SKKN Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11, 12

SKKN Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11, 12

 Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa”. Người để lại cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả. Người đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta”. Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

 Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Ảnh hưởng tác động của phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực . bên cạnh đó một số phụ huynh lo công việc, ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường. Một khía cạnh khác là suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên, coi môn lịch sử là “môn phụ”. Bộ môn lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội

 Chính vì vậy, bài dạy lịch sử Việt Nam cần phải “giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12”.

 

doc 13 trang thuychi01 7361
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa”. Người để lại cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả. Người đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta”. Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
	Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Ảnh hưởng tác động của phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực.. bên cạnh đó một số phụ huynh lo công việc, ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường. Một khía cạnh khác là suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên, coi môn lịch sử là “môn phụ”. Bộ môn lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội 
 Chính vì vậy, bài dạy lịch sử Việt Nam cần phải “giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12”.
 1. 2. Mục đích nghiên cứu
 Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11,12 ra sao? Trên cơ sở đó tôi lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào tiết học Lịch sử Việt Nam theo hướng tích cực giúp cho giáo viên và học sinh yêu thích môn lịch sử và nâng cao kiến thức hiểu biết và chất lượng dạy học bộ môn.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh bậc THPT
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng hợp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: “Dạy sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc cái trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi tả lại..”. Như vậy, mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những hình ảnh của quá khứ, biết và ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là phải hiểu được lịch sử và thấm nhuần được các giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó, dạy học lịch sử có thể giáo dục cho các em tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, thông qua đó các em tự rèn luyện bản thân mình vừa có tài vừa có đức, yêu đất nước, yêu hòa bình và biết trân trọng những thành quả đạt được.
 Xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội, bộ môn lịch sử trong nhà trường nói chung và trong lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 nói riêng đã được đổi mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa điều đó đã phát huy được tầm quan trọng của bộ môn lịch sử. Thực tế cho thấy một số giáo viên trong quá trình dạy cũng có giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua các câu chuyện nhưng không nói rõ câu chuyện đó giáo dục cho các em tư tưởng, đạo đức gì của Bác để từ đó các em học tập và làm theo tấm gương của Người.
 Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện mục tiêu “xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội”. Học sinh khi ra trường phải là người vừa có tài, có đức “vừa hồng, vừa chuyên”.
 Cùng với các môn Ngữ văn, Giáo dục công dân . Giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học lịch sử là rất quan trọng. Vì môn lịch sử xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, mỗi thời đại đều xuất hiện những anh hùng dân tộc có đầy đủ phẩm chất đạo đức để giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc đưa đất nước ta phát triển. Tiêu biểu trong các vị anh hùng dân tộc đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Người là “ kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Là giáo viên dạy học lịch sử, qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. 
 Trước những biến động phức tạp của thế giới một bộ phận cán bộ, đảng viên có lối sống thiếu mẫu mực, thậm chí biểu hiện suy thoái về đạo đức. Lối sống đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân. Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào bản chất, truyền thống tốt đẹp của Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy lịch sử Việt Nam có tác dụng lớn góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy các tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh ở trường trung học phổ thông bản thân nhận thấy:
* Về phía giáo viên: 
 Khi giảng dạy một tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh rất đơn giản, chỉ cần kể cho các em một số mẩu chuyện là được và trong giáo án không cần thể hiện câu chuyện ra, nhưng thông qua câu chuyện thì giáo viên chưa giáo dục cho các em về các tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh để các em thấm nhuần và học tập theo. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thật sự chú trọng việc giáo dục đạo đức tư tưởng của Người thông qua tiết lịch sử học lịch sử Việt Nam.
* Về phía học sinh: 
 Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử và coi Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi. Mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú.
 Học sinh chưa có thói quen tìm hiểu các mẩu chuyện về Hồ Chí Minh hoặc còn thờ ơ hoặc còn chưa biết đến các tư tưởng đạo đức của Người. Vì những kiến thức này nó không có sẵn trong sách giáo khoa nên các em chưa có ý thức học tập hoặc hiểu rõ tư tưởng đạo đức của Người, việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn gặp khó khăn.
 2.3. Giải pháp
 2.3.1. Sự chuẩn bị của giáo viên
 Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao Đối với những bài dạy liên quan đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần giáo dục, giáo dục thời điểm , cách giáo dục như thế nào cho phù hợp với bài dạy dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là rộng, trên nhiều lĩnh vực Cần phải chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Không được “tham” kiến thức, sa đà, không được biến giờ dạy lịch sử thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
 2.3.2. Tiến hành giáo dục trong giờ học
 Đối với việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc trích dẫn những tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Người đối với học sinh. Tôi đã giáo dục cho học sinh một số tư tưởng đạo đức của Bác Hồ thông qua một số bài học như sau:
 Bài học thứ nhất: Giáo dục cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
 Khi dạy Bài 24 - Việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phần III – Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ta giáo dục cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
 Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người thiếu niên 15 tuổi. Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Vì: Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương.
 Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì cụ còn nặng cốt cách phong kiến. Nghiên cứu những bài học lịch sử của các bậc cha, anh và khảo nghiệm trong thực tiễn, anh Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách thức tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản đều không thể thành công. Những con đường mà các bậc sĩ phu đã đi đều bị kết thúc bằng những thất bại đau đớn. Phải tìm con đường khác, con đường mới; phải đi ra nước ngoài nhưng theo một hướng khác. Đó là kết luận rất quan trọng của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước mãnh liệt và một cách suy nghĩ táo bạo, một trí tuệ hết sức minh mẫn quyết khám phá bằng được con đường đi đến giải phóng cho đồng bào.Tư tưởng quyết hướng sang nước Pháp tìm đường cứu nước sớm nảy sinh ở Nguyễn Tất Thành. Nhưng anh cần có thời gian chuẩn bị, suy nghĩ chín chắn hơn, để phác họa con đường sẽ đi, ít ra là chặng đầu.
 Tháng 5 năm 1909, Nguyễn Tất Thành từ giã Huế theo cha vào huyện Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) nhân ông Nguyễn Sinh Sắc được cử nhận chức tri huyện ở đó. Để tiếp tục việc học tập, từ tháng 9 năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn để học thêm tiếng Pháp với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ dạy tại Trường tiểu học Pháp - bản xứ Quy Nhơn theo chương trình lớp cao đẳng. Ông Phạm Ngọc Thọ kính trọng quan thừa biện Nguyễn Sinh Huy và rất mến Tất Đạt, Tất Thành. Tất Thành rất yêu quý Phạm Ngọc Thạch, con trai ông Thọ. Trên đường từ Huế vào Sài Gòn, để đáp tàu ra nước ngoài tìm "con đường giúp đồng bào thoát khỏi ách thống trị của Pháp", Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc, tức là Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu, đã dừng chân lại tỉnh Bình Định một thời gian đáng kể. Khoảng thời gian đó nếu tính đến đầu tháng 8-1910 là hơn 12 tháng, từ 18-5-1909 đến 30-7-1910).
 Vào một ngày đầu thu tháng 8-1910, Nguyễn Tất Thành tạm biệt Quy Nhơn, đi vào Sài Gòn. Phong cảnh tươi đẹp, đất đai màu mỡ, rừng vàng biển bạc, nhưng đâu đâu cũng thấy có những con người lam lũ, rách rưới. Lần theo ven biển đi đến Phan Rang, anh thấy một cảnh tượng đau lòng mà mấy năm sau, anh còn nhắc lại với một người bạn: Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt, song có những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó. Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa da vàng hay da đen cũng không đáng một đồng xu.
 Từ nửa sau tháng 9-1910 đến trước tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Thời gian đầu, thầy Thành ở nhờ nhà cụ Hồ Tá Bang, sau chuyển ra ở cùng với học sinh nội trú của trường tại nhà Ngư trong vườn cụ Nguyễn Thông. Thầy Thành được phân công dạy chữ Hán và chữ quốc ngữ cho học sinh lớp nhì. Thầy dạy rất tận tâm, hết lòng thương yêu, chăm sóc học sinh. Thầy đã trao đổi tâm tư về thân phận người dân mất nước nhiệm vụ cứu nước của mỗi người dân Việt Nam, trước hết là thanh niên có học thức với các thầy giáo và học sinh. Vấn đề thầy Thành đặt ra cũng là nỗi băn khoăn chung của thầy và trò, nên đã có ngay được sự đồng cảm sâu sắc, cùng nhau đào sâu chí căm thù và bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc, bày mưu tính kế đánh đuổi quân thù. 
 Sau mấy tháng dạy học ở Trường Dục Thanh, Nguyễn Tất Thành rời trường đi vào Sài Gòn, thực hiện hoài bão từng nung nấu là tìm cách đi sang Pháp và các nước phương Tây để xem "họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào chúng ta". Khi nhiều người đang ngoảnh nhìn về phương Đông với sự ngưỡng mộ “người anh cả da vàng” Nhật Bản - một đế quốc mới ở châu Á - đã chiến thắng nước Nga Sa hoàng năm 1905, hay ngưỡng vọng bác sĩ Tôn Dật Tiên với chủ nghĩa Tam dân nổi tiếng và cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc thì Nguyễn Tất Thành tìm đường sang phương Tây, đến nước Pháp, đến nơi sản sinh ra những lời đẹp đẽ: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” đã từng làm rung động lòng mình khi còn ở tuổi thiếu niên. Nguyễn Tất Thành muốn đến tận nơi sinh ra những lý tưởng cao đẹp đó để tìm hiểu xem làm sao người Pháp có được Tự do - Bình đẳng - Bác ái... 
 Trước ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bàn với một số người bạn thân về chuyến đi ra nước ngoài. Anh nói: tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không? Khi người bạn hỏi lấy đâu ra tiền mà đi, anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay:
 Đây, tiền đây... chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.
 Ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Mác Xây, Pháp. Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới: Văn Ba. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc.
 Người thanh niên 21 tuổi ấy ra đi với mục đích gì? Để kiếm kế sinh nhai, hay để thỏa mãn một ước mơ xa lạ nào đó của tuổi trẻ? Điều đó, hơn mười năm sau chính Người đã trả lời nhà báo, nhà thơ Nga ÔXip Mandenstan rằng: Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ “Tự do- Bình đẳng – Bác ái”. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy. Một lần khác, trả lời nhà văn Mỹ Anna luy Xtirông, Người nói: Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường hỏi nhau ai là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi. Nguyễn Ái Quốc là một trong số rất hiếm hoi thành viên của Đảng Xã hội Pháp khi đó là người dân của một xứ thuộc địa. Trong mùa hè năm 1919, người ta thấy Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trong các cuộc họp của Đảng Xã hội, trong các cuộc họp của Tổng công hội, Hội Nhân quyền...
 Bài học thứ hai: Giáo dục tư tưởng tinh thần đoàn kết quốc tế, “Bốn phương vô sản đều là anh em” của Bác.
 Khi dạy Bài 24 - Việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) lớp 11, phần III – Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ta giáo dục cho học sinh tư tưởng tinh thần đoàn kết quốc tế, “Bốn phương vô sản đều là anh em” của Bác.Từ năm 1911-1917 Bác đi khắp thế giới Bác từng đi thăm khu phố Hac-lem nơi ở của người da đen ở Mĩ, Người hiểu rõ được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước trên thế giới, các nước tư bản cũng như thuộc địa. Sau khi sang Pháp Người nhận xét: “Người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp ở Đông Dương”. Người đã chứng kiến cảnh cùng cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của bọn tư sản. Thực tế sinh động đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: Nơi đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác. Người đi tới kết luận: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" Vì vậy muốn đánh đổ đế quốc thực dân thì vô sản quốc tế phải đoàn kết lại. Qua việc giáo dục tư tưởng tình đoàn kết quốc tế “Bốn phương vô sản đều là anh em” từ đó hình thành cho học sinh cách nhìn nhận “bạn” “thù” một cách rõ ràng, rành mạch. Đó chính là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. 
 Khi dạy Bài 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919 đến năm 1925 lớp 12, phần những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ta giáo dục cho học sinh tư tưởng tinh thần đoàn kết quốc tế. Tháng 6-1919, khi gửi tới Hội nghị "hòa bình" Vécxai "Bản yêu sách của nhân dân An Nam", lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài quốc tế, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng sát cánh cùng các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho sự bình đẳng, hợp tác quốc tế. Mười năm vận động, trải nghiệm ở nhiều nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định, cuộc đấu tranh của Việt Nam, cũng như cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức là bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Từ lời phát biểu đầu tiên tại Đại hội Tua (12-1920) trở đi, Người luôn khẳng định cuộc cách mạng của các dân tộc bị áp bức đều có quan hệ với nhau. Nói về sự liên minh đoàn kết đấu tranh của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, khi đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì chỉ bằng cách đoàn kết chặt chẽ để chống kẻ thù chung. Cũng là một người dân thuộc địa, Người thấy được khả năng, sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh của họ. Người đã ví chủ nghĩa đế quốc giống như “con đỉa hai vòi". Một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Muốn giết con vật ấy, phải đồng thời cắt cả hai vòi, nếu chỉ cắt một vòi thì vòi còn lại tiếp tục hút máu và vòi bị cắt tiếp tục mọc ra. Vì thế, nhiệm vụ chống chủ nghĩa tư bản, đánh đổ chúng là nhiệm vụ của cả nhân dân lao động chính quốc và thuộc địa. Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Hành trình qua các nước giúp Hồ Chí Minh nhận thấy rằng phải có được quan hệ hợp tác giúp đỡ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa. Ngay từ năm 1921, Người khẳng định thực dân đế quốc là kẻ thù của nhân dân thuộc địa và cũng là kẻ thù của nhân dân lao động chính quốc. Bởi vậy, để chống lại kẻ thù chung, đạt tới mục tiêu giải phóng thân phận nô lệ và bị bóc lột, đòi hỏi sự đoàn kết liên minh chặt chẽ nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc. Điểm mới và sâu s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_trong_day_hoc_lic.doc