SKKN Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn Giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

SKKN Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn Giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Cơ sở lí luận của vấn đề:

Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 - 2020 xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Với chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về mọi mặt. Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm giáo dục đạo đức kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu về nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao trong xây dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân để từng bước hình thành xã hội học tập.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là một điểm nhấn của việc đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện nhất là trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sắp tới được đưa vào sử dụng thì hoạt động này càng được chú trọng. Việc tổ chức cho học sinh học tập thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân học sinh là một cách thức đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường, vai trò to lớn của nó đã được nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới khẳng định.

Theo quan điểm của nhà cải cách giáo dục Nhật Bản T. Makiguchi việc học trong nhà trường phải song hành với cuộc sống thì mới phát triển được sự sáng tạo của học sinh, bởi vì con người vốn có tính sáng tạo từ bản chất và tinh hoa của nhân loại. Còn theo PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa (chủ nhiệm các khoa giáo dục trường Đại học quốc gia Hà Nội) đưa ra định nghĩa về hoạt động trải nghiệm sáng tạo: là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn của các nhà giáo dục từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động. Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Như vậy, hiểu một cách nôm na thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động tương tác giữa con người và đối tượng theo cách mới khác với cách thông thường.

Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, được bày tỏ quan điểm, tự khẳng định bản thân và đồng thời tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân cũng như bạn bè trong lớp. Với việc trải nghiệm đó sẽ giúp hình thành trong các em các giá trị đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật và các năng lực cần thiết của mỗi cá nhân trong tập thể.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân được xem là hoạt động thực tiễn được tiến hành song song với các hoạt động dạy học trong nhà trường, thông qua các hoạt động thực hành của chủ đề trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp các em phát triển nâng cao các tố chất tiềm ẩn của bản thân, hình thành ý thức tự lập, biết quan tâm đến những người xung quanh và các vấn đề liên quan trong cuộc sống để từ đó biết cách vận dụng những kiến thức đã học trong thực tế đời thường.

 

doc 17 trang hoathepmc36 16316
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn Giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân nói riêng là nhiệm vụ cơ bản của mỗi giáo viên đứng trên bục giảng. Trong những năm gần đây với những thành tựu khoa học tiên tiến đưa nhân loại đạt được những bước tiến dài trong lịch sử phát triển của mình đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giảng dạy ở mọi cấp bậc học, tất cả nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra đó là: “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc” (trích – Luật GD).
Với quan điểm của nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 14/11/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đưa ra đó là “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu... đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển được ưu tiên đi trước trong các chương trình khoa học phát triển kinh tế xã hội...”. Việc thực hiện mục tiêu đổi mới đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, kĩ năng của người học, từ việc đổi mới chương trình đến đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đổi mới phương pháp dạy học trong đó chương trình giáo dục phổ thông mới đặc biệt quan tâm đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Trong hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông, môn giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng trực tiếp trong việc giáo dục học sinh hình thành ý thức công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người. Môn học này mang đến cho người học những giá trị, chuẩn mực đạo đức - pháp luật của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, thành công dân có ích cho cộng đồng, xã hội.
Không những thế, xét về khía cạnh vị trí, ý nghĩa thực tiễn của bộ môn, thì môn Giáo dục công dân còn có tầm quan trọng đặc biệt ở chỗ nó góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, giúp học sinh biết phân biệt lẽ phải, trái, biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha.
Đặc biệt, những kiến thức của môn giáo dục công dân giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời, hình thành ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật. 
Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận đó là dưới những tác động của mặt trái cơ chế thị trường trong thời kì hội nhập mở cửa, những tư tưởng xấu của văn hóa ngoại lai, các tệ nạn xã hội đang ngày ngày xâm nhập vào thế giới học đường, những biểu hiện sa sút về đạo đức của học sinh, những tư tưởng lệch lạc sống không có lí tưởng thể hiện ngày càng nhiều, việc chạy theo lối sống thực dụng của người lớn cũng có những tác động xấu đến các em học sinh, tình trạng số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng gia tăng đã gióng lên những hồi chuông báo động về thực trạng sự tha hóa nhân cách, sự băng hoại các giá trị đạo đức truyền thốnglà một nỗi lo cho xã hội và nó gây ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường.
 Trong nhiều năm học trước, bộ môn giáo dục công dân được nhiều người dạy và người học gọi là môn học “3K” (tức là khó, khô và khổ). Học sinh không chú trọng, thậm chí ngay cả một số giáo viên có tâm lí coi đây là môn phụ. Ở các trường THCS hầu như có rất ít giáo viên được đào tạo chuyên ngành bộ môn này và thường được phân công dạy chéo ban để đảm bảo sự tương đối đồng đều trong việc phân chia định mức số tiết dạy, chính vì vậy sự đầu tư cho chất lượng dạy học cũng chưa thật sự được chú ý.
 Mặc dù trong những năm gần đây bộ môn này đã được chú ý coi trọng về vai trò của nó trong việc đánh giá xếp loại đạo đức cho học sinh nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chất lượng dạy và học môn học này vẫn còn có nhiều bất cập chưa đáp ứng được mục tiêu môn học đề ra. Điều này cần có sự đánh giá, nhìn nhận từ nhiều nguyên nhân cả phía người dạy lẫn người học, để từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn học này, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Về phía người học, một thực trạng đáng buồn là có rất nhiều học sinh không nhận thức được hết tầm quan trọng của môn học này và cho rằng đây là môn học phụ nên ít quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học. Cá biệt, có một số học sinh tỏ ra thực sự hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học này. Với suy nghĩ phiến diện, lệch lạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên. Đến khi kiểm tra thì quay cóp, sử dụng tài liệuHiện tượng học sinh không mặn mà trong việc học môn giáo dục công dân đã tồn tại từ lâu, trở thành “nếp”, tạo nên sức ì về mặt tâm lí mà muốn khắc phục không phải dễ dàng.
Về phía người dạy, qua thực tế có thể nhận thấy, một bộ phận giáo viên vẫn lên lớp bằng phương pháp xưa cũ: thầy đọc, trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số giáo viên lên lớp với tâm lý cho rằng môn của mình là môn phụ nên ít có sự quan tâm, đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp. Bên cạnh đó, việc thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế, thiếu những phương pháp học tập khoa học thích hợp làm cho các tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được sự hứng thú đối với các em. Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều hạn chế, tỉ lệ học sinh yêu thích và hứng thú với môn học còn thấp. 
Hướng đến việc đổi mới phương pháp dạy học và chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trong những năm gần đây vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho các em và phương châm đẩy mạnh học đi đôi với hành đang được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm thực hiện thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các bộ môn trong đó có môn giáo dục công dân.
Xuất phát từ thực tế trên nhằm bồi dưỡng hứng thú học tập, phát huy tính tích cực trong học tập bộ môn của học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục và giáo dưỡng để nâng cao chất lượng hiệu quả trong giảng dạy bộ môn giáo dục công dân lớp 6 tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài suy nghĩ trong việc “Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ” mà bản thân tôi đã tiến hành trong thời gian qua. 
 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
Đánh giá thực trạng về vấn đề dạy học môn giáo dục công dân đối với học sinh lớp 6 trong chương trình hiện nay ở các nhà trường, hiệu quả của công tác giáo dục đối với các em học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của công tác dạy học giáo dục công dân và đưa ra một vài biện pháp trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả nhằm góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, từ đó giúp các em xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước, với dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay. Đồng thời góp phần tạo hứng thú đối với môn học trong tâm lí các em để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 Ở trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin được đề cập đến cách thức tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân 6 nhằm xây dựng hứng thú học tập bộ môn cũng như phát huy tính tích cực trong các hoạt động tập thể mà tôi đã thực hiện trong các năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018 tại trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa, huyện Krông Ana.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 	I. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 - 2020 xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Với chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về mọi mặt. Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm giáo dục đạo đức kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu về nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao trong xây dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân để từng bước hình thành xã hội học tập.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là một điểm nhấn của việc đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện nhất là trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sắp tới được đưa vào sử dụng thì hoạt động này càng được chú trọng. Việc tổ chức cho học sinh học tập thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân học sinh là một cách thức đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường, vai trò to lớn của nó đã được nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới khẳng định.
Theo quan điểm của nhà cải cách giáo dục Nhật Bản T. Makiguchi việc học trong nhà trường phải song hành với cuộc sống thì mới phát triển được sự sáng tạo của học sinh, bởi vì con người vốn có tính sáng tạo từ bản chất và tinh hoa của nhân loại. Còn theo PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa (chủ nhiệm các khoa giáo dục trường Đại học quốc gia Hà Nội) đưa ra định nghĩa về hoạt động trải nghiệm sáng tạo: là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn của các nhà giáo dục từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động. Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Như vậy, hiểu một cách nôm na thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động tương tác giữa con người và đối tượng theo cách mới khác với cách thông thường.
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, được bày tỏ quan điểm, tự khẳng định bản thân và đồng thời tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân cũng như bạn bè trong lớp. Với việc trải nghiệm đó sẽ giúp hình thành trong các em các giá trị đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật và các năng lực cần thiết của mỗi cá nhân trong tập thể.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân được xem là hoạt động thực tiễn được tiến hành song song với các hoạt động dạy học trong nhà trường, thông qua các hoạt động thực hành của chủ đề trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp các em phát triển nâng cao các tố chất tiềm ẩn của bản thân, hình thành ý thức tự lập, biết quan tâm đến những người xung quanh và các vấn đề liên quan trong cuộc sống để từ đó biết cách vận dụng những kiến thức đã học trong thực tế đời thường.
 II. Thực trạng vấn đề
Việc dạy và học môn giáo dục công dân ở trường THCS Lê Văn Tám trong những năm gần đây đã được chú trọng đổi mới cả về phương pháp giảng dạy và cách học tuy nhiên chất lượng môn học chưa thật sự được cải tiến, tinh thần học tập của học sinh đối với bộ môn chưa thật sự chú trọng, thậm chí còn có tâm lí coi thường, coi đây là môn phụ nên việc học có tính chất đối phó.
Bản thân môn học này vốn khô khan nhất là đối với học sinh lớp 6 vừa mới chuyển cấp cho nên việc tiếp cập với phương pháp học ở cấp THCS còn nhiều bỡ ngỡ, một số khái niệm, quy định về pháp luật còn khá xa lạ, trừu tượng so với nhận thức của các em. Giáo viên nếu như dạy chỉ dùng phương pháp thuyết trình các khái niệm thì các em sẽ không nắm được vấn đề dễ rơi vào tình trạng học vẹt, mau quên. Một số giáo viên chưa tích cực cho học sinh trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tế vì ngại phải mất công chuẩn bị nhiều thứ liên quan trong khi bản thân các em rất háo hức được tham gia trải nghiệm các hoạt động.
Trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát một số nội dung để nắm bắt về tình hình học tập của các em thông qua một số câu hỏi như sau:
1. Theo em học môn giáo dục công dân có cần thiết không ?
2. Em có thích học môn giáo dục công dân không ?
Khi tiến hành thu thập kết quả tôi có được số liệu và một số thông tin như sau:
Lớp
TS học sinh
NH 2016 - 2017
Nội dung khảo sát
Cần thiết
Không cần thiết
Không có ý kiến
6a1
40
Theo em học giáo dục công dân có cần thiết không ?
30
( 75%)
10
(25%)
6a2
39
20(51,3%)
17(43,6%)
2(5,1%)
6a3
36
20(55,6%)
15(41,7%)
1(2,7%)
STT
TSHS
Nội dung khảo sát
Thích
Không thích
Không có ý kiến
6a1
40
Em có thích học môn giáo dục công dân không?
17(42,5%)
23(57,5%)
6a2
39
14(35,9%)
25(64,1%)
6a3
36
12(33,3%)
24(66,7%)
Với câu hỏi số 2 học sinh đưa ra rất nhiều lí do chán học môn giáo dục công dân như: đây là môn học khô khan, có nhiều khái niệm khó hiểu, trừu tượng.... Do đó để tạo niềm yêu thích học bộ môn thì việc kích thích tính tích cực và phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình giảng dạy là vô cùng cần thiết.
Đồng thời tôi cũng tiến hành thống kê chất lượng bộ môn năm học 2016 - 2017 cụ thể như sau: 
Năm học
Lớp
Sĩ số
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu, kém
%
2016 - 2017
6a1
40
15
37,5
16
40
4
10
5
12,5
6a2
39
6
15,4
13
33,3
13
33,3
7
18
6a3
36
5
13,9
10
27,8
15
41,7
6
16,6
Tổng
115
26
22,6
39
33,9
32
27,8
18
15,7
Nhìn chung có thể thấy rằng tỉ lệ yếu kém của chất lượng bộ môn tương đối cao (15,7 %), nhiều học sinh không yêu thích bộ môn, không thấy được tầm quan trọng cần thiết của bộ môn trong cuộc sống đặc biệt là vai trò của bộ môn này trong việc góp phần hình thành nhân sinh quan, thế giới quan cho các em sau này. Vấn đề đặt ra là phải khơi dậy trong các em lòng yêu thích hứng thú học tập bộ môn cũng như tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Để việc tiến hành hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả thì giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung việc phân công nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chuẩn bị. Trước hết với mỗi một chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo giáo viên phải xác định rõ được trọng tâm những vấn đề học sinh cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ sau khi triển khai chủ đề. Tức là xác định được mục tiêu của chủ đề đó nói về vấn đề gì, những kiến thức mà các em đạt được sau khi tham gia hoạt động của chủ đề là gì, thông qua hoạt động chủ đề sẽ giúp học sinh rèn luyện được những kĩ năng gì để từ đó hình thành những thái độ tích cực của học sinh trong việc chủ động liên hệ kiến thức, vận dụng kiến thức của môn học vào trong học tập và cuộc sống. Cụ thể như sau:
1. Xác định mục tiêu của hoạt động chủ đề
Về kiến thức: học sinh cần phải nắm được bản chất, đặc điểm, biểu hiện, qui luật, vai trò của nội dung chủ đề học tập.
Biết vận dụng được các đặc điểm bản chất và tính qui luật của nội dung chủ đề học tập vào các yêu cầu khác trong học tập, cuộc sống một cách phù hợp, biết đánh giá được tầm quan trọng, tính ứng dụng của nội dung chủ đề học .
Về thái độ: Học sinh có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức của môn học vào hoạt động học tập trong nhà trường và cuộc sống. Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và thực hành rèn luyện bản thân. Có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng, phát triển các giá trị cá nhân phù hợp với bối cảnh xã hội.
Về kĩ năng học sinh cần đạt được: Biết làm theo hành động (hoạt động) đã được quan sát, đã được chỉ dẫn một cách chính xác. Vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết các tình huống học tập và cuộc sống.
 	Với chủ đề “Tôi yêu nước sạch” trong phân phối chương trình trải nghiệm sáng tạo môn GDCD 6 mà tôi đã tiến hành triển khai cho học sinh thực hiện trong những năm học qua tôi xác định học sinh cần đạt được những vấn đề sau:
Thứ nhất, về kiến thức:
- Học sinh nắm vững được bản chất, đặc điểm của nước trong thế giới tự nhiên. Vai trò quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống con người.
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của nước trong cuộc sống, thực trạng của nguồn nước hiện nay và trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
Thứ hai về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sống như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng diễn kịch, khả năng sáng tạo trong việc thể ý tưởng qua các sản phẩm báo cáo của chủ đề.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cũng như thái độ hợp tác trong việc hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
Thứ ba về tư tưởng, thái độ:
- Có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức của môn học vào hoạt động học tập trong nhà trường và cuộc sống. Biết thực hành các biện pháp sử dụng tiết kiệm nước và có ý thức bảo vệ nguồn nước trong mọi sinh hoạt hàng ngày.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và các hoạt động tập thể.
- Có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân.
Thông thường với mỗi một chủ đề trải nghiệm sáng tạo để đạt hiệu quả thì giáo viên và học sinh phải thực hiện các bước như sau:
2. Giao nhiệm vụ và công tác chuẩn bị:
Đầu tiên giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề theo các nguồn khác nhau như đọc sách giáo khoa các bài liên quan đến kiến thức của chủ đề mà học sinh cần chuẩn bị đồng thời tìm kiếm các nguồn thông tin khác như trên internet, sách báo trong thư viện.. sau đó viết vào phiếu thu thập thông tin. Đây là một khâu quan trọng giúp học sinh có thêm thông tin để mở rộng kiến thức, đào sâu kiến thức và là cơ sở để gắn bài học với thực tiễn, hoạt động này cũng sẽ giúp cho học sinh rèn luyện thêm về năng lực khai thác công nghệ thông tin để hướng tới định hướng kĩ năng nghề nghiệp cho các em sau này.
Sau khi tìm kiếm thông tin là đến quá trình xử lí thông tin, đây là giai đoạn học sinh thường gặp khó khăn trong việc tổng hợp những thông tin cần thiết và sơ đồ hóa kiến thức theo chủ đề đã định nên cần đến sự hỗ trợ của giáo viên, vì vậy giáo viên cần định hướng cho các em chọn lọc những thông tin cần thiết phù hợp theo yêu cầu của chủ đề đặt ra. 
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được học sinh xây dựng ý tưởng cho sản phẩm của nhóm mình, sau đó chế tạo thực hiện sản phẩm theo các bước nhằm cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm thật của chủ đề. Đây là khâu khó nhất trong quá trình chuẩn bị cho chủ đề trải nghiệm sáng tạo, học sinh thường lúng túng trong việc thực hiện các thao tác kĩ năng cần có để thể hiện sản phẩm và ý tưởng của sản phẩm đó trên thực tế do đó giáo viên cần phải tư vấn, hướng dẫn các em trong cách thiết kế, trình bày sản phẩm theo ý tưởng mà cả nhóm đã xây dựng. Có thể gợi ý cho các nhóm lựa chọn một loại hình sản phẩm phù hợp trong các loại như: bài viết, tranh vẽ, tờ rơi, poster, video clip.... sau khi thống nhất về hình thức thể hiện sản phẩm cần đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong nhóm hoàn thành công việc được phân công.
	Sau khi các nhóm đã lựa chọn được loại hình sản phẩm truyền thông phù hợp giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên cứu các tiêu chí đánh giá sản phẩm và hoàn thành bài báo cáo của mình.
Thực hiện chủ đề “Tôi yêu nước sạch” tôi cho học sinh chuẩn bị các nội dung sau:
- Thời gian, không gian, địa điểm: tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm tại lớp học.
- Tài liệu được sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các chủ thể hoạt động: sách trải nghiệm sáng tạo của giáo viên và học sinh, một số tư liệu tham khảo từ nguồn internet. 
- Chuẩn bị của giáo viên - học sinh về các phương tiện, tài liệu sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm: giấy A4, giấy roki, máy chiếu, bút màu, một số tranh ảnh và các nguồn tư liệu tham khảo khác .. 
- Thời gian chuẩn bị: 2 tuần sau khi học xong bài “Tiết kiệm” trong phân phối chương trình.
 - Phân công nhóm, tìm kiếm thông tin, chuẩn bị nội dung:
 + Nhóm 1: Vẽ tranh
 + Nhóm 2: Sưu tầm tranh ảnh, video clip liên quan đến chủ đề
	 + Nhóm 3: Làm tờ rơi, poster tuyên truyền
	 + Nhóm 4: Viết bài tuyên truyền theo chủ đề
 + Nhóm 5: Chuẩn bị tiểu phẩm “ Lắng nghe chúng em nói” 
 - Xử lí thông tin
 - Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm.
3. Trình bày, báo cáo sản p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_gop_phan_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_trong_hoc.doc