SKKN Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc cho học sinh thông qua việc tìm hiểu các Di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia tại địa phương trong dạy học tiết Ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường

SKKN Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc cho học sinh thông qua việc tìm hiểu các Di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia tại địa phương trong dạy học tiết Ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường

Nói đến vai trò của giáo dục trong việc hình thành, phát triển nhân cách của người công dân mới phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ thanh niên học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “.việc học ở trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của nhi đồng và thanh niên tức là tương lai của nước nhà. Vì vậy, cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém, quyết không chịu làm nô lệ” (HCM toàn tập- tập 4 trang 120-121).

 Việc giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, lòng tự hào về quê hương, địa phương mình cho học sinh do tất cả các môn học, các hình thức giáo dục của nhà trường thực hiện. Xong, môn Giáo dục công dân khác với các môn học khác ở chỗ: Là môn học trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lòng tự hào về địa phương, quê hương mình cho học sinh; trực tiếp bồi dưỡng một cách vững chắc nhân cách, phẩm chất con người Việt Nam mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ, có tư tưởng đạo đức trong sáng, ra sức làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao với Tổ quốc, với nhân dân, gia đình, quê hương địa phương đặc biệt là đối với bản thân mình; Giáo dục ý thức trong lao động và xây dựng Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, ý thức về tình yêu, niềm tự hào về truyền thống quê hương, địa phương mình đặc biệt là đối với học sinh THPT hiện nay. Với đặc điểm là môn học có tính thời sự và tính thực tiễn cao nên trong chương trình môn GDCD ở trường THPT bên cạnh những bài học chính khóa được quy định chung cho cả cấp thì mỗi khối còn có 2 tiết ngoại khóa về các vấn đề địa phương cho cả năm học nhằm thực hiện đúng nguyên lý “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

 

docx 24 trang thuychi01 30717
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc cho học sinh thông qua việc tìm hiểu các Di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia tại địa phương trong dạy học tiết Ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 . MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
Nói đến vai trò của giáo dục trong việc hình thành, phát triển nhân cách của người công dân mới phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ thanh niên học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “...việc học ở trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của nhi đồng và thanh niên tức là tương lai của nước nhà. Vì vậy, cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém, quyết không chịu làm nô lệ” (HCM toàn tập- tập 4 trang 120-121).
	Việc giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, lòng tự hào về quê hương, địa phương mình cho học sinh do tất cả các môn học, các hình thức giáo dục của nhà trường thực hiện. Xong, môn Giáo dục công dân khác với các môn học khác ở chỗ: Là môn học trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lòng tự hào về địa phương, quê hương mình cho học sinh; trực tiếp bồi dưỡng một cách vững chắc nhân cách, phẩm chất con người Việt Nam mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ, có tư tưởng đạo đức trong sáng, ra sức làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao với Tổ quốc, với nhân dân, gia đình, quê hương địa phương đặc biệt là đối với bản thân mình; Giáo dục ý thức trong lao động và xây dựng Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, ý thức về tình yêu, niềm tự hào về truyền thống quê hương, địa phương mình đặc biệt là đối với học sinh THPT hiện nay. Với đặc điểm là môn học có tính thời sự và tính thực tiễn cao nên trong chương trình môn GDCD ở trường THPT bên cạnh những bài học chính khóa được quy định chung cho cả cấp thì mỗi khối còn có 2 tiết ngoại khóa về các vấn đề địa phương cho cả năm học nhằm thực hiện đúng nguyên lý “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Nhưng qua thực tế giảng dạy bộ môn ở trường THPT tôi nhận thấy: Đa số giáo viên mới chỉ tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở chương trình chính khóa còn chương trình ngoại khóa gần như còn ít được quan tâm nhất là đối với các trường THPT ở khu vực nông thôn, miền núi như ở địa bàn huyện Triệu Sơn do điều kiện cơ sở vất chất hạ tầng còn thiếu thốn, nguồn kinh phí hạn hẹp... Hơn nữa, các tiết ngoại khóa được bố trí ở cuối học kỳ, nội dung của các tiết ngoại khóa thường trùng lặp với các hoạt động GDNGLL, như An toàn giao thông, Ma túy,... không còn là chủ đề mới mẻ nên học sinh cũng không còn nhiều hứng thú để tìm hiểu và học tập. Mặt khác, với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 tôi còn nhận thấy rằng ở lứa tuổi học sinh THPT hiện nay các em được tiếp cận với Internet, Facebook nên rất nhạy cảm với cái mới, chịu ảnh hưởng to lớn của những tác động bên ngoài đã khiến các em dần xa rời lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc, của quê hương. Vì vậy, đã đến lúc cần xác định lại vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá môn GDCD, phát huy cao độ tính năng động sáng tạo, niềm hứng thú của học sinh qua các hoạt động ngoại khóa với hình thức đa dạng, đủ sức thu hút sự chú ý và tạo hứng thú học tập cho học sinh là vấn đề thực sự cần thiết.
Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục của tiết học ngoại khóa yêu cầu người giáo viên phải năng động, sáng tạo và linh hoạt trong sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học và cả nội dung dạy học; phải khơi dậy được ở người học niềm đam mê, hứng thú từ tiết học, môn học.
	Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi luôn trăn trở để có một hướng đi mới trong dạy tiết “Ngoại khóa” môn GDCD vừa mới mẻ, lôi cuốn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn ở trường THPT, thực hiện có hiệu quả nguyên lý “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”, đặc biệt khi làm việc trong Hội đồng tự đánh giá chất lượng trường học tìm hiểu tiêu chí 5.3 với nội dung về giáo dục địa phương và từ năm 2013 với hướng dẫn số 73/HD –BGDĐT – BVHTTDL về việc sử dụng Di sản văn hóa trong dạy học ở trường THPT được triển khai với mục tiêu để học sinh được hiểu, được biết, được tự hào và yêu quê hương, yêu Tổ quốc mình đã gợi cho tôi một hướng đi mới và tôi đã lựa chọn di tích lịch sử quốc gia tại địa phương để làm mới nội dung tiết học. Ở Huyện Triệu Sơn – Thanh Hóa nơi có 4 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, trong đó nổi bật là di tích lịch sử, văn hóa Am Tiên hiện nay đang thu hút đông đảo khách thập phương đến tham quan tìm hiểu, trong khi 3 di tích còn lại đang có dấu hiệu bị xuống cấp nghiêm trọng. Để đóng vai trò là những người chủ nhà hiếu khách và để biết cách bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di tích lịch sử khác các em cần được trang bị những kiến thức và hiểu biết nhất định về các di tích lịch sử tại địa phương bởi thế hệ tiếp nối chính là người làm cho các di tích lịch sử được sống mãi với thời gian. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc cho học sinh thông qua việc tìm hiểu các Di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia tại địa phương trong dạy học tiết Ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018-2019 nhằm tạo thêm một hướng đi mới, cung cấp thêm một chủ đề trong dạy học ngoại khóa của bộ môn thêm phong phú và đa dạng. Với đề tài này không chỉ góp phần giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà còn khơi dậy khí phách chống giặc ngoại xâm và giữ nước của cha ông ta, tạo được tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước và kêu gọi công dân sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc, đồng thời còn góp phần phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội của địa phương thông qua các hoạt động quảng bá du lịch mà chính các em là những tuyên truyền viên cho hoạt động này. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Được chia sẻ với đồng nghiệp ở trường THPT Triệu Sơn 3 nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung trong việc giảng dạy tiết “ngoại khóa” môn Giáo dục công dân.
Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử, những nét văn hóa tiêu biểu của địa phương. Từ đó có kỹ năng nhận biết đánh giá, tham gia tu bổ, bảo vệ và giữ gìn truyền thống văn hóa và các giá trị lịch sử của địa phương. Giúp bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 3
Học sinh sẽ tích cực tham gia tôn tạo, giữ gìn, khôi phục và phát huy đồng thời tuyên truyền vận động người thân, gia đình và cộng đồng cùng thực hiện, góp phần phát triển kinh tế- văn hóa – xã hội của địa phương trong thời kỳ mới thông qua các hoạt động du lịch.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được áp dụng với học sinh khối 10 Trường THPT Triệu Sơn 3 trong tiết học “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
- Nghiên cứu tài liệu Lịch sử tại địa phương
- Phương pháp điều tra, khảo sát và xử lý thu thập thông tin
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết môn Giáo dục công dân
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận của đề tài
Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Như vậy, trong thời điểm hiện tại, việc giáo dục truyền thống nói chung, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh nói riêng là một trong những vấn đề được ngành giáo dục quan tâm đặc biệt. Đồng thời Nghị quyết cũng chỉ rõ “ cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng tri thức, kỹ năng của người học bằng cách kết hợp học chính khóa với học ngoại khóa và nghiên cứu khoa học”. Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, khẳng định trọng tâm là: “Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức lối sống và nhân cách”. Điều này cho thấy giá trị văn hóa tinh thần yêu nước được coi trọng đặc biệt khi xây dựng con người mới. 
Môn GDCD là môn học đặc thù có tính thời sự, thực tiễn cao nên trong quá trình dạy học bên cạnh việc cung cấp kiến thức khoa học bộ môn còn phải cung cấp cho học sinh những bài học thực tiễn cuộc sống theo đúng nguyên lý “lý thuyết gắn liền với thực tiễn” nên thực hiện tốt tiết học ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng để học sinh biết vận dụng kiến thức được học vào thực tế cuộc sống ở địa phương qua đó giúp các em nhìn nhận đánh giá đúng về lịch sử và văn hóa quê hương, biết lên án những hành vi xâm phạm và đồng thời bảo về những giá trị ấy.
	Căn cứ vào thực tế hiện nay một bộ phận học sinh đang có những biểu hiện của việc xa rời các giá trị văn hóa truyền thống, hiểu biết hời hợt lịch sử của cha ông cụ thể như: nhiều học sinh học khi được hỏi về các nhân vật lịch sử của chính địa phương mình cũng không rõ, học tại ngôi trường, đi trên con đường mang tên các nhân vật lịch sử cũng không mấy quan tâm hoặc có biết cũng còn rất hời hợt... Mặt khác những tiết “Ngoại khóa” được tổ chức với các chủ đề về Ma tuy; HIV/AIDS; về Sức khỏe sinh sảnđã được giảng dạy nhiều khiến học sinh không còn thích thú với “Ngoại khóa” nữa. Vì vậy, yêu cầu hiện nay đối với mỗi giáo viên môn giáo dục công dân tìm ra cho mình một hướng đi mới trong dạy “Ngoại khóa” có vai trò hết sức quan trọng. Qua đó cũng là cách để giáo viên tự khẳng định về những nỗ lực của bản thân trong việc không ngừng học tập, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trước đồng nghiệp và học sinh. Đồng thời làm cho học sinh thêm yêu thích môn học này, là điều kiện để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra.
2.2. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay.
2.2.1.Thực trạng dạy học tiết ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 3 nói riêng
Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành những con người toàn diện; được coi là hình thức học tập nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài suy tưởng, thẩm định về bài học cho học sinh, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ học chính khóa. Thế nhưng trong những năm qua, hầu như hoạt động ngoại khoá môn Giáo dục công dân ở các trường phổ thông chưa mang lại kết quả cao. Nguyên nhân là hoạt động ngoại khoá ở trường phổ thông hiện nay vẫn chưa hấp dẫn và sinh động, quan niệm còn nặng về hoạt động nội khoá, nhẹ về ngoại khoá. Hoạt động này thường được xem là một hoạt động giải trí. Phần lớn còn tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ, hay hái hoa dân chủ, thiếu nhất quán về chủ đề, ít chú ý về mặt nội dung học tập bộ môn. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khoá còn hạn chế, nội dung và hình thức, phương pháp các buổi sinh hoạt ngoại khoá lặp đi lặp lại nên học sinh nhàm chán, ít tham gia, hiệu quả các buổi hoạt động ngoại khóa chưa cao. Điều này được thể hiện cụ thể Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến đối với cả giáo viên dạy môn GDCD và học sinh về dạy học ngoại khóa của bộ môn ( Nội dung phiếu thăm dò được trình bày ở phụ lục 1)
	Cơ sở để thực hiện thăm dò: Đối với giáo viên đã có nhiều thầy, cô thực hiện tiết dạy ngoại khóa nhưng chưa thực sự thu hút được học sinh; Đối với học sinh, ở cấp 2 các em đã có một bài học riêng về Bảo vệ di sản văn hóa – Bài 17 (GDCD 7), ở chương trình THPT trong quá trình dạy học chính khóa với các nội dung 3 bài 13- GDCD11. Chính sách văn hóa; Bài 14 –GDCD 10.Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Nội dung 2c bài 9- GDCD 12 Pháp luật với sự phát triển văn hóa. Là những bài học có nội dung trực tiếp đến việc giáo dục ý thức giữ gìn, kế thừa, khôi phục, phát huy các di sản và giá trị truyền thống của dân tộc, lòng tự hào dân tộc nhưng tôi nhận thấy khi hỏi học sinh về các di tích lịch sử, văn hóa, các nhân vật lịch sử tại địa phương gần như hiếm có em biết hoặc có biết cũng rất hời hợt. Xong để trong 45 phút vừa phải tuyền tải nội dung toàn bộ bài học giáo viên không thể cung cấp đầy đủ thông tin cho một nội dung cụ thể nên tôi đã chọn tiết ngoại khóa nhằm mục đích bổ trợ kiến thức cho bài học chính khóa giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử của mảnh đất quê hương mình qua đó các em thêm trân quý, gìn giữ, bảo tồn những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương; biết cách sống, cách cư xử đúng mực đối với những di tích lịch sử đó.
Hơn nữa, tiết ngoại khóa môn GDCD lại được xếp ở cuối học kỳ (Tiết 18 HKI và tiết 35 HKII – theo chương trình giáo dục nhà trường xây dựng) nên đa số học sinh có tâm lý xả hơi, ít quan tâm nếu nội dung không lôi cuốn.
Cơ sở vật chất, cũng như tài liệu giảng dạy về tiết ngoại khóa chưa thống nhất, chưa có hướng dẫn chung, diện tích phòng học nhỏ hẹp, thiết bị còn thiếu thốn..., chưa đáp ứng nhu cầu ngoại khoá, khiến không ít giáo viên môn GDCD đành nói không với hoạt động ngoại khóa cho học sinh dẫu biết rằng hoạt động ngoại khóa là vô cùng cần thiết. 
Xuất phát từ nhu cầu cần có một tiết “Ngoại khóa” ý nghĩa, mới mẻ mang tính giáo dục tôi đã quyết định đưa việc tìm hiểu di tích văn hóa – lịch sử cấp Quốc gia của địa phương vào trường học nhằm khơi dậy lòng trắc ẩn, niềm tự hào về con người và mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, các em sẽ tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước, rộng hơn là toàn nhân loại. Đồng thời hướng các em biết sống thiện, sống có ích hơn, trở thành những công dân có ích cho xã hội và trở về làm giàu trên chính quê hương của mình. 
22.2. Kết quả của thực trạng trên
	* Đối với giáo viên
Tổng số giáo viên thăm dò ý kiến
Kết quả điều tra
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không cần thiết
Nhiều hơn
Bằng
Ít hơn
Không đổi mới
SL 23
3
5
11
3
0
6
17
0
Tỉ lệ
13.0%
21.7%
52.3%
13.0%
0%
26.0%
74.0%
0
 	Kết quả trên cho thấy có tới 65.3 % thầy cô chưa đánh giá đúng vai trò của tiết dạy ngoại khóa của bộ môn. Chính vì vậy dẫn đến việc còn khá nhiều thầy cô (74%) chưa tập trung cho việc đổi mới phương pháp dạy học đối với tiết học ngoại khóa. Điều đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tiết học còn tẻ nhạt, hình thức chiếu lệ, học sinh thấy không hứng thú và không muốn học tiết ngoại khóa mà tranh thủ để làm việc cá nhân khác.
* Đối với học sinh
- Kết quả khảo sát hứng thú học sinh trong học tiết ngoại khóa (gồm 124 học sinh ở 3 lớp 10B35; 10K35;10H35) trước khi giáo viên áp dụng đưa việc tìm hiểu di tích văn hóa – lịch sử quốc gia của địa phương vào bài học
Tiêu chí
Rất thích
Thích
Bình Thường
Không thích
Nhàm chán
Đề xuất khác
Tỉ lệ
12 hs
=9.7 %
23hs
= 18.5%
30 hs
= 24.1%
26 hs
= 21 %
29 hs
= 23.5%
hs
= 3.2%
Kết quả về đánh giá mức độ hiểu biết cơ bản của bản thân đối với các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia tại địa phương. 
Di tích lịch sử cấp quốc gia tại huyện Triệu Sơn- Thanh Hóa
Biết địa danh của di tích
Biết năm công nhận di tích
Biết di tích gắn với nhân vật lịch sử; sự kiện lịch sử của dân tộc
Biết thực trạng của di tích lịch sử
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ%
Đền Nưa- - Am Tiên
104
83.9
60
48.3
80
64.5
100
80.6
Đền thờ Lê Bật Tứ
3
2.4
1
0.9
3
2.4
0
0
Đền thờ Nguyễn Hiệu
4
3.2
1
0.9
4
3.2
2
1.6
Bia- lăng mộ Lê Thì Hiến, Lê Thì Hải
6
4.8
3
2.4
10
8.0
10
8.0
Qua số liệu trên cho thấy số lượng học sinh cảm thấy bình thường (có hoạt động hoặc không có hoạt động cũng được), không thích và cảm thấy nhàm chán các hoạt động chiếm trên 60 %. Đồng thời còn cho thấy, trong 4 di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia tại huyện Triệu Sơn- Thanh Hóa thì học sinh mới biết chủ yếu đến di tích lịch sử Am Tiên, còn 3 di tích còn lại đa số học sinh chưa có được những thông tin, hiểu biết cơ bản về các di tích lịch sử, văn hóa đó. Vì thế, các em chưa nhận thấy hết được truyền thống yêu nước hào hùng của mảnh đất quê hương mình, chưa thực sự chạm được vào lòng trắc ẩn của lớp trẻ. Nhiệm vụ của người thầy cần khơi dậy lòng trắc ẩn về tình yêu quê hương cho người học từ những điều gần gũi, bình dị nhất của quê hương mình rồi dần nâng nó lên thành lòng yêu nước trong thời kỳ mới.
Xuất phát từ thực trạng trên, trong năm học 2018-2019 sau khi tôi áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào giảng dạy tiết “Ngoại khóa” môn GDCD thì kết quả thay đổi rõ rệt. Học sinh chủ động, hào hứng hơn với tiết dạy, các em tự tin, chủ động khi tham gia các nhiệm vụ được giao, tự tin thể hiện kiến thức mà mình tìm hiểu được. Và điều quan trọng là các em thấy yêu hơn, thấy tự hào về nơi mà mình được sinh ra và lớn lên, thấy mình phải cố gắng hơn nữa để góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống của địa phương mình nói riêng của dân tộc nói chung. Điều đó cũng chính là niềm động viên, khích lệ lớn đối với tôi trong việc tích cực học tập, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy - học và giáo dục của bộ môn GDCD ở trường THPT.
2.3. Một số giải pháp đưa các Di tích lịch sử quốc gia của địa phương vào giảng dạy tiết Ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường THPT Triệu Sơn 3.
 2.3.1. Xác định vai trò, ý nghĩa của Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia tại địa phương trong việc giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn phát huy giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc thông qua tiết học Ngoại khóa môn GDCD.
	Giáo sư Trần Văn Giàu đã nói: “ Yêu nước thực sự là một thứ vũ khí tinh thần mà vận nước thịnh hay suy, mất hay còn, vinh hay nhục, phần rất quan trọng là tùy thuộc vào chỗ chúng ta ứng dụng và phát huy hay ta lãng quên và chôn vùi thứ vũ khí ấy”. Vì vậy, việc tìm hiểu, sử dụng các Di tích lịch sử, văn hóa nói chung và Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia nói riêng tại địa phương trong tiết học ngoại khóa môn GDCD là một phương tiện trực quan quý giá, là tư liệu “sống” trong dạy học và giáo dục, góp phần tích cực trong việc khơi dạy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở mỗi người khi sinh ra và lớn lên ở quê hương thì phải biết cách sống, cách cư xử đúng mực với những gì cha ông ta đã hy sinh, để lại; phải biết gìn giữ, trân quý những di sản của cha ông, làm cho những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với Di tích đó trường tồn mãi cùng thời gian;  Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh; Giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, kích thích hứng thú tự chiếm lĩnh kiến thức; phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách học sinh. 
2.3.2. Khai thác giá trị lịch sử và văn hóa của các Di tích lịch sử cấp Quốc gia tại địa phương( huyện Triệu Sơn- Thanh Hóa).
Theo thống kê của Sở VHTTDL Thanh Hóa, Huyện Triệu Sơn hiện nay có tổng 32 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng trong đó có 28 di tích lịch sử được công nhận di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh và có 4 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp Quốc gia gồm:
TT
Tên di tích lịch sử được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia
Năm công nhận
Địa chỉ
1
Khu di lích lịch sử Đền Nưa- Am Tiên
2009
Xã Tân Ninh
2
Đền thờ Lê Bật Tứ
1998
Xã Tân Ninh
3
Đền thờ Nguyễn Hiệu
1994
Xã Nông Trường 
4
Bia- lăng mộ Lê Thì Hiến, Lê Thì Hải
1993
Xã Thọ Phú
2.3.2.1. Khu di lích lịch sử, văn hóa Đền Nưa- Am Tiên
Trong các di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia nói trên của huyện Triệu Sơn, khu di tích văn hóa- lịch sử Đền Nưa –Am Tiên hiện nay là khu di tích có dấu ấn lịch sử đậm nét và là khu di tích linh thiêng đang thu hút đông đảo khách thập phương viếng thăm, là niềm tự hào đối với nhân dân huyện Triệu Sơn nói riêng và nhân dân xứ Thanh nói chung.
Khu di tích Đền Nưa - Am Tiên nằm trên dãy núi Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một khu di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia từ năm 2009.
Về giá trị lịch sử
 Quần thể khu di tích bao gồm Núi Nưa -

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_tinh_yeu_que_huong_dat_nuoc_y_thuc_giu_gin_pha.docx
  • docxBÌA SKKN 2019.docx
  • docMỤC LỤC.doc
  • docxPhụ lục skkn 2019.docx