu chiều sâu cho những tìm tòi, trải nghiệm, rung cảm nghệ thuật. Văn bản văn học có tính mở, đa ngôn, đa nghĩa. Người dạy có thể định hướng học sinh cách tiếp cận nhiều chiều, trong đó tiếp cận từ góc nhìn văn hóa ở những tác phẩm khai thác đề tài lịch sử như truyện “Rừng xà nu” sẽ giúp học sinh có cái nhìn gần gũi, thiết thực và sinh động hơn, từ đó khơi dậy tình yêu, lòng tự hào về văn hóa, lịch sử của dân tộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài này hướng đến nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau đây:
- Đề tài sáng tác mang đậm màu sắc văn hóa Tây Nguyên của tác giả Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc).
- Những ý kiến, chia sẻ sâu sắc của nhà văn về quá trình sáng tác những tác phẩm về đề tài Tây Nguyên.
- Tập trung phân tích truyện ngắn “Rừng xà nu” dưới góc nhìn văn hóa qua cách tiếp cận hình tượng nhân vật, tiếp cận những hình ảnh mang biểu tượng văn hóa Tây Nguyên, qua ngôn ngữ mang đậm sắc thái Tây Nguyên. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
	2.1.1. Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất.
	2.1.2. Tác phẩm văn học là nơi các nhà văn, nhà thơ kí gửi vào đó những trầm tích văn hóa, thể hiện tư tưởng, tình cảm, lối sống của con người, dân tộc Việt Nam qua các thời kì lịch sử khác nhau. Hình ảnh ông Huấn Cao cho chữ trong truyện “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân gợi lại một nét đẹp trong văn hóa truyền thống: xin chữ và cho chữ, khi con người biết trân quý cái tài, cái thiện và các đẹp. Nguyễn Khoa Điềm gửi vào trường ca “Mặt đường khát vọng” hai vỉa trầm tích văn hóa dân gian và văn học dân gian để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của nhân dân. Dẫn dụ như thế để thấy rằng văn học là nơi hội tụ những nét đẹp văn hóa, và nhờ có những thành tố văn hóa mà văn học biểu đạt được tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc và độc đáo hơn.
	2.1.3. Truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là tác phẩm có giá trị. Giá trị của tác phẩm không chỉ thể hiện cảm hứng sử thi, lãng mạn, ở vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn được thể hiện rất sâu sắc qua yếu tố văn hóa, từ đề tài, hình tượng nhân vật, biểu tượng, ngôn ngữHướng dẫn học sinh tiếp cận truyện Rừng xà nu dưới góc nhìn văn hóa là cách tiếp cận mềm hóa, linh hoạt, bởi từ những yếu tố văn hóa, người thầy sẽ dẫn dắt các em đến với những vẻ đẹp mang đậm sắc thái Tây Nguyên từ thiên nhiên, con người, phong tục tập quán, lối sống. Từ đó các em sẽ thấy được văn hóa đã hun đúc những vẻ đẹp rất riêng của con người, mảnh đất nơi đây, đặc biệt trong hoàn cảnh khắc nghiệt của công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
	2.2.1. Như một thói quen đã mặc đinh sẵn, người giáo viên dạy văn luôn đứng dưới góc nhìn xã hội học để lí giải tác phẩm nên bỏ qua một khía cạnh vô cùng quan trọng: góc nhìn văn hoá. Tác phẩm văn học là một thực thể văn hoá. Tác phẩm không chỉ là tư tưởng, nó còn là văn hoá. Bởi vậy chỉ có thể hiểu đúng và đầy đủ tác phẩm khi biết đặt vào cái nôi văn hoá, nơi nó sinh thành.
	2.2.2. Có một thực trạng, khi dạy tác phẩm “Rừng xà nu “ của Nguyễn Trung Thành, người dạy thường mặc nó cái áo may sẵn: "cảm hứng sử thi, cách mạng" và xem tác phẩm như là một biểu trưng tinh thần bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Điều này là đúng và cần thiết. Thế nhưng, nếu chỉ thế thôi thì chẳng khác gì đem "chặt to kho mặn" (như lời nhà văn nói về thực trạng dạy Rừng xà nu hiện nay) tác phẩm vốn chứa đựng rất nhiều những giá trị văn hoá độc đáo và kỳ lạ của người Tây Nguyên. Không chỉ là văn hoá, Rừng xà nu  còn thấm đẫm thâm tình thuỷ chung vốn là đặc trưng làm nên tính cách cũng như sức mạnh của con người Tây Nguyên.
	2.2.3. Từ thực trạng còn nhiều bất cập ấy, việc tìm tòi một hướng tiếp cận mới khi dạy tác phẩm “Rừng xà nu” là điều trăn trở của không ít thầy cô dạy văn. Qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy tiếp cận tác phẩm này dưới gọc nhìn văn hóa là hướng đi cần thiết, sẽ khơi nguồn cảm hứng mới cho cả người dạy và người học tiếp nhận tác phẩm thêm sâu sắc, trọn vẹn hơn. 
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1. Cây xà nu – biểu tượng văn hóa của người dân Tây Nguyên
	Hình ảnh thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ kết tụ trong hình tượng rừng xà nu. Cây xà nu là loài cây với vẻ đẹp và sức sống tiêu biểu cho mảnh đất và con người nơi đây. Chọn rừng xà nu làm bối cảnh cho câu chuyện, nhà văn đã tạo được không khí mang đậm sắc thái văn hóa Tây Nguyên bởi giữa cây và người có những nét tương đồng kì lạ. Nguyễn Trung Thành tâm sự: “Tôi yêu say mê cây rừng xà nu từ ngày đó. Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận. Không khí ở đây thơm lừng. Nệm lá dưới mặt đất ngả lưng êm ru...”
Đúng như vậy. Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man. Khi đi vào tác phẩm, cây xà nu không những trở thành biểu tượng cuộc đời của họ mà còn là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của đồng bào Tây Nguyên, văn hóa Tây Nguyên.
 	Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng cây xà nu, tôi lưu ý học sinh hướng tiếp cận như sau: 
	- Cây xà nu – hình ảnh thiên nhiên mang phẩm chất văn hóa của mảnh đất Tây Nguyên.
	+ Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Nguyên Ngọc (bút danh khác của nhà văn Nguyễn Trung Thành) đích thực là tri thức của núi rừng, là nhà văn hóa của Tây Nguyễn”. Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ông dã gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây Nguyên và có những sáng tác thành công về mảnh đất và con người nơi đây. Tiếp nối tiểu thuyết “Đất Nước đứng lên” là truyện ngắn “Rừng xà nu. Một trong những thành công công của tác phẩm là đã xây dựng được hình tượng nghệ thuật độc đáo giàu giá trị biểu tượng như “Rừng xà nu”. 
	+ Trước hết rừng xà nu là hình tượng nghệ thuật lớn bao trùm toàn bộ tác phẩm, đã xuất hiện ngay nhan đề của truyện, trong phần mở đầu và kết thúc, đặc biệt còn rải rác khắp truyện với những hình ảnh khác nhau: đồi xà nu, rừng xà nu, khói xà nu đã đem đên sức sống mãnh liệt cho tác phẩm và trở thành điểm tựa cho nhà văn suy ngẫm về mảnh đất và con người Tây Nguyên.
	+ Trên mảnh đất Tây Nguyên có biết bao là loại cây sinh sôi nảy nở nhưng Nguyễn Trung Thành đã lựa chọn cây xà nu làm hình tượng nghệ thuật lớn cho tác phẩm của mình. Xà nu là loại cây họ thông, gỗ túy, nhựa thơm sức sống mãnh liệt, mọc rất nhiều thành những cánh rừng lớn. Trong tác phẩm hình ảnh cây xà nu xuất hiện tràn ngập tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoang dã đậm đà bản sắc văn hóa Tây Nguyên.
	+ Bên cạnh việc lấy gỗ làm nhà, củi xà nu lại cháy sáng trong bếp lửa mỗi nhà, phủ lên bảng cho Tnú họcthì xà nu cũng là nhân chứng cho mọi biến cố đau thương và hào hùng của người dân Xô man. Dưới ngọn lửa xà nu Tnú đọc thư của anh Quyết gửi dân làng trước lúc hi sinh, lửa xà nu cháy trên 10 đầu ngón tay của Tnú trước điệu cười man dợ của kẻ thù và đáng nhớ nhất là nhựa, đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết trong đêm đồng khởi và xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang bên đống lửa xà nu.
	Như vậy rừng xà nu không chỉ làm phông nền cho câu chuyện mà còn là linh hồn của Tây Nguyên, của dân làng Xô man, là nhân chứng lịch sử thầm lặng của cộng đồng người nơi đây.
	- Cây xà nu – biểu tượng văn hóa của người dân Tây Nguyên.
	+ Trong chiến ranh cây xà nu được nhà và khắc họa đại diện cho con người Tây Nguyên đau thương. Thương tích chiến tranh mà rừng xà nu chịu được thể hiện ngay ở đầu tác phẩm: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc” câu văn đã khắc họa một tư thế, một sức sống trong cuộc đấu tranh , đặt xà nu vào thế hiểm của hoàn cảnh báo hiệu mọt cuộc quyết đấu căng thẳng trong bão táp chiến tranh. Xà nu ngày ngày phải gánh chịu bao bom đạn của kẻ thù: “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn” cho nên “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Nhìn vào góc rừng nào ta cũng bắt gặp dấu vết của sự tàn phá hủy diệt. Và cũng chưa bao giờ ta được chứng kiến nét vẽ đau đớn về thiên nhiên của Nguyễn Trung Thành:” có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào à như một trận bão ở những vết thương nhựa ứa ra, ngọt ngào tràn trề, thơm ngào, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Những hình ảnh ấy đều gợi ta đến nỗi đau thương của dân làng Xô Man giống như rừng xà nu bị bom dạn hủy diệt.
	+ Không chỉ vậy rừng xà nu còn biểu tượng cho sự kiên cường bất khuất, sức sống mãnh liệt của người dân Xô Man. Từ rừng xà nu còn toát lên một sức sóng mãnh liệt không một loài nào sống được: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Đặc biệt có những cây đã trưởng thành: “đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Đóa là những hình ảnh tuyệt đẹp gợi lên sức sống mãnh liệt của rừng xà nu, nó là bằng chứng cho thấy sự sống luôn mạnh hơn cái chết và nó tồn tại hơn ngay trong cả sự hủy diệt. Già làng Mết cũng khẳng định sức sống mãnh liệt của cây xà nu: “Không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ ngã cây con mọc lên đố nó giết hết rừng xà nu này”. Bằng sức sóng mãnh liệt ấy những cây xà nu nối tiếp nhau tạo thành những rừng xà nu bạt ngàn bất tận: “Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. 
	+ Những cây xà nu nối tiếp nhau chính là biểu tượng cho người dân Xô man nối tiếp nhau trên con đường đấu tranh giữ đất nước. Cụ Mết là cây xà nu cổ thụ , là linh hồn, cội nguồn của dân làng. Tnu là lứa cây xà nu trưởng thành vững chãi trong giông bão. Mai ngã xuống đã có Dít thay cho chị cứng cỏi và mạnh mẽ hơn. Và sau Tnu đã có cậu bé Heng hứa hẹn một lớn cây xà nu trưởng thành trong tương lai. 
	Nhà thơ Tố Hữu đã từng  viết
“Lớp cha trước lớp con sau,
	Đã thành đồng chí chung câu quân hành”
	Hay như Hoàng Trung Thông đã viết:
	“Tôi lại viết bài thơ trên báng súng
	Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
	Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
	Người hôm nay viết tiếp người hôm qua”
	+ Cây xà nu ham ánh sáng nhựa thơm mỡ màng biểu tượng cho dân làng xô man ham cuộc sống tự do và tâm hồn đẹp. Nhà văn Ngyễn Trung Thành đã khẳng định trong tác phẩm của mình: “Đây là loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng. Từ trên cao rọi xuống từng luồng thẳng tắp”, những hình ảnh đẹp ấy gợi lên niềm khao khát cuộc sống tự do và tình yêu cách mạng của con người Tây Nguyên. Cây xà nu với nhựa thơm mỡ màng, lóng lánh vô số hạt bụi vàng cũng như con người Tây Nguyên gian khổ lại càng tỏa sáng. 
	Bằng ngòi bút tinh tế và cái nhìn nhạy cảm, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng cây xà nu là hình tượng nhân vật mang biểu tượng văn hóa, tư tưởng, tiêu biểu cho mảnh đất và con người Tây Nguyên. Nó vừa là không gian thực, khung cảnh thiên nhiên thực ở làng Xô Man, vừa có ý nghĩa khái quát và tượng trưng rất cao. Cả hai khía cạnh này đều được tác giả thể hiện một cách rất nghệ thuật, làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng rừng xà nu. Cây xà nu, rừng xà nu đã thực sự trở thành linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo của nhà văn và giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm được tạo nên từ chính hình ảnh đó.
2.3.2. Các biểu tượng thể hiện văn hóa làng của người dân Tây Nguyên
	Trong hệ thống tổ chức xã hội Tây Nguyên cổ truyền, làng có vị trí quan trọng đặc biệt. Nói đến văn hoá làng người ta thường lưu ý đến các tập quán của làng. Có những tập quán tích cực nhưng cũng có những tập quán tiêu cực. Dưới thời phong kiến, thuộc địa, những hủ tục thường rất nặng nề ở các làng miền núi. Nhà văn Tô Hoài đã xây dựng rất chân thực và sinh động những hủ tục ở các làng miền núi Tây Bắc. Đọc Vợ chồng A Phủ, người đọc dễ dàng nhận ra một Hồng Ngài với hủ tục cho vay nặng lãi, hủ tục trói buộc tự do của con người bằng lễ trình ma, và nặng nề nhất là những kẻ thống trị làng xem chân lý trong một cuộc xử kiện chỉ là: “Khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp...”. Đọc các sáng tác viết về Tây Nguyên của Nguyên Ngọc, chúng ta ít thấy những nỗi ám ảnh nặng nề về các hủ tục của làng như thế. Làng của Tây Nguyên được hình thành từ nền văn minh trồng cây lúa khô nương rẫy. Đó là một hình thức xã hội gần như duy nhất và cũng là cội nguồn của nền văn hoá bản địa. Vẻ đẹp của văn hoá cộng đồng làng trong lao động sản xuất đã trở thành vẻ đẹp đoàn kết của bản anh hùng ca chống kẻ thù xâm lược trong thời đại mới của các buôn làng Tây Nguyên. Sự cưu mang đùm bọc trong lao động, trong quan hệ láng giềng đã trở thành chuẩn mực của giá trị đạo đức, đạo lý và nhân cách, như một nguyên tắc lớn nhất của quan hệ cộng đồng làng. Trong cơn đói gạo, đói muối quay quắt của cả làng, Núp đã nhường số lương thực của gia đình mình cho Ghíp, cho lũ làng, cho con nít... Núp thiết tha nói với vợ: “Phải cho Ghíp ăn. Bây giỡ đang đánh Pháp, để người chết đói không được... mai mốt tôi đi vô rừng đào củ mài, bẻ rau ăn cũng được”. Tiểu đội trưởng Y Kơ - Bin trong Kỷ niệm Tây Nguyên, “lớn lên không có mẹ. Một ông cụ đem anh về nuôi ở nhà rẫy”. Anh Giải phóng quân Tnú trong Rừng xà nu “Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”....
	Khi hướng đẫn học sinh tìm hiểu về các nhân vật (nhất là nhân vật Tnú) tôi lưu ý các em về mối quan hệ gắn bó của nhân vật với làng Xô - man, lưu ý các em các biểu tượng về văn hóa làng của dân làng Xô - man nói riêng, của người dân Tây Nguyên nói chung:
	Ở Rừng xà nu, bên cạnh ngọn lửa xà nu hừng hực nóng còn có ngọn gió mát dịu từ con suổi và máng nước đầu làng, từ không khí nhà Rông. Rất tiếc rằng "ngọn gió mát" ấy lâu nay không được tìm hiểu một cách thấu đáo nên đã làm giảm đi rất nhiều vẻ đẹp của truyện ngắn được cho là thành công nhất của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Ngọn gió mát ấy chính là cái tình người sâu nặng của cộng đồng Xô-man. Sự kiện Tnú trở về sau ba năm đi lực lượng đã làm cho không khí thâm trầm của làng bỗng nhiên rạo rực hẳn lên: "Ở mỗi cửa nhà ló ra bốn, năm cái đầu ngơ ngác. Những cặp mắt tròn xoe, rồi những tiếng ré lên và những tiếng reo...cả làng đã vây chặt quanh Tnú". Hơn ở đâu hết, không gian làng ở Tây Nguyên là một không gian luôn đầy ắp tình người. Tính cộng đồng và lẽ công bằng đã làm nên đặc điểm đó của người Tây Nguyên. Đối với họ, chuyện của một gia đình cũng là chuyện của làng, một nhà có khách là cả làng đến chia vui, không cần phải mời mọc. Thật hạnh phúc biết bao! Đêm Tnú trở về, cả làng tụ họp ở nhà cụ Mết để không phải chỉ nghe những lời giáo huấn của truyền thống mà quan trọng hơn là để thể hiện niềm ân tình đối với một thành viên của cộng đồng. Đó là tình cảm thiêng liêng mà người Tây Nguyên hằng tôn thờ như là sự tôn thờ Giàng tốt của họ. Vốn là người rất am hiểu đời sống Tây Nguyên, tác giả đã dành rất nhiều chi tiết để nói về tình cảm này thông qua các biểu tượng văn hóa như sau.
- Hình ảnh con suối đầu làng
Giáo viên dặt câu hỏi:
- Khi trở về làng, Tnú được bé Heng đón ở đâu, yêu cầu phải làm gì?
- Chi tiết bé Heng yêu cầu Tnú “rửa chân đi” có ý nghĩa như thế nào?
(Chi tiết không có ở văn bản trong SGK, giáo viên đã cung cấp văn bản đầy đủ để học sinh đọc ở nhà)
Học sinh trả lời, giáo viên định hướng cách tiệp cận vấn đề:
Khi Tnu trở về làng, nếu chúng ta để ý một chút sẽ thấy rõ điều này: bé Heng đón Tnú ở chỗ "con nước lớn", rồi đến chỗ "con suối nhỏ dẫn nước từ trong lòng đá ra" bé Heng bảo 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_tim_hieu_truyen_ngan_rung_xa_nu_cua.doc