SKKN Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT Mường Lát qua công tác chủ nhiệm
Nước ta với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc xác lập, mở rộng bờ cõi, xây dựng nhà nước độc lập tự chủ, phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, các thế hệ cha anh từ đời này qua đời khác cũng không ngừng xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng từ đó khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của dân tộc qua lịch sử hàng nghìn năm cho đến tận ngày nay. Nước ta có 54 dân tộc anh em, ngoài những nét văn hóa chung của cả nước thì mỗi dân tộc lại có những bản sắc văn hóa riêng. Vấn đề đặt ra cho thế hệ hôm nay là cần phải giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa đó.
Có thể nói, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi quốc gia dân tộc. Nó mang bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia. Khiến cho cộng đồng ấy, quốc gia ấy, dân tộc ấy mang trong mình những nét đặc thù riêng, không thể bị pha trộn. Chính vì vậy, bản sắc văn hóa chính là linh hồn, là ngọn đuốc sống để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, xã hội, văn hóa, lối sống Hội nhập tạo ra nhiều cơ hội mới để phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Trong đó nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc là cấp bách nhất trước các dòng văn hóa ngoại lai. Chính vì vậy làm thế nào để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và mở cửa, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước với phương châm “ hòa nhập mà không hòa tan” là một vấn đề quan trọng cần phải nghiên cứu để có những định hướng đúng đắn trên con đường phát triển chung của đất nước.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Người thực hiện: Phạm Văn Tuyển Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HÓA NĂM 2019 MỤC LỤC 1. Mở đầu.2 1.1. Lí do chọn đề tài....2 1.2. Mục đích nghiên cứu..3 1.3. Đối tượng nghiên cứu3 1.4. Phương pháp nghiên cứu3 2. Nội dung3 2.1. Cơ sở lí luận3 2.2. Thực trạng..4 2.3. Biện pháp, cách thức thực hiện..7 2.3.1. Giáo viên nghiên cứu tìm hiểu tâm sinh lí học sinh....7 2.3.2. GVCN cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về vẻ đẹp văn hóa của các dân tộc.8 2.3.3. Tổ chức hoạt động ngoài giờ, hoạt động tập thể...11 2.3.3.1. Kết hợp lồng ghép tổ chức các phong trào thi đua cho học sinh chào mừng các ngày lễ lớn có liên qua đến chủ đề bản sắc...12 2.3.3.2. Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua sinh hoạt đời sống thường ngày của các em học sinh ..14 2.3.4. Kết hợp với gia đình trong việc giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh.15 2.3.5. Lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Trong một số bài giảng môn quốc phòng- an ninh.16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến.17 3. Kết luận, kiến nghị..16 3.1. Kết luận16 3.2. Kiến nghị..18 TÀI LIỆU THAM KHẢO...19 PHỤ LỤC 1.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Nước ta với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc xác lập, mở rộng bờ cõi, xây dựng nhà nước độc lập tự chủ, phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, các thế hệ cha anh từ đời này qua đời khác cũng không ngừng xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng từ đó khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của dân tộc qua lịch sử hàng nghìn năm cho đến tận ngày nay. Nước ta có 54 dân tộc anh em, ngoài những nét văn hóa chung của cả nước thì mỗi dân tộc lại có những bản sắc văn hóa riêng. Vấn đề đặt ra cho thế hệ hôm nay là cần phải giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa đó. Có thể nói, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi quốc gia dân tộc. Nó mang bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia. Khiến cho cộng đồng ấy, quốc gia ấy, dân tộc ấy mang trong mình những nét đặc thù riêng, không thể bị pha trộn. Chính vì vậy, bản sắc văn hóa chính là linh hồn, là ngọn đuốc sống để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, xã hội, văn hóa, lối sống Hội nhập tạo ra nhiều cơ hội mới để phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Trong đó nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc là cấp bách nhất trước các dòng văn hóa ngoại lai. Chính vì vậy làm thế nào để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và mở cửa, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước với phương châm “ hòa nhập mà không hòa tan” là một vấn đề quan trọng cần phải nghiên cứu để có những định hướng đúng đắn trên con đường phát triển chung của đất nước. Là một giáo viên trẻ đang công tác tại huyện vùng cao biên giới- Mường Lát- Thanh Hóa, cư dân ở đây chủ yếu là các dân tộc thiểu số( có 6 dân tộc cùng sinh sống là Thái , H’Mông, Dao, Khơmú, Mường, và một số ít người dân tộc Kinh), ngoài những nét chung trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa mỗi dân tộc lại có những sắc thái văn hóa riêng được hình thành từ thời kỳ lịch sử xa xưa. Vì vậy giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng và thiết thực đối với thế hệ trẻ nơi đây. Trường THPT Mường Lát đóng chân trên địa bàn vùng biên giới với nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch không hề từ bỏ âm mưu phá hoại chúng ta đặc biệt là văn hóa. Chính vì vậy giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng. Trách nhiệm này đặt lên vai tất cả các thầy cô nhưng quan trọng nhất là vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Qua thực tế 8 năm giảng dạy tại trường cũng là từng ấy thời gian đảm nhiệm công tác chủ nhiệm và quản lý khu ký túc xá nhà trường, tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ Mường Lát nói chung và học sinh trường THPT Mường Lát nói riêng. Vì vậy trong những năm qua, tôi đã mạnh dạn đưa ra nhiều biện pháp để giáo dục học sinh. Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp thông qua đề tài: “ Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT Mường Lát qua công tác chủ nhiệm”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Giúp học sinh nhận thức được các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ta từ đó hình thành ý thức trân trọng, giữ gìn. - Hình thành cho học sinh ý thức thực hiện tốt nội qui qui định của trường, lớp - Xây dựng môi trường học tập văn minh, mô phạm 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp giáo dục ý thức giữ gìn bản săc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT Mường Lát qua công tác chủ nhiệm. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp khảo sát thực tế: Nghiên cứu tâm sinh lí học sinh THPT, nghiên cứu thực tế đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. - Phương pháp lí luận: Nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của giáo viên chủ nhiệm, các văn kiện của Đảng, nhà nước về văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nghiên cứu tài liệu văn hóa. - Phương pháp thu thập hình ảnh, phân tích, so sánh, tổng hợp. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận. Văn hóa là một khái niệm rộng có nhiều nghĩa khác nhau, có nhiều nội hàm khác nhau. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”[1]. Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[2]. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại. Như vậy, có thể nói văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là tổng hợp tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu của văn hóa. Văn hóa không phải mang trong mình những giá trị cố định, bất biến mà văn hóa luôn phát triển theo lịch sử. Bản sắc văn hóa dân tộc là những sắc thái gốc, những đường nét, màu sắc riêng biệt không thể trộn lẫn của một nền văn hóa. có thể nói bản sắc văn hóa chính là “ thẻ căn cước” cho mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, vì vậy phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những năng lực nội sinh cần thiết để “ hòa nhập mà không bị hòa tan”. Trong đó nhiệm vụ quan trọng là vừa phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII trình trước Đại hội IX đã nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự nghiệp giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Vậy giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh là giáo dục những vấn đề gì? - Là hình thành cho học sinh những nhận thức cơ bản các giá trị của văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, vai trò của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. -Từ đó hình thành cho các em thái độ trân quí những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha anh hình thành trong quá trình lịch sử. Từ đó từng bước hình thành ở học sinh lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu về những giá trị văn hóa của dân tộc mình. - Khi các em có nhận thức đúng ,thái độ đúng, sẽ các tác động tích cực đến hành động của các em. Như vậy sẽ hình thành cho các em ý thức chủ động tự giác trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 2.2. Thực trạng. Nước ta đang trong xu thế hội nhập quốc tế vì thế văn hóa dân tộc cũng có những mặt tích cực như: Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghã xã hội, tinh thần trách nhiệm của các công dân được nâng cao lên một bước; nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành. Tính năng động và tích cực công dân được phát huy, sở trường, năng lực các nhân được khuyến khích; không khí dân chủ trong xã hội tăng lên; thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có ý thức vươn lên lập nghiệp, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn hướng về cuội nguồn, cách mạng, kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa, những người có công giúp đỡ những người hoạn nạn trở thành phong trào quần chúng góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế; sự nghiệp giáo dục cũng thu được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao trình độ học vấn của nhân dân. Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo cũng có bước phát triển mới. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được gìn giữ Bên cạnh những mặt tích cực trên, thì hội nhập quốc tế cũng có những tác động tiêu cực đến sự giữ gìn bản sắc dân tộc của nước ta hiện nay như: - Những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, nên có nhiều phần tử phản động tuyên truyền nhảm tạo nên sự hoài nghi về con dường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận những thành quả của cha ông trong quá trình lịch sử, phủ nhận, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng chính điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta, tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ gây hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc. - Không ít trường hợp vì đồng tiền, danh lợi mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp, suy thoái đạo đức lối sống.. - Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại. - Sự suy thoái đạo đức lối sống, nạn tham những, qua lưu cửa quyền.. Nhìn chung, thực trạng những năm gần đây không chỉ thành thị mà cả những vùng nông thôn, điều kiện sinh hoạt và phong tục lối sống đang có những thay đổi lớn, có những yếu tố được tiếp thu theo hướng tích cực nhưng có cũng nhiều yếu tố tiêu cực, trái với thuần phong mĩ tục của cha ông. Vì vậy giáo dục thế hệ trẻ ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm thiết thực và quan trọng. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện chân- thiện-mĩ, thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giáo dục cho người học thấm nhuần các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức do xã hội qui định về lối sống, phong cách, thái độ ứng xử trong cộng đồng như lòng yêu nước, ý thức dân tộc. Như vậy , trước tình trạng văn hóa nước ta hiện nay, để giúp thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì trọng trách nặng nề đặt lên vai ngành giáo dục. Trường THPT Mường Lát – đóng chân trên huyện vùng cao biên giới. Học sinh trong trường chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số ( Thái, Mông, Dao, Khơ mú, Mường). Các em phần lớn ở xa nhà nên ở lại khu kí túc xá trong trường hoặc ở làng học sinh ( cách trường 500m). Vì vậy, mặc dù nhà trường không phải là hình thức nội trú nhưng các em không chỉ học chung với nhau mà còn sống chung với nhau trong suốt 3 năm học. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong các năm học vừa qua, nhà trường đã có nhiều biện pháp giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, tiếp nhận và cung sống hòa nhập với những nét đẹp văn hóa của dân tộc bạn, thông qua đó hình thành ở các em tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu thương, cảm thông chia sẻ lẫn nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn như: Qui định thứ 2 đầu tuần và các ngày lễ, học sinh phải mặc sắc phục dân tộc, thứ 6 mặc đồng phục, tổ chức các trò chơi dân gian vào các ngày lễ lớn như ném còn, ném pao, bắn nỏ, tổ chức các phong trào “nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách” hoặc trong các hội thi văn nghệ nhà trường luôn khuyến khích các em thể hiện các tiết mục hát múa của dân tộc mình. Tuy nhiên tôi nhận thấy thực trạng đáng buồn đang còn tồn tại ở học sinh trường tôi nói riêng và thế hệ trẻ nói chung đó là: Sự mai một, lai tạp các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay, các em đáng đánh mất dần thuần phong mĩ tục, chạy theo lối sống lai căn, đua đòi, hưởng thụ, thờ ơ trước những giá trị văn hóa của dân tộc. Sau hơn 8 năm gắn bó với nhà trường, với biết bao thế hệ học trò tôi nhận thấy càng các thế hệ sau sự hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống tinh thần ngày càng giảm sút: Vẫn còn tình trạng học sinh trốn tránh việc mặc sắc phục dân tộc dưới mọi hình thức, các em không biết hoặc rất mơ hồ về phong tục tập quán của dân tộc mình như lế hội, điệu múa, hát, các trò chơi, đầu tóc, trang phục không phù hợp với học sinh, hút thuốc, nói tục, thiếu văn hóa khi tham gia giao thông Trong quá trình giảng dạy và gắn bó với các em qua công tác chủ nhiệm và quản lí khu kí túc xá học sinh tôi đã nắm được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên: - Trước hết, các em chưa ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa thiêng liêng của các bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình. - Các em không thích mặc sắc phục dân tộc vì nó bất tiện, vướng víu lại không mốt, không hiện đại. Mặt khác, để may được một bộ sắc phục tốn kém không ít công sức và tiền bạc. - Trong quá trình học tập và chung sống với nhiều dân tộc khác nhau nên các em rất dễ ảnh hưởng cách sống, cách nghĩ của nhau ( một em không thực hiện sẽ kéo theo nhiều em khác không thực hiện theo). - Bản thân gia đình của các em cũng không coi trọng việc giáo dục con em mình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Những ảnh hưởng, tác động quá lớn của lối sống hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin, sự cám dỗ, hấp dẫn của mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim ảnh không lành mạnh. - Môi trường giáo dục nhà trường chưa đồng bộ. Vì đặc thù không phải là trường nội trú nên chưa có giáo viên chuyên biệt trong việc quản lí học sinh mà chủ yếu là giáo viên làm công tác kiêm nhiệm. Mặt khác giáo viên chủ yếu đầu tư vào vấn đề chuyên môn nên không chú trọng tìm hiểu các phong tục tập quán, bản sắc văn hóa các dân tộc đẻ giáo dục học sinh. Chính vì vậy, có những lúc vấn đề giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vẫn còn bị bỏ ngõ. Vì vậy trong hơn một năm học qua, kết hợp công tác chủ nhiệm cùng quản lí khu kí túc học sinh, tôi đã mạnh dạn đưa ra nhiều giải pháp để giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Dưới đây là những chia sẻ từ bản thân tôi, mong nhận được sự góp ý từ các đồng nghiệp. 2.3 Cách thức, biện pháp thực hiện. 2.3.1. Giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu tâm sinh lí học sinh trường THPT Mường Lát. Học sinh trường THPT Mường lát ngoài những đặc điểm tâm lí chung của học sinh THPT còn có những đặc điểm tâm lí riêng: - Các em chủ yếu là con em dân tộc thiểu số nên luôn có tính thẳng thắn, thật thà và rất tự trọng. Nếu không đồng ý vấn đề gì đó các em thường tỏ thái độ ngay. Tính thật thà cùng với khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông còn hạn chế nên những lúc làm cho giáo viên “ nóng mặt”. Nếu giáo viên không am hiểu tường tận và cảm thông sâu sắc thì sẽ khép học sinh vào hành vi “ thiếu lễ độ”, hay “ vô lễ”.- Các em học sinh có lòng tự trọng rất cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay gắt trước mặt bạn bè hoặc đông người hoặc khi kết quả học tập kémthì các em rất dễ xa lánh thầy cô, bạn bè hoặc bỏ học.- Học sinh trong trường chủ yếu sống xa gia đình, xa bố mẹ, ở cái tuổi mà đáng ra các em còn được sự giúp đỡ của bố mẹ nhưng các em đã phải tự lập, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn còn phải tự lo cho cuộc sống, cho học tập nên thầy cô là bố mẹ thứ hai của các em. Các em có niềm tin sâu sắc vào giáo viên đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm, các em tin vào những gì các em nhìn thấy từ thực tiễn cuộc sống. Khi các em đã tin, các em thường quyết tâm thực hiện cho được những công việc mà giáo viên giao, nhiều khi các em còn bắt trước tác phong, ngôn ngữ, chỉ chỉ của thầy cô. Nắm bắt được những đặc điểm tâm lí này, tôi luôn cố gắng gần gũi, đi sâu, tâm sự, giúp đỡ các em, cố gắng cảm hóa các em bằng sự tận tình,chăm sóc của mình, là “bạn bè” của các em khi các em cần chia sẻ, chút bầu tâm sự. Đồng thời trong công việc giảng dạy cũng như cuộc sống tôi luôn cố gắng gương mẫu về mọi mặt để giành được sự tin yêu của các em, từ đó phát huy tác dụng các biện pháp giáo dục của mình. Trong đó để giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc cho học sinh, tôi cố gắng học tiếng của các em về các cách giao tiếp, chào hỏi. Tôi nhận thấy trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã đưa ra nhiều nội quy, quy định để học sinh thực hiện tốt nhằm xây dựng một môi trường học tập thân thiện, văn minh. Phần lớn các em đều đã thực hiện rất tốt, nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh cố tình vi phạm như không thực hiện sắc phục vào thứ 2 đầu tuần và ngày lễ, nói tục, đầu tóc, trang phục, tác phong không đúng quy định, hút thuốc lá, chưa thực hiện tốt văn hóa giao thông Nắm bắt được đặc điểm tâm lí của học sinh Mường Lát, tôi thường đưa ra các biện pháp mềm mỏng, chủ yếu là giáo dục, khuyên răn, tuyên truyền, thuyết phục từ đó các em tự nguyện làm theo. 2.3.2. Giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về nét đẹp văn hóa của các dân tộc, vai trò quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những nét riêng, nét đặc trưng về văn hóa. Nó không đơn giản sinh ra và tồn tại đến ngày nay mà đó là cả quá trình trong lịch sử của cha ông. Có khi phải trả giá bằng xương máu và tính mạng. Vì vậy các thế hệ con cháu phải biết trân quí và gìn giữ. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng nhận thấy điều đó ngay được mà phải giáo dục các em. Để thực hiện được nhiệm vụ này, trong các giờ sinh hoạt đầu tuần, tôi kể cho học sinh nghe về các nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc Thái, Mường, Dao, Khơ mú. Bám sát các tiết sinh hoạt đầu giờ hàng ngày, tôi phân ra như sau: Thứ 3, 5, 7 tôi sẽ cung cấp cho học sinh một số kiến thức về trang phục truyền thống của các dân tộc, điệu múa, điệu hát, trò chơi, lễ hội Thứ 4, 6 tôi cho học sinh tập hát một số bài hát của các dân tộc: Thái, Mông, Dao Ví dụ 1: Tôi kể cho học sinh nghe về trang phục của người Thái ( chiếc váy Thái, khăn piêu): “Trang phục nam của người Thái đơn giản, ít chứa đựng sắc thái riêng. Đây cũng là đặc trưng nổi bật góp phần quan trọng tạo nên đặc điểm giới tính của trang phục nam. Theo truyền thống, áo nam thường do các mẹ, vợ cắt may. Muốn cắt may áo nam, người phụ nữ trong gia đình lấy 2 mảnh vải gập đôi lại thành chiều dài của áo, sau đó họ can nẹp trước, lượn đường nách, ghép tay áo khâu đường nách, sau cùng khoét, ghép cổ vai áo. Quanh cổ áo được lót một miếng vải hình tròn bên trong cho phẳng, bền, đẹp. Nẹp áo, cổ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_y_thuc_giu_gin_ban_sac_van_hoa_dan_toc_cho_hoc.doc