SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông trong làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 35 ghi rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX cũng khẳng định “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững.” Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra nhiều giải pháp mang tính cải tiến để thúc đẩy phát triển giáo dục. Đứng trước thềm thế kỉ XXI, Bộ giáo dục đã có những đổi mới tích cực như đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các môn học. Đặc biệt Bộ giáo dục thay đổi cấu trúc đề thi phải có một câu thuộc dạng nghị luận xã hội, ra đề theo hướng mở. nhằm khơi gợi trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của học sinh khi làm bài, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu của đất nước.
Trong xu hướng chung của đổi mới, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là một lĩnh vực quan trọng, hình thành nhân cách, phát triển ý thức con người. Giúp học sinh có ý thức ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong học tập, đời sống cũng như đối với môi trường tự nhiên.
Cuộc sống của con người ngày nay luôn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Những gì chúng ta có đều do thiên nhiên cung cấp: từ khí thở, nguồn nước uống, sinh hoạt hàng ngày.cho tới thịt cá, rau quả-thực phẩm mỗi bữa ăn. Con người chúng ta đã dựa vào những gì có sẵn trong tự nhiên để tự mình làm nên những sản phẩm có ích. Trong những bước tiến hiện đại hoá về sản xuất công nghiệp, con ngươi đã sử dụng năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm của mặt trời để tạo nên những thiết bị sử dụng nguồn năng lượng mặt trời tiên tiến để áp dụng vào đời sống. Đối với những con suối, những dòng sông, hồ nước, trước đây chỉ đơn thuần là phong cảnh thiên nhiên, cung cấp nguồn nước, tôm cá; nhưng giờ đây, với những con đập thuỷ điện thì đó là cả một mạng lưới điện năng khổng lồ. Một yếu tố còn bức thiết không kém chính là rừng. Rừng cung cấp cho con người nguồn lâm sản dồi dào - là nơi những loại cây gỗ quý, những loài động vật quý hiếm sinh sống và phát triển. Không những thế, cánh rừng đầu nguồn chính là nguồn cản lũ, là “lá phổi xanh” điều hoà khí hậu, đem lại cho con người bầu không khí trong lành. Trước tình trạng trái đất đang nóng dần lên và nhiệt độ của nó còn tăng cao, không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, môi trường sống của con người đang bị đe dọa thiết nghĩ, cấp thiết hơn bao giờ hết là giáo dục cho học sinh – thế hệ tương lai của đất nước – ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thông qua giờ dạy ngữ văn nói chung và nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống nói riêng.
Nghị luận xã hội rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình bày những ý kiến riêng về những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm. Đặc biệt, gần đây vấn đề bảo vệ môi trường sống của con người là vấn đề đang được quan tâm, thu hút sự chú ý của dư luận xã hội. Việc rèn luyện kiểu bài này không chỉ cần cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi mà còn cần cho người học trong ý thức, trong tư duy và khi bước vào đời. Đó là lí do tôi chọn đề tài: Giáo ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học phổ thông trong làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Người thực hiện: Đỗ Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ Văn THANH HÓA, NĂM 2016 Mục lục STT NỘI DUNG Trang Mở đầu 2 1 Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 2 3 3 3 2 Nội dung 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng của vấn đề 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 4 4 6 8 15 3 Kết luận 17 4 Tài liệu tham khảo 19 5 Phụ lục 20 I. MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 35 ghi rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...” Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX cũng khẳng định “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững...” Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra nhiều giải pháp mang tính cải tiến để thúc đẩy phát triển giáo dục. Đứng trước thềm thế kỉ XXI, Bộ giáo dục đã có những đổi mới tích cực như đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các môn học.... Đặc biệt Bộ giáo dục thay đổi cấu trúc đề thi phải có một câu thuộc dạng nghị luận xã hội, ra đề theo hướng mở... nhằm khơi gợi trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của học sinh khi làm bài, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu của đất nước. Trong xu hướng chung của đổi mới, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là một lĩnh vực quan trọng, hình thành nhân cách, phát triển ý thức con người. Giúp học sinh có ý thức ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong học tập, đời sống cũng như đối với môi trường tự nhiên. Cuộc sống của con người ngày nay luôn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Những gì chúng ta có đều do thiên nhiên cung cấp: từ khí thở, nguồn nước uống, sinh hoạt hàng ngày...cho tới thịt cá, rau quả-thực phẩm mỗi bữa ăn... Con người chúng ta đã dựa vào những gì có sẵn trong tự nhiên để tự mình làm nên những sản phẩm có ích. Trong những bước tiến hiện đại hoá về sản xuất công nghiệp, con ngươi đã sử dụng năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm của mặt trời để tạo nên những thiết bị sử dụng nguồn năng lượng mặt trời tiên tiến để áp dụng vào đời sống. Đối với những con suối, những dòng sông, hồ nước, trước đây chỉ đơn thuần là phong cảnh thiên nhiên, cung cấp nguồn nước, tôm cá; nhưng giờ đây, với những con đập thuỷ điện thì đó là cả một mạng lưới điện năng khổng lồ. Một yếu tố còn bức thiết không kém chính là rừng. Rừng cung cấp cho con người nguồn lâm sản dồi dào - là nơi những loại cây gỗ quý, những loài động vật quý hiếm sinh sống và phát triển. Không những thế, cánh rừng đầu nguồn chính là nguồn cản lũ, là “lá phổi xanh” điều hoà khí hậu, đem lại cho con người bầu không khí trong lành. Trước tình trạng trái đất đang nóng dần lên và nhiệt độ của nó còn tăng cao, không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, môi trường sống của con người đang bị đe dọathiết nghĩ, cấp thiết hơn bao giờ hết là giáo dục cho học sinh – thế hệ tương lai của đất nước – ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thông qua giờ dạy ngữ văn nói chung và nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống nói riêng. Nghị luận xã hội rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình bày những ý kiến riêng về những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm. Đặc biệt, gần đây vấn đề bảo vệ môi trường sống của con người là vấn đề đang được quan tâm, thu hút sự chú ý của dư luận xã hội. Việc rèn luyện kiểu bài này không chỉ cần cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi mà còn cần cho người học trong ý thức, trong tư duy và khi bước vào đời. Đó là lí do tôi chọn đề tài: Giáo ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học phổ thông trong làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Mục đích nghiên cứu: - Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của học sinh tại trường THPT Lê Lợi nhằm đánh giá cũng như đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh từ đó làm hạt nhân tuyên truyền cho mọi người. - Tìm hiểu thực trạng môi trường tại trường THPT Lê Lợi và địa phương. Đánh giá ý thức và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. - Đề ra một số biện pháp giúp công tác bảo vệ môi trường ngày càng hiệu quả Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh các khối lớp 10, 11 và 12. - Khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. - Lĩnh vực nghiên cứu: Môi trường - trường THPT Lê Lợi. Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường học sinh trường THPT Lê Lợi ở: phòng học, thư viện, phòng máy tính, nhà thi đấu, sân vui chơi, địa phương - Phương pháp nghiên cứu: + PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nghiên cứu và khảo lược các tài liệu trên sách, báo, mạng internet + PP điều tra khảo sát thực tế: Phỏng vấn trực tiếp khoảng 100 học sinh về vấn đề môi trường bằng bảng câu hỏi(chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng(theo khóa học)) + Phương pháp thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu: Phương pháp thống kê, mô tả thực trạng môi trường tại trường THPT và ý thức của học sinh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. II. Néi dung 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường 1.1.1 Khái niệm môi trường "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam) Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 1.1.2 Bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Ðiều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường". 1.2. Nghị luận xã hội và vai trò của nghị luận xã hội trong dạy - học Ngữ văn hiện nay 2.1.1 Nghị luận xã hội Đối tượng của nghị luận xã hội là những vấn đề nảy sinh trong đời sống chính trị - xã hội như đạo đức, lẽ sống, thiên nhiên, môi trường...thường được thể hiện cô đọng trong các câu tục ngữ, danh ngôn, các ý kiến nhận định tổng quát, các vấn đề nóng đang gây sự quan tâm chú ý của dư luận... Mục đích của nghị luận xã hội là đưa ra những vấn đề trên ra để bàn bạc, làm sáng tỏ đúng, sai, xấu, tốt, lợi, hại...nhằm tuyên truyền giáo dục, vận động, kêu gọi mọi người tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh nói trên, góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú, tạo cho mỗi người có ý thức chăm sóc cuộc sống của bản thân mình và xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp và văn minh hơn. 2.1.2 Vai trò của nghị luận xã hội Việc học làm văn nghị luận xã hội giúp học sinh phát triển năng lực trí tuệ, hình thành tư duy hợp lý, khoa học, biết cách tìm tòi và xác định chân lý. Mặt khác, biết cách diễn đạt, phát biểu ý kiến của mình một cách rõ ràng. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 có viết: “Học làm văn nghị luận xã hội còn xây dựng cho học sinh phương pháp tư duy đúng đắn để hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ. Biết đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, biết ứng xử đẹp trong các mối quan hệ với người khác, biết hướng cuộc sống của mình vào những mục tiêu cao cả”. Đây chính là những vốn sống rất quan trọng trong hành trang mà mỗi học sinh cần trang bị khi các em bước vào đời. Bởi sau khi tốt nghiệp ra trường, tất cả các em đều phải đối mặt với những vấn đề xã hội. Các em cần phải giải thích, chứng minh, thể hiện quan điểm, lập trường tư tưởng, tình cảm của mình trước các vấn đề của đời sống. Vì vậy, tôi nghĩ càng phải rèn luyện cho các em làm tốt thể loại văn này. Phạm vi nghị luận xã hội rất rộng nhưng theo tôi nội dung về vấn đề ý thức bảo vệ môi trường là nội dung cần được quan tâm đặc biệt trong quá trình giảng dạy, ra đề nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. 2. Thực trạng của vấn đề Môi trường đã và đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia cũng như hầu hết mọi người sống trên trái đất của chúng ta quan tâm. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành khắp nơi trên hành tinh xanh. Sau công cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn đề đều luôn có mặt trái của nó, con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất. Nguyên nhân nào làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm và bị tàn phá. Thực trạng của vấn đề này đã và đang vô cùng nóng bỏng. Trên hành tinh xanh của chúng ta, ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: từ những biến đổi của khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tím, sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa Ở nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại các giống loài, ảnh hưởng xấu sức khoẻ con người là cái giá phải trả cho quá trình tự do hóa thương mại mới được tiến hành chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây. Theo đánh giá mới đây của ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường,Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm,... Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Thực tế vấn đề môi trường ở nước ta đáng báo động: Rừng tiếp tục bị thu hẹp; Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng; Ô nhiễm sông ngòi; Bãi rác công nghệ và chất thải; Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp; Ô nhiễm ở các làng nghề; Việt Nam cũng đang bị coi là nước có ô nhiễm không khí cao tới mức báo động. Vấn đề giáo dục ý thức trách nhiệm và tình cảm của học sinh với môi trường là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết của nhà trường và tập thể đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường phải thấy được trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường, có những biện pháp giáo dục học sinh thường xuyên, tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục cao và có sức thu hút học sinh tham gia một cách tự nguyện, thích thú. Nhận thức được vai trò và trách nhiệm to lớn đó ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong các nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Thực trạng hoạt động giáo đục bảo vệ môi trường trong trường học ở tỉnh ta đã được tiến hành từ nhiều năm trước. Đặc biệt, hoạt động này được tăng cường và có hiệu quả thiết thực từ năm 2007 cho đến nay. Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông được tiến hành theo phương thức tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào các môn học thích hợp. Ở bậc tiểu học thông qua các môn học Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Khoa học; ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, là các môn học Địa lý, Sinh học, Công dân, Công nghệ, Ngữ văn. . . Giáo viên đã cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt giáo dục cho học sinh có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường sống và tình yêu quê hương, đất nước. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 3.1. Giải pháp Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về bảo vệ môi trường, gắn việc giáo dục môi trường với việc triển khai thực hiện cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực", xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp; Phấn đấu tất cả các điểm trường đều có nhà vệ sinh và bố trí người dọn vệ sinh; Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường, giảm thiểu tình trạng mất vệ sinh ở các khu vệ sinh trong trường học. Ban giám hiệu các trường tiếp tục tăng cường phối hợp với tổ chức Đoàn, tổ chức nhiều hoạt động cụ thể và sinh động nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường; trong đó chú trọng việc nâng cao hiệu quả của các tổ chức tuyên truyền về vệ sinh môi trường, phổ biến các bài hát có nội dung giáo dục môi trường. Khuyến khích động viên các em tham gia thi tìm hiểu về môi trường dưới các hình thức bài viết, tranh vẽ, chụp ảnh, làm băng hình, . . . Giáo dục môi trường luôn đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, hình thành cho các em những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường. Ví dụ như tập cho các em thói quen đổ rác đúng nơi quy định; không vứt bừa bãi giấy gói, bao bì thức ăn, chai lọ, vỏ đồ hộp... Ngoài ra giáo dục cho các em ý thức tiết kiệm như tận dụng vỏ chai làm đồ dùng, giảm thiểu dùng bao bì nilon, tránh mua hàng hóa có bao bì quá nhiều và cầu kỳ, nên chọn mua sản phầm có ghi "sản phẩm xanh", sản phẩm không độc hại với môi trường, hàng hóa có bao bì dễ thiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần, không tìm thức ăn từ đặc sản quý hiếm, . . . Tiếp tục mở các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. Khắc phục những khiếm khuyết khi lồng ghép, tích hợp về giáo dục môi trường trong giảng dạy như liên hệ gượng ép, ôm đồm, tản mạn hoặc lạm dụng thuật ngữ khoa học chuyên ngành về môi trường, khí hậu, làm thông tin giáo dục môi trường trở nên xa lạ, không vừa sức của học sinh và thực tiễn ở địa phương. Gắn việc giáo dục bảo vệ môi trường với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường. Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật như: Luật giáo dục, luật giao thông đường bộ, luật phòng chống ma túy, tất cả các trường phải dành thời lượng và có hình thức thích hợp để triển khai phổ biến Luật Bảo vệ môi trường. Huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về ánh sáng, không khí, về cung cấp nước sạch, và có công trình vệ sinh đạt chuẩn. Các trường có đủ tranh giáo khoa, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục môi trường. Các trường có điều kiện về đất đai cần xây dựng vườn trường, góc sinh thái. Các cấp quản lý giáo dục trong tỉnh phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường nêu trên, coi đó như một hoạt động chuyên môn của ngành. Song song với việc phê bình, xử lý các hiện tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ công tác giáo dục môi trường, cần chú trọng việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Tóm lại, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong ngành giáo dục cần tập trung vào các nội dung cơ bản sau: Tiếp tục quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo đục bảo vệ môi trường đối với các đơn vị trường học trong toàn ngành để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. Tiếp tục mở các lớp tập huấn nhằm củng cố nâng cao kỹ năng rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho đội ngũ giáo viên các bộ môn đã được tập huấn trước đây, đồng thời mở rộng việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên các bộ môn Lịch sử, Ngữ văn, Vật lý, Giáo dục công dân... để tăng cường việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học cho học sinh. Các đơn vị trường học xây dựng bản đồ quy hoạch hệ thống cây xanh trong nhà trường, tăng cường trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác giáo dục môi trường. Tăng cường phối hợp với các ban, ngành có liên quan tại địa phương, tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường. Đặc biệt, phối hợp với Sở tài nguyên và Môi trường tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn. 3.2.Tổ chức hực hiện 3.2.1 Lý thuyết nghị luận về một hiện tượng đời sống Khái niệm Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bệnh thành tích trong giáo dục, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ... Hiện tượng đời sống có thể là những hiện tượng có ý nghĩa tích cực (nếp sống đẹp trong đời sống gia đình hiện nay). Cũng có thể là những hiện tượng có ý nghĩa tiêu cực (nạn bạo hành gia đình, tiêu cực trong thi cử, bạo lực học đường). Thậm chí có những hiện tượng đời sống vừa có ý nghĩa tích cực lại vừa có ý nghĩa tiêu
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_hoc_sinh_trung_ho.doc