SKKN Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử - dưới góc độ thời gian và không gian nghệ thuật

SKKN Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử - dưới góc độ thời gian và không gian nghệ thuật

 Nếu Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả các nhà thơ mới thì Hàn Mặc Tử là nhà thơ lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới. Một đời thơ bất hạnh nhưng thi sĩ họ Hàn đã để lại một lượng tác phẩm đáng phục và anh được ví như một “ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học” làm người ta nhớ mãi không quên. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời. Một số bài thơ cuối đời của thi nhân còn đan xen những hình ảnh ma quái- dấu ấn của sự đau đớn, giày vò về thể xác lẫn tâm hồn. Đó là sự khủng hoảng tinh thần, bế tắc và tuyệt vọng trước cuộc đời. Nhưng dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với người yêu thơ Hàn Mặc Tử. Có thể xem đó là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới.

Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu. Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú. Ngoài bút pháp lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực.Tiếp cận với thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là cảm nhận được tính hàm súc, mới lạ của ngôn từ, hình ảnh thơ; tính đa nghĩa, tạo sinh của văn bản thơ; tính điêu luyện trong cách tổ chức, cấu trúc tác phẩm và tính mơ hồ, khó hiểu. Ấn tượng khó phai ấy về Hàn Mặc Tử bởi đó là một tiếng thơ đầy bí ẩn có sức sống mãnh liệt - một đời thơ dở dang, bạc mệnh. Thơ ca của Hàn thi sĩ luôn trường tồn với thời gian và sống mãi trong lòng mọi người .

Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ hay thuộc tập Thơ điên, tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Hàn Mặc Tử được nhà phê bình Hoài Thanh chọn in trong tập Thi nhân Việt Nam (1941). Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” có thể xem là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử, là một thi phẩm xuất sắc của phong trào Thơ mới.

 

doc 20 trang thuychi01 9474
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử - dưới góc độ thời gian và không gian nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
1.MỞ ĐẦU  .Trang 2-3
- Lí do chọn đề tài.Trang 2-3
- Mục đích nghiên cứu. Trang 2-3
-Đối tượng nghiên cứu..Trang 2-3
-Phương pháp nghiên cứu ..Trang 2-3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN .Trang 4- 17
 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN  Trang 4
 2.2. Thực trạng vấn đề ..Trang 5
 2.3. Các giải pháp ..Trang 6- 17
 2.4. Hiệu quả của SKKN  Trang 17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .Trang 18-19 
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..Trang 20
1.MỞ ĐẦU :
1.1.Lí do chọn đề tài;
 Nếu Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả các nhà thơ mới thì Hàn Mặc Tử là nhà thơ lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới. Một đời thơ bất hạnh nhưng thi sĩ họ Hàn đã để lại một lượng tác phẩm đáng phục và anh được ví như một “ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học” làm người ta nhớ mãi không quên. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáonhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời. Một số bài thơ cuối đời của thi nhân còn đan xen những hình ảnh ma quái- dấu ấn của sự đau đớn, giày vò về thể xác lẫn tâm hồn. Đó là sự khủng hoảng tinh thần, bế tắc và tuyệt vọng trước cuộc đời. Nhưng dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với người yêu thơ Hàn Mặc Tử. Có thể xem đó là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. 
Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu. Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú. Ngoài bút pháp lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực.Tiếp cận với thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là cảm nhận được tính hàm súc, mới lạ của ngôn từ, hình ảnh thơ; tính đa nghĩa, tạo sinh của văn bản thơ; tính điêu luyện trong cách tổ chức, cấu trúc tác phẩm và tính mơ hồ, khó hiểu. Ấn tượng khó phai ấy về Hàn Mặc Tử bởi đó là một tiếng thơ đầy bí ẩn có sức sống mãnh liệt - một đời thơ dở dang, bạc mệnh. Thơ ca của Hàn thi sĩ luôn trường tồn với thời gian và sống mãi trong lòng mọi người .
Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ hay thuộc tập Thơ điên, tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Hàn Mặc Tử được nhà phê bình Hoài Thanh chọn in trong tập Thi nhân Việt Nam (1941). Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” có thể xem là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử, là một thi phẩm xuất sắc của phong trào Thơ mới. 
 Qua bài thơ ta bắt gặp một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống, yêu con người đến khát khao cháy bỏng, một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Đó là những yếu tố quan trọng làm nên hồn thơ Hàn Mặc Tử. Nhưng tác phẩm văn học là một chỉnh thể tương đối hoàn chỉnh về nội dung và hình thức nghệ thuât. Vì thế việc phân tích thơ Hàn Mặc Tử đứng trước yêu cầu tìm hiểu khám phá sâu hơn về mặt nghệ thuật. Trên cơ sở của sự định hướng mở đường của các bài nghiên cứu về Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ, người viết sáng kiến muốn khám phá một số phương diện về thế giới nghệ thuật trong thi phẩm.
Thế giới nghệ thuật là là một phương diện của thi pháp học hiện đại góp phần khám phá chiều sâu tư tưởng của nghệ sĩ đang là vấn đề thu hút giới nghiên cứu văn học. Những yếu tố quan trọng làm nên thế giới nghệ thuật chính là hình tượng thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu.
Tác giả viết SKKN muốn hướng dẫn học sinh tiếp cận tìm hiểu bài thơ đạt hiệu quả nhằm năng cao chất lượng giảng dạy tác phẩm thơ trong trường THPT. Đó là lí do chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử- dưới góc độ thời gian và không gian nghệ thuật”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Người viết SKKN chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử- dưới góc độ thời gian và không gian nghệ thuật” với mục đích muốn nghiên cứu để thấy rõ hơn nét đặc sắc, độc đáo, sức hấp dẫn của bài thơ , trên cơ sở đó thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng như tư tưởng, quan niệm của nhà thơ trước cuộc đời. Nhằm hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đạt hiệu quả. Để từ đó giáo viên có thể thành công hơn khi giảng dạy bài thơ , khơi dậy ở các em tình yêu và niềm say mê đối với môn Ngữ văn ở trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hàn Mặc Tử
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” với thế giới hình tượng : thời gian, không gian nghệ thuật để HS lớp 11 phân tích bài thơ đạt hiệu quả cao
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình viết SKKN, tác giả đã sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 + Phương pháp điều tra khảo sát thu thập thông tin
+ Phương pháp phân tích
 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
 2.1.Cơ sở lí luận:
 Văn học là một môn nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan, thể hiện tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ thong qua ngôn từ nghệ thuật. Văn học giúp con người hiểu cuộc sống xung quanh hiểu được lịch sử dân tộc, hiểu được thế giới tâm hồn con người. Đặc biệt văn học còn giúp con người bồi dưỡng tâm hồn hoàn thiện nhân cách hướng con người vươn tới Chân- Thiện –Mĩ. Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật là để nhận thức cắt nghĩa đời sống thể hiện tư tưởng tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị cuộc đời và lĩnh hội mọi mối quan hệ có ý nghĩa muôn màu vẻ của bản thân và của thế giới xung quanh.
 Đối tượng của văn học là thế giới tự nhiên mà trung tâm là con người, con người có nhận thức, suy nghĩ tâm trang, tình cảm Để xây dựng được hình tượng con người trong văn học và thể hiện được tư tưởng tình cảm- những thông điệp về cuộc sống của tác giả, người nghệ sĩ cần phải xây dựng thế giới nghệ thuật thật sự phù hợp và có ý nghĩa. 
 Những yếu tố quan trọng tạo nên thế giới nghệ thuật là hình tượng thời gian, không gian nghệ thuât 
Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất yếu là hình thức tồn tại của thế giới. Trong tác phẩm nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Thời gian và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn. Đồng thời chúng phản ánh bộc lộ thể hiện những đặc trưng của chính phong cách đó. Việc tìm hiểu không gian ,thời gian nghệ thuật trong thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm giúp ta hiểu sâu sắc hơn từ những góc độ đặc biệt, cá tính của nhà văn và những đặc sắc nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo nên. 
Qua không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật ta có thể chiếm lĩnh và có những cảm nhận đúng đắn nhất, chính xác nhất về tác phẩm hiểu được những thông điệp về cuộc đời cũng như quan niệm nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm.
 2.2.Thực trạng :
- Một thực trạng hiện nay là học sinh không hứng thú với môn Ngữ văn.
- Giáo viên chưa có phương pháp giảng dạy thực sự hiệu quả ( nhất là việc dạy thơ trữ tình), chưa tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn đối với học sinh.
 - Khi giảng dạy tác phẩm văn học nhất là thơ trữ tình, phần lớn giáo viên đã chú ý phân tích nghệ thuật, giảng giải những yếu tố nghệ thuật để bật lên nội dung từ yếu tố nghệ thuật đó. Giáo viên cũng đã chú ý đến mạch cảm xúc của tác giả - thông qua các yếu tố nghệ thuật : hình tượng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, để tìm hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nhưng việc phân tích thế giới nghệ thuật của tác phẩm chưa được chú ý khai thác sâu về không gian và thời gian nghệ thuât, chưa mang tính khoa học đang còn nặng về hình thức nên hiệu quả chưa cao. 
 Khi phân tích tác phẩm thơ, giáo viên cần chú ý đến hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, đặc biệt là yếu tố không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật , đây là yếu tố quan trọng để tìm hiểu mạch cảm xúc tâm trạng của chủ thể trữ tình, để từ đó hiểu một cách sâu sắc nội dung tư tưởng của tác phẩm cũng như quan niệm của nhà văn về cuộc sống.. Có như vậy mới tạo được sự hứng thú phát triển tư duy của học sinh trong giờ giảng văn. Bởi với tác phẩm thơ, học sinh phải hiểu, thực sự cảm được linh hồn của tác phẩm thì bài giảng mới đạt hiệu quả , mới hấp dẫn đối với học sinh.
2.3. Giải pháp cụ thể :
 2.3.1. Thời gian nghệ thuật - Cảm nhận về thời gian trong thơ ca Việt Nam.
a. Khái niệm thời gian.
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa lí giải về thời gian “Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian) trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục không ngừng”.
b. Khái niệm thời gian nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật là một phương diện của thi pháp học hình tượng. Một số quan niệm về thời gian nghệ thuật đáng chú ý là quan niệm của Trần Đình Sử trong : “Thi pháp thơ Tố Hữu”, “Những thế giới nghệ thuật thơ”, “Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại”, Lê Ngọc Trà “Lí luận văn học” (NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh- 1990) và Nguyễn văn Hạnh, Huỳnh Như Phương trong cuốn “ Lí luận văn học- vấn đề và suy nghĩ” (NXB GD 1995). Tuy được viết bởi nhiều tác giả khác nhau , song trên đại thể thời gian nghệ thuật được hiểu tương đối thống nhất ở một số khía cạnh:
Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của thi pháp tác phẩm – là một nhân tố quan trọng, có mặt trong tác phẩm như một tất yếu khách quan góp phần thể hiện tư tưởng, tư duy, tính cách, con đường đời và cái nhìn của nhà văn. Vì thế: Thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian vật lí, nó mang dấu ấn chủ quan.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” (Chủ biên Lê Bá Hán) : “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó ”.- Thời gian nghệ thuật được xác định bằng xuất phát điểm của sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuât bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng được diễn ra trong thời gian, đặc biệt qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật – một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật.
 Nếu như thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch thì thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay tới tương lai xa xôi có thể dồn nén trong một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức : sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia li, mùa này mùa khác. tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy thời gian nghệ thuật trong tác phẩm gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút người nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh , khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian trôi chậm lại. Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố trong cốt truyện như cổ tích, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và có ý thức như tiểu thuyết , có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ, khép kín trong tương lai hoặc là dòng thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình. 
Theo Lê Ngọc Trà : Vấn đề thời gian có hai mặt cơ bản : Quan niệm về thời gian và tổ chức về thời gian – một trong những mặt bên trong của tác phẩm . Các tác giả Nguyễn văn Hạnh, Huỳnh Như Phong, Lê Ngọc Trà nhấn mạnh thời gian tâm lí trong tác phẩm. Đó là thời gian tâm trạng nó có thể quay ngược về quá khứ, có thể hướng tới tương lai, cũng có khi buộc phải đứng lại , cũng có thể dồn nén chốc lát trở thành vô tận. Điều đó thể hiện quan niệm về sự vận động biện chứng của con người và của lịch sử.
Thời gian nghệ thuật được khảo sát bằng nhịp điệu của tác phẩm và nhịp độ thời gian, trình tự thời gian gắn liền với quan niệm về thời gian và thế giới quan của nhà văn.
Trong thế giới nghệ thuật ,Thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho ta thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Thời gian nghệ thuật là phương thức chủ yếu mà tác giả xây dựng để thể hiện mạch ngầm tâm trạng của nhân vật trữ tình nhằm thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm cũng như quan niệm của tác giả về cuộc sống.
 Như vậy, qua một số ý kiến trên về thời gian nghệ thuật ta có thể kết luận: Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của thi pháp học thể hiện cái nhìn mang màu sắc tâm lý chủ quan của người nghệ sĩ về thời gian, vì vậy mang tính chất đa dạng phong phú. Ở mỗi tác phẩm đằng sau cái nhìn về thời gian chính là một kiểu tư duy nghệ thuật , cái tôi trữ tình và phong cách của tác giả. Chỉ ra được thời gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng góp phần phát hiện ra nét riêng độc đáo trong tư tưởng của tác giả.
c.Cảm nhận về thời gian trong thơ ca Việt Nam.
Thời gian – cũng như con người là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cách cảm nhân về thời gian mang dấu ấn cá nhân trong mối tương quan với hoàn cảnh lịch sử, tâm lí thời đại. Vì vậy trong mỗi thời điểm lịch sử, thời kì văn học thời gian được cảm nhận dưới góc độ khác nhau.
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X- thế kỉ XIX tồn tại trong khuôn khổ của xã hội phong kiến với hệ thống thi pháp mang tính ước lệ, quy phạm và phi ngã. Tư tưởng chi phối văn học là tư tưởng Nho- Phật –Lão. Hệ tư tưởng này quy định cách nhìn nhận, xử lí các mối quan hệ thế giới của tác giả. Văn học trung đại quan niệm thời gian – đời người, tuổi trẻ- mùa xuân là thời gian tuần hoàn: Xuân qua rồi xuân lại tới, con người không tránh khỏi quy luật sinh- lão- bệnh - tử. Quan niệm về thời gian của Mãn Giác thiền sư.
 “ Xuân qua trăm hoa rụng
 Xuân tới trăm hoa tươi.
 Trước mắt việc đi mãi,
 Trên đầu già đến rồi.
 Chớ bảo xuan tàn hoa rụng hết,
 Đêm qua xuân trước một nhành mai.”
 Nhà sư vạn Hạnh thế kỉ XI cũng khái quát kiểu tư duy về thời gian như quy luật của sự vận hành, đổi thay. Ở đó con người, cũng như cây cối xanh tươi , sắc sắc không không gắn với nó là vận mệnh của dân tộc
 “ Một cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
 Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông”
Trong văn học trung đại đã có bóng dáng của thời gian qua ý thức của con người- đó là thời gian mang tính chất dân tộc bị chi phối bởi hệ tư tưởng đạo Phật. Thời gian không mất đi mà nó được vĩnh viễn hóa. Con người trở nên bình tĩnh lạc quan trước cả nỗi đau, sự mất mát họ luôn tin vào có bĩ cực sẽ có tuần thái lai. Vì thế nhịp độ thời gian trong văn học trung đại không gấp gáp vội vã . Các Thi nhân đồng thời cũng là triết gia suy ngẫm việc đời.
Giai đoạn cuối văn học trung đại đã có sự thay đổi về quan niệm thời gian. Thời gian đã bắt đầu gắn với đời người, cá nhân , tiêu biểu là Nguyễn Công trứ, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương đã từng ngao ngán: 
 “ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
 Mảnh tình san sẻ tí con con con”.
Thế kỉ XX- nhất là từ khi phong trào Thơ mới ra đời, thời gian trở thành đối tượng được phản ánh một cách sâu sắc. Thời gian mang đậm dấu ấn cá nhân, gắn vói cái tôi cá nhân. Trong thơ Xuân Diệu nhiều khi ta bắt gặp thời gian là thù địch của hạnh phúc, tuổi xuân. Chế Lan Viên coi thời gian “ chỉ là nấm mồ chôn vùi tuổi xanh” . Các nhà thơ lãng mạn ý thức sâu sắc về thời gian hiện tại, trần thế. Các nhà thơ mới nhạy cảm với thời gian biến đổi chảy trôi và tác động của nó đến với một đời người. Ý thức cá nhân thường gắn với quan niệm về sự sống, về tồn tại trong sự thức tỉnh của ý thức cá nhân.
Đến với văn học cách mạng , thời gian có sự biến đổi đó là sự hòa quyện, thống nhất giữa thời gian cá nhân – đời tư với thời gian lịch sử dân tộc. Những đổi thay của số phận cá nhân gắn với vận mênh đất nước dân tộc, con đường cách mạng gắn với con đường đời cá nhân. Thời gian trong thơ Tố Hữu là thời gian của con người, của nhân dân, của dân tộc, có mối quan hệ biện chứng giữa thời gian lịch sử và thời gian cá nhân. Thời gian đời tư trong thơ Tố Hữu gắn với sự gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Vì vậy thơ Tố Hữu có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố lịch sử và trữ tình. 
 Văn học cách mạng thể hiện các kiểu thời gian quá khứ - hiện tại – tương lai của một đời người nhưng theo sự liền mạch thống nhất trong sự vận động chuyển hóa gắn với thời đại với những vấn đề có ý nghĩa cộng đồng.
 Sau năm 1975 – nhất là từ năm 1986 trở lại đây khi cuộc sống trở lại với nhịp điệu đời thường con người có thêm thời gian trong những chiều thu , đêm trăng, lắng nghe những phút xao động trong lòng mình. Ta có thể kể đến Đoàn Thị Lam Luyến, Ý Nhi, Trương Nam Hương và cả Hoàng Cầm, Huy Cân. Nói tóm lại thời gian là một đối tương của đời sống được người nghệ sĩ phản ánh thông qua lăng kính chủ quan, bộc lộ những quan điểm thái độ về cuộc sống...Nó trở thành một hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực tổ chức tác phẩm. Ý thức về thời gian chính là ý thức về sự tồn tại của con người về ý nghĩa của cuộc sống. Trong văn học ý nghĩa về thời gian cùng gắn với sự thức tỉnh cái tôi cá nhân và mối quan hệ của cá nhân trong cộng đồng.
 2.3.2. Không gian nghệ thuật - Cảm nhận về không gian nghệ thuật trong thơ Việt Nam
 a. Khái niệm không gian
 Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người”.
b. Khái niệm không gian nghệ thuật
 Cũng như thời gian ngệ thuật, không gian nghệ thuật là một phương diện của thi pháp học hình tượng- một trong nhũng yếu tố quan trọng của tác phẩm văn học. Không gian nghệ thuật có mặt trong tác phẩm như một tất yếu khách quan góp phần thể hiện quan niệm , tư tưởng, tính cách , thế giới quan của nghệ sĩ.
 Đây là một khía cạnh của thế giới nghệ thuật được các nhà lí luận, nghiên cứu văn học quan tâm. Đáng lưu ý hơn cả là quan niệm của Trần Đình Sử (Thi pháp thơ Tố Hữu, Những thế giời nghệ thuật thơ, Thi pháp học hiện đại) , các tác giả trong “Từ điển thuật ngữ văn học” và giáo sư Nguyễn văn Hạnh- Phó tiến sĩ Huỳnh Như Phương trong cuốn “ Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ”, Lê Ngọc Trà trong “Lí luận văn học”.
 Các tác giả trên đều có chung nhận định: Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực, vật thể vốn tồn tại khách quan, không giản lược ở nơi chốn diễn ra sự kiện, sự gặp gỡ của các nhân vật mà trở thành một kí hiệu đạc biệt để diễn đạt những phạm trù ở ngoài không gian.
Theo các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học : “ Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng”. Giáo sư Nguyễn văn Hạnh nhấn mạnh : Không gian nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật và đánh giá nhân vật về mặt đạo đức thẩm mĩ.”
Về mặt này, không gian nghệ thuật gắn với tâm trạng nhân vật, thế giới quan mang màu săc tâm lí chủ quan của nhà văn. Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối không quy được vào thời gian địa lí.
 Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật”. Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định. Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn. Điểm nhìn không gian được thể hiện qua các từ chỉ phương vị (phương hướng, vị trí), để tạo thành “viễn cảnh nghệ thuật”.
 Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.
 Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách thể. Bản thân không gian vậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_tiep_can_bai_tho_day_thon_vi_da_han.doc