SKKN Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh thpt qua Chuyên đề “cấp số nhân”

SKKN Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh thpt qua Chuyên đề “cấp số nhân”

Môn Toán ở trường phổ thông là môn học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn; tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với thực tiễn, giữa toán học với các môn học khác, đặc biệt với các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM (STEM – là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành học về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học)).

Mục tiêu giáo dục phổ thông được khẳng định trong Luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 23, Luật giáo dục). Như vậy, yêu cầu đặt ra của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là: gắn lí luận với thực tiễn, nhà trường với xã hội, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.

Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

 - Hình thành và phát triển những năng lực chung cốt lõi (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực toán học (năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán).

 

doc 22 trang thuychi01 11476
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh thpt qua Chuyên đề “cấp số nhân”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HÌNH THÀNH 5 PHẨM CHẤT, 10 NĂNG LỰC CHO 
HỌC SINH THPT QUA CHUYÊN ĐỀ “CẤP SỐ NHÂN”
Người thực hiện: Nguyễn Bá Long
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Toán
THANH HÓA, NĂM 2019
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài
	Môn Toán ở trường phổ thông là môn học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn; tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với thực tiễn, giữa toán học với các môn học khác, đặc biệt với các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM (STEM – là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành học về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học)).
Mục tiêu giáo dục phổ thông được khẳng định trong Luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 23, Luật giáo dục). Như vậy, yêu cầu đặt ra của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là: gắn lí luận với thực tiễn, nhà trường với xã hội, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.
Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau: 
	- Hình thành và phát triển những năng lực chung cốt lõi (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực toán học (năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán). 
	- Có những kiến thức, kỹ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Tin học, Công nghệ,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế. 
	- Hình thành và phát triển những phẩm chất chung (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và những phẩm chất mà giáo dục toán học đem lại (tính kỷ luật, kiên trì, độc lập, sáng tạo, hợp tác; thói quen tự học, hứng thú và niềm tin trong học Toán). 
	- Có cái nhìn tương đối tổng quát về những ngành nghề liên quan đến toán học làm cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự mình tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời. 
	Môn Toán cần góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung cũng như năng lực toán học. Các thành tố cơ bản của năng lực toán học là:
* Năng lực tư duy và lập luận  toán học, thể hiện qua việc thực hiện được các 
hành động:
	– So sánh; phân tích; tổng hợp; đặc biệt hoá, khái quát hoá; tương tự; quy nạp; diễn dịch.
	– Chỉ ra được chứng cứ, lý lẽ và biết lập luận hợp lý trước khi kết luận.
	– Giải thích hoặc điều chỉnh cách thức giải quyết vấn đề về phương diện toán học.
* Năng lực mô hình hoá toán học, thể hiện qua việc thực hiện được các hành động:
	– Sử dụng các mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) để mô tả các tình huống đặt ra trong các bài toán thực tế.
	– Giải quyết các vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.
	– Thể hiện và đánh giá lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp.
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học, thể hiện qua việc thực hiện được các hành động:
	– Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học.
	– Đề xuất, lựa chọn được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.
	– Sử dụng được các kiến thức, kỹ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra.
	– Đánh giá giải pháp đề ra và khái quát hoá cho vấn đề tương tự.
* Năng lực giao tiếp toán học, thể hiện qua việc thực hiện được các hành động:
	– Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết được trình bày dưới dạng văn bản toán học hay do người khác nói hoặc viết ra.
	– Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác).
	– Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic,...) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác.
* Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán, thể hiện qua việc thực hiện được các hành động:
	– Biết tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ (đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin), phục vụ cho việc học Toán.
	– Sử dụng thành thạo và linh hoạt các công cụ và phương tiện học Toán, đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học (phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi).
	– Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lý.
	Đổi mới dạy học nói chung, dạy học môn Toán trong nhà trường nói riêng trở thành một yêu cầu cấp bách để xóa đi khoảng cách giữa bộ môn giảng dạy trong nhà trường và sự phát triển chóng mặt của kinh tế. Từ đó, tạo nên những lớp học sinh năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế.
	Mục tiêu của giáo dục ngày nay là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phục vụ đất nước. Do vậy, các kiến thức học sinh học được phải gắn liền với thực tế, học sinh phải thấy được những ứng dụng của các kiến thức đó vào thực tế và phải biết vận dụng nó vào giải quyết một số vấn đề trong đời sống hàng ngày. Chính vì lẽ đó mà các nhà giáo dục đã không ngừng sửa đổi, cải cách, nội 
dung và phương  pháp giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. 	Đối với 
môn Toán, học sinh đều nghĩ rằng toán học ngoài những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia thì hầu hết các kiến thức toán khác đều rất trừu tượng. Vì vậy, việc học toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Học sinh cho rằng toán học rất mơ hồ, trừu tượng, học toán chỉ với mục đích duy nhất là phục vụ cho thi cử. Ngoài điều đó ra học sinh không biết toán học còn có rất nhiều ứng dụng sâu sắc trong thực tế và nó thể hiện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày của con người. “Phát triển năng lực người học” được xem là định hướng trung tâm trong hoạt động xây dựng và triển khai chương trình SGK các môn học nói chung và môn Toán nói riêng ở bậc phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Để đáp ứng được định hướng đổi mới trên, dạy học toán ở trường phổ thông cần phải thay đổi nhằm hình thành và phát triển năng lực toán học cho học sinh như năng lực tính toán, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán và năng lực tự học toán cho học sinh. 	
	Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến kiến thức Toán học. Một trong những kiến thức tác động rất lớn đến cuộc sống của con người đó là “Cấp số nhân”. Với mục đích giúp cho học sinh thấy được những kiến thức về “Cấp số nhân” rất gần gũi với những vấn đề trong thực tế và việc tiếp thu kiến thức Toán trong nhà trường. Để góp phần vào việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống. Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt hướng đến các năng lực và phầm chất trong việc lĩnh hội kiến thức càng có ý nghĩa quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin, giao lưu hợp tác trong bối cảnh toàn cầu hóa. Học là một quá trình kiến tạo. Công việc dạy học của người thầy là tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, giúp các em tìm tòi, xử lí thông tin, hình thành nên những phẩm chất, năng lực đáng quý cần có trong mỗi con người.
	Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi xin trình bày sự trăn trở và thực nghiệm của bản thân về đề tài: Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh THPT qua chuyên đề “Cấp số nhân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc tiếp nhận những nội dung kiến thức về Cấp số nhân vào các bài toán.
	- Vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức về Cấp số nhân vào các bài toán thực tế, gần gũi với cuộc sống xung quanh, các bài toán có sự kết hợp với nhiều môn khác như: Vật lý, Sinh học.
	Từ đó, hình thành cho học sinh THPT những phẩm chất, năng lực theo định hướng chung về yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông năm 2017.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- HS khối 11 (11A1) của trường THPT Như Thanh năm học 2018-2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
	- Phương pháp lập luận.
	- Phương pháp khảo sát, thống kê.
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5. Những điểm mới của SKKN
	Đề tài mà tôi nghiên cứu và thử nghiệm là một đề tài mới theo định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông - chương trình tổng thể của Bộ GD&ĐT năm 2017; với mục tiêu cụ thể: phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Mục tiêu của đổi mới Giáo dục
	Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hóa còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Cũng trong 30 năm qua, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. 
	Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
2.1.2 Năm phẩm chất, mười năng lực cần đạt của học sinh
* Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất, 10 năng lực.
- 5 phẩm chất là: + yêu nước
 + nhân ái, 
 + chăm chỉ, 
 + trung thực,
 + trách nhiệm.
* Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh 10 năng lực cốt lõi gồm:
- Những năng lực chung: được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển
 + năng lực tự chủ và tự học,
 + năng lực giao tiếp và hợp tác, 
 + năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: 
 + năng lực ngôn ngữ, 
 + năng lực tính toán, 
 + năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, 
 + năng lực công nghệ, 
 + năng lực tin học,
 + năng lực thẩm mỹ, 
 + năng lực thể chất.
- Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình Giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.
	Chúng ta có thể ghi nhớ bởi sơ đồ dưới đây:
5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh cần đạt được
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
	Trường THPT Như Thanh là ngôi trường có bề dày lịch sử và thành tích, với hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trường luôn là cánh chim đầu đàn trong phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” của giáo dục huyện nhà, những năm gần đây nhà trường nỗ lực vươn lên và đã có nhiều đóng góp cho giáo dục Tỉnh Thanh Hoá.
- Về phía giáo viên: Giáo viên trong trường phần đa là những người có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, ham học hỏi và cầu thị. Luôn sẵn sàng tiếp nhận những cái mới trong phương pháp dạy học tích cực để tạo hiệu quả cao trong giảng dạy. Tổ Toán - Tin có 16 giáo viên đều nhiệt tình và tâm huyết, trong đó môn Toán có 13 giáo viên, tất cả đều đang ở giai đoạn “độ tuổi vàng” của tuổi nghề với trình độ và kinh nghiệm chín muồi. Tuy nhiên, ở một số giáo viên vẫn còn tình trạng chưa thực sự nhạy bén, bắt nhịp cùng với yêu cầu đổi mới của Bộ GD & ĐT trong giai đoạn hiện tại: quá trình dạy học cần phải hướng tới mục đích hình thành những phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Về phía học sinh: Học sinh của trường đều rất chăm ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện tốt. Tuy nhiên, năng lực tính toán; năng lực tự chủ, tự học; năng lực tin học ở một số em còn hạn chế. Một bộ phận học sinh chưa thực sự có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, chưa có trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, các em còn có tính ỷ lại, lười nhác trong việc học toán và trong các công việc của gia đình và cuộc sống hàng ngày.
	+ Điểm tuyển vào lớp 10 phần lớn là học sinh có điểm toán dưới điểm 5, khả năng thực hiện các phép tính để phục vụ cho chương trình phổ thông còn yếu.
	+ Hiện tượng học sinh không có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chung của tập thể, thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ của học sinh trường tôi mà còn là hiện tượng chung của giới trẻ hiện nay trên toàn quốc. 
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, cá nhân tôi sau nhiều trăn trở và tìm tòi mạnh dạn đề xuất những biện pháp thực nghiệm sau nhằm Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh THPT qua chuyên đề “Cấp số nhân”. Từ đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Toán học cho học sinh THPT tỉnh nhà.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
(Vì SKKN có sự giới hạn về mặt dung lượng nên người viết chỉ chọn trình bày một số phẩm chất, năng lực tiêu biểu của chuyên đề)
2.3.1 Hình thành phẩm chất
2.3.1.1. Phẩm chất trách nhiệm
	* Trong phần hoạt động Số hạng tổng quát của cấp số nhân: Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm Ví dụ có liên quan đến sự gia tăng dân số, cho đại diện các nhóm lên trình bày; cùng thảo luận và sửa chữa.
Ví dụ: Biết dân số của tỉnh Thanh Hóa năm là người (số liệu của Tổng cục thống kê). Giả sử tỉ lệ tăng dân số của tỉnh là . 
a) Tính số dân của tỉnh Thanh Hóa năm ?
b) Hỏi với mức tăng dân số như vậy thì tính đến năm , dân số của tỉnh Thanh Hóa tăng lên so với năm là bao nhiêu ?
Lời giải:
Gọi là số dân của tỉnh Thanh Hóa sau năm. Ta có:
 (người)
 (). Do đó: 
a) Dân số của tỉnh Thanh Hóa năm là: 
(người)
b) Dân số của tỉnh Thanh Hóa năm là: 
(người)
Dân số của tỉnh Thanh Hóa tăng lên so với năm 2010 là:
 (người)
* Từ ví dụ Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi về sự gia tăng dân số nhanh.
Câu hỏi: Em hãy nêu một số hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh? Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?
Học sinh trả lời: 
-  Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:
+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và thiếu hiệu quả.
+ Về xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở; tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.
+ Về môi trường: làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường như: đất, nước, không khí.
- Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ởcho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.
+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp.
Giáo viên Trình chiếu 1 số hình ảnh về hậu quả của sự gia tăng dân số.
Gia tăng dân số đột biến sẽ làm trầm trọng thêm nạn nghèo đói và sự tụt hậu của Việt Nam
Từ ví dụ trên, Giáo viên hình thành cho học sinh trách nhiệm của tuổi trẻ nước nhà trước thảm họa gia tăng dân số hiện nay.
	Ở Việt Nam, với tư tưởng trời sinh voi trời sinh cỏ, con cái là lộc trời cho rồi tư tưởng trọng nam khinh nữ đã khiến cho các gia đình cứ vô tư sinh đẻ, càng nhiều con càng có lộc. Điều này đã khiến dân số nước ta không ngừng gia tăng chóng mặt trong những năm vừa qua. Tuy nhiên chúng ta cũng rất quan tâm tới vấn đề dân số và đã có nhiều biện pháp để thực hiện những chính sách này như tuyên truyền vận động người dân hiểu và thực hiện chính sách dân số. Thực hiện mỗi gia đình chỉ có nhiều nhất 2 con. Có các chế tài xử phạt đối với những gia đình sinh đẻ vỡ kế hoạch
	Là những học sinh thế hệ tương lai của đất nước, tuổi trẻ hôm nay phải có những nhận thức rõ ràng về hệ quả của việc gia tăng dân số. Đồng thời các bạn cũng cần phải hiểu được những vấn đề có thể gặp phải nếu gia tăng dân số quá nhanh từ đó hiểu được trách nhiệm của mình đối với vấn đề này.
	Đối với bản thân, mỗi bạn phải có nhận thức rõ ràng, tự chủ và hiểu biết. Không để bản thân bị lôi kéo, dụ dỗ vào những thói hư tật xấu, những lời tán tỉnh của các đối tượng xấu. Không quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn. Thực hiện nghiêm túc chính sách kế hoạch hóa gia đình. Tránh tình trạng như hiện nay, có rất nhiều vụ xâm hại, cưỡng bức trẻ vị thành niên có thể xảy ra. Rồi đây đó lại có một vụ kết hôn mà cô dâu chú rể chỉ mười mấy tuổi, còn là độ tuổi vị thành niên. Đối với cộng đồng xã hội, các bạn trẻ phải có kiến thức rõ ràng về vấn đề gia tăng dân số mới có thể tuyên truyền vận động người dân thực hiện các chính sách dân số.
	Vấn đề dân số là vấn đề của toàn xã hội, đối với tất cả các đối tượng, nếu chúng ta còn né tránh và rụt rè với những vấn đề này thì tình trạng sẽ xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn. Ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_5_pham_chat_10_nang_luc_cho_hoc_sinh_thpt_qu.doc
  • docMỤC LỤC-SKKN- 20182019.doc
  • docPHU-LUC-SKKN-20182019.doc