SKKN Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong giảng dạy Vật lí 12 - Nâng cao

SKKN Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong giảng dạy Vật lí 12 - Nâng cao

Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, vì vậy đòi hỏi người giáo viên không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đồng thời, do đặc thù môn học mang tính thực nghiệm cao, nên người giáo viên cần sử dụng tối đa các thiết bị thí nghiệm có sẵn trong phòng thí nghiệm của nhà trường, để phục vụ cho bài dạy. Trong một số bài dạy, thiết bị thí nghiệm không có sẵn thì giáo viên có thể tự thiết kế, chế tạo và sử dụng hợp lí các thí nghiệm thì hiệu quả giảng dạy chắc chắn sẽ được nâng cao.

Là một giáo viên môn Vật lí qua nhiều năm giảng dạy, sau mỗi tiết dạy tôi luôn rút kinh nghiệm làm sao để “tiết dạy sau tốt hơn tiết dạy trước” đặc biệt là các tiết dạy khó, và một trong các bài theo tôi là khó dạy nhất trong chương trình Vật lí lớp 10 – CB là bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí 10CB”. Qua tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và các em học sinh thì đây là một bài “nặng về biến đổi toán học, khô khan về kiến thức và khó hiểu về hiện tượng”

Để thay đổi căn bản thực trạng dạy học và nâng cao chất lượng dạy học, cần phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phải khắc phục được lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc trong quá trình học tập, nên tôi đã chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học bằng cách thiết kế, chế tạo, sử dụng hợp lí các thí nghiệm biểu diễn và hình vẽ, kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí 10CB”

 

doc 16 trang thuychi01 8432
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong giảng dạy Vật lí 12 - Nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng của vấn đề.
3
2.3. Những giải pháp của sáng kiến
4
2.3.1. Thông qua dạy học vật lí
4
2.3.2. Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm được triển khai như một hoạt động độc lập
7
2.4. Kết quả nghiên cứu
13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
14
3.2. Kiến nghị 
14
Tài liệu tham khảo
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta biết rằng năng lượng không thể thiếu trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, làm chậm sự phát triển của xã hội, giảm chất lượng cuộc sống của con người. Nguồn năng lượng truyền thống khai thác để cung cấp nhu cầu không phải là vô tận. Nếu chúng ta cứ khai thác và sử dụng năng lượng một cách không kiểm soát, lãng phí thì hết sức nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước và đời sống. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta nên giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc làm cấp thiết để nâng cao ý thức từ đó có hành động thiết thực để sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Để giáo dục học sinh có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm trong trường phổ thông là quá trình làm cho học sinh nhận thức và quan tâm đối với các nguồn năng lượng, vai trò và ý nghĩa to lớn của mỗi loại năng lượng, tình trạng khai thác và nguy cơ làm cạn kiệt các nguồn năng lượng, để từ đó các em có đủ kiến thức, thái độ để có những hành động cụ thể tiết kiệm năng lượng cho hiện tại và tương lai.
Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh trung học phổ thông trong giảng dạy vật lí. Thông qua đó các em có đủ kiến thức, thái độ và có hành vi đúng, tác động đến gia đình và xã hội trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục học sinh nhận ra vai trò và tầm quan trọng của năng lượng đối với mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống xã hội, việc sử dụng năng lượng hiện nay bừa bãi, thiếu kiểm soát và lãng phí. Từ đó chúng ta cần phải giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh trung học phổ thông. Qua đối tượng học sinh tác động đến gia đình và toàn xã hội về việc sử dụng năng lượng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu cho hiện tại và tương lai gần.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm vào những bài học vật lí trong chương trình vật lí lớp 12 Nâng cao và cơ bản có liên quan để giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm cho học sinh khối 12. Từ đó các em học sinh có hành động đúng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình, ở nhà trường và ở cộng đồng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Qua điều tra, khảo sát thực tế về việc sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng của học sinh ở trường học cũng như ở gia đình và ngoài xã hội thì tôi thấy một điều chung rằng: Năng lượng sử dụng không có hiệu quả và không có ý thức tiết kiệm, cụ thể như: Sử dụng quạt và bóng đèn không đúng theo quy định của nhà trường và không phù hợp thực tế. Các thiết bị điện tử máy tính, quạt, tivi ...trong các gia đình luôn để chế độ chờ khi không sử dụng và không được ngắt khỏi nguồn điện. Đặc biệt là việc sử dụng điện thoại di động luôn để nhiều úng dụng chạy ngầm, không tắt chế độ Wi-Fi, chế độ Bluetooth.... Điều khiên phương tiện giao thông như xe mô tô, ô tô ...phóng nhanh, pnhanh gấp, khi dừng, đỗ trong thời gian dài mà không tắt máy, bật điều hòa trong xe liên tục... Điều đó xảy ra trong thời gian dài làm lãng phí nhiều điện năng, nhiên liệu. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ chúng ta phải giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiện và hiệu quả cho học sinh bằng cách tích hợp vào nội dung dạy học vật lí lớp 12 và hoạt động ngoại khóa.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận.
Học sinh trung học phổ thông là chủ nhân tượng lai gần của đất nước. Vì vậy giáo dục cho học sinh những nội dung, vấn đề cấp thiết hiện nay là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiện quả. Thông qua đối tượng học sinh tác động đến các thành viên trong gia đình và xã hội để sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả.
Khi tiến hành, ta phải lựa chọn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phải phù hợp với đăc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, nội dung phải gắn với chương trình sách giáo khoa cấp học. Các nội dung chọn lựa phải thiết thực gần gũi với đời sống và sản xuất.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Năng lượng có vai trò sống còn của nền kinh tế, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người. Hiện nay có thế thấy rõ khi có vấn đề khủng hoảng năng lượng sẽ tác động rất lớn đế nền kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng hiện nay trên thế giới và Việt Nam đang dần cạn kiệt như: than đá, dầu mỏ, khí đốt...
Khi chúng ta khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch quá lớn dẫn đến những tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam thấy ảnh hưởng rõ nhất trong những năm gần đây như: hiện tượng bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn bất thường diễn ra ngày càng sâu rộng, nước biển dâng, khói bụi...đặc biệt là năm 2016 vừa qua.
Do đó, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc làm cấp bách và là xu hướng chung cho các nước trên thế giới cũng như Việt Nam để giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng và ô nhiễm môi trường hiện nay.
Kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng ngày càng nhiều, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng thì nhu cầu năng lượng cũng gia tăng theo.
Thực tế tại trường THPT Vĩnh Lộc và qua tìm hiểu các đồng nghiệp giảng dạy Vật lí trên địa bàn huyện nói chung hiện tại có rất ít tài liệu hướng dẫn giáo viên về nội dung, chương trình cũng như phương pháp dạy học tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong môn Vật lí một cách cụ thể, rõ ràng. Cũng vì vậy trong quá trình dạy học, hầu hết giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc dạy học tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, nếu có chỉ mang tính đối phó. 
Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong môn Vật lí của học sinh khối 12 trường THPT Vĩnh Lộc, khi bắt đầu nghiên cứu lí luận để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra gồm (sau khi học sinh học xong Bài 21 – Dao động điện từ. Sóng điện từ) với câu hỏi về ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm như sau:
Câu hỏi: Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Sự phát triển của công nghệ thông tin, việc phát triển của các mạng viễn thông kèm theo việc xây dựng các trạm thu phát sóng điện thoại di động, các trạm thu phát sóng truyền hình, truyền thanh. Mỗi người dân hay mỗi học sinh có ít nhất một chiếc điện thoại di động để kết nối với nhau. Em hãy đề xuất một giải pháp để nâng cao tuổi thọ cho pin điện thoại của mình và sử dụng điện thoại một cách hiệu quả nhất?
Kết quả học sinh trả lời câu hỏi trên như sau:
Lớp
Tổng số
học sinh
Kết quả
Trả lời đúng
Có trả lời nhưng chưa đầy đủ
Không có câu trả lời hoặc trả lời sai
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
12A1
42
10
25,0
14
35,0
16
40,0
12A4
40
6
14,3
12
28,6
26
61,9
Tổng
82
16
19,5
26
31,7
42
51,2
Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh có ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm còn rất hạn chế, có hơn 50 % số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm liên quan trong môn Vật lí. Trước thực trạng trên, trong năm học 2017 – 2018 tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong giảng dạy vật lí 12” Nâng cao cho học sinh trường THPT Vĩnh Lộc nhằm:
- Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong dạy học môn Vật lí lớp 12NC.
- Đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong môn Vật lí lớp 12 đạt hiệu quả cao.
2.3. Các giải pháp.
2.3.1. Thông qua dạy học vật lí
Trong quá trình dạy học từng bài cụ thể có thể tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tích kiệm và hiệu quả một phần hoặc toàn phần của bài học và liên hệ thực tế với bản thân của học sinh.
Mức độ tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc 
nội dung của một bài học cụ thể cũng chính là các kiến thức về sử dụng năng lượng và các vấn đề năng lượng.
- Hình thức liên hệ.
Liên hệ là hình thức đơn giản hơn khi chỉ có một số nội dung của môn học liên quan tới vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng, song không nêu rõ trong nội dung bài học. Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
* Về kiến thức.
- Học sinh nêu được các khái niệm cơ bản như: năng lượng, cơ năng, điện năng, nhiệt năng, công, công suất; các định luật Jun - lenxơ và các máy phát điện, máy cơ,vận dụng để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có thể trình bày lại hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.
- Học sinh hiểu được nguồn gốc sinh ra các dạng năng lượng, các máy và hoạt động tiêu thụ năng lượng, hiệu suất của quá trình và vận dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm năng lượng trong đời sống cũng như khoa học kỹ thuật.
- Học sinh vận dụng giữa các khái niệm cơ bản mà giáo viên đã giới thiệu tích hợp và trình bày trên lớp với thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
- Học sinh sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề mới, không chỉ có những điều đã được học hoặc trình bày trong SGK mà còn có những điều phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh gặp phải trong đời sống.
* Về kĩ năng.
- Làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét qua tranh ảnh, hình vẽ, thực tế việc sử dụng năng lượng ở địa phương.
- Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về sử dụng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua môn Vật lí: sử dụng các thiết bị điện, vận hành các động cơ 
- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường, tác động của con người vào môi trường thông qua việc khai thác tài nguyên năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt ) và phát triển các ngành công nghiệp.
- Liên kết các môn học với nhau về sử dụng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Có hành vi sử dụng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em đang sống; có thái độ phê phán và tuyên truyền về sử dụng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình và cộng đồng.
* Nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn vật lí 12 NC:
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
(vào nội dung nào của bài)
Nội dung
(Kiến thức, kĩ năng có thể tích hợp)
Bài 4:
 Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định.
Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định.
Khi động cơ hoạt động năng lượng được dự trữ trong bánh đà
Giải pháp:
- Tránh để động cơ chạy không tải.
- Tắt máy xe khi dừng đỗ lâu
- Tích hợp chế độ tạm dùng trên xe
Bài 14:
Sóng cơ. Phương trình sóng
Năng lượng sóng
Qua trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
Giải pháp:
Nêu ý tưởng để khai thác năng lượng sóng - nguồn tài nguyên vô tận để phát điện thay thế các dạng năng lượng truyền thống
Bài 17: Sóng âm
Sóng âm
Năng lượng sóng âm
Giải pháp:
+ Khi sử dụng các thiết bị âm thanh có công suất phù hợp.
+ Các thôn, làng, khu phố, xã, thị trấn phải có quy chế, quy định về thời gian, mức độ, cường độ âm phát ra cho phù hợp. 
Bài 23:
Sóng điện từ
Bài 25:
 Truyền thông bằng sóng điện từ
Nguyên tắc truyền thông tin bằng sóng điện từ
Sử dụng các thiết bị di động để kết nối
Giải pháp:
- Làm tăng tuổi thọ cho pin điện thoại: Đóng các ứng dụng chạy ngầm, tắt chế độ Wifi, Bluetooth ở chế độ chờ khi không liên lạc.
- Nên chọn chỗ để máy có sóng ổn định để tiết kiệm pin cho điện thoại.
Bài 30:
Máy phát điện xoay chiều
Sản xuất và sử dụng điện năng
Sử dụng điện năng tiết kiệm, hiệu quả
Giải pháp:
- Vận động mọi người tiết kiệm điện
- Sử dụng các thiết bị điện tử một cách hiệu quả: rút khỏi nguồn khi không sử dụng, vắng nhà dài ngày.
- Quy định thời gian sử dụng quạt và bóng đèn ở phòng học.
Bài 32:
Máy biến áp -Truyền tải điện năng
Truyền tải điện năng
Giải pháp truyền tải điện năng
Giải pháp:
- Sử dung MBA có công suất phù hợp
- Thay thế các đường dây dẫn cũ.
- Không vi phạm an toàn lưới điện
Bài 35:
Tán sắc ánh sáng
- Màu sắc ánh sáng.
- Khi chúng ta sử dụng ánh sáng phải phù hợp với từng vị trí, công việc, không nên lạm dụng 
Giải pháp:
- Tắt đèn khi ra khỏi phòng và khi không làm việc.
- Thay bóng đèn sợi đốt bằng đèn led
Bài 46:
Hiện tượng quang điện trong. Quang trở. Pin quang điện
Pin quang điện
- Sản xuất điện năng nhờ năng lượng Mặt Trời.
Giải pháp:
- Tăng cường việc sử dụng năng lượng Mặt Trời.
- Khuyến khích cá nhân và tập thể khai thác nguồn năng lượng này. 
Bài 53: Phóng xạ
Bài 56: Phản ứng hạt nhân
- Các tia phóng xạ.
- Phản ứng hạt nhân. Năng lượng hạt nhân.
Giải pháp:
- Sử dụng năng lượng hạt nhân để sản xuất điện ở các nhà máy điện hạt nhân.
- Đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân vì mục đích hòa bình.
2.3.2. Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm được triển khai như một hoạt động độc lập. 
a. Các bước tiến hành:
Các hoạt động độc lập này như: tham quan, ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp....Kế hoạch hoạt động có thể xây dựng theo gợi ý sau: 
* Chọn chủ đề sủ dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm: Lựa chọn chủ đề cần dựa trên các căn cứ: đặc điểm HS, đặc điểm vùng miền, kế hoạch của nhà trường....
* Hình thức hoạt động: tham quan, câu lạc bộ, ngoại khoá, ...
* Thiết kế hoạt động:
- Mục tiêu hoạt động: Về nhận thức, về hành động.
- Các nội dung: Cần tránh những nội dung mang tính hàn lâm, giáo điều mà tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh có thể trình bày những hiểu biết và những suy nghĩ, nguyện vọng của mình.
- Nhân sự: Gồm nhóm hoạt động, người phụ trách, ban cố vấn
- Cách thức thực hiện hoạt động:
+ Đặt vấn đề với học sinh về ý tưởng tổ chức hoạt động ngoại khóa. Lấy ý kiến học sinh, xây dựng kế hoạch hoạt động.
+ Trình bày kế hoạch hoạt động với BGH nhà trường.
+ Công bố kế hoạch hoạt động tới lớp học sinh và các bộ phận liên quan.
+ Họp lớp và những cá nhân liên quan để phân công nhiệm vụ và chuẩn bị.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính: Người lập kế hoạch cần dự toán kinh phí tổ chức, cũng như huy động cơ sở vật chất cần thiết. 
- Thời gian, địa điểm tổ chức: Cần căn cứ kế hoạch nhà trường.
- Thực hiện hoạt động: Tổ chức, giám sát, giúp đỡ, điều chỉnh, đánh giá, ...
- Kết thúc hoạt động: Đánh giá kết quả, nhận xét, báo cáo, kiến nghị thực tiễn, kết quả rút ra với bản thân, ...
b. Một số câu hỏi liên quan đến giáo dục ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm. 
Trong quá trình dạy học hoặc kiểm tra giáo viên có thể dùng những câu hỏi liên quan đến môi trường để kiểm tra học sinh ngay trên lớp hoặc thông qua bài kiểm tra. Sau đây là một số câu hỏi trắc nghiệm:
* Câu hỏi trắc nghiệm: 
Câu 1: Để tiết kiệm xăng, khi sử dụng xe máy bạn sẽ:
A. Thường xuyên bơm căng bánh xe
B. Thay đổi tốc độ đột ngột.
C. Sử dụng tốc độ ổn định
D. Thường xuyên bơm căng bánh xe và sử dụng tốc độ ổn định
Câu 2:  Bạn hãy cho biết vì sao nên để điều hoà trong phòng trên 25 độ C?
A. Tiết kiệm điện
B. Hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ
C. Tăng tuổi thọ và khả năng làm việc hiệu quả của Điều hoà
D. Cả 3 lý do trên
Câu 3. Bạn có thường xuyên tăng hay giảm nhiệt độ của điều hòa?
A. Thay đổi theo cảm nhận về nhiệt độ phù hợp với bản thân.
B. Giữ nguyên một mức nhiệt độ từ lúc bật đến lúc tắt.
C. Tăng giảm nhiệt độ thường xuyên theo thời gian cố định.
D. Thay đổi theo sở thích của bản thân
Câu 4. Bạn có thói quen tắt điều hòa khi phòng đã đủ mát?
A. Nên tắt điều hòa khi phòng đã đủ mát để tiết kiệm điện năng, nếu nóng thì bật lại sau đó.
B. Không tắt điều hòa khi phòng đã đủ mát mà chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa cho phù hợp.
C. Bật điều hòa ở nhiệt độ thấp nhất và hẹn giờ tắt đi khoảng một tiếng sau thời điểm bật.
D. Hẹn gời tắt điều hòa khi đã ngủ.
Câu 5. Vị trí lắp đặt điều hòa trong căn phòng bạn chọn là?
A. Lắp ở vị trí nóng nhất trong phòng.
B. Lắp ở đâu cũng được.
C. Lắp ở vị trí râm mát, phù hợp với nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ của căn phòng.
D. Lắp ở ngay cửa ra vào của phòng.
Câu 6. Loại đèn nào trên thị trường hiện nay sử dụng tiết kiệm điện năng nhiều nhất?
A Compact;
B Sợi đốt;
C Led;
D Huỳnh quang.
Câu 7. Nếu một đèn LED 8W được sử dụng để thay thế một bóng đèn 60W sợi đốt truyền thống, và bóng đèn được hoạt động 8 giờ mỗi ngày trong một năm sẽ tiết kiệm được khoảng:
A 142 kWh;
B 150 kWh;
C 152 kWh;
D 160 kWh.
Câu 8. Mục đích thay thiết bị điện có hiệu suất thấp bằng thiết bị điện có hiệu suất cao là gì?
A. Tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ;
B. Tiết kiệm được tiền điện hàng tháng cho khách hàng;
C. Đem lại lợi nhuận cho người bán thiết bị;
D. Câu A và B đúng.
Câu 9. Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực thi hành vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 01 tháng 1 năm 2010;
B. Ngày 01 tháng 6 năm 2010;
C. Ngày 01 tháng 1 năm 2011;
D. Ngày 01 tháng 6 năm 2011;
Câu 10. Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả áp dụng đối với các đối tượng nào sau đây?
A. Các hộ sinh hoạt gia đình;
B. Các cá nhân;
C. Các tổ chức đoàn thể;
D. Tất cả các đối tượng trên.
Câu 11. Nhà nước khuyến khích thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nào sau đây:
A. Xây dựng nhà ở có khả năng tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên;
B. Hạn chế sử dụng thiết bị công suất lớn vào giờ cao điểm;
C. Sử dụng thiết bị điện gia dụng là sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
D. Tất cả các câu trên
Câu 12. Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc:
A. Tăng cường thực hiện tiết kiệm điện;
 B. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
C. Phê duyệt Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010;
D. Hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 13. Khách hàng sử dụng điện quan trọng là:
A. Khách hàng thuộc diện không phải hạn chế khi thiếu điện được UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương xác định căn cứ vào tầm quan trọng về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng;
B. Khách hàng thuộc diện phải hạn chế khi thiếu điện được UBND tỉnh, TP trực thuộc TW phê duyệt danh sách, trên cơ cở tầm quan trọng về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng;
C. Khách hàng thuộc diện không phải hạn chế khi thiếu điện được UBND tỉnh, TP trực thuộc TW phê duyệt danh sách khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình thông qua;
D. Khách hàng thuộc diện không phải hạn chế khi thiếu điện được Cục điều tiết điện lực phê duyệt danh sách khi Tập đoàn điện lực Việt Nam thông qua.
Câu 14. Theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là:
A. Hạn chế sử dụng các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn để giảm chi phí năng lượng;
B. Không sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện vào giờ cao điểm và hạn chế sử dụng các thiết bị điện vào giờ thấp điểm nhằm giảm chi phí tiền điện hàng tháng;
C. Việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống;
D. Cấm sử dụng các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn để giảm chi phí năng lượng.
Câu 15. Theo Thông tư Liên tịch 111/2009/TTLT/BTC-BCT, ngày 01/6/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công thương, “Các biện pháp tiết kiệm điện” quy định việc sử dụng các loại bóng đèn tiết k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_su_dung_nang_luong_hieu_qua_va_tiet_kie.doc
  • docBIA SANG KIEN KINH NGHIEM.doc