SKKN Hóa học và vấn đề bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn Hóa học trong nhà trường THPT

SKKN Hóa học và vấn đề bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn Hóa học trong nhà trường THPT

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội….

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người. Ví dụ như: môi trường của học sinh gồm nhà trường với các thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của nhà trường, lớp học, sân trường, phòng thí nghiệm, vườn trường, các tổ chức đoàn thể như Đoàn, đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp đối với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định…

“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” ( Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005).

Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, …

Tóm lại môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Môi trường xã hội là tổng thể tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người, các định hướng hoạt động của con người trong một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển và làm cho cuộc sông của con người khác với các sinh vật khác trong môi trường sống. Môi trường xã hội được thể hện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, nội quy, quy chế, các quy định…

doc 75 trang Mai Loan 31/03/2025 441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hóa học và vấn đề bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn Hóa học trong nhà trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 I. Lời giới thiệu
 Trong thời đại văn minh của nhân loại ngày nay, con người luôn luôn phải 
đối đầu với sự khủng hoảng của môi trường sinh thái. Xã hội ngày càng phát triển 
thì vấn đề môi trường càng mang tính chất cấp bách, mang tính chất thời sự và 
nhận được sự quan tâm của toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra 
không phải chỉ ở một khu vực mà nó đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, gây ảnh 
hưởng đến cuộc sống trên trái đất. Hiện tượng trái đất đang nóng dần lên do hiệu 
ứng nhà kính, hiện tượng nhiều chất độc hại có trong không khí, nước, trong lòng 
đất ngoài. Hóa học đã có những đóng góp gì trong vấn đề bảo vệ môi trường? 
Để giúp học sinh hiểu biết thêm về sự ô nhiểm môi trường đã ảnh hưởng đến sức 
khỏe của con người trên trái đất như thế nào. Những tác nhân nào làm thay đổi cấu 
trúc môi trường và hậu quả của sự thay đổi đó như thế nào. Thông qua đó trong 
chương trình giáo dục phổ thông có những bài học cần lồng ghép tích hợp giáo dục 
môi trường vào từng nội dung và giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường.
 Những kiến thức cơ bản về môi trường dưới đây sẽ cho biết con người đã tác 
động trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào môi trường và làm môi trường suy thoái 
ảnh hưởng trực tiếp đến con người và các loài sinh vật trên trái đất. Từ đó các em 
học sinh có ý thức về môi trường, ngôi nhà chung của nhân loại và bản thân các em 
phải có ý thức bảo vệ môi trường, tích cực vận động bạn bè người thân cùng tham 
gia giữ gìn môi trường trong sạch. Sự giáo dục cho các em khi còn trong trường 
phổ thông phải có ý thức trách nhiệm trước bản thân, trước cộng đồng xung quanh 
và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bảo vệ môi trường là không của riêng ai 
nữa đó là của cộng đồng. Để chia sẻ những trăn trở trên,với những gì mình đã tích 
lũy được suốt một thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa tại trường THPT 
Nguyễn Viết Xuân ,tôi xin được đúc kết những điều kiện cần và đủ để giáo dục các 
em và chứng minh về sự xâm phạm của các yếu tố lên môi trường hiện tại và mai 
sau thông qua sự tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn hóa 
học trong nhà trường.
 1 PHẦN A: MỞ ĐẦU
 1. Lý do viết sáng kiến 
 Môi trường có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ 
là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng 
thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ Đó là không gian sinh sống của 
con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết 
cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người 
tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp 
thông tin về quá khứ, hiện tại, tương lai; lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa 
dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh 
quan thiên nhiên
 Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính chất 
toàn cầu. Ở nước ta , bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu 
sắc. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, 
ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về 
việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm 
từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng 
về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp trong từng môn 
học, từng cấp học và thông qua các hoạt động dạy học, các hoạt động ngoại khóa 
trong và ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch – đẹp phù 
hợp với từng vùng, miền, từng địa phương.
 Vì thế, thiết nghĩ trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy 
hiện nay thực sự hiệu quả, các thầy cô giáo cần phải lồng ghép tích hợp giáo dục 
môi trường vào từng nội dung và giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường. 
Chính vì lí do vậy nên tôi đã chọn chủ đề “Hóa học và vấn đề bảo vệ môi trường 
trong giảng dạy bộ môn hóa học trong nhà trường THPT” để trao đổi với các đồng 
nghiệp của mình nhằm làm tốt công tác giáo dục của mình và góp một phần vào 
công tác tuyên truyền ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường sống trong cộng đồng 
xã hội.
 3 Tác hại của vấn đề ô nhiểm này đến môi trường sống và các giải pháp bảo vệ môi 
trường..
3.3. phạm vi nghiên cứu: 
 Nghiên cứu để giảng dạy tích hợp môi trường được thực hiện trong toàn bộ 
chương trình sách giáo khoa mới của cấp trung học phổ thông.
 Nghiên cứu về các bài có liên quan đến giáo dục môi trường gắn với thực 
tiển, phù hợp với chuyên môn, với yêu cầu từng bài cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình nghiên cứu SKKN tôi có sử dụng các phương pháp như sau:
 - Phương pháp quan sát trực quan.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp ý kiến của học sinh.
 - Phương pháp điều tra: phát phiếu điều tra cho học sinh để đánh 
 giá.
 5 các sinh vật khác trong môi trường sống. Môi trường xã hội được thể hện cụ thể 
bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, nội quy, quy chế, các quy định 
1.1.2. Ô nhiễm môi trường là gì ?
 Ô nhiễm môi trường lạ sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu 
chuẩn của môi trường (theo Luật Bảo vệ Môi trường của việt Nam).
 Ô nhiễm môi trường là việc chuyển biến các chất thải hoặc năng lượng vào 
môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát 
triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Các tác nhân ô 
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất rắn 
thải) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng khác 
(theo quan niệm trên thế giới).
 Ô nhiểm môi trường là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu 
chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lí, hóa 
học, sinh học,  của bất kì thành phần nào trong môi trường. Chất gây ô nhiễm 
chính là nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại hoặc có tiềm ẩn nguy cơ gây 
độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con người và sinh vật trong môi trường đó. 
 1.1.3. Giáo dục môi trường là gì ?
 Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục 
chính quy , không chính quy và các hoạt động giáo dục khác nhằm giúp con người 
có sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một 
xã hội bền vững về sinh thái. Là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu 
biết và quan tâm trước những vấn đề của môi trường: kiến thức, thái độ, hành vi, 
trách nhiệm và ký năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải 
quyết vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài.
 Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng kiến thức và kỹ năng 
vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng việc học tập cách sử dụng môi trường theo cách thức 
bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách 
sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa của 
môi trường, xóa đói nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn 
khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ 
 7 môi trường là gì, chức năng của môi trường, bản chất hóa học trong sinh thái, hệ 
sinh thái, quan hệ giữa con người và môi trường, ô nhiểm môi trường
 Phần hóa học vô cơ: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các 
khái niệm, các quá tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của các hợp 
chất vô cơ, bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon, khói mù 
quang học, mưa axit, hiệu ứng hóa sinh của NO x , H2S, SOx,  các kim loại nặng 
và một số độc tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống. 
 Phần hóa học hữu cơ: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các khái 
niệm, các quá tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của các hợp chất 
hữu cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống như các loại thuốc trừ sâu 
(DDT, 6.6.6, vonfatoc..), Các chất thải trong quá trình sinh hoạt, trường học, bệnh 
viện, nhà hàng. 
 Phần hóa học môi trường và các vẫn xã hội: phân tích bản chất hóa học 
của sự ô nhiểm môi trường, bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, một số vấn đề 
toàn cầu (trái đất nóng lên, suy giảm tầng ozon, Elnino, LaNina..) suy giảm sự đa 
dạng sinh học, dân số - môi trường và sự phát triển bền vững, các biện pháp bảo vệ 
môi trường, luật bảo vệ môi trường, chủ trương chính sách của Đảng - nhà nước về 
bảo vệ môi trường, 
 1.2.2. Phương thức tích hợp
 Giáo dục bảo vệ môi trường là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến 
thức về môi trường cho học sinh thông qua môn hóa học sao cho phù hợp với từng 
đối tượng, từng cấp học. Việc đưa kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào hóa 
học thuận lợi và hiệu quả nhất là hình thức tích hợp và lồng ghép.
 Tích hợp là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất 
thể hóa cácbộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới. Dạy học tích hợp là 
định hướng dạy học giúp học sinh phát triển kỹ năng hoạt động tổng hợp kiến thức, 
kỹ năng.. thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn trong học tập và 
 9 Tích hợp đa môn là tích hợp vào môn học những vấn đề mang tính chất toàn 
cầu theo đặc trưng riêng của các môn học cho phép.
 c. Tích hợp liên môn học
 Tích hợp liên môn là tích hợp nội dung kỹ năng của các môn học, lĩnh vực 
học tập khác nhau trong cùng một chủ đề, trong khi các môn học vẫn độc lập tương 
đối với nhau.
 d. Tích hợp xuyên môn học
 Tích hợp xuyên môn là một số môn học , lĩnh vực học tập kết hợp lại với 
nhau thành những chủ đề trong môn học mới, như vậy không còn tên các môn học 
truyền thống nữa.
 Các mức độ và hình thức tích hợp trên thường được sử dụng đan xen với 
nhau trong một cấu trúc các môn học, các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà 
trường.
1.3. Dạy học tích hợp bảo vệ môi trường qua môn Hóa học ở trường trung học 
phổ thông
 Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình hoạt động thông qua hoạt động 
giáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, các kĩ năng và các giá trị tạo 
điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
 Giáo dục bảo vệ môi trường là sự kết hợp chặt chẽ có hệ thống các kiến thức 
về môi trường và kiến thức các môn học liên quan thành một nội dung thống nhất, 
gắn bó chặt chẽ. 
 Yêu cầu cơ bản khi tiến hành giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh: phải 
bao quát các mặt khác nhau của môi trường: tự nhiên và nhân tạo, công nghệ, xã 
hội, kinh tế, văn hóa và thầm mĩ. Giáo dục môi trường phải nêu rõ mối quan hệ 
giữa các vấn đề môi trường địa phương, quốc gia và toàn cầu cũng như các tương 
quan giữa hành động hôm nay và hậu quả ngày mai.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hoa_hoc_va_van_de_bao_ve_moi_truong_trong_giang_day_bo.doc
  • docBÌA CHÍNH 2019-2020.doc
  • docDANH MỤC VIẾT TẮT.doc
  • docĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP CƠ SỞ (1).doc
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docPHIẾU ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.doc