SKKN Giáo dục ý thức phòng chống hiện tượng Xói mòn đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bị xói mòn ở xã Ngọc Liên cho học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn

SKKN Giáo dục ý thức phòng chống hiện tượng Xói mòn đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bị xói mòn ở xã Ngọc Liên cho học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn

- Hiện nay qua số liệu thông tin của Nhà trường THPT Bắc Sơn, đa số các em học sinh có bố mẹ đều làm nông nghiệp. Có gia đình sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi gia cầm. Có gia đình vừa làm đồi vừa chăn thả trâu, bò Cuộc sống của gia đình các em phụ thuộc rất nhiều vào lớp đất trồng trọt để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu sản xuất công nghiệp, phục vụ cho cuộc sống. Như vậy, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp tại gia đình.

 - Huyện Ngọc Lặc có:

 + Diện tích tự nhiên: 495,53km2.

 + Dân số: 146.272 người, bao gồm các dân tộc Kinh, Mường (chiếm 68% dân số), Dao, Thái.

 + Cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp 67,21%.

 + Ngọc Lặc là huyện ở phía Tây bắc tỉnh Thanh Hóa. Địa hình phức tạp, đồi núi ở phía tây (chiếm 40,1% diện tích), đỉnh Lam Sơn (cao 472 m), đồng bằng phía đông xen nhiều đồi gò [5]. Với 40,1% đất tự nhiên phân bố ở vùng đồi núi và chịu ảnh hưởng mạnh của xói mòn đất, trình độ canh tác của người dân còn nhiều hạn chế cùng với hiện tượng chặt phá rừng làm giảm độ che phủ của đất nên mùa mưa đất bị xói mòn, xạt lở, lũ quét.Vào mùa khô, hạn hán kéo dài, không có nước tưới, lượng nước ngầm ngày càng hạ thấp làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. Như vậy, hiện tượng xói mòn đất ở vùng đồi núi đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng mà nhiều người dân và các em học sinh không biết.

Vì những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Giáo dục ý thức phòng chống hiện tượng Xói mòn đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bị xói mòn ở xã Ngọc Liên cho học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn”

 

doc 25 trang thuychi01 7605
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức phòng chống hiện tượng Xói mòn đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bị xói mòn ở xã Ngọc Liên cho học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU Trong trang này: Ở mục 1.1: Đoạn “Hiện nay  nông nghiệp tại gia đình” do tôi tự viết; đoạn tiếp theo: “Huyện Ngọc Lăc cóđồng bằng phía đông xen nhiều đồi gò” tôi tham khảo từ TLTK Số 5. Đoạn tiếp theo “với 40,1% đất tự nhiêncác em học sinh không biết” do tôi tự viết.
- Ở mục 1.2 do tôi tự viết
1.1. Lí do chọn đề tài
- Hiện nay qua số liệu thông tin của Nhà trường THPT Bắc Sơn, đa số các em học sinh có bố mẹ đều làm nông nghiệp. Có gia đình sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi gia cầm. Có gia đình vừa làm đồi vừa chăn thả trâu, bò Cuộc sống của gia đình các em phụ thuộc rất nhiều vào lớp đất trồng trọt để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu sản xuất công nghiệp, phục vụ cho cuộc sống. Như vậy, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp tại gia đình.
 - Huyện Ngọc Lặc có:
 + Diện tích tự nhiên: 495,53km2.
 + Dân số: 146.272 người, bao gồm các dân tộc Kinh, Mường (chiếm 68% dân số), Dao, Thái. 
 + Cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp 67,21%.
 + Ngọc Lặc là huyện ở phía Tây bắc tỉnh Thanh Hóa. Địa hình phức tạp, đồi núi ở phía tây (chiếm 40,1% diện tích), đỉnh Lam Sơn (cao 472 m), đồng bằng phía đông xen nhiều đồi gò [5]. Với 40,1% đất tự nhiên phân bố ở vùng đồi núi và chịu ảnh hưởng mạnh của xói mòn đất, trình độ canh tác của người dân còn nhiều hạn chế cùng với hiện tượng chặt phá rừng làm giảm độ che phủ của đất nên mùa mưa đất bị xói mòn, xạt lở, lũ quét....Vào mùa khô, hạn hán kéo dài, không có nước tưới, lượng nước ngầm ngày càng hạ thấp làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. Như vậy, hiện tượng xói mòn đất ở vùng đồi núi đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng mà nhiều người dân và các em học sinh không biết. 
Vì những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Giáo dục ý thức phòng chống hiện tượng Xói mòn đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bị xói mòn ở xã Ngọc Liên cho học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn”
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Học sinh thấy được những hậu quả của hiện tượng xói mòn đất ở vùng đồi núi để hạn chế những hậu quả của nó. 
 - Tuyên truyền đến các em học sinh khác trong trường và thông qua các em học sinh tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, người dân về hậu quả của hiện tượng xói mòn đất, biết bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
 - Biết trồng các loại cây trồng phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đất bị xói mòn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu Trong trang này: 
- Ở mục 1.3 do tôi tự viết.
- Ở mục 1.4 do tôi tự viết.
- Hiện tượng Xói mòn đất:
 + Thực trạng xói mòn đất ở xã Ngọc Liên.
 + Những tác hại của hiện tượng xói mòn đất.
 + Nhận thức của học sinh đối với hiện tượng xói mòn đất .
 + Biện pháp khắc phục những hậu quả hiện tượng xói mòn đất.
 + Hướng sử dụng đất bị xói mòn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Ngọc Liên.
- Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng sau bài : “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” thuộc chương trình Công nghệ lớp 10, ở lớp 10A1 và 10A2 trường Trung Học Phổ Thông Bắc Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thống kê ngẫu nhiên 70 học sinh ở lớp 10A1 (32 học sinh) và 10A2 (38 học sinh) về về hiện tượng xói mòn đất và hậu quả của nó, về mức độ ghi nhớ kiến thức và nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
 	 + Gặp gỡ, trao đổi, thu thập thông tin với cán bộ xã phụ trách địa chính để tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình chung của xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc.
 + Gặp gỡ, trao đổi, thu thập thông tin với cán bộ xã phụ trách về hội nông dân tập thể xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc để biết được những hộ nông dân làm kinh tế giỏi trên đất bị xói mòn. Từ đó, đến những hộ nông dân đó để tìm hiểu về cách làm kinh tế của mỗi hộ gia đình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho họ, đồng thời đó cũng là những biện pháp khắc phục hiện tượng xói mòn đất, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
	+ Làm thí nghiệm xác định độ PH của đất.
	+ Tổ chức cho học sinh lớp 10A2 đi tham quan, thực nghiệm ở thôn 10 xã Ngọc Liên.
- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin về địa lí, dân số của huyện Ngọc Lặc và xã Ngọc Liên; các thông tin khác trên các trang mạng Internet để có cơ sở thực hiện đề tài. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong trang này:
- Ở mục 2.1.1. Khái niệm Xói mòn đất: tôi tham khảo nguyên văn từ TLTK Số 1.
- Ở mục 2.1.2. Nguyên nhân gây Xói mòn đất: tôi tham khảo nguyên văn từ TLTK Số 1.
- Ở mục 2.1.3. Tính chất của đất Xói mòn mạnh trơ sỏi đá: tôi tham khảo nguyên văn từ TLTK Số 1.
- Ở mục 2.1.4. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng của đất Xói mòn mạnh trơ sỏi đá: tôi tham khảo nguyên văn từ TLTK Số 1.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm Xói mòn đất
 	Xói mòn đất là quá trình làm mất lớp đất trên mặt và phá hủy các tầng đất bên dưới do tác động của nước mưa, băng tuyết tan hoặc do gió [1].  
2.1.2. Nguyên nhân gây Xói mòn đất
	Có 2 nguyên nhân chính là: lượng mưa lớn và địa hình dốc.
	- Nước mưa rơi phá vỡ kết cấu đất, bào mòn lớp đất mặt, địa hình dốc làm xói mòn đất và rửa trôi. Mưa càng lớn thì xói mòn, rửa trôi càng nhiều.
- Địa hình ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi đất thông qua độ dốc và chiều dài dốc . Độ dốc càng lớn và dốc càng dài thì tốc độ dòng chảy càng mạnh, tốc độ xói mòn càng lớn [1].
Ngoài ra, Chặt phá rừng làm giảm độ che phủ nên tốc độ dòng chảy lớn.
2.1.3. Tính chất của đất Xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- Hình thái, phẫu diện đất không hoàn chỉnh.
- Cát, sỏi chiếm ưu thế.
- Đất chua, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng.
 - Số lượng vi sinh vật đất ít, hoạt động của vi sinh vật đất yếu [1].
2.1.4. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng của đất Xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- Biện pháp công trình:
+ Làm ruộng bậc thang: Là những dải đất nằm ngang sườn dốc để canh tác và được bảo vệ bằng các bờ đất hoặc đá.
+ Trồng thềm cây ăn quả: Là dạng không liên tục của ruộng bậc thang .
 - Biện pháp nông học:
+ Canh tác theo đường đồng mức.
+Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng. 
+ Bón vôi..
+ Luân canh và xen canh gối vụ. 
+ Trồng cây theo băng. 
+Biện pháp nông lâm kết hợp. 
+ Trồng cây bảo vệ đất, đặc biệt là trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn [1]. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Trong trang này:
- Ở mục 2.2.1: Đoạn “Ngọc Liên là một xã giáp với xã Ngọc Sơn” tôi tham khảo nguyên văn từ TLTK Số 4; Đoạn tiếp theo “Đất đồi dốc diễn ra mạnh mẽ” do tôi tự viết; Đoạn tiếp theo “Ở Ngọc Liên một cách lâu dài” do tôi tự viết; Đoạn tiếp theo “Tuy nhiên, đất đai  cây công nghiệp dài ngày” do tôi tự viết, tiếp theo “Tài nguyên nước phong phú chuyên dụng” tôi tham khảo nguyên văn từ TLTK Số 4.
- Ở mục 2.2.2: Đoạn “ Trước khi khảo sáttôi thu được kết quả như sau”: do tôi tự viết.
2.2.1. Đặc điểm về vị trí tự nhiên và dân số xã Ngọc Liên.
- Ngọc Liên là một xã trung du nằm ở phía đông bắc của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh hóa. Ngọc Liên có tổng diện tích tự nhiên là 1.460.92 ha trong đó: Diện 
tích đất sản xuất nông nghiệp là: 1073,46 ha, diện tích đất phi nông nghiệp: 381,73 ha, diện tích đất chưa sử dụng là 5,73 ha. Dân số 1527 hộ, với 6371 người. Có 2 dân tộc sinh sống chủ yếu: Dân tộc mường chiếm 59% dân số, dân tộc Kinh chiếm 41% dân số. Bình quân diện tích đất tự nhiên 2293m2/người. Ngọc Liên nằm ở vùng núi thấp, điểm có độ cao nhất 144,1m, trên đồi Sú ở phía Tây Nam giáp với xã Ngọc Sơn [4]. Đất đồi dốc của Ngọc Liên kết hợp với độ dài của dốc làm tốc độ nước chảy, khối lượng nước chảy và quá trình xói mòn đất, rửa trôi và sạt lở ở thôn 10 diễn ra mạnh mẽ .
- Ở Ngọc Liên, có nhiều hoạt động của con người gây suy thoái đất đai. Những hoạt động phổ biến là: chặt phá rừng làm nương rẫy, áp dụng các kĩ thuật không đúng, chăn thả gia súc tự do, múc chân đồi để làm đường, trồng rừng qui mô lớn nhưng không chú ý đến hỗn loài và chọn cây trồng không phù hợp. Nhiều gia đình chỉ trồng một loại cây (như: cây sắn, cây luồng) trên một quả đồi cây sẽ hút và bóc hết chất màu. Thực tế, nhiều gia đình chưa biết trồng xen với các cây họ đậu để cải tạo đất. Một hoạt động khác nữa là người dân trồng cây chay mà không bón phân nên cây sinh trưởng phát triển kém và không duy trì được khả năng sản xuất của đất một cách lâu dài.
- Tuy nhiên, đất đai Ngọc Liên phù hợp với phát triển cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày. Tài nguyên nước phong phú, hệ thống khe suối, hồ đập phân bố rộng khắp, với tổng diện tích mặt nước chuyên dùng 37,9 ha [4]. Do đó, nếu người dân sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý sẽ khắc phục được những hậu quả của hiện tượng xói mòn đất và đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đất bị xói mòn.
2.2.2. Nhận thức của học sinh đối với hiện tượng xói mòn đất
Trước khi khảo sát bằng phiếu khảo sát, qua thăm dò ý kiến ngẫu nhiên của 70 em học sinh về hiện tượng xói mòn đất và hậu quả của nó, về mức độ ghi nhớ kiến thức và nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai tôi thu được kết quả như sau:
 Nội dung trang này: do tôi tự viết. 
Bảng thống kê mức độ ghi nhớ kiến thức của học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số lượng
4
10
35
17
4
Tỉ lệ %
5
15
50
25
5
Bảng thống kê nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số lượng
4
7
35
20
4
Tỉ lệ %
5
12
50
28
5
Kết quả trên cho thấy, học sinh có ghi nhớ kiến thức nhưng kết quả chưa thực sự cao. Đối với nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai thì kết quả này là khá thấp vì các thầy, cô giáo đã cung cấp rất nhiều kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nhiều môn học trong nhà trường đã lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tuyên truyền cho học sinh về tác hại của hiện tượng xói mòn đất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất bị xói mòn.
Để giúp các em học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về hiện tượng xói mòn đất và hậu quả của nó tôi đã tiến hành khảo sát trên 70 em học sinh ở hai lớp 10A1 và 10A2 về mức độ ghi nhớ kiến thức và nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
* Tôi sử dụng phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 
* Hình thức tổ chức: ba buổi sinh hoạt 15 phút; một buổi ở nhà để các em học sinh trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu khảo sát ; một tiết ở trên lớp. 
- Buổi sinh hoạt 15 phút thứ nhất: 
 Nội dung trong trang này: do tôi tự viết
+ Nội dung phiếu khảo sát: phụ lục số 1
+ Ở buổi sinh hoạt 15 phút thứ nhất, các em chưa hoàn thành được phiếu khảo sát mà chỉ làm được 2 trong 6 câu. Do đó, tôi cho các em mang phiếu khảo sát về nhà và hoàn thành phiếu khảo sát. Khi trả lời phiếu khảo sát ở nhà, các em có thể tìm kiếm thông tin trên mạng Internet với từ khóa là xói mòn đất, hậu quả của xói mòn đất các em có thể trao đổi ý kiến với nhau, hỏi ý kiến của phụ huynh và người dân. Như vậy, các em học sinh đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, người dân về tác hại của hiện tượng xói mòn đất, biết bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
- Buổi sinh hoạt 15 phút thứ hai và buổi sinh hoạt 15 phút thứ ba:
+ Tôi hướng dẫn các em chấm chéo phiếu khảo sát giữa các tổ. Tổ 1: chấm phiếu khảo sát của tổ 4. Tổ 2: chấm phiếu khảo sát của tổ 3. Tổ 3: chấm phiếu khảo sát của tổ 1. Tổ 4: chấm phiếu khảo sát của tổ 2.
+ Đối với mỗi câu hỏi, tôi gọi một em học sinh trả lời, các em học sinh khác đều có thể bổ sung cho câu trả lời. Khi các em không còn ý kiến trả lời nữa, tôi sẽ đưa ra đáp án của câu hỏi bằng cách trình chiếu trên máy chiếu. Các em cùng xem lại câu trả lời ở phiếu khảo sát của bạn và nhận xét về câu trả lời theo kết luận của tôi. 
- Sau 45 phút (3 buổi sinh hoạt 15 phút) tôi sẽ thu phiếu khảo sát, chấm và thống kê điểm. 
- Tôi sử dụng một tiết trên lớp là tiết 14 theo phân phối chương trình của môn công nghệ 10, đây là tiết thực hành nhưng giáo viên có thể cho học sinh xem băng hình hoặc đi tham quan hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa. Trong tiết này, tôi: 
+ Trình chiếu các hình ảnh của hiện tượng Xói mòn đất. (Phụ lục số 1).
+ Trình chiếu nội dung của phiếu khảo sát (Phụ lục số 2).
+ Trình chiếu kết quả của phiếu khảo sát: Bảng thống kê mức độ ghi nhớ kiến thức của học sinh và bảng thống kê nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.(Phụ lục số 3).
+ Trình chiếu ảnh chụp của học sinh lớp 10A2 khi làm thí nghiệm trong tiết 8 bài 8 - thực hành: Xác định độ PH của đất (Phụ lục số 4) môn công nghệ 10.
+ Trình chiếu các hình ảnh của một số mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia hộ gia đình ở xã Ngọc liên (Phụ lục số 5).
+ Trình chiếu bảng so sánh hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình ở xã Ngọc liên (Phụ lục số 6).
 2.3.2. Tổ chức cho học sinh lớp 10A2 đi tham quan, thực nghiệm ở thôn 10, xã Ngọc Liên. 
Thời gian: từ 14 giờ đến 17 giờ, ngày 09 tháng 11 năm 2016
 Nội dung trong trang này: do tôi tự viết
Ảnh: Học sinh chăm sóc cây sắn dây ở gia đình chị Trang (thôn 10)
Ảnh: Học sinh chăm sóc cây sắn ở gia đình chị Hồng (thôn 10)
2.3.3. Khảo sát thực tế ở thôn 10, xã Ngọc Liên. 
Đất của Ngọc Liên phù hợp với phát triển cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày. Đây cũng được xem là các loại cây xóa được đói và giảm được nghèo.
Tài nguyên nước phong phú, hệ thống khe suối, hồ đập phân bố rộng khắp. 
Do đó, nếu người dân sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý sẽ khắc phục được những hậu quả của hiện tượng xói mòn đất và đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đất bị xói mòn. 
 Trong trang này: : Đoạn “Sau khi khảo sát ...người dân xung quanh.” do tôi tự viết; 
- ở mục 2.3.4: do tôi tự viết.
- ở mục 2.4.1: Đoạn “Học sinh thấy được ...giữ đất, giữ nước" tôi tham khảo nguyên văn từ TLTK Số [1] và [2]; Đoạn tiếp theo “Như vậy, sau ba buổi ...Hơn nữa thông qua ” do tôi tự viết; 
Sau khi khảo sát thực tế ở các hộ gia đình làm kinh tế giỏi thuộc xã Ngọc
Liên, tôi nhận thấy nhiều gia đình đã có những hướng đi mới góp phần làm giàu cho bản thân, cho quê hương và có ích cho xã hội, đồng thời tạo được việc làm cho những người dân xung quanh.
2.3.4. Làm thí nghiệm xác định độ PH của đất.
Sau khi học sinh làm thí nghiệm xác định độ PH của đất ở "bài thực hành: xác định độ PH của đất", mẫu đất lấy ở đồi bị xói mòn của gia đình anh Sáu, ở thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc. Kết quả đo được PH = 5.5 (Phụ lục số 4). Như vậy, đất đã bị chua do xói mòn và thoái hóa đất. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với học sinh
* Học sinh thấy được những hậu quả của hiện tượng xói mòn đất, rút ra được các biện pháp khắc phục hiện tượng xói mòn, có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
Các biện pháp pháp khắc phục hậu quả của hiện tượng xói mòn đất và tác dụng của mỗi biện pháp mà học sinh cần ghi nhớ được là:
 	- Biện pháp công trình:
 + Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng chảy, sự rửa trôi.
 + Trồng thềm cây ăn quả: Tăng độ che phủ, hạn chế dòng chảy .
 - Biện pháp nông học:
 + Canh tác theo đường đồng mức: hạn chế dòng chảy .
 +Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng: Tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động và phát triển 
+ Bón vôi: Giảm độ chua .
 + Luân canh và xen canh gối vụ: Hạn chế sự bạc màu 
+ Trồng cây theo băng: Hạn chế dòng chảy, rửa trôi.
+Biện pháp nông lâm kết hợp: Tăng độ che phủ, hạn chế lũ lụt, giữ đất, giữ nước.
+ Trồng cây bảo vệ đất, đặc biệt là trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn: Tăng độ che phủ, hạn chế lũ lụt, giữ đất, giữ nước [1] và [2] .
Như vậy, sau ba buổi sinh hoạt 15 phút và một tiết ở trên lớp, tôi đã giúp học sinh tìm hiểu về hậu quả của hiện tượng xói mòn đất và những biện pháp khắc phục hậu quả của hiện tượng xói mòn đất. Tôi thấy mình đã đưa ra một số biện pháp để môi trường ở địa phương ngày càng xanh, sạch, đẹp. Đây là một việc làm đã tác động đến 70 em học sinh khác của khối 10. Hơn nữa thông qua 
 Trong trang này : Từ ý “các em học sinh...tại gia đình mình” do tôi tự viết; Đoạn tiếp theo “Học sinh tham gia...tại gia đình mình ” do tôi tự viết; 
- ở mục 2.4.2 : do tôi tự viết.
các em học sinh, các kiến thức nói trên sẽ được truyền đạt đến các bậc phụ huynh, người dân. Từ đó người dân có ý thức bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất một cách khoa học, bền vững.
* Học sinh tham gia tích cực, sôi nổi trong các buổi thảo luận, hoạt động tham quan và bước đầu có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào điều kiện thực tế tại gia đình mình.
* Học sinh biết trồng các loại cây trồng phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đất bị xói mòn.
* Học sinh hình thành kĩ năng tổ chức hoạt động thăm quan.
2.4.2. Đối với giáo viên
	Sáng kiến kinh nghiệm này giúp tôi thấy được khả năng của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thăm quan, ngoại khóa là giúp các em mở rộng những hiểu biết về các vấn đề trong xã hội trong đó có hiện tượng xói mòn đất. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn để các em vận dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả nhất. 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Nội dung trong trang này: do tôi tự viết.
3.1. Kết luận
- Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh thấy được hiện tượng Xói mòn đất đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng là: làm mất đất, mất chất dinh dưỡng, làm đất bị chua; số lượng vi sinh vật ít và hoạt động của vi sinh vật yếu; tác hại đến sản xuất; ảnh hưởng đến môi trường và gây ra nhiều thiên tai.
- Việc tìm hiểu những hậu quả của hiện tượng xói mòn đất:
 + Ở những nơi chưa bị Xói mòn đất, học sinh và phụ huynh có biện pháp phòng tránh hiện tượng Xói mòn.
+ Ở những nơi bị Xói mòn đất, học sinh và phụ huynh có kiến thức về Xói mòn đất, có hướng cải tạo và khắc phục đất xói mòn. 
+ Học sinh và phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc bảo vệ môi trường đất và việc bảo vệ tài nguyên rừng. Bảo vệ tài nguyên rừng chính là bảo vệ ngôi nhà chung của trái đất.
+ Học sinh, phụ huynh và người dân có hướng cải tạo và sử dụng đất bị xói mòn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Kiến nghị 
	Đối với cấp xã: cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với nhà trường: tổ chức cho học sinh đi thăm quan, thực nghiệm ở các xã có hiện tượng Xói mòn đất trong huyện Ngọc Lặc để học sinh được quan sát, phân tích, đánh giá về hiện tượng Xói mòn đất. Từ đó, học sinh được củng cố, khắc sâu kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
Cần có sự phối hợp giữa các đoàn thể, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng chống hiện tượng Xói mòn đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bị xói mòn cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục khác. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ để khắc phục hiện tượng Xói mòn đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bị Xói mòn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tôi vẫn còn những hạn chế và thiếu sót. Kính mong qúi thầy, cô quan tâm và chia sẻ để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm 2017.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG 
 ĐƠN VỊ
 Lưu Thị Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Công nghệ 10, Nguyễn Văn Khôi (chủ biên) – Vũ Thùy Dương – Văn Lệ Hằng – Vũ Văn Hiển, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2011.
[2]. Sách giáo viên Công nghệ 10, Nguyễn Minh Đường – Vũ Hải – Vũ Văn Hiển – Đỗ Nguyên Ban – Nguyễn Văn Tân – Nguyễn Thị Biếc, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006.
[3]. Đề tài xói mòn và rửa trôi đất của nhóm sinh viên: Lê Thị Phượng, Huỳnh Thị Xanh (nhóm PE), thuộc môn Quản lí chất lượng nước mặt. Địa chỉ: http//doc.edu.vn/luan-van/chuyen-de-xoi-mon-va-

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_phong_chong_hien_tuong_xoi_mon_dat_va_n.doc
  • docCong nghe NN THPT - Luu Thi Hang - THPT Bac Son - Ngoc Lac (Bia).doc