SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp giải một số dạng bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi thpt quốc gia và học sinh giỏi

SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp giải một số dạng bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi thpt quốc gia và học sinh giỏi

Trong dạy học, muốn đạt được hiệu quả cao, cùng với việc truyền thụ kiến thức người giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của môn học. Trong kì thi THPT quốc gia môn sinh học là một trong những môn thi trắc nghiệm. Nội dung kiến thức trong kỳ thi này chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12. Đề thi không chỉ bao gồm lý thuyết mà còn cả bài tập tính toán. Do vậy ngoài việc học lý thuyết thì các kỹ năng tính toán cũng rất quan trọng. Bài tập trong câu trắc nghiệm không đòi hỏi thí sinh phải mất nhiều thời gian tính toán, thường là bài toán cơ bản, hoặc một khâu trong quá trình giải một bài toán lớn hơn.

Trong đề thi môn sinh, số điểm về bài tập chiếm 30-35%, trong đó bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể chiếm khoảng 2 câu, trong các dạng bài tập sinh học thì bài tập phần đột biến số lượng NST là phần tương đối dễ và ít dạng nhất. Tuy thế nếu các em không có phương pháp làm bài hợp lý thì có thể sẽ bị bối rối, sa đà trong cách làm nên việc giải trở nên chậm chạp, kết quả thiếu chính xác và do đó không còn nhiều thì giờ để suy nghĩ, nghiền ngẩm làm các câu lý thuyết, vì đối với mỗi câu các em chỉ có khoảng 1.25 phút để tìm ra đáp án trả lời.

 Là một giáo viên dạy học ở trường THPT miền núi, điều kiện học tập của học sinh còn nhiều khó khăn do kinh tế chưa phát triển mạnh, tỉ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo khá cao. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chất lượng học sinh vẫn chưa cao. Đặc biệt là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi trong kì thi THPT quốc gia còn thấp, điều đó đã làm cho tôi luôn trăn trở. Tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để học sinh đi thi đạt điểm tối đa ở phần bài tập nói chung và bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể thể nói riêng. Vì vậy, những năm gần đây trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu và tìm được cách ôn luyện phù hợp, đưa ra các phương pháp giải cho từng dạng bài tập nói chung và bài tập đột biến số lượng nhiếm sắc thể nói riêng, từ đó học sinh biết cách và thích làm các bài tập nên kết quả đã được nâng lên.

 

doc 19 trang thuychi01 8200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh phương pháp giải một số dạng bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi thpt quốc gia và học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI
 MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG
NHIỄM SẮC THỂ NHẰM ĐẠT KẾT QUẢ CAO
TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA VÀ HỌC SINH GIỎI
 Người thực hiện: Trịnh Thị Oanh
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thủy 1 
 SKKN Môn: Sinh học
 THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 I. MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
3
 II. NỘI DUNG
3
1. Cơ sở lí luận
 3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
3.1. Bài tập đột biến lệch bội
4
Dạng 1: Xác định số lượng NST trong tế bào thể đột biến lệch bội
4
Dạng 2: Xác định số dạng đột biến lệch bội
5
Dạng 3: Cách viết giao tử thể ba (2n+1)
7
Dạng 4: Xác định kết quả lai khi biết gen trội lặn, kiểu gen của bố mẹ.
7
Dạng 5: Vận dụng kiến thức về quá trình giảm phân để giải một số dạng toán đột biến lệch bội 
8
3.2. Bài tập đột biến đa bội
12
Dạng 1: Xác định số lượng NST trong tế bào thể đa bội
12
Dạng 2: Xác định tỉ lệ giao tử của thể đa bội thường gặp như thể tam bội và thể tứ bội
12
Dạng 3: Cho biết kiểu gen của thế hệ bố mẹ. Xác định kết quả lai
13
Dạng 4: Biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ sau, xác định kiểu gen của thế hệ bố, mẹ.
14
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong dạy học, muốn đạt được hiệu quả cao, cùng với việc truyền thụ kiến thức người giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của môn học. Trong kì thi THPT quốc gia môn sinh học là một trong những môn thi trắc nghiệm. Nội dung kiến thức trong kỳ thi này chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12. Đề thi không chỉ bao gồm lý thuyết mà còn cả bài tập tính toán. Do vậy ngoài việc học lý thuyết thì các kỹ năng tính toán cũng rất quan trọng. Bài tập trong câu trắc nghiệm không đòi hỏi thí sinh phải mất nhiều thời gian tính toán, thường là bài toán cơ bản, hoặc một khâu trong quá trình giải một bài toán lớn hơn.
Trong đề thi môn sinh, số điểm về bài tập chiếm 30-35%, trong đó bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể chiếm khoảng 2 câu, trong các dạng bài tập sinh học thì bài tập phần đột biến số lượng NST là phần tương đối dễ và ít dạng nhất. Tuy thế nếu các em không có phương pháp làm bài hợp lý thì có thể sẽ bị bối rối, sa đà trong cách làm nên việc giải trở nên chậm chạp, kết quả thiếu chính xác và do đó không còn nhiều thì giờ để suy nghĩ, nghiền ngẩm làm các câu lý thuyết, vì đối với mỗi câu các em chỉ có khoảng 1.25 phút để tìm ra đáp án trả lời.
 Là một giáo viên dạy học ở trường THPT miền núi, điều kiện học tập của học sinh còn nhiều khó khăn do kinh tế chưa phát triển mạnh, tỉ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo khá cao. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chất lượng học sinh vẫn chưa cao. Đặc biệt là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi trong kì thi THPT quốc gia còn thấp, điều đó đã làm cho tôi luôn trăn trở. Tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để học sinh đi thi đạt điểm tối đa ở phần bài tập nói chung và bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể thể nói riêng. Vì vậy, những năm gần đây trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu và tìm được cách ôn luyện phù hợp, đưa ra các phương pháp giải cho từng dạng bài tập nói chung và bài tập đột biến số lượng nhiếm sắc thể nói riêng, từ đó học sinh biết cách và thích làm các bài tập nên kết quả đã được nâng lên. 
 Từ thực tế đó, tôi mạnh dạn viết lại một trong những kinh nghiệm ôn thi của của mình, đó là “Hướng dẫn học sinh Phương pháp giải một số dạng bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia và học sinh giỏi ”
2. Mục đích nghiên cứu
 Nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao chất lương học sinh, giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Mặt khác thông qua đề tài có thể giúp các
đồng nghiệp thêm vài kinh nghiệm trong giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Là 2 lớp 12 tôi đang trực tiếp giảng dạy và ôn thi THPT quốc gia cụ thể là 
lớp 12A3, 12A4. Các lớp này đều học theo chương trình chuẩn và phần lớn là
học sinh có học lực trung bình và học lực yếu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề này tôi sử dụng phương pháp:
- Nghiên cứu tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu và sách tham khảo
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Để làm được một số dạng bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể học sinh cần nắm vững một số kiến thức lí thuyết có liên quan đến quá trình giảm phân, kiến thức toán học về xác suất, tổ hợp, kiến thức về đột biến số lượng NST như:	
a. Khái niệm đột biến lệch bội: là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.
+ Các dạng đột biến lệch bội thường gặp ở sinh vật lưỡng bội:
­ Thể không : 2n – 2: Tế bào bị mất 2 NST tương đồng trong cặp đó
 ­ Thể 1: 2n – 1: Có 1 cặp NST chỉ mang 1 NST
­ Thể 3: 2n + 1: Có 1 cặp NST mang 3 NST
 ­ Thể 4: 2n + 2 : Có 1 cặp NST có  4 chiếc NST 
­ Thể 1 kép : 2n – 1 – 1: Có 2 cặp NST mà mỗi cặp chỉ có 1 NST 
 ­ Thể 3 kép : 2n + 1+ 1: Có 2 cặp NST mà mỗi cặp có 3 NST 
b. Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội
- Trong giảm phân
+ Trong giảm phân hình thành giao tử, một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li, dẫn đến hình thành các giao tử thừa hoặc thiếu một vài NST.
+ Các giao tử này kết hợp với nhau hoặc kết hợp với giao tử bình thường tạo ra các thể lệch bội.
- Trong nguyên phân: Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng (2n) làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.
­ Sự không phân li có thể xảy ra ở các cặp NST thường hoặc ở NST giới tính, ở că đối tượng động vật và động vật.
+ Lệch bội trên NST thường của người dẫn đến các hội chứng như: Hội chứng đao (3 NST số 21), hội chứng Patau (3 NST số 13), hội chứng Etuốt (3 NST số 18)
+ Thể lệch bội ở cặp NST giới tính của người dẫn đến các hội chứng như:Hội chứng 3X (XXX), Hội chứng Tớcnơ (XO), Hội chứng Claiphentơ (XXY)
c. Đột biến đa bội
Thể tự đa bội
* Khái niệm thể tự đa bội: là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n.
* Các dạng thể tự đa bội: Gồm thể đa bội lẻ 3n, 5n, và thể đa bội chẵn 4n, 6n,..
* Cơ chế hình thành thể tự đa bội:
- Trong quá trình giảm phân:
+ Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, bộ NST của tế bào không phân ly tạo giao tử 2n.
+ Giao tử (2n) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thể tam bội (3n).
+ Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n) tạo thể tứ bội (4n).
- Trong quá trình nguyên phân
Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (2n), nếu tất cả các cặp NST không phân li thì tạo nên thể tứ bội.
Thể dị đa bội
- Loại đột biến này được phát sinh ở các con lai khác loài, con lai thường bất thụ(không có khả năng sinh sản). Nếu ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng NST của 2 loài khác nhau thì sẽ tạo ra cơ thể dị da bội (còn được gọi là thể song nhị bội).
d. Kiến thức về quá trình giảm phân: ( được trình bày ở phần hướng dẫn học
 sinh làm bài tập)
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu :	
 Số học sinh yêu thích môn sinh học ít hơn rất nhiều so với các môn tự nhiên khác, một số em cho rằng môn sinh phần bài tập rất khó. Thực tế qua những năm giảng dạy bộ môn sinh học 12 tôi nhận thấy các em học sinh thường rất yếu khi giải bài tập, nên chất lượng các bài kiểm tra thường không cao, nguyên nhân do kỹ năng phân loại bài tập của các em còn yếu, mà theo chương trình mới sinh học 12 số tiết giải bài tập rất ít và thường ra bài tập cụ thể, rời rạc, chưa có tính hệ thống, đặc biệt phần đột biến số lượng NST, không có tiết rèn luyện bài tập do đó phần lớn học sinh lúng túng trong phương pháp và cách thức giải bài tập.
 Để tạo điều kiện cho học sinh vận dụng được những kiến thức lý thuyết vào giải các dạng bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể, trong quá trình dạy học tôi đã tìm ra phương pháp giải cho từng dạng bài tập phần này giúp các em tự tin hơn trong quá trình làm bài và với hy vọng các em cũng sẽ yêu thích và đam mê môn học hơn. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
3.1. BÀI TẬP ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
Dạng 1: Xác định số lượng NST trong tế bào thể đột biến lệch bội
* Cách giải:
­ Thể không: 2n – 2
­ Thể 1: 2n – 1
­ Thể 3: 2n + 1
­ Thể 4: 2n + 2 
­ Thể 1 kép: 2n – 1 – 1
­ Thể 3 kép: 2n + 1+ 1
Ví dụ 1: Ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm thuộc thể lệch bội dạng 3 nhiễm là:
A. 9. B. 10. C. 7. D. 12.
Hướng dẫn giải: Thể 3 có số lượng NST là: 2n + 1 = 8 + 1 = 9 
Vậy phương án A đúng
Ví dụ 2: Đậu hà lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài này có bao nhiêu NST?
A. 13. B. 15. C. 7. D. 12.
Hướng dẫn giải: Thể 1 có số lượng NST là: 2n - 1 = 14 - 1 = 13
Vậy phương án A đúng.
Ví dụ 3: Ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Tế bào sinh dưỡng của thể một kép thuộc loài này có bao nhiêu NST?
A. 23. B. 25. C. 36. D. 22.
Hướng dẫn giải: Thể 1 kép có số lượng NST là: 2n - 1- 1 = 24 - 1 -1 = 22 
Vậy phương án D đúng.
Ví dụ 4: Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là bao nhiêu ?
A. 23. B. 42. C. 24. D. 46.
Hướng dẫn giải:
Thể một kép (2n - 1 - 1).
Kì sau nguyên phân, tế bào chưa phân chia, nhưng các NST kép đã tách ra thành 2 NST đơn. Người ta quan sát thấy 44 NST. Vậy số lượng NST trong tế bào khi chưa nhân đôi là 44 : 2 = 22
Thể một kép có số lượng NST trong tế bào là 2n -1 -1 = 22
Vậy số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài này là: 22+1+1 = 24
Vậy phương án C đúng.
Ví dụ 5: Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 7 nhóm gen liên kết. Thể một của loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu?
A. 26. B. 13. C. 24. D. 15.
Hướng dẫn giải:
Tế bào sinh dưỡng có 7 nhóm gen liên kết tức là 2n =14 (số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn bội của loài).
Thể một 2n - 1 = 13
Kì sau nguyên phân, tế bào chưa phân chia nhưng các NST kép đã chia làm đôi, di chuyển về 2 cực của tế bào, do đó số NST thể đơn là:13 x 2 = 26 (NST)
 Vậy phương án A đúng.
Dạng 2: Xác định số dạng đột biến lệch bội
a. Xác định số dạng lệch bội đơn tối đa.
* Cách giải
Số dạng lệch bội đơn tối đa có thể xảy ra được tính theo công thức C1n = n
Ví dụ 1: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này.
A. 12. B. 25. C. 23. D. 24.
Hướng dẫn giải
Số lượng đột biến thể một tối đa khác nhau thuộc loài này là
C1n = n. Mà 2n = 14 => n = 12. 
Vậy phương án A đúng
Tổng quát: Tất cả các dạng lệch bội đơn ( thể không, thể một, thể 3, thể 4) tối đa có thể xảy ra đều được tính theo công thức C1n = n
b. Xác định số dạng lệch bội kép tối đa.
* Cách giải
Số dạng lệch bội kép tối đa có thể xảy ra được tính theo công thức
 C2n = n!/ 2!( n-2)!
Ví dụ : Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép có thể có ở loài này là
A. 21. B. 42. C. 7. D. 14.
Hướng dẫn giải: Số loại thể một kép tối đa sẽ là: C27 =21
Vậy phương án A đúng
Tổng quát: Tất cả các dạng lệch bội kép( thể một kép, thể 3 kép, thể 4 kép) tối đa có thể xảy ra đều được tính theo công thức C2n
c. Xác định số trường hợp đồng thời xảy ra cả a ( a< n) thể lệch bội khác nhau mà đều là thể lệch bội đơn.
* Cách giải
­ Với thể lệch bội thứ nhất sẽ có n trường hợp tương ứng với n cặp NST.
­ Với thể lệch bội thứ hai sẽ có n – 1 trường hợp tương ứng với n – 1 cặp 
NST còn lại.
­ Với thể lệch bội thứ ba sẽ có n – 2 trường hợp tương ứng với n – 2 cặp 
NST còn lại. 
­ Với thể lệch bội thứ a ( a < n) sẽ có n – a trường hợp tương ứng với n – a 
cặp NST còn lại. 
Vậy số trường hợp đồng thời xảy ra a thể lệch bội đơn là: Aan = n!/(n –a)! hoặc
C1n X C1n-1 x C1n-2 
Ví dụ 1: Một loài có bộ NST 2n = 24. Tính theo lí thuyết số loại thể đột biến vừa là thể một vừa là thể ba có thể có ở loài này là
 A. 24. B. 48. C. 132. D. 66.
Hướng dẫn giải
Cách 1: Số loại thể đột biến vừa là thể một vừa là thể ba sẽ là: 
C112 x C111 = 132 
Cách 2: Sử dụng công thức: Aan = A212 = 132
Vậy phương án C đúng
Ví dụ 2: Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 8. Tính theo lí thuyết
­ Có bao nhiêu trường hợp thể 1 có thể xảy ra?
­ Có bao nhiêu trường hợp thể 3 kép có thể xảy ra?
­ Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3?
Hướng dẫn giải
Ta có 2n = 8→ n = 4
- Số trường hợp thể 1 có thể xảy ra: C1n = n = 4
- Số trường hợp thể 3 kép có thể xảy ra: C2n = 6
- Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3 là
Aan = n!/(n –a)! = 4!/(4 – 3)! = 4!/1! = 4.3.2 = 24
Hoặc C14 X C13 x C12 = 24
d. Có a thể lệch bội khác nhau mà mà vừa là thể lệch bội đơn,vừa là thể lệch bội kép
* Cách giải
Trong trường hợp này chỉ được dùng công thức tổ hợp để tính: 
-Nếu ta chọn thể lệch bội kép trước để tính thì ta lấy C2n
-Nếu ta chọn thể lệch bội đơn trước để tính thì ta lấy C1n
Giả sử chọn thể lệch bội kép trước để tính thì dùng công thức: C2n X C1n-2 
Còn nếu ta chọn thể lệch bội đơn trước để tính thì dùng công thức: C1n X C2n-1
Ví dụ: Một loài có 2n =18 NST. Tính theo lí thuyết số loại thể lệch bội vừa là thể ba vừa là thể một kép là bao nhiêu?
 A. 18. B. 84. C. 36. D. 252.
Hướng dẫn giải
Thể lệch bội vừa là thể ba vừa là thể một kép là cơ thể bị đột biến ở 3 cặp NST trong đó 2 cặp đều có 1 NST và một cặp có 3 NST.
Vậy số loại thể lệch bội vừa là thể ba vừa là thể một kép là
C19 x C28 = 252 (hoặc C29 x C17 =252).
Vậy phương án D đúng
Dạng 3: Cách viết giao tử thể ba (2n+1)
 * Cách giải
- Cơ thể (2n+1) giảm phân cho giao tử( n+1) mang 2 NST của cặp đó và giao tử (n) mang 1 NST của cặp đó, sử dụng sơ đồ hình tam giác để xác định giao tử.
- Học sinh vẽ hình tam giác, rồi điền lên 3 đỉnh của tam giác là các alen thì giao tử là các cạnh và các đỉnh của tam giác.
Ví dụ : Cơ thể có kiểu gen Aaa khi thực hiện quá trình giảm phân bình thường cho những loại giao tử nào? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Dựa vào các đỉnh của và cạnh của tam giác,cơ thể có kiểu gen Aaa khi thực hiện quá trình giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử với tỉ lệ : 1/6 A ; 2/6 Aa ; 1/6 aa; 2/6 a.
Dạng 4: Xác định kết quả lai khi biết gen trội lặn, kiểu gen của bố mẹ.
* Cách giải:
Bước 1: Quy ước gen ( nếu đề chưa quy ước)
Bước 2: Xác định tỉ lệ giao tử.
Bước 3: Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình theo yêu cầu đề cho.
Ví dụ 1: Ở đậu gen A trội hoàn toàn quy định tính trạng hạt màu nâu so với gen a quy định tính trạng hạt màu trắng. Cây đậu mang đột biến dị bội (2n+1) giảm phân cho giao tử có loại chứa 2 NST, có loại chỉ mang 1 NST chứa gen như trên. Cây đậu dị hợp 2n giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 trong phép lai : P Aaa x Aa là :
A.1/12AA : 3/12Aa : 3/12Aaa : 2/12Aaa : 1/12aaa : 2/12aa.
B.1/12AA : 1/12Aa : 3/12Aaa : 2/9Aaa : 1/12aaa: 2/12aa.
C.1/9AA : 3/10Aa : 3/12Aaa : 2/7Aaa : 1/12aaa : 2/12aa.
D.1/9AA : 3/12Aa : 3/12Aaa : 2/7Aaa : 1/12aaa : 2/12aa.
Hướng dẫn giải:
- Cây Aaa giảm phân cho 4 loại giao tử: 1A, 2a, 2Aa, 1aa.
- Cây Aa giảm phân cho 2 loại giao tử: 1A, 1a
- Tổ hợp giao tử ta có: AA = 1/6 x 1/2 = 1/12 -> Loại đáp án C và D
 Aa = (1/6 x 1/2) + ( 2/6 x 1/2) = 3/12
Vậy phương án A đúng
Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thể ba nhiễm tạo hai loại giao tử (n +1) và (n). Tế bào noãn (n + 1) có khả năng thụ tinh còn hạt phấn thì không có khả năng này. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trong phép lai : P: Bố( Aaa ) x mẹ (Aaa) là :
A. 2 hoa đỏ : 1 hoa trắng. B. 1 hoa đỏ : 2 hoa trắng
C. 5 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D. 1 đỏ : 1 trắng
Hướng dẫn giải:
- Cây bố( Aaa ) giảm phân cho giao tử 1A, 2a, 2Aa, 1aa
- Cây mẹ ( Aaa ) giảm phân cho giao tử 1A, 2a, 2Aa, 1aa
- Vì hạt phấn (n + 1) không có khă năng thụ tinh nên tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trong phép lai : P: Bố( Aaa ) x mẹ (Aaa) là : 
+ Hoa trắng chiếm tỉ lệ: (2/6 x 2/3) + (1/6 x 2/3) = 1/3
-> Hoa đỏ chiếm tỉ lệ: 1 -1/3 = 2/3
Vậy phương án A đúng
Dạng 5: Vận dụng kiến thức về quá trình giảm phân để giải một số dạng toán đột biến lệch bội 
* Cách giải: Học sinh phải hiểu cơ chế phát sinh giao tử dẫn đến đột biến lệch bội. 
* Trường hợp xảy ra trên 1 cặp NST thường (Aa)
- Giảm phân bình thường.( sơ đồ 1)
 Aa -> AAaa
 (2n) tự nhân đôi
Lần phân bào I AA aa
Lần phân bào II A A a a
 (n) (n) (n) (n)
Kết quả : 1 tế bào sinh giao tử 2n -> loại giao tử (n) là A và a.
- Giảm phân bất thường (không phân li ở lần phân bào giảm phân I). ( sơ đồ 2)
 Aa -> AAaa
 (2n) tự nhân đôi
Lần phân bào I AAaa O
Lần phân bào I Aa Aa O O
 (n+1) (n+1) (n-1) (n-1)
Kết quả : 1 tế bào sinh giao tử 2n -> 2 loại giao tử là : (n+1) và (n-1)
- Giảm phân bất thường (không phân li ở lần phân bào giảm phân II), ( sơ đồ 3)
Aa -> AAaa hoặc Aa -> AAaa
 (2n) tự nhân đôi ) (2n) tự nhân đôi)
Lần phân bào I 
 AA aa Lần phân bào I AA aa
Lần phân bào II AA O a a Lần phân bào II A A aa O
 (n+1) (n-1) (n) (n) (n) (n) (n+1) (n-1)
Kết quả : 1 tế bào sinh giao tử (2n) -> 3 loại giao tử là : (n) , (n+1) , (n - 1).
Ví dụ 1: Khi các cá thể của một quần thể giao phối ( quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp NST thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về NST là: 
A. 2n, 2n­1, 2n+ 1, 2n­2, 2n+2. B. 2n+1, 2n­1­1­1, 2n.
C. 2n­2, 2n, 2n+2+1. D. 2n+1, 2n­2­2, 2n, 2n+2.
Hướng dẫn giải: Theo sơ đồ 2: Khi các cá thể của một quần thể giao phối tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp NST thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân 2 diễn ra bình thường sẽ tạo các giao tử n + 1, n – 1 và n, sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp sau:
 ­ Nếu giao tử n x giao tử n -> Hợp tử 2n
 ­ Nếu giao tử n x giao tử n +1-> Hợp tử 2n +1
 ­ Nếu giao tử n x giao tử n ­ 1-> Hợp tử 2n ­ 1
 ­ Nếu giao tử n – 1 x giao tử n ­ 1-> Hợp tử 2n ­ 2
 ­ Nếu giao tử n + 1 x giao tử n +1-> Hợp tử 2n +2
Vậy đáp án A đúng
Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong phảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen: 
A. AAb ; aab ; b. B. Aab ; b ; Ab ; ab.
C. AAbb. D. Abb ; abb ; Ab ; ab.
Hướng dẫn giải 
Theo sơ đồ 3: 
­ Cặp Aa không phân li trong giảm phân 2 cho 3 loại giao tử: AA, aa, O.
- Cặp bb giảm phân bình thường cho giao tử: b
­ Vậy cơ thể Aabb giảm phân cho các giao tử: b x ( AA, aa, O) = AAb ; aab ; b. 
 Vậy đáp án A đúng
*Trường hợp xảy ra trên cặp NST giới tính XX ( đa số loài, con cái có cặp NST giới tính là XX). ( sơ đồ 4)
- Giảm phân bình thường.
 XX -> XXXX
 (2n) tự nhân đôi
 Lần phân bào I XX XX
 Lần phân bào II X X X X
 (n) (n) (n) (n)
Kết quả : 1 tế bào sinh giao tử 2n ->1 loại trứng X (n)
- Giảm phân bất thường (không phân li ở lần phân bào giảm phân I) ( sơ đồ 5)
 XX -> XXXX
 (2n) tự nhân đôi
 Lần phân bào I XXXX O
 Lần phân bào II XX XX O O
 (n+1) (n+1) (n-1) (n-1)
Kết quả : 1 tế bào trứng 2n -> 1 trong 2 loại trứng là : XX (n+1) và O (n-1)
- Giảm phân bất thường (không phân li ở lần phân bào giảm phân II), ( sơ đồ 6)
 XX -> XXXX
 (2n) tự nhân đôi
 Lần phân bào I XX XX
 Lần phân bào II XX O X X
 (n+1) (n-1) (n) (n)
Kết quả : 1 tế bào sinh trứng (2n) -> 1 trong 3 loại trứng là : X(n) , XX(n+1), O(n -

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_phuong_phap_giai_mot_so_dang_bai_tap.doc