SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam
Trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông, Atlat Địa lí Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể coi đó là “cuốn sách giáo khoa” Địa lí đặc biệt, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ. Cuốn Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn đã minh chứng cho tầm quang trọng của Atlat. Cho đến nay việc khai thác kiến thức vận dụng vào học tập và giảng dạy chưa được nhiều,đặc biệt là khai thác thông tin trong đó nhiều giáo viên và học sinh chưa khai thác được hoặc lúng túng khi sử dụng.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy bộ môn Địa lí tại trường trung học cơ sở Quang Trung, đặc biệt là thông qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh thi vào các trường chuyên. Qua đánh giá tôi nhận thấy kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam của học sinh chưa thực sự hiệu quả, khi học Địa lí học sinh còn học một cách thụ động, việc không nắm bắt được kiến thức trong quá trình học tập hoặc học dưới dạng học vẹt. Nên về cơ bản các em không nắm được kiến thức một cách khoa học và vững chắc. Một phần do chúng ta chưa rèn luyện tốt cho học sinh kĩ năng sử dụng Atlat trong quá trình dạy- học.
Muốn hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, thì học sinh phải biết ghi nhớ kiến thức Địa lí thông qua Atlat, từ Atlat và kiến thức đã học các em sẽ rút ra được các sự kiện, các hiện tượng và quá trình địa lí, trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí. Trong quá trình học tập và giảng dạy Địa lí, làm thế nào để học sinh tiếp thu được bài học, nắm vững kiến thức một cách khoa học và có hệ thống nhất, thì không hẳn ai cũng thực hiện được, nhất là khi phương tiện dạy học còn thiếu thốn, chương trình học của học sinh còn dày đặc, vậy nên dẫn đến tình trạng học sinh nắm kiến thức một cách mơ hồ, không có hệ thống. Việc hướng dẫn và giúp học sinh có kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat là một yêu cầu tất yếu của cả người dạy và người học.
Để giúp học sinh lớp 9 sử dụng tốt Atlat địa lí Việt Nam vào học tập và làm bài thi, đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức sẵn có hoặc tiềm ẩn trong Atlat.Việc này rất nhiều giáo viên ở bậc THCS chưa thực sự làm được.
Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 9 khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM Người thực hiện: Lê Thùy Anh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Địa Lí THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 1 1-2 2 2 2 PHẦN II: NỘI DUNG Cơ sở lí luận Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến Các giải pháp nhằm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 2-3 3-4 4-20 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị 20 PHỤ LỤC PHẦN I MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông, Atlat Địa lí Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể coi đó là “cuốn sách giáo khoa” Địa lí đặc biệt, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ. Cuốn Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn đã minh chứng cho tầm quang trọng của Atlat. Cho đến nay việc khai thác kiến thức vận dụng vào học tập và giảng dạy chưa được nhiều,đặc biệt là khai thác thông tin trong đó nhiều giáo viên và học sinh chưa khai thác được hoặc lúng túng khi sử dụng. Xuất phát từ thực tế giảng dạy bộ môn Địa lí tại trường trung học cơ sở Quang Trung, đặc biệt là thông qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh thi vào các trường chuyên. Qua đánh giá tôi nhận thấy kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam của học sinh chưa thực sự hiệu quả, khi học Địa lí học sinh còn học một cách thụ động, việc không nắm bắt được kiến thức trong quá trình học tập hoặc học dưới dạng học vẹt. Nên về cơ bản các em không nắm được kiến thức một cách khoa học và vững chắc. Một phần do chúng ta chưa rèn luyện tốt cho học sinh kĩ năng sử dụng Atlat trong quá trình dạy- học. Muốn hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, thì học sinh phải biết ghi nhớ kiến thức Địa lí thông qua Atlat, từ Atlat và kiến thức đã học các em sẽ rút ra được các sự kiện, các hiện tượng và quá trình địa lí, trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí. Trong quá trình học tập và giảng dạy Địa lí, làm thế nào để học sinh tiếp thu được bài học, nắm vững kiến thức một cách khoa học và có hệ thống nhất, thì không hẳn ai cũng thực hiện được, nhất là khi phương tiện dạy học còn thiếu thốn, chương trình học của học sinh còn dày đặc, vậy nên dẫn đến tình trạng học sinh nắm kiến thức một cách mơ hồ, không có hệ thống. Việc hướng dẫn và giúp học sinh có kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat là một yêu cầu tất yếu của cả người dạy và người học. Để giúp học sinh lớp 9 sử dụng tốt Atlat địa lí Việt Nam vào học tập và làm bài thi, đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức sẵn có hoặc tiềm ẩn trong Atlat.Việc này rất nhiều giáo viên ở bậc THCS chưa thực sự làm được. Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 9 khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam” Mục đích nghiên cứu Việc chọn đề tài“Hướng dẫn học sinhlớp 9 khai thác kiến thứctừ Atlat địa lí Việt Nam”nhằm thể hiện một số mục đích sau: Hướng dẫn học sinh nắm được và có các kĩ năng khai thác tốt các kiến thức địa lí từ Atlat địa lí Việt Nam. Giúp học sinh biết cách khai thác và sử dụng Atlat để giảm được thời gian học tập, giảm bớt việc học theo cách ghi nhớ máy móc và giúp học sinh làm bài đạt kết quả tốt hơn. Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat, từ đó khai thác các kiến thức địa lí từ Atlat cho việc học tập.Giúp giáo viên có thể tham khảo, vận dụng kinh nghiệm vào quá trình giảng dạy bộ môn địa lí và bồi dưỡng học sinh giỏi. Đối tượng nghiên cứu Học sinh khối lớp 9 trường THCS Quang Trung- Thành phố Thanh Hóa Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp, các kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo các kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat trong quá trình học tập và làm bài thi môn Địa lí. Xây dựng được một số câu hỏi, bài tập nhằm rèn luyện các kĩ năng sử dụng Atlat. Thông qua các giờ dạy trên lớp, qua việc nắm bắt khả năng tiếp thu của học sinh, qua các buổi trao đổi sinh hoạt chuyên môn học hỏi từ đồng nghiệp từ đó giáo viên khắc phục một số hạn chế của đề tài này. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Vân dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động cho học sinh trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam giúp giờ học Địa lí đạt hiệu quả cao. PHẦN II: NỘI DUNG Cơ sở lí luận Atlat địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí. Với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XI đã tạo nên những thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ thông tin được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Môn Địa lý cũng không bỏ qua cơ hội sử dụng chúng vào trong quá trình dạy học. Càng ngày càng nhiều phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học được sử dụng rộng rãi theo những phương pháp dạy học thích hợp. Các phương tiện dạy học một mặt làm thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, mặt khác góp phần đổi mới nội dung dạy học và mở rộng thêm khả năng lĩnh hội tri thức khoa học hiện đại. Nhờ vào việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học này mà việc dạy học đã đem lại hiệu quả cao nhất. Một trong những phương phương tiện dạy học hiện nay được cả thầy và trò đón nhận và được sử dụng rộng rãi chính là Atlát địa lý Việt Nam do Công ty cổ phần Bản đồ – Tranh ảnh giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn và xuất bản. Atlát địa lý Việt Nam là một hệ thống hoàn chỉnh các bản đồ giáo khoa, có nội dung liên quan và bổ sung cho nhau, được sắp xếp một cách khoa học theo trình tự và nội dung của Sách giáo khoa. Nội dung Atlát địa lí Việt Nam gồm 3 phần chính: - Các bản đồ địa lý tự nhiên - Các bản đồ địa lý kinh tế xã hội - Bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam Atlát địa lý Việt Nam được thành lập dựa trên chương trình Địa lý Việt Nam, nó diễn giải các vấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, đi từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ toàn thể đến khu vực, các bộ phận. Đây chính là cấu trúc chung nhất của Atlát. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí.Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy,việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung, Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng, là không thể thiếu khi học môn Địa lí. Một thực trạng hiện nay là kĩ năng sử dụng khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam ở bậc THCS còn bị xem nhẹ, rất nhiều học sinh còn chưa biết đến Attlat địa lí Việt Nam là gì, hoặc khi có Atlat trong tay các em cũng rất lúng túng trong khi sử dụng. Theo yêu cầu của bộ môn thì việc sử dụng, khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam là bắt buộc, ở trên lớp Giáo viên phải cho học sinh làm việc với Atlat ngay từ lớp 8, như vậy khi dạy trên lớp vừa kết hợp với Atlat của học sinh, vừa kết hợp với bản đồ của Giáo viên trên máy chiếu, giờ học Địa lí sẽ đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức tốt và thích thú khi tự mình khai thác được kiến thức từ Atlat.Những năm trước đây, ở số bài kiểm tra học kì của lớp 9 tại trường THCS Quang Trung đối với những đề có các câu mà yêu cầu học sinh phải dựa vào Atlat địa lí Việt Nam thì chất lượng của bài kiểm tra chưa cao. Vì vậy, năm học 2015-2016 khi trực tiếp giảng dạy môn Địa lí lớp 8- trường THCS Quang Trung, tôi đã khuyến khích các em mua Atlat địa lí Việt Nam và sử dụng ngay khi các em được học chương trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, nhờ đó mà đến năm học 2016-2017, bài kiểm tra học kì I của khối lớp 9 đã nâng cao rõ rệt, các câu hỏi cần sử dụng Atlat các em đều trả lời được. Trong năm học này, cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn Địa lí cấp THCS cũng có sự thay đổi, phần sử dụng Atlat để trả lời câu hỏi chiếm 2/20 điểm: TT Các phần Số điểm Số câu hỏi Loại câu hỏi 1 Trái Đất 2,0 1 Tự luận 2 Địa lí tự nhiên Việt Nam 2,0 1-2 Tự luận 3 Địa lí dân cư Việt Nam 2,0 1-2 Tự luận 4 Địa lí ngành kinh tế 3,0 1-2 Tự luận 5 Địa lí các vùng kinh tế 3,0 1-2 Tự luận 6 Địa lí địa phương 2,0 1-2 Tự luận 7 Kỹ năng Atlat địa lí Việt Nam 2,0 1 Tự luận Biểu đồ, bảng số liệu. 4,0 1-2 Tự luận Tổng 20,00 8-14 Từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh sử dụng và khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam là việc làm cần thiết, và phải được thực hiện song song với việc dạy- học môn Địa lí. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học bản thân tôi và đồng nghiệp cũng có lúc còn cảm thấy lúng túng với việc rèn luyện kĩ năng này cho học sinh, đặc biệt là khối lớp 8, lớp 9. Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng làm việc với Atlat của học sinh. Các giải pháp nhằm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam 3.Những yêu cầu chung đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam Thông thường trước khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam,giáo viên và học sinh cần phải: + Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ. + Nhận biết, xác định và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ. + Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ. + Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ. + Xác định các mối liên hệ không gian trên bảnđồ. + Xác định các mối quan hệ tương hỗ thể hiện trên bản đồ. + Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, ) Đối với giáo viên khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để phân tích cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Khi dạy trên lớp sử dụng những bản đồ phải có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm hiểu trong bài dạy của mình. - Khi hướng dẫn học sinh phân tích bản đồ cần phải chú ý cách học sinh đọc đúng các ước hiệu, ký hiệu, màu sắc, và hình dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Khi phân tích bản đồ phải tìm tòi các chi tiết, không bỏ sót một dữ kiện nào trên bản đồ. Cần chú ý nghiên cứu kỹ các biểu đồ, và các chú thích kèm theo để nắm vững cả những chi tiết nhỏ nhất. - Khi hướng dẫn học sinh làm việc với Atlat để giải quyết nội dung giáo viên đưa ra phải yêu cầu các em biết lựa chọn mình sẽ sử dụng bản đồ nào, trang nào cho phù hợp với nội dung bài học? - Phải hướng dẫn học sinh phân tích từng dữ kiện, chúng có đặc điểm gì nổi bật? Cần khai thác bản đồ, lược đồ hay biểu đồ nào để tìm hiểu kiến thức của bài. Trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat học sinh cần phải nhớ là : - Dựa vào bản đồ nào? Trang nào? của Atlat. - Nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích. - Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra nhận xét. - Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế, giữa các yếu tố kinh tế với nhau, từ đó rút ra kết luận - Trong nhiều trường hợp, học sinh phải sử dụng cùng lúc các trang bản đồ Atlat để trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể.Ví dụ, câu hỏi dựa vào Atlat địa lí để trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với của một vùng hoặc một tỉnh. Để làm được câu này, học sinh phải sử dụng các trang bản đồ hành chính, hình thể, địa chất và khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên. 3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung trong Atlat địa lí Việt Nam để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội Để giúp giáo viên và học sinh bước đầu hiểu hơn về Atlat địa lí Việt Nam, tôi xin đưa ra một phân tích về nội dung kiến thức qua từng trang của Atlat địa lí Việt Nam như sau: Bản đồ hành chính Việt Nam * Nội dung chính: Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 63 tỉnh thành, vùng lãnh thổ bao gồm vùng đất liền, biển- hải đảo, vùng trời, tên các nước có đường biên giới với nước ta.Diện tích đảo; quần đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Có ranh giới các tỉnh trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, các đường quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ thống sông. * Nội dung bổ sung: Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam á. Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố Bản đồ hình thể Việt Nam * Nội dung chính: Thể hiện nét khái quát về hình thể lãnh thổ, hình dạng, phạm vi lãnh thổ Việt Nam cả vùng đất liền và biển, đảo. Bản đồ này còn thể hiện các đặc điểm chung về tự nhiên Việt Nam: Địa hình, sông ngòi * Nội dung bổ sung: Thể hiện một số hình ảnh các miền ở nước ta Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam * Nội dung chính:Thể hiện các mỏ khoáng sản chính của nước ta.Thể hiện địa chất, địa tầng nước ta. Các đối tượng địa chất khác như phun trào axít; maphic; xâm nhập axít; trung tính * Nội dung bổ sung:- Bản đồ nhỏ thể hiện địa chất biển Đông và các vùng kế cận. Bản đồ nhỏ góc trái dưới cùng trang thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam Bản đồ khí hậu * Nội dung chính: Thể hiện khí hậu chung Việt Nam: Các loại gió thổi, các vùng khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, mùa bão * Nội dung bổ sung: - Các bản đồ phụ thể hiện nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm, các tháng Bản đồ các hệ thống sông của nước ta * Nội dung chính: Thể hiện đặc điểm sông ngòi nước ta: Mật độ, hướng chảyCác hệ thống sông chính của nước ta. * Nội dung bổ sung: - Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông và lưu lượng nước trung bình (có sự phân hóa theo thời gian) của một số hệ thống sông tiêu biểu của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ Bản đồ đất – thực vật và động vật * Nội dung chính: Thể hiện các loại đất, các thảm thực vật và động vật nước ta Bản đồ các miền tự nhiên * Tên bản đồ: Các miền tự nhiên (trang 13,14)A. Miền Bắc và Đông Bắc Bộ/ B. Miền Tây Bắc và Nam Trung Bộ/ C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ * Nội dung chính: Thể hiện các miền tự nhiên nước ta *Nội dung bổ sung: Bản đồ nhỏ thể hiện vị trí địa lý các miền tự nhiên nước ta. Lát cắt địa hình ở một số vị trí đặc biệt. Hệ thống sông ngòi. Các điểm quần cư; đường giao thông Bản đồ dân số Việt Nam *Nội dung chính: Thể hiện đặc điểm dân số Việt Nam *Nội dung bổ sung : Số dân Việt nam qua các thời kì; Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi; Các điểm dân cư đô thị; Cơ cấu dân số hoạt động theo các nghành kinh tế năm 1995-2007 Bản đồ dân tộc Việt Nam *Nội dung chính : Thể hiện sự phân bố các dân tộc ở nước ta. Thể hiện sự phân bố các ngôn ngữ chính ở nước ta *Nội dung phụ :Thể hiện 54 dân tộc có trên lãnh thổ nước ta và số dân của các dân tộc này. Tỉ lệ các dân tộc chính ở nước ta Bản đồ nông nghiệp chung * Nội dung chính: Thể hiện vùng nông nghiệp chung nước ta. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam * Nội dung bổ sung: Hệ thống sông, điểm dân cư; Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Một số hình ảnh minh họa các cây trồng nông nghiệp quan trọng. Bản đồ phụ thể hiện quần đảo Trường Sa Bản đồ nông nghiệp * Nội dung chính: Thể hiện diện tích lúa, hoa màu, cây công nghiệp và sản lượng lúa các tỉnh; diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực; Số lượng gia súc; gia cầm các tỉnh; Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã được sử dụng; Sự phân bố một số loại cây, con chủ yếu ở nước ta * Nội dung bổ sung: Diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm; Cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi qua các năm; Số lượng gia súc bình quân Bản đồ lâm – ngư nghiệp * Nội dung chính: Thể hiện diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh; Quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh và thành phố; Sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh và thành phố * Nội dung bổ sung: Thể hiện sản lượng thuỷ sản cả nước qua các màu; Quần đảo Trường Sa thể hiện toàn vẹn lãnh thổ; Hình ảnh đặc trưng của hai ngành lâm nghiệp, thuỷ sản Bản đồ công nghiệp chung * Nội dung chính: Thể hiện các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiẹpp phân theo giá trị sản xuất công nghiệp; Các ngành công nghiệp cơ bản của các trung tâm công nghiệp * Nội dung bổ sung: Thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm; Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế; Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp; Hình ảnh khai thác than ở Quảng Ninh và bản đồ phụ thể hiện quần đảo Trường Sa. Sự phân bố các ngành công nghiệp chủ chốt ở nước ta Bản đồ các ngành công nghiệp trọng điểm * Nội dung chính: - Bản đồ công nghiệp năng lượng: Thể hiện sự phân bố các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, cụm diezen, các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng và các mỏ than, mỏ dầu đang khai thác, hệ thống đường dây tải điện 500kv, trạm biến áp - Bản đồ công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử, tin học thể hiện quy mô giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp (tỷ đồng), các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử, tin học hoá chất - Bản đồ công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm: Thể hiện sự phân bố và quy mô giá trị ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (tỷ đồng) * Nội dung bổ sung: - Bản đồ công nghiệp năng lượng: + Biểu đồ phụ thể hiện sản lượng dầu thô, than sạch qua các năm +Biểu đồ tròn giá trị sản xuất của ngành năng lượng trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp - Bản đồ công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử tin học, hoá chất: +Biểu đồ tròn thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp (%) - Bản đồ công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm: + Biểu đồ cột chồng: Thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp nhẹ và công nghiệp thự phẩm qua các năm (tỷ đồng) + Biểu đồ tròn thể hiện giá trị sản xuất của công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành Bản đồ giao thông * Nội dung chính: Thể hiện các tuyến đường giao thông chính ở nước ta; Các đầu mối giao thông *Nội dung bổ sung: Ranh giới các tỉnh, thành; Tên các tỉnh; tỉnh lỵ, cửa khẩu; Hình ảnh đoàn tàu thống nhất Bắc Nam, sự toàn vẹn lãnh thổ. Bản đồ thương mại * Nội dung chính: + Bản đồ thương mại:Thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ các tỉnh tính theo đầu người; Tổng số người kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ của các tỉnh; Xuất nhập khẩu của các tỉnh + Bản đồ ngoại thương: Thể hiện kim ngạch buôn bán giữa các nước Bản đồ du lịch Việt Nam * Nội dung chính: Thể hiện các trung tâm du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trên nền địa hình nước ta *Nội dung bổ sung: - Biểu đồ cột thể hiện khách du lịch và doanh thu từ du lịch qua các năm - Biểu đồ tròn thể hiện khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm - Hình ảnh về tài nguyên du lịch nhân văn (cố đô Huế), tự nhiên (Vịnh Hạ Long) - Bản đồ nhỏ thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam Bản đồ vùng kinh tế Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ; Nam Bộ * Nội dung chính: - Bản đồ địa lý chung:Thể hiện tự nhiên chung vùng Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ; Nam Bộ: Địa hình; Đất; Sông ngòi; Khoáng sản - Bản đồ kinh tế: Thể hiện các trung tâm kinh tế lớn và các ngành kinh tế chủ chốt (gồm công nghiệp; nông nghiệp; lâm nghiệp; dịch vụ) * Nội dung bổ sung: - Thể hiện GDP của vùng so với GDP cả nước - Cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành 3.3. Một số ví dụ, bài tập rèn luyện cho học sinh lớp 9 kĩ năng sử dụng và khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam 3.3.1. Khai thác bản đồ, biểu đồ, sử dụng số liệu trong Atlat địa lí Việt Nam để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về Dân cư
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_khai_thac_kien_thuc_tu_atlat_d.docx