SKKN Hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để giải một số bài toán hóa học. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học lớp 9 ở trường PTDTBT THCS Yên Nhân, Thường Xuân

SKKN Hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để giải một số bài toán hóa học. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học lớp 9 ở trường PTDTBT THCS Yên Nhân, Thường Xuân

Hoá học là môn học có vai trò quan trọng trong khối khoa học tự nhiên, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở bậc THCS.

Chương trình hoá học THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức, các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục trong nhà trường đang đề ra hiện nay.

Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS, qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập môn Hoá học của học sinh tôi nhận thấy:

Học sinh tiếp thu môn Hoá học rất chậm, vì đây là môn học còn mới đối với các em vì đến lớp 8 các em mới được làm quen. Từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh đối với môn Hoá học trong những năm học sau, mà cái khó của học sinh đối với môn Hoá học chính là bài tập. Học sinh thường rất lúng túng đối với các bài tập Hoá học, sự đa dạng của bài tập Hoá học thường làm học sinh bế tắc khi mà ở trên lớp các em luôn tiếp thu bài một cách thụ động, nhớ một cách máy móc những bài toán mà giáo viên làm mẫu, dẫn đến khi gặp các bài toán mà chỉ cần thay đổi số liệu thì các em thường bị lúng túng và không xác định được hướng giải bài toán hoặc không có những phương

 

doc 20 trang thuychi01 12131
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để giải một số bài toán hóa học. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học lớp 9 ở trường PTDTBT THCS Yên Nhân, Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP 
TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG ĐỂ GIẢI MỘT SỐ 
BÀI TOÁN HÓA HỌC. NHẰM NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 
LỚP 9 Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS 
YÊN NHÂN, THƯỜNG XUÂN
 Người thực hiện: Trịnh Xuân Hùng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Yên Nhân
 SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Mục
Các phần
Trang
Mục lục
1
I
Mở đầu
2
1
Lí do chọn đề tài
2 - 3
2
Mục đích nghiên cứu
3
3
Đối tượng nghiên cứu
3
4
Phương pháp nghiên cứu
3 
II
Nội dung 
3
1
Cơ sở lý luận của vấn đề
3 - 4 
2
Thực trạng của vấn đề 
4 - 5
3
Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
5 - 15
4
Hiệu quả của SKKN
15 - 16
III
Kết luận, kiến nghị
17
1
Kết luận
17
2
Kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
18
Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp Phòng GD&ĐT, cấp Sở GD&ĐT.
19
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Hoá học là môn học có vai trò quan trọng trong khối khoa học tự nhiên, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở bậc THCS. 
Chương trình hoá học THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức, các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục trong nhà trường đang đề ra hiện nay. 
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS, qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập môn Hoá học của học sinh tôi nhận thấy:
Học sinh tiếp thu môn Hoá học rất chậm, vì đây là môn học còn mới đối với các em vì đến lớp 8 các em mới được làm quen. Từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh đối với môn Hoá học trong những năm học sau, mà cái khó của học sinh đối với môn Hoá học chính là bài tập. Học sinh thường rất lúng túng đối với các bài tập Hoá học, sự đa dạng của bài tập Hoá học thường làm học sinh bế tắc khi mà ở trên lớp các em luôn tiếp thu bài một cách thụ động, nhớ một cách máy móc những bài toán mà giáo viên làm mẫu, dẫn đến khi gặp các bài toán mà chỉ cần thay đổi số liệu thì các em thường bị lúng túng và không xác định được hướng giải bài toán hoặc không có những phương pháp giải phù hợp để áp dụng cho từng dạng toán Hoá học.
Để nâng cao chất lượng học môn Hoá học, mỗi học sinh cần phải tích cực chủ động học tập, song bên cạnh đó giáo viên phải đóng vai trò quan trọng, giáo viên phải cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản từ đó học sinh sẽ khai thác kiến thức đó vào những vấn đề cụ thể. Đặc biệt là trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tìm ra những phương pháp giảng dạy tối ưu nhất để giúp học sinh vừa nhanh hiểu bài, vừa có hứng thú với môn học.Vì vậy tôi thiết nghĩ phương pháp giải các dạng toán Hoá học không chỉ nắm được phương pháp giải, mà còn có thể chủ động trước các dạng toán của môn học.
Trong quá trình giảng dạy một số giáo viên chưa nhận thấy những điểm yếu trong việc giải bài tập của học sinh để tìm cách khắc phục, mà vẫn để học sinh tiếp thu một cách thụ động và nhớ máy móc khi giải một bài toán Hoá học. Các giáo viên ấy chưa nhận thấy hết rằng việc học sinh giải các bài tập Hoá học còn giúp chúng ta kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em. 
Nhận thức được vấn đề này nên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu để đưa ra phương pháp giải phù hợp với từng dạng toán Hoá học. Xây dựng và đưa ra các dạng toán Hoá học thường gặp để các em học sinh có một “cẩm nang” kiến thức bổ ích và không bị lúng túng trước các bài toán Hoá học, đồng thời cũng là một “túi khôn” để các đồng nghiệp có thể sử dụng làm tư liệu trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học.
Qua nghiên cứu bài tập Hoá học, bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình trong giảng dạy cũng như trong việc giáo dục học sinh. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ đó và dựa vào kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS, tôi xin được đưa ra sáng kiến “Hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để giải một số bài toán hóa học. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học lớp 9 ở trường PTDTBT THCS Yên Nhân, Thường Xuân”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này để giúp cho giáo viên dạy môn Hóa học nâng cao chất lượng trong các giờ dạy. Đồng thời, giúp học sinh yêu thích môn Học hóa, có được những kiến thức hóa học cơ bản và hoàn thiện nhất. Từ đó giúp các em yêu thích môn học, ham mê học tập, góp phần hình thành ở các em những quan điểm, tư tưởng đúng đắn, tránh xa những quan điểm lệch lạc của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 	- Các bước chung để giải một bài toán Hoá học.
- Đề tài tập trung vào phương pháp giải toán tăng giảm khối lượng. 
	- Một số lưu ý trong phương pháp giải bài toán tăng giảm khối lượng.
	- Một số bài toán Hoá học 9 được giải bằng phương pháp tăng giảm khối lượng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: bản thân tôi đã nghiên cứu thực tế học tập của học sinh, thực tế dạy học của giáo viên, và những tác dụng của việc sử dụng phương pháp trong dạy học môn Hóa học để tạo nên những giải pháp nhất định.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, khảo sát khả năng nắm bắt kiến thức, kỹ năng làm các bài tập hóa học của học sinh lớp 9 ở trường PTDTBT THCS Yên Nhân, Thường Xuân.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:    
Các môn học ở bậc THCS nói chung và bộ môn Hoá học nói riêng, mục tiêu đặt ra là không chỉ truyền đạt cho học sinh kiến thức theo yêu cầu mà phải hình thành ở các em những kiến thức tổng quát để từ đó các em có thể vận dụng trong mọi trường hợp, có thể tự giải quyết được những vấn đề đặt ra. Vì lẽ đó mà mỗi giáo viên cần truyền đạt cho học sinh các phương pháp, để từ những phương pháp được học các em vận dụng vào giải quyết những vấn đề cụ thể.
Bài tập Hóa học giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức nói chung và kiến thức Hóa học nói riêng. Ngoài ra nó còn giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa... Đồng thời nó góp phần to lớn trong việc dạy học tích cực bởi vì các bài tập Hóa học khi thì:
+ Như nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi phát hiện kiến thức, kỹ năng.
+ Được mô phỏng một số tình huống thực tiễn của cuộc sống.
+ Đó là những tình huống có vấn đề.
+ Là nhiệm vụ cần thiết để giải quyết.
Mặt khác đối với môn Hoá học, nếu học sinh không giải được các bài toán Hoá học thì có nghĩa là các em chưa nắm vững kiến thức lý thuyết hoặc không biết và không có phương pháp giải toán phù hợp. Chính vì điều đó mà vấn đề đặt ra ở đây là phải củng cố lại kiến thức lý thuyết, đồng thời hướng dẫn cho các em một cách có hệ thống các phương pháp giải toán Hoá học, vì việc giải được các bài toán cũng là thước đo mức độ hiểu bài và trình độ tư duy của học sinh.
2. Thực trạng của vấn đề:
 Khó khăn lớn nhất của học sinh khi giải một bài tập Hoá học là không định hướng được cách giải, nghĩa là chưa xác định được mối liên hệ giữa dữ liệu đề cho (giả thiết) và cái cần tìm (kết luận). Khác với bài tập toán học, trong bài tập Hoá học người ta thường biểu diễn mối liên hệ giữa các chất bằng phản ứng hoá học và kèm theo các thao tác thí nghiệm như lọc kết tủa, nung nóng đến khối lượng không đổi, cho từ từ chất A vào chất B, lấy lượng dư chất A, cho kết tủa tan hoàn toàn trong axit hay trong bazơ...
Năm học 2015 - 2016, khi được phân công dạy môn Hóa học lớp 9, tôi đã tiến hành công việc ôn tập và kiểm tra khảo sát ở hai lớp 9A, 9B với 65 em. 
Kết quả khảo sát ban đầu:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
32
0
0
5
15,6
20
62,5
7
21,9
0
0
9B
33
0
0
2
6,1
17
51,5
14
42,4
0
0
Tổng
65
0
0
7
10,8
37
56,9
21
32,3
0
0
Kết quả, qua các lần kiểm tra học sinh hai lớp bằng các bài tập và yêu cầu các em giải để tìm ra kết quả, thì đa số các em đều lúng túng chưa định hướng được cách giải.
Như vậy để có một cách giải bài tập Hoá học hay và dễ hiểu thì trước hết người dạy phải nắm vững lý thuyết Hoá học cơ bản ở cả ba mức độ của tư duy là hiểu, nhớ và vận dụng. Lý thuyết Hoá học sẽ giúp chúng ta hiểu được nội dung bài tập Hoá học một cách dễ dàng và xác định được chính xác mối liên hệ cơ bản giữa giả thiết và kết luận. Sau khi làm được việc này ta chỉ cần sử dụng một số phương pháp giải toán Hoá học thông thường là có thể giải được rất nhiều bài tập Hoá học. 
Qua những luận điểm nêu trên, tôi thấy phương pháp giải toán Hoá học thực sự là cần thiết đối với giáo viên để hướng dẫn học sinh học môn Hóa học bậc THCS nói riêng và học sinh phổ thông nói chung.
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
Khi giải bài toán Hoá học, không những cần phải chú ý mặt tính toán mà phải chú ý đến bản chất Hoá học của bài toán. Hoá học nghiên cứu về chất và những biến đổi của chất. Chất và sự biến đổi của chất được xem xét cả về mặt định tính cũng như định lượng. Bởi vậy, giải bài toán Hoá học bao gồm 2 phần: Phần Hoá học và phần toán học. Thiếu hiểu biết về mặt Hoá học thì không thể giải đúng được bài toán Hoá học. Do đó, sự thống nhất giữa hai mặt định tính và định lượng của các hiện tượng Hoá học là cơ sở phương pháp luận của việc giải bất kỳ một bài toán Hoá học nào. 
Kinh nghiệm đó chỉ rõ rằng, không ít học sinh khi giải toán Hoá học chỉ tập trung chú ý vào mặt tính toán, ít chú ý đến phân tích nội dung Hoá học, dẫn đến tình trạng tính toán dài dòng, đôi khi dẫn đến những kết quả phi lý.
3.1 Các bước chung để giải một bài toán hoá học.
*Bước 1: 
- Đọc kỹ đầu bài, có thể phải đọc đi, đọc lại để nắm vững các dữ kiện của bài toán hoá học, những điều đã biết, những điều cần phải tìm lời giải.
- Ghi vắn tắt đầu bài toán làm 2 phần riêng biệt trên trang giấy hoặc phía trái, phía phải hoặc phần trên, phần dưới theo sơ đồ. Phía trái hoặc phần trên ghi những điều đã biết, phía phải hoặc phần dưới ghi những điều cần tìm. Những điều chưa biết cần tìm phải đánh dấu hỏi.
- Trong phần ghi tóm tắt cần phải triệt để sử dụng các ký hiệu, công thức và phương trình hoá học sao cho nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và dễ dàng theo dõi để tìm ra các mối liên quan cần thiết cho việc tìm kiếm cách giải.
* Bước 2: Phân tích kỹ bài toán để tìm ra 2 nội dung: đâu là nội dung Hoá học, đâu là nội dung toán học. Đối với nội dung Hoá học thì cần sử dụng các kiến thức nào, công thức hay PTHH. Đối với nội dung toán học thì cần phải sử dụng các kiến thức về số học hay đại số.
* Bước 3: 
Suy nghĩ tìm ra phương pháp giải bài toán. Trước hết cần phân tích xem bài toán thuộc dạng nào, tức là quy về các dạng quen biết, đã được học cách giải, thông thường khi giải một bài toán Hoá học cần phải phân tích kỹ mặt định tính sau đó mới bắt tay vào việc tính toán. Chỉ khi nào mặt Hoá học đã được hiểu rõ mới được chuyển sang tính toán. 
Khi giải các bài tập về CTHH thì phải vận dụng các kiến thức về cấu tạo chất và định luật thành phần không đổi của chất. Khi giải các bài tập về PTHH thì cần phải nhớ lại các khái niệm về PƯHH, viết đúng, cân bằng đúng phương trình và vận dụng định luật bảo toàn khối lượng các chất trong tính toán. 
Khi cần tính toán định lượng về chất thì phải nhớ lại các kiến thức về khối lượng phân tử, khối lượng nguyên tử, mol, khối lượng mol, thể tích mol, số Avogađro,... 
* Bước 4:
Tìm lời giải bằng cách tính toán, toán học. Bước này đòi hỏi vận dụng kỹ năng tính toán cụ thể, cũng có thể kèm theo thực nghiệm nếu bài toán đòi hỏi.
* Bước 5: 
Kiểm tra kết quả tính toán, đối chiếu với lời giải (đáp án) với yêu cầu của câu hỏi, bài toán. Biện luận và khẳng định đáp án. 
Có thể sơ đồ hoá các bước giải bài toán Hoá học như sau:
Đề bài toán
Ghi
tóm tắt
dữ kiện
bài toán
Nghiên cứu kỹ bài toán
Phân tích đề bài toán 
Phần
giải
về
Hoá
 học
Chọn phương pháp giải
Giải bài toán (tính toán)
Lời giải 
(đáp án)
Phân tích lời giải (đáp án)
Phần
giải
bằng
tính
toán,
toán
học
ơ
3.2. Các phương pháp giải bài toán tăng giảm khối lượng:
3.2.1. Phương pháp đại số: 
+ Đặt ẩn cho số mol chất phản ứng 
+ Lập phương trình biểu diễn độ tăng (hoặc giảm)
+ Giải tìm ẩn và kết luận
3.2.2. Phương pháp giải bài toán tăng giảm khối lượng:
Từ độ tăng (giảm) theo đề và tăng (giảm) theo PTHH ta tìm được số mol của các chất 
	Trong phản ứng hóa học, đặc biệt trong phản ứng trao đổi và phản ứng thế, sự thay thế nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử của chất này bằng nguyên tử hay nhóm nguyên tử của chất khác dẫn đến sự chênh lệch khối lượng của chất phản ứng và chất sản phẩm. Chẳng hạn:
1mol CaCO3 => 1mol CaCl2, sự chênh lệch khối lượng: 71 - 60 = 11
1mol C2H5OH => 1mol C2H5ONa ..................................: 23 - 1 = 22,...vv
Dựa vào sự chênh lệch khối lượng của các chất, chúng ta có thể giải nhanh một số dạng bài tập hóa học.
Khi chuyển từ chất này sang chất khác khối lượng có thể tăng hoặc giảm do các chất khác nhau có khối lượng mol khác nhau. Dựa vào mối tương quan tỉ lệ thuận của sự tăng giảm ta tính được lượng chất tham gia hay tạo thành sau phản ứng.
* Một số lưu ý trong phương pháp giải bài toán tăng giảm khối lượng:	
- Phản ứng của đơn chất với oxi: 
4Rrắn	+ xO2 ® 2R2Ox rắn 	
Độ tăng: 
- Phản ứng phân huỷ:
	Arắn	® Xrắn + Yrắn + Z ­ 	
Độ giảm: 
- Phản ứng của kim loại với axit HCl, H2SO4 loãng :
	KL + Axit ® muối + H2 ­ 	
Ta có: 
- Phản ứng của kim loại với muối :
KL	+ muối ® muối mới + KL mới 
Độ giảm: 
(cũng là độ tăng khối lượng dd)
Độ tăng: 
(cũng là độ giảm khối lượng dd)
Nếu gặp trường hợp một kim loại tác dụng với hỗn hợp muối (hoặc ngược lại) thì phản ứng nào có khoảng cách giữa 2 kim loại xa hơn thì sẽ xảy ra trước. Khi phản ứng này kết thúc thì mới xảy ra các phản ứng khác.
+ Ví dụ: Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 thì Fe phản ứng trước, Cu phản ứng sau (vì nếu còn Fe thì không thể tồn tại muối của Cu)
	Phương pháp tăng giảm khối lượng vẫn có thể áp dụng trong trường hợp bài tập vừa có phản ứng tăng, vừa có phản ứng giảm.
+ Ví dụ: Cho Fe và Zn tác dụng với Cu(NO3)2 thì độ tăng khối lượng:
	Dm = 
(không cần tính riêng theo từng phản ứng)
3.3. Các dạng bài toán minh hoạ:
3.3.1. Bài toán kim loại + muối:
KL + Muối → Muối mới + KL mới
Độ giảm:  = mmuối mới - mmuối   
Độ tăng:   =   mmuối - mmuối mới
+ Ví dụ 1: Cho một bản sắt mỏng khối lượng 10 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4. Khi phản ứng kết thúc, lấy vật rắn ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô rồi đem cân thấy có khối lượng là 10,8 gam.
a. Cho biết hiện tượng của phản ứng
b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4
Hướng dẫn giải:
a. Hiện tượng:
Fe tan vào dung dịch
Cu tách khỏi dung dịch bám vào bề mặt lá sắt còn dư.
Màu xanh của dung dịch nhạt dần và chuyển thành không màu.
b. Tính nồng độ:
- Dùng phương pháp đại số:
PTHH:
Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu
a a a (mol)
 56a 64a (gam)
Gọi a là số mol CuSO4, theo phương trình ta có:
Khối lượng vật rắn = khối lượng Fe dư + khối lượng Cu bám vào
 10,8 = (10 - 56 a) + 64 a
a = 0,2 mol CuSO4 => [ CuSO4 ] = 0,1 / 0.2 = 0,5M
- Dùng phương pháp tăng giảm khối lượng:
1 mol Fe 1mol Cu khối lượng tăng 64 - 56 = 8
a = 0,8 : 8 = 0,1 mol ........................ 10,8 - 10 = 0,8
Số mol CuSO4 = số mol Cu = 0,1 
=> [CuSO4] = 0,1/ 0,2 = 0,5M
+ Ví dụ 2: Nhúng một thanh sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lít của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
PTHH: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (1) 
Theo PT: 56g	 1mol	 64g tăng 8g
Theo bài ra: x mol tăng 0,8g
Số mol CuSO4 ban đầu là: 0,5 . 2 = 1 (mol)
Theo bài ra, ta thấy khối lượng thanh sắt tăng là: 8,8 - 8 = 0,8 (g). Thế vào PT (1),từ đó suy ra:
Do đó: 
Vậy ta có CM CuSO dư = = 1,8 M
+ Ví dụ 3: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dd CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp như nhau.
Hướng dẫn giải:
Gọi m là khối lượng thanh kim loại, A là NTK của kim loại M, x là số mol muối phản ứng.
M + CuSO4 ® MSO4 + Cu¯
A(g) ® 1mol	 64g giảm (A – 64)g
	 xmol	 g
Rút ra:	x = 	 (1)
M + Pb(NO3)2 ® M(NO3)2 + Pb¯
A(g) ® 1mol	 207 tăng (207 – A)g
	 xmol	tăng g
Rút ra:	x = (2)
Từ (1) và (2) ta có: 	 = 	(3)
Từ (3) giải ra A = 65. Vậy kim loại M là kẽm.
+ Ví dụ 4: Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. Xác định công thức của muối XCl3.
Hướng dẫn giải:
Gọi A là NTK của kim loại X.
	Al 	+ 	XCl3 ® AlCl3 + X 
	 	 0,14
Ta có: 	(A + 35,5.3) x 0,14 – (133,5 x 0,14) = 4,06
Giải ra A = 56. Kim loại X là Fe và muối FeCl3.
+ Ví dụ 5: Nhúng một thanh sắt và một thanh kẽm vào cùng một cốc chứa 500 ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra khỏi cốc thì mỗi thanh có thêm Cu bám vào, khối lượng dung dịch trong cốc bị giảm mất 0,22g. Trong dung dịch sau phản ứng, nồng độ mol của ZnSO4 gấp 2,5 lần nồng độ mol của FeSO4. Thêm dung dịch NaOH dư vào cốc, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 14,5g chất rắn. Số gam Cu bám trên mỗi thanh kim loại và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
PTHH
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (1) 
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu (2)
Gọi a là số mol của FeSO4. Vì thể tích dung dịch xem như không thay đổi. Do đó tỉ lệ về nồng độ mol của các chất trong dd cũng chính là tỉ lệ về số mol.
Theo bài ra: CM (ZnSO) = 2,5 CM (FeSO). Nên ta có: nZnSO= 2,5 nFeSO
Khối lượng thanh sắt tăng: (64 - 56)a = 8a (g)
Khối lượng thanh kẽm giảm: (65 - 64)2,5a = 2,5a (g)
Khối lượng của hai thanh kim loại tăng: 8a - 2,5a = 5,5a (g)
Mà thực tế bài cho là: 0,22g
Ta có: 5,5a = 0,22 a = 0,04 (mol)
Vậy khối lượng Cu bám trên thanh sắt là: 64 x 0,04 = 2,56 (g)
và khối lượng Cu bám trên thanh kẽm là: 64 x 2,5 x 0,04 = 6,4 (g)
Dung dịch sau phản ứng (1) và (2) có: FeSO4, ZnSO4 và CuSO4 (nếu có)
Ta có sơ đồ phản ứng:
 NaOH dư t, kk
FeSO4 Fe(OH)2 Fe2O3
 a a (mol)
mFeO = 160 x 0,04 x = 3,2 (g)
 NaOH dư t
CuSO4 Cu(OH)2 CuO
 b b b (mol)
mCuO = 80b = 14,5 - 3,2 = 11,3 (g) b = 0,14125 (mol)
Vậy nCuSO ban đầu = a + 2,5a + b = 0,28125 (mol)
 CM CuSO = = 0,5625 M
3.3.2. Bài toán nhiệt phân:
Arắn       Xrắn  +   Yrắn  +  Z       
Độ gảm: 
+ Ví dụ 1: Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. Xác định phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
Hướng dẫn giải:
Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy. Đặt x là số gam NaHCO3. 
PTHH: 
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2­ + H2O­
 2.84g	 	 giảm: 44 + 18 = 62g
 xg 	 giảm: 100 – 69 = 31g
Ta có: 
Vậy NaHCO3 chiếm 84% và Na2CO3 chiếm 16%.
+ Ví dụ 2: Nung 47,40 gam kali pemanganat một thời gian thấy còn lại 44,04 gam chất rắn. % khối lượng kali pemanganat đã bị nhiệt phân là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
PTHH:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2  + O2 ­
Độ giảm khối lượng của chất rắn = = 47,4 – 44,04 = 3,36 gam
 = 3,36: 32 = 0,105 mol (tham gia) = 0,105.2 = 0,21 mol
 % (phản ứng) = .100%= 70% 
+ Ví dụ 3: Nhiệt phân a gam Zn(NO3)2 sau 1 thời gian dừng lại làm nguội và đem cân thấy khối lượng giảm đi 2,7 gam (hiệu suất phản ứng là 60%). Tìm giá trị a.
Hướng dẫn giải:
PTHH: Zn(NO)2ZnO + 2NO2 + O2 ­
 xmol	 2xmol 0,5xmol
m rắn giảm = + = 92x + 16x = 2,7 x = 0,025mol
H = 
3.3.3. Bài toán muối + muối: 
+ Ví dụ 1: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 6,25 gam hai muối KCl và KBr thu được 10,39 gam hỗn hợp AgCl và AgBr. Hãy xác định số mol hỗn hợp đầu.
Hướng dẫn giải:
Đặt công thức chung của Cl và Br là M (I), khi đó ta có phương trình:
 	(2)
Theo phương trình: 1mol 39+M (g) 108+M(g) tăng 69g 
Theo bài ra:	 x mol	6,25g 10,39g	 tăng 4,14g
Từ PT (2), suy ra: 
Vậy tổng số mol hỗn hợp đầu là: 
+ Ví dụ 2: Cho 500ml dung dịch A gồm BaCl2 và MgCl2 phản ứng với 120ml d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_ap_dung_phuong_phap_tang_giam_khoi_l.doc