SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán tìm thành phần chưa biết đạt kết quả tốt
Cùng với các môn học khác ở tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, cần thiết cho các môn học khác. Nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy, trí tụê của con người. Đồng thời góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng cho người lao động. Chương trình toán lớp hai là một bộ phận của chương trình toán tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp một.
Các yếu tố đại số trong chương trình toán ở tiểu học được sắp xếp xen kẽ và gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học dưới các hình thức như:
- Điền vào ô trống
- Tìm X (hoặc tìm Y)
Các bài tìm X (tức là tìm thành phần chưa biết của phép tính) được đưa vào ở Toán 2, Với các tiết như:
1.Tìm một số hạng của tổng.
2.Tìm số bị trừ.
3.Tìm số trừ.
4.Tìm một thừa số của phép nhân.
5.Tìm số bị chia.
Còn bài: Tìm số chia (được đưa vào Toán 3).
MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG I Mở đầu 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 II Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2 1 Cơ sở lí luận 2 2 Thực trạng 3 3 Các giải pháp 4 4 Hiệu quả 16 III Kết luận, kiến nghị 17 1 Kết luận 17 2 Kiến nghị 18 I. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Cùng với các môn học khác ở tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, cần thiết cho các môn học khác. Nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy, trí tụê của con người. Đồng thời góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng cho người lao động. Chương trình toán lớp hai là một bộ phận của chương trình toán tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp một. Các yếu tố đại số trong chương trình toán ở tiểu học được sắp xếp xen kẽ và gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học dưới các hình thức như: - Điền vào ô trống - Tìm X (hoặc tìm Y) Các bài tìm X (tức là tìm thành phần chưa biết của phép tính) được đưa vào ở Toán 2, Với các tiết như: 1.Tìm một số hạng của tổng. 2.Tìm số bị trừ. 3.Tìm số trừ. 4.Tìm một thừa số của phép nhân. 5.Tìm số bị chia. Còn bài: Tìm số chia (được đưa vào Toán 3). Các yếu tố đại số cũng là công cụ tính toán theo các em trong suốt cuộc đời. “Vạn sự khởi đầu nan” ở lớp hai các em bắt đầu học về nội dung tìm các thành phần chưa biết của phép tính. Dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính là dạng toán hấp dẫn để các em luyện tập. Tuy các bài tập dạng này không khó như các yếu tố hình học hay giải toán. Nhưng học sinh rất dễ nhầm lẫn khi làm bài, nhất là tìm thành phần số bị chia, số bị trừ hay số trừ. Học sinh lớp 2 đang còn ở độ tuổi ghi nhớ máy móc, tư duy chưa bền vững nên các em mau nhớ mà cũng chóng quên, đại đa số các em chưa có thói quen suy luận, phân tích để đi đến cách giải. Vì thế khi gặp những bài tìm thành phần chưa biết (tìm x) phần lớn các em làm sai hoặc bỏ qua không làm, nhất là những bài toán tìm x đòi hỏi sự suy luận, phân tích để đi đến cách làm thì học sinh đều không làm được, nên dẫn đến kết quả học toán không cao. Hơn nữa, các bài toán dạng tìm thành phần chưa biết thuộc loại tổng hợp vừa rèn kĩ năng làm tính với các phép tính vừa ôn mối quan hệ giữa các thành phần trong 1 phép tính. Thông thường ở các đề kiểm tra có một câu “tìm x” với 1 hoặc 2 bài. Học sinh không làm được toán dạng “tìm x” sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung. Việc cung cấp kiến thức toán cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết và cơ bản, hướng dẫn cho học sinh cách làm toán, rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ biết áp dụng những kiến thức toán vào cuộc sống hàng ngày và phát triển nhân cách của học sinh. Hướng dẫn học sinh nắm vững phương pháp cộng, trừ là giúp cho học sinh phát triển tốt năng lực tư duy một cách tích cực và rèn luyện cho các em khả năng tư duy nhanh. Xuất phát từ những lí do trên, tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào và bằng cách nào để giúp các em học sinh lớp 2 nắm và biết cách giải toán tìm x? Bản thân tôi đã nhiều năm được phân công giảng dạy lớp 2, tôi đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều và dã cùng đồng nghiệp tìm tòi, trao đổi, đưa ra các biện pháp dạy học phần tìm thành phần chưa biết của phép tính và đã vận dụng thành công. Chính vì thế tôi chọn đề tài : "Hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán tìm thành phần chưa biết đạt kết quả tốt”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Dựa trên thực trạng dạy - học toán ở lớp 2 nói chung, dạy học tìm x nói riêng tôi muốn đưa ra một số phương pháp để các em có khả năng giải được các bài toán tìm x từ cơ bản đến nâng cao, tránh không bị nhầm lẫn để từ đó giúp các em yêu thích môn toán hơn. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Dạng toán tìm x ở lớp 2. - Học sinh lớp 2 - Trường Tiểu học Xuân Giang 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: + Đọc các tài liệu cần thiết liên quan đến toán tìm x. + Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, thực hành phương pháp dạy học toán ở tiểu học, các loại sách tham khảo. - Phương pháp điều tra, quan sát: + Điều tra, quan sát kết quả học tập của học sinh trong các tiết học, kết quả học sinh hoàn thành lượng bài tập ở từng tiết học. - Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả: + Kiểm tra trong các giờ học trên lớp; thông qua chấm, chữa bài cho học sinh. + Thống kê kết quả trong các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trong dạy học Toán ở Phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng thì môn Toán lớp 2 có vị trí vô cùng quan trọng, khi học Toán học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động, tích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau. Vì vậy có thể coi việc học Toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hành động trí tuệ học sinh, cũng qua việc dạy học Toán giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận lôgic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi. Có thể nói: Dạy học Toán không chỉ dạy tri thức mà còn hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh tính toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống. Việc tính toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực. Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v... Trong khi đó, theo thống kê các bài tập dạng tìm x trong chương trình toán ở Tiểu học gồm có tổng cộng 151 bài tập từ lớp 2 đến lớp 5. Riêng lớp hai dạng toán Tìm X là thành phần chưa biết trong 4 phép tính chiếm 85 bài (Thành lập kiến thức mới và luyện tập kĩ năng giải toán tìm x ). Qua thống kê đó cho thấy các bài tập dạng tìm x được chú trọng nhiều từ lớp 2. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 1. Khảo sát: Hàng năm, vào khoảng tuần thứ 10, tôi tiến hành khảo sát học sinh về khả năng làm bài toán dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính và thu được kết quả như sau: Năm học 2015-2016: Sĩ số học sinh HS biết cách làm bài dạng tìm x, cho kết quả đúng HS biết cách làm nhưng kết quả chưa đúng HS chưa nắm được cách làm, cách trình bày 25 5 8 12 Năm học 2016-2017: Sĩ số học sinh HS biết cách làm bài dạng tìm x, cho kết quả đúng HS biết cách làm nhưng kết quả chưa đúng HS chưa nắm được cách làm, cách trình bày 27 7 6 14 2. Nguyên nhân: Nhìn vào kết quả trên cho thấy chất lượng học sinh làm được các bài tập dạng tìm x còn thấp. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kết quả làm bài dạng tìm x chưa cao là do những nguyên nhân sau: Học sinh chưa nắm chắc thành phần của phép tính: Gọi đúng a + b = c số hạng + số hạng = tổng a - b = c số bị trừ - số trừ = hiệu HS gọi nhầm số hạng + số hạng = tích số trừ - số bị trừ = hiệu số bị trừ - số trừ = thương Gọi đúng a b = c thừa số thừa số = tích a : b = c số bị chia : số chia = thương HS gọi nhầm thừa số thừa số = tổng số chia : số bị chia = thương - Nhiều học sinh còn chưa nhớ cách tính (chưa thuộc lí thuyết) cho nên khi thực hành thường tính sai. Cũng có em thuộc lí thuyết nhưng không chắc chắn, xác định các thành phần sai cho nên dẫn đến kết quả bài làm cũng chưa đúng. - Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh ít có hứng thú với môn Toán. Kĩ năng thực hiện các dạng bài toán tìm x vì các em thấy nó trừu tượng, khó hiểu do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy – học toán. - Đối với học sinh lớp 2 đang còn ở độ tuổi ghi nhớ máy móc, tư duy chưa bền vững nên các em mau nhớ mà cũng chóng quên, đại đa số các em chưa có thói quen suy luận, phân tích để đi đến cách giải. Vì thế khi gặp các bài tìm x phần lớn các em làm sai hoặc bỏ qua không làm, nhất là những bài toán tìm x đòi hỏi phải có sự suy luận, phân tích để đi đến cách làm thì học sinh đều không làm được, nên dẫn đến kết quả học toán chưa cao. - Giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của dạng toán Tìm thành phần chưa biết của phép tính nên giáo viên chưa thực sự đầu tư tìm tòi về phương pháp dạy học phần tìm thành phần chưa biết một cách thỏa đáng, chưa có phương pháp hay, chặt chẽ, dễ hiểu thì khó có kết quả tốt được. 3. CÁC GIẢI PHÁP: 1. Giáo viên tích cực sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học: Nắm được đặc điểm tâm lí học sinh lớp 2, tư duy của các em còn nặng về trực quan. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã chú ý sử dụng các đồ dùng trực quan trong từng tiết học. Từ đồ dùng trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng sau đó mới cho học sinh rút ra quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính. Tôi lập sơ đồ biểu diễn như sau: GV: Trực quan, ĐDDH tổ chức cho HS thảo luận trên ĐDDH HS: Quan sát ĐDDH Tổng hợp ý kiến và tự rút ra quy tắc tìm x HS: HS áp dụng kiến thức luyện tập toán tìm x Ví dụ khi dạy bài: "Tìm một số hạng trong một tổng" (trang 45): Tôi cho HS quan sát ĐDDT sau: 10 10 10 6 x x 4 6 4 6 = 10 - .... x = 10 - .... x = 10 - ... 4 = 10 - ... x = .... x = ... Bước 1: Tôi hướng dẫn học sinh thực hiện vào vở nháp cột 1 và yêu cầu học sinh nêu nhận xét "Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia". Bước 2: Hướng dẫn học sinh quan sát Hình 2 và nhận xét: Tổng số có 10 ô vuông, một số ô vuông bị che lấp và có 4 ô vuông không bị che lấp. Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết phải tìm. Bước 3: Hướng dẫn HS thực hiện vào vở nháp cột 2 và nêu tên gọi lần lượt của x + 4 = 10 (x là số hạng, 4 là số hạng, 10 là tổng). Bước 4: Hướng dẫn để HS tự phát biểu quy tắc: Số hạng = tổng - số hạng. Yêu cầu HS học thuộc quy tắc và chú ý cách trình bày đúng quy trình. Tương tự như bước 2, bước 3, bước 4 hướng dẫn HS làm cột 3. Như vậy, qua bước sử dụng trực quan cho từng tiết dạy tôi nhận thấy hiệu quả của từng tiết dạy được nâng cao hơn, học sinh nắm được bài tốt hơn và khả năng vận dụng của các em ngày một chắc chắn hơn. Điều đó cho thấy học sinh hiểu được cốt lõi của vấn đề một cách sâu sắc chứ không phải chỉ hời hợt và làm bài một cách máy móc. 2. Giáo viên cần đầu tư thời gian vào soạn bài và chuẩn bị bài giảng các tiết dạy lí thuyết về tìm thành phần chưa biết của phép tính một cách khoa học và hiệu quả nhất. Bản thân tôi nhận thấy: Đơn vị cơ bản của quá trình dạy học là các tiết dạy vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải nghĩ đến từng tiết học. Bất cứ tiết học nào cũng có một số bài tập để củng cố, thực hành trực tiếp các kiến thức mới, giáo viên vừa giúp học sinh nắm chắc kiến thức kĩ năng cơ bản nhất vừa hình thành được phương pháp học tập cho các em. Nắm được điều đó nên trong các tiết dạy: “Tìm một số hạng trong một tổng”; “Tìm số bị trừ”; “Tìm số trừ”; “Tìm một thừa số của phép nhân”; “Tìm số bị chia” tôi thường chuẩn bị giáo án một cách kĩ càng; dự kiến các vấn đề học sinh hay vướng mắc; vận dụng các phương pháp, phương tiện hỗ trợ dạy học một cách tích cực để nhằm mục đích học sinh nắm và hiểu sâu sắc, cốt lõi của vấn đề để từ đó giúp các em vận dụng đúng kiến thức vào trong quá trình thực hành, làm bài tập trong cả quá trình học tập sau này. Thực tế cho tôi thấy rằng: Học sinh tiểu học nhất là lớp 1, 2, 3 tư duy luôn gắn liền với cái gì đó mang tính cụ thể hơn là khái quát. Giải một bài tập tìm thành phần cũng cần có những thao tác thật cụ thể. Tuy có mất thời gian nhưng chắc chắn chúng ta sẽ hình thành được cho các em thói quen cẩn thận. Trong quá trình dạy học sinh thực hiện các dạng bài toán tìm x tôi thường hướng dẫn học sinh theo các quá trình sau: - Xác định đúng tên thành phần trong phép tính - Đọc đúng qui tắc tìm thành phần đó - Áp dụng qui tắc tổng quát để viết thành biểu thức toán cụ thể. Để có được kết quả tốt nhất trong việc dạy các tiết lý thuyết tìm thành phần chưa biết của phép tính, tôi đã chú ý thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Giúp học sinh nắm được thành phần tên gọi của phép cộng, phép trừ - Ở lớp 1 các em chỉ biết được phép cộng, phép trừ chưa được biết thành phần và kết quả của phép cộng, phép trừ nên các em còn rất bỡ ngỡ. - Lên lớp 2, ở tiết thứ ba của tuần 1, các em đã được học qua bài “Số hạng Tổng”. Cho nên tôi hướng dẫn cho các em rất tỉ mỉ từ lý thuyết đến thực hành, tôi luôn luyện tập cho các em nhớ từng tên gọi các thành phần trong phép cộng, phép trừ một cách chắc chắn. Đặc biệt các em cần phải nắm được “Các số đem cộng ta gọi là số hạng, kết quả của phép cộng ta gọi là tổng”. - Nội dung này được tôi cho luyện đi luyện lại ở tiết học luyện tập và nhiều tiết học sau nhằm rèn luyện khả năng nhớ tên gọi các thành phần cho học sinh. - Sau 5 tiết dạy về Tổng, tiết 7 các em được học bài “Số bị trừ, hiệu”. tôi chú ý nhấn mạnh cho học sinh dễ phân biệt số đứng trước dấu trừ là số bị trừ, số đứng sau dấu trừ là số trừ, kết quả của phép trừ là hiệu. - Đến bài “Luyện tập chung” tiết 10 của tuần 2 giáo viên cần củng cố hơn về hai bài học trên bằng các bài tập. Bước 2: Xác lâp mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Trong bài “Tìm một số hạng trong một tổng” (trang 45). Bước đầu làm quen với ký hiệu chữ (chữ ở đây biểu thị mối quan hệ chưa biết) - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia một cách thành thạo. Ví dụ : Bài 2 trang 45 Số hạng 12 9 15 17 Số hạng 6 24 21 Tổng 10 34 15 42 39 - Giáo viên hỏi : Gọi tên các thành phần trong phép cộng? - Học sinh trả lời: số hạng, số hạng, tổng - Sau khi học sinh đọc được tên gọi các thành phần trong phép cộng, tôi ghi chữ X bằng phấn màu vào các ô trống trên khung. - Đặc biệt tôi chú trọng tìm số hạng chưa biết bằng đồ dùng trực quan như: Cô có tất cả 10 que tính. Tay phải cô cầm 9 que, vậy hỏi tay còn lại cô cầm mấy que ? Từ đó hình thành : 9 + x = 10 Khi học sinh nói được : tay trái cô cầm 1 que tính Làm thế nào các em biết được tay trái cô cầm 1 que tính (10 - 9 = 1) Muốn tìm số hạng chưa biết “X” em làm thế nào ? (lấy tổng trừ đi số hạng kia). Giáo viên tổng kết và hình thành quy tắc dưới dạng: Số hạng = Tổng – số hạng Lưu ý : - Trong phép cộng: Lấy tổng trừ đi số hạng này thì được số hạng kia và ngược lại. - Khi dạy đến bài 2 “Tìm số bị trừ và số trừ” tôi hướng dẫn các em học thuộc quy tắc trên cơ sở đó vận dụng vào thực hành. Ví dụ : Bài 2 trang 72 Số bị trừ 75 84 58 72 Số trừ 36 37 Hiệu 60 34 19 18 - Cũng thực hiện qui trình như bài hai nhưng tôi chú trọng cách tìm số bị trừ, số trừ. Ví dụ: Cột 3 và 4 lập bài toán nhỏ để hướng dẫn học sinh cách tìm số trừ. Cột 5 sẽ hướng dẫn cách tìm số bị trừ. Từ đó hình thành : 58 – x = 34 72 - x = 19 x – 37 = 18. - Học sinh nêu cách tìm x + Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. + Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. - GV viết qui tắc dưới dạng : Số trừ (X) = số bị trừ - hiệu Số bị trừ (X)= Hiệu + số trừ - Ngoài cách làm trên, tôi còn cho các em trước khi làm bài phải nêu lại cách tìm số bị trừ, số trừ sau đó thực hiện phép trừ để tìm số trừ (Có thể cho học sinh trừ nhẩm hoặc đặt tính và tính ở giấy nháp) rồi viết các phép tính vào vở. Tiếp như vậy cho đến khi tìm hết các số trừ. - Sau khi ôn tập cách tìm thành phần chưa biết (số hạng, số trừ, số bị trừ) tôi cho học sinh ghi 3 qui tắc vào trang cuối cùng của vở ghi bài và yêu cầu học sinh học thuộc. Từ đó tôi tổ chức cho học sinh kiểm tra 15 phút đầu giờ thật chu đáo bằng các bài toán đơn giản và yêu cầu học sinh trả lời nhanh hoặc đố bạn. Ví dụ : x +3 =10 ; 5 - x = 2 ; x - 7 = 3. Đối với cách tìm thừa số và số bị chia tôi cũng tiến hành tương tự như vậy. Qua cách làm đó học sinh ghi nhớ kiến thức một cách chắc chắn và giúp các em nhớ lâu hơn. 3. Giúp học sinh xác định đúng tên từng thành phần trong phép tính: Để các em nắm và biết cách giải được bài toán tìm x, trước hết tôi chú ý củng cố và khắc sâu cho học sinh nhớ được tên gọi các thành phần và kết quả của bốn phép tính đã học. Tức là phải cho học sinh nêu được tên gọi thành phần và kết quả của các phép tính: Phép cộng: Số hạng + Số hạng = Tổng Phép trừ : Số bị trừ - Số trừ = Hiệu Phép nhân: Thừa số x Thừa số = Tích Phép chia : Số bị chia : số chia = Thương Để học sinh gọi đúng tên thành phần trong phép tính. Khi làm các bài tập dạng tìm x tôi thường hỏi lại tên các thành phần trong phép tính ấy rồi cho 3 đến 4 học sinh nhắc lại, cả lớp nhắc lại để cho các em nhớ lại và khắc sâu hơn kiến thức. * Ví dụ: Bài 1: Tìm x (SGK Toán trang 46) a) x + 8 = 10 b) x + 7 = 10 c) 30 + x = 58 +Trước khi thực hiện bài tập tôi hỏi bài tập yêu cầu tìm gì? Trong phép tính x + 8 = 10, chữ cái x được gọi là gì? (Số hạng) 8 được gọi là gì? (Số hạng) 10 được gọi là gì? (Tổng) + Sau đó gọi 3 đến 4 học sinh nói lại từng tên gọi thành phần trong phép tính x + 8 = 10 + Giáo viên chỉ và cả lớp nhắc lại. - Và tương tự với các bài toán tìm x trong phép trừ, phép nhân, phép chia tôi cũng làm như vậy. Ngoài ra trong các giờ ôn tập ở buổi học thứ hai theo kế hoạch của trường, tôi cho các em chép lại tên thành phần của các phép tính và kết quả của phép tính ấy ra vở nháp. Qua cách làm như vậy tôi thấy học sinh nắm vững được tên của từng thành phần trong phép tính, không bị lẫn lộn. 4. Hướng dẫn học sinh thuộc quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính: - Ở lớp 2 bắt đầu có dạng toán tìm x liên quan đến 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Cụ thể là các dạng cơ bản sau: +) x + a = b (Tìm số hạng chưa biết) +) x – a = b (Tìm số bị trừ chưa biết) +) a – x = b (Tìm số trừ chưa biết) +) a x = b (Tìm thừa số chưa biết) hoặc x a = b +) x : a = b (Tìm số bị chia chưa biết) - Khi làm các bài tập dạng này, tôi chú ý hướng dẫn và yêu cầu dựa vào mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính để tìm x. Chẳng hạn: +) x + 3 = 7 thì x = 7 – 3 (Muốn tìm số hạng trong một tổng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia) => x = 4 +) x – 5 = 4 thì x = 4 + 5 (Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ) x = 9 +) 10 – x = 2 thì x = 10 – 2 (Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu) x = 8 +) x x 5 = 10 thì x = 10 : 5 (Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia) x = 2 +) x : 2 = 5 thì x = 5 2 (Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia) x = 10 - Xét đến yêu cầu giải bài tập ở lớp 2 việc thuộc quy tắc cũng rất cần thiết. Sau khi học bài mới hình thành các quy tắc trên tôi thường chú ý giúp đỡ học sinh để các em thuộc quy tắc và bản chất của nó ngay tại lớp và ở các tiết học sau, khi gặp các bài tập dạng này tôi thường củng cố cho các em về các quy tắc đó một cách chặt chẽ. 5. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh áp dụng các qui tắc tổng quát để viết thành biểu thức toán cụ thể. Đây là một việc làm hết sức quan trọng. Nếu giáo viên áp dụng qui tắc tổng quát để viết đúng những biểu thức toán học cụ thể thì bài tập mới có thể được giải đúng. Việc sử dụng các phép toán trong bài các em thật sự thể hiện trí tuệ và tư duy. “Tính phó thác mặc cho may rủi của cộng trừ, nhân chia một cách máy móc mới được khắc phục”. Và phải áp dụng như thế nào là hữu hiệu? Theo tôi trong chừng mực này không gì hơn là yêu cầu các em rèn luyện liên tục. Tuyệt đối cấm sử dụng cách đổi dấu ("+" thành "–" và dấu "–" thành dấu "+ "hoặc dấu "" thành dấu ": "và dấu ":" thành dấu ""). Vì tiểu học là bậc học chưa học hết số âm, đồng th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_2_giai_toan_tim_thanh_phan_chua.doc