SKKN Hệ thống các bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh Lớp 10 trường THPT Triệu Thái

Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật và phát triển thể lực : a/ Các động tác kéo dài cơ chân :
+ Nén trước, nén nghiêng, yêu cầu hai chân thẳng, bàn chân móc lại, người ép sát đùi.
+ Xoạc dọc, xoạc ngang. Yêu cầu người thẳng, chân thẳng, mông cáng sát đất càng tốt.
+ Ngồi duỗi thẳng chân vặn người. Yêu cầu hai chân dang thật rộng, người ép sát đùi, vặn được càng nhiều càng tốt.
+ Đá trước, đá quay. Yêu cầu người luôn luôn giữ thẳng, hai chân cũng thẳng, bàn chân móc lại, gót chân chống đỡ không rời đất.
+ Đánh lăng trước sau, đánh lăng sang ngang. Yêu cầu người và chân chống đỡ thẳng, chân đánh lăng thả lỏng, đánh cao, hông chuyển động theo....
b/ Các động tác phát triển tính linh hoạt của hông :
+ Đứng tại chỗ quay hông ( đầu cố định ).
+ Đứng tại chỗ quay chân từ trước ra sau, từ sau ra trước. Yêu cầu chân thẳng, nhấc càng cao, quay càng rộng càng tốt.
+ Nằm ngửa quay vặn chân, nằm ngửa đưa người lên cao quay chân, nằm ngửa đánh chân trước sau. Yêu cầu vận tốc nhanh, biên độ lớn.…
c/ Các động tác phát triển sức bật :
+ Đứng chân trên chân dưới nhảy lên cao, yêu cầu khi nhảy lưng luôn luôn thẳng, người không gặp về trước.
+ Ngồi xổm một chân duỗi thẳng, nhảy lên cao. Yêu cầu nhảy lên nhanh.
+ Chạy lấy đà giậm nhảy chân đánh lăng đá vật trên cao.
+ Nhảy cóc, nhảy dây.
+ Cầm vật nặng hoặc đặt vật nặng trên vai dún nhảy, đứng lên ngồi xuống nhảy lên cao....
d/ Các động tác khác :
+ Chạy lấy đà giậm nhảy vai, tay chạm bóng ( mục đích tập động tác nhấc vai và đánh tay ).
+ Chạy lấy đà giậm nhảy đầu gối chạm bóng. Đứng tại chỗ đặt vật nặng lên đùi nhấc cao chân. Mục đích tập đánh cao đùi.
SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ NGIA TỰ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “ Hệ thống các bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho hs lớp 10 trường THPT Triệu Thái” Tác giả sáng kiến: Nguyễn Minh Tuân Mã sáng kiến: 1 1. Lời giới thiệu: Như chúng ta đã biết vốn quý nhất của con người là sức khỏe, mà muốn có được sức khỏe thì đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khoẻ, phát triển các thành tích thể thao đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho học sinh các cấp. Mục đích của giáo dục thể chất là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống tươi vui lành mạnh. Học và tập luyện TDTT để giúp cho con người khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao động trí óc, lao động chân tay, sáng tạo trong sản xuất, học tập và mưu trí dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã dầy công xây đắp. Ngày nay trong hệ thống giáo dục thể chất ở nước ta, các môn điền kinh có một vi trí rất quan trọng, nó góp phần tích cực vào việc rèn luyện sức khỏe cho học sinh. Với điền kinh chúng ta biết nó được mệnh danh là môn thể thao “Nữ hoàng” trên võ đài Olympic và là nội dung cơ bản trong các kỳ đại hội thể thao ở các cấp. Chính vì vậy điền kinh được phổ biến rộng khắp trong quần chúng nhân dân, trong các chương trình phổ thông và là nội dung chính nhằm phát triển tố chất thể lực chung. Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thì yếu tố con người luôn luôn chiếm vi trí quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sức khoẻ và thể chất chiếm một vị trí đáng cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó tổng hợp các phương tiện, phương pháp nhằm con người phát triển toàn diện, hài hoà, đặc biệt hoạt động thể dục thể thao là một trong những hình thức cơ bản, chuẩn bị thể lực phục vụ cho lao động và các hoạt động khác. Vì thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa nền TDTT nước mình lên đỉnh cao nhất cũng như giữ vững và phát triển những môn TDTT manh tính bản sắc dân tộc. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy rằng : “ Truyền thống dân tộc là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.” TDTT là một lĩnh vực của nền văn hoá vì vậy nó cũng mang tính dân tộc đậm nét, ở Việt Nam cũng đã trải qua hàng nghìn năm các môn thể 3 Trong giáo dục thể chất, điền kinh là nội dung cơ bản, là nền tảng để phát triển các tố chất thể lực cơ sở cho các môn thể thao khác. Trong đó nhảy cao là một nội dung cơ bản để phát triển các tố chất thể lực. Trước yêu cầu này đòi hỏi giáo viên lên lớp phải có những phương pháp giảng dạy, những bài tập hợp lí phù hợp với sách giáo khoa, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là phát triển thành tích môn nhảy cao . Trường tôi nền tảng thể lực của học sinh vẫn còn hạn chế. Đặc biệt thành tích môn nhảy cao của học sinh còn thấp so với thành tích của các trường trong huyện và của tỉnh . 2. Tên sáng kiến: “ Hệ thống các bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho hs lớp 10 trường THPT Triệu Thái” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Minh Tuân. - Địa chỉ sáng tác: Trường THPT Ngô Gia Tự -Lập Thạch -Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0985049912. - E_mail: nguyenminhtuan.gvtrieuthai@vinhphuc.edu.vn. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Nguyễn Minh Tuân trường THPT Ngô Gia Tự- Lập Thạch- Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 10 các trường THPT. -Huấn luyện các đội tuyển điền kinh tham gia các giải thi đấu. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/12/2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: - Về nội dung của sáng kiến: 7.1CƠ SỞ LÝ LUẬN Tập luyện nhảy cao có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và bồi dưỡng học sinh trong nhà trường. Qua đó nhằm hình thành các phẩm chất ý chí và đạo đức của con người mới góp phần giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ cho các em. Nhảy cao là hoạt động phức tạp được thực hiện liên tục bắt đầu từ chạy đà cho đến lúc kết thúc là vượt qua xà rơi xuống đất. Thành tích nhảy cao phụ thuộc vào kỹ thuật và sức bật của người nhảy. Về kỹ thuật các yếu tố quyết định thành tích nhảy cao là: Tốc độ ban đầu ( tốc độ tổng hợp của chạy đà và giậm nhảy ), góc độ bay và tư thế qua xà của người nhảy. - Nếu chúng ta tập luyện kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” cho học sinh THPT một cách đầy đủ, chính xác, một cách khoa học và đồng thời khắc phục được những sai lầm thường mắc, đưa ra các biện pháp thích hợp, khả thi 5 A.1/ Khởi động chung : Thường chúng ta cho học sinh chạy một vòng nhẹ nhàng quanh sân trường để các em làm nóng cơ thể. - Cho học sinh xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân,khuỷu tay, cánh tay, hông, gối, ép ngang, ép dọc, các động tác căng cơ tay, căng cơ chân; các động tác lườn, động tác bụng, và một số động tác khác ( Mỗi động tác 2 x 8 nhịp ). - Đội hình khởi động nên thay đổi để tạo sự hứng thú cho các em. A.2/ Khởi động chuyên môn : - Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy tăng tốc. - Đứng tại chỗ tập động tác đánh tay. - Một số động tác đá lăng trước – sau – sang ngang. - Đi 1,3,5,7 bước giậm nhảy đá lăng. - Cho một số trò chơi vui tươi và bổ ích nhằm giúp các em hưng phấn hơn như trò chơi : Người cuối cùng, Hoàng Anh- Hoàng Yến, , kết bạn , chạy tiếp sức, người thừa thứ 3, lò cò tiếp sức, lò cò chọi gà, gà đuổi cóc, nhảy vượt rào tiếp sức, nhảy cừu,.. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật và phát triển thể lực : a/ Các động tác kéo dài cơ chân : + Nén trước, nén nghiêng, yêu cầu hai chân thẳng, bàn chân móc lại, người ép sát đùi. + Xoạc dọc, xoạc ngang. Yêu cầu người thẳng, chân thẳng, mông cáng sát đất càng tốt. + Ngồi duỗi thẳng chân vặn người. Yêu cầu hai chân dang thật rộng, người ép sát đùi, vặn được càng nhiều càng tốt. + Đá trước, đá quay. Yêu cầu người luôn luôn giữ thẳng, hai chân cũng thẳng, bàn chân móc lại, gót chân chống đỡ không rời đất. + Đánh lăng trước sau, đánh lăng sang ngang. Yêu cầu người và chân chống đỡ thẳng, chân đánh lăng thả lỏng, đánh cao, hông chuyển động theo.... b/ Các động tác phát triển tính linh hoạt của hông : + Đứng tại chỗ quay hông ( đầu cố định ). + Đứng tại chỗ quay chân từ trước ra sau, từ sau ra trước. Yêu cầu chân thẳng, nhấc càng cao, quay càng rộng càng tốt. + Nằm ngửa quay vặn chân, nằm ngửa đưa người lên cao quay chân, nằm ngửa đánh chân trước sau. Yêu cầu vận tốc nhanh, biên độ lớn.... c/ Các động tác phát triển sức bật : 7 Góc độ bay trộng tâm cơ thể 630 - 650 Góc độ chạy đà 300 - 350 Tốc độ chạy đà nước cuối cùng 7 - 7,5m/s (nam); 5,8 - 6,5m/s (nữ) Qua các thông số động lực và nguyên lý kỹ thuật ta thấy : Lực tác động lớn hoặc tốc độ thực hiện động tác là những yếu tố cơ bản giúp người học đạt thành tích cao, đồng thời nó củng là cơ sở để người học tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật tác động một cách nhanh nhất. * Giải pháp : Kỹ thuật trong nhảy cao gồm bốn giai đoạn : 1/ Giai đoạn chạy đà 2/ Giai đoạn giậm nhảy 3/ Giai đoạn trên không 4/ Giai đoạn tiếp đất */ Giai đoạn chạy đà : Chạy đà nhằm tạo ra tốc độ giúp cho giậm nhảy thuận lợi và hiệu quả cao. Đối với học sinh THPT, cự li chạy đà thường dài khoảng 8 đến 15 bước đà. Góc độ chạy đà chếch với xà khoảng 25 – 40 độ. Giậm nhảy bằng chân nào thì chạy đá phía bên đó theo chiều nhìn vào xà. Một số sai lầm thường mắc và cách sửa : - Sai : + Chạy đà bị giảm dần tốc độ hoặc rối loạn đà do tâm lí sợ lỡ đà. + Đặt chân không đúng điểm giậm nhảy và chủ động ngả thân trên ra sau ở bước đà cuối. + Đặt chân giậm vào điểm giậm nhảy bằng cả bàn chân hoặc nửa trước bàn chân do bước đà cuối thực hiện chậm, ngắn quá hoặc sai đà. - Cách sửa : + Đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà. + Tập lại động tác vào điểm giậm nhảy. + Di chuyển một, ba, năm bước đặt chân vào điểm giậm nhảy. */ Giai đoạn giậm nhảy : Bàn chân giậm nhảy ở bước đà cuối cùng tiếp đất bằng gót. Sau đó nhanh chóng chuyển sang cả bàn, tiếp theo chùn gối để tạo thế co cơ khi giậm nhảy. 9 + Tập đánh tay kết hợp giậm nhảy. + Tập mô phỏng giai đoạn qua xà. + Đà một, ba, năm bước giậm nhảy – qua xà. + Tập hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua. */ Giai đoạn tiếp đất : Sau khi qua xà, chân đá lăng chủ động tiếp đất trước bằng nửa trước bàn chân hay cả bàn, sau đó đến chân giậm nhảy tiếp đất, cả hai chân cần chùng gối để giảm chấn động. Khi nhảy ở các mức xà cao, có thể tiếp đất bằng hai chân cùng một lúc. Một số sai lầm thường mắc và cách sửa : - Sai : + Không chùng gối khi tiếp đất để giảm chấn động. - Cách sửa : + đứng trên một chân, tập khuỵu gối rồi đứng lên. + Tập nhảy từ trên cao xuống ( từ ghế băng, bục, bậc thang,..) đệm hoặc hố cát thực hiện chùng gối để giảm chấn động. + Tập một số động tác phát triển thể lực chân : Đứng lên ngồi xuống bằng hai chân, hai tay chống hông ; đứng lên ngồi xuống trên một chân, hai tay chống hông ; ngồi xổm trên một chân, nhảy đổi chân,.. c. Các phương pháp khi tập luyện sức bật cho học sinh THPT + Phương pháp thuyết trình: Dùng lời nói phân tích kỹ thuật. + Phương pháp trực quan: Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát trực tiếp hoặc cho học sinh xem băng hình kỹ thuật. + Phương pháp phân chia ( phân đoạn ). + Phương pháp giúp đỡ, sửa chữa trực tiếp. Các phương pháp này luôn được vận dụng cùng một lúc như phương pháp sử dụng lời nói ( thuyết trình) với phương pháp phân chia các khâu cơ bản của kỹ thuật. Trong quá trình luyện tập muốn đạt được trình độ kỹ thuật cao, học sinh phải tuân thủ các nguyên tắc tập luyện: trước hết trong qúa trình luyện tập phải tự giác, tích cực, có lòng ham mê, có nghị lực và ý chí cao của bản thân. Luyện tập phải thường xuyên có hệ thống, phải tập theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tránh tình trạng chạy theo động tác mới cao hơn khi chưa hoàn thiện động tác cơ bản, đơn giản. Việc nắm vững kỹ thuật cơ bản giúp cho học sinh nâng cao được hiệu quả trong thi đấu, đồng thời tạo điều kiện vững chắc cho việc đi sâu vào kỹ thuật phức tạp hơn. Việc củng cố, nâng 11
Tài liệu đính kèm:
skkn_he_thong_cac_bai_tap_phat_trien_suc_bat_nham_nang_cao_t.docx
12.60.02.pdf