SKKN Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh trường thpt lam kinh thông qua việc đọc hiểu các bài thơ mới

SKKN Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh trường thpt lam kinh thông qua việc đọc hiểu các bài thơ mới

 Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng ẩn chứa bao điều đặc biệt. Mỗi một vùng quê đều mang một màu sắc riêng với những địa danh, phong tục, lễ hội độc đáo. Ở đó còn có biết bao vị quê: Là vị mặn mòi của biển, là mùi thơm rơm rạ, là mát ngọt bát nước chè xanh . Những hình ảnh giản dị, thân thương ấy cứ như dòng suối nhỏ, mát lành, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, trở thành cội nguồn sức mạnh của mọi suy nghĩ hành động, sáng tạo trong mỗi người.

 Thế hệ trẻ hôm nay đang lớn lên trong một thế giới hội nhập, thế giới của công nghệ thông tin đa chiều, tiếp xúc với những nền văn hóa đa dạng nên nhiều học sinh, sinh viên sống trong thế giới ảo, vô cảm trước truyền thống văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương, yêu gia đình . Một bộ phận không nhỏ có lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, danh vọng. Họ trở nên lãnh cảm, thờ ơ trước mọi người, mọi việc; Thờ ơ trước thời cuộc và yêu cầu phát triển của đất nước. Trước tình hình ấy, nhiều câu hỏi được đặt ra: Phải chăng, lớp trẻ ngày nay không có tình cảm yêu nước? Đem băn khoăn ấy hỏi nhà sử học Dương Trung Quốc, ông khẳng định: “Lòng yêu nước của con người Việt Nam vẫn sâu sắc, mạnh mẽ. Đã là người Việt Nam đều có lòng yêu nước. Khi có cơ hội, họ sẽ thể hiện tình cảm đó của mình . Vấn đề ở đây là chúng ta phải biết cách tập hợp được lòng yêu nước, định hướng nó vào những lối phát triển đúng đắn.”

 Như vậy, gia đình, nhà trường và xã hội phải đặt công tác giáo dục tình yêu quê hương đất nước lên hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ then chốt trong công tác đào tạo con người.

 

doc 20 trang thuychi01 25694
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh trường thpt lam kinh thông qua việc đọc hiểu các bài thơ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LAM KINH THÔNG QUA VIỆC ĐỌC HIỂU 
CÁC BÀI THƠ MỚI.
Mở đầu:
Lý do chọn đề tài: 
 Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng ẩn chứa bao điều đặc biệt. Mỗi một vùng quê đều mang một màu sắc riêng với những địa danh, phong tục, lễ hội độc đáo. Ở đó còn có biết bao vị quê: Là vị mặn mòi của biển, là mùi thơm rơm rạ, là mát ngọt bát nước chè xanh ... Những hình ảnh giản dị, thân thương ấy cứ như dòng suối nhỏ, mát lành, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, trở thành cội nguồn sức mạnh của mọi suy nghĩ hành động, sáng tạo trong mỗi người.
 Thế hệ trẻ hôm nay đang lớn lên trong một thế giới hội nhập, thế giới của công nghệ thông tin đa chiều, tiếp xúc với những nền văn hóa đa dạng nên nhiều học sinh, sinh viên sống trong thế giới ảo, vô cảm trước truyền thống văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương, yêu gia đình ... Một bộ phận không nhỏ có lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, danh vọng. Họ trở nên lãnh cảm, thờ ơ trước mọi người, mọi việc; Thờ ơ trước thời cuộc và yêu cầu phát triển của đất nước. Trước tình hình ấy, nhiều câu hỏi được đặt ra: Phải chăng, lớp trẻ ngày nay không có tình cảm yêu nước? Đem băn khoăn ấy hỏi nhà sử học Dương Trung Quốc, ông khẳng định: “Lòng yêu nước của con người Việt Nam vẫn sâu sắc, mạnh mẽ. Đã là người Việt Nam đều có lòng yêu nước. Khi có cơ hội, họ sẽ thể hiện tình cảm đó của mình ... Vấn đề ở đây là chúng ta phải biết cách tập hợp được lòng yêu nước, định hướng nó vào những lối phát triển đúng đắn...” 
 	 Như vậy, gia đình, nhà trường và xã hội phải đặt công tác giáo dục tình yêu quê hương đất nước lên hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ then chốt trong công tác đào tạo con người.
 Là một môn khoa học xã hội, giáo dục tình cảm yêu nước là một lợi thế của môn Ngữ văn. Một bài học văn không chỉ giúp học sinh thấy cái cái hay, cái đẹp của câu, từ, chữ nghĩa của tiếng mẹ đẻ. Quan trọng hơn, học sinh có thể khám phá, chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của quê hương đất nước, những giá trị văn hóa, những truyền thống vẻ vang của dân tộc ... Từ đó thêm yêu quý, tự hào về đất nước mình. Và thực tế, có những bài học Ngữ văn đã làm sống dậy hình ảnh đất nước 4000 năm khí phách, hào hoa với với những con người mang tầm vóc anh hùng, tầm vóc thời đại. Nhưng cũng có những bài học văn khô khan, nhạt nhẽo, đơn giản chỉ cần nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản ...
 Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn, quan trọng hơn là giáo dục tình cảm yêu đất nước cho học sinh qua mỗi bài học, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình về vấn đề: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh trường THPT Lam Kinh thông qua việc đọc hiểu các bài thơ mới. 
 	Với đề tài nghiên cứu này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả hơn, học sinh yêu thích, hứng thú với môn học hơn và đặc biệt, các em biết yêu quý, tự hào về mảnh đất mình đã sinh ra; Giúp các em xác định lý tưởng sống đúng đắn, phát huy lòng yêu nước thông qua các hành động cụ thế, phù hợp với hoàn cảnh.
Mục đích nghiên cứu: 
 	Thông qua khảo sát sự tiếp nhận phần Thơ mới (1930 – 1945) của học sinh để rút ra những thực trạng của việc dạy học văn nói chung, dạy các bài thơ mới nói riêng. Từ đó:
 - Giúp học sinh hiểu được khái niệm thế nào là yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. 
- Giúp học sinh có thêm hiểu biết về phong trào Thơ mới và tình yêu quê hương đất nước biểu hiện trong Thơ mới.
- Nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước, hình thành nhân cách cho học sinh qua mỗi bài học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Những thi phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 – THPT.
- Học sinh các lớp 11B2, 11B5 – Trường THPT Lam Kinh – Năm học 2016 – 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, thống kê kết quả tiếp nhận Thơ mới 1930 – 1945 của học sinh lớp 11 – trường THPT Lam Kinh.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm tích hợp liên môn: Vận dụng kiến thức của nhiều môn học có liên quan để giải quyết vấn đề.
- Phương pháp quy nạp, tổng hợp, khái quat.
Nội dung:
Cơ sở lý luận: 
2.1.1 Tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm yêu nước cho học sinh trung học phổ thông.
2.1.1.1 Lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam:
 	Trong số những vấn đề cần giáo dục thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước, Trong năm điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng thì điều thứ nhất là “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”. Đối với thanh niên, Bác yêu cầu “Trước hết là phải yêu tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn”[1]. Tinh thần yêu nước, như Bác khẳng định, là vốn quý, là sức mạnh tuyệt vời đã bao lần giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. 
 	 Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng, oanh liệt. Giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của cha ông ta tựu chung lại, có những nội dung cơ bản:
 Sống hòa thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồng loại. “Thương người như thể thương thân”, nhất là những người gặp hoạn nạn, khốn khổ. Tình cảm mặn nồng đó thể hiện ở vô vàn hành vi ứng xử trong quan hệ cộng đồng của người Việt Nam.
 	Sống thủy chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ có công với dân, với nước. Người Việt Nam luôn hướng về tương lai nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, không bao giờ vong ơn, bội nghĩa. Tự ngàn đời nay, nhân dân ta luôn ghi nhớ những câu răn dạy như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 
 	Trong những chuẩn mực truyền thống đó thì yêu nước là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Nó có những biểu hiện rất đa dạng. “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường: Yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh...” (I. Ê ren bua – “Thời gian ủng hộ chúng ta”). Yêu nước, là tự hào, tự tôn về đất nước; Là tình yêu thiên nhiên, yêu lịch, sử, yêu giống nòi, yêu nét đẹp văn hóa, yêu tiếng nói mẹ đẻ; Yêu nước gắn liền với lòng căm thù giặc, là ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược; Yêu nước còn là khát vọng được cống hiến để xây dựng một đất nước thịnh trị, trường tồn muôn thủa.
 Như Bác Hồ đã từng nói: Tinh thần yêu nước là vốn quý, là sức mạnh tuyệt vời đã bao lần giúp dân tộc ta đứng vũng trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Người viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[2]. Tinh thần yêu nước được hun đúc từ bao đời đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam. 
Vai trò, vị trí của thanh niên, học sinh trung học phổ thông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Học sinh trung học phổ thông là thời kỳ đầu của lứa tuổi thanh niên, là lớp người trẻ tuổi, có hoài bão, ước mơ và luôn khát khao hướng tới lý tưởng sống cao đẹp. Đó là lứa tuổi có sức khỏe, trí lực dồi dào, ham hiểu biết, tự thể nghiệm mình. Lứa tuổi có tính nhạy cảm với cái mới và cái đẹp, cái tiến bộ. Họ là lớp người đại biểu cho tương lai của đất nước. 
 	Học sinh THPT là một bộ phận thanh niên được giáo dục trong nhà trường, được cả xã hội quan tâm chăm sóc, đào tạo bài bản, có mục đích trở thành lực lượng lao động và quản lý xã hội; Là đội dự bị, nguồn lực chủ chốt của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tương lai. Các em chính là lực lượng nòng cốt đóng góp trí tuệ và sức lực cho sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Sự phát triển lâu dài của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi này. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH trung ương Đảng (Khóa VII) đã nêu: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có xứng đáng trong cộng đồng quốc tế hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thanh niên.
 	Tóm lại, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thanh niên, học sinh THPT có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Vì thế, Đảng và toàn dân ta phải chăm lo bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ thành những con người vừa hồng vừa chuyên xứng đáng là người chủ tương lại của nước nhà. Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà mục đích lớn nhất là giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Vai trò của môn Ngữ văn trong việc giáo dục tình cảm yêu nước cho học sinh THPT. 
 	Ngữ văn là một bộ môn khoa học gồm nhiều phân môn: Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn. Mỗi phân môn đảm nhận một trọng trách trong việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh. Qua tiết học văn, học sinh không những trau dồi kiến thức, kỹ năng thực hành tiếng Việt, làm văn, cảm thụ văn chương mà còn bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, rèn luyện nhân cách, hình thành và phát triển tinh thần yêu nước.
 	Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua tiết học Ngữ văn trước hết là giáo dục cho các em lòng yêu tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình. Có nhận thức rõ về tiếng Việt – Đó là nguồn tài sản vô giá gắn liền với vận mệnh đất nước. Từ đó, có ý thức giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc để bảo vệ đất nước.
 Đặc biệt hơn , thông qua các tác phẩm văn học, học sinh thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, khát vọng của cha ông. Các em hiểu biết rõ hơn, sâu hơn về cuộc sống xung quanh và thậm chí chính bản thân mình. Từ cuộc đời, tình cảm yêu nước của người khác, mỗi học sinh có thể tự liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu bản thân và tự hoàn thiện bản thân.
 Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh phải bắt đầu từ việc giáo dục cho các em nhận thức được tình yêu quê hương , đất nước, ý thức xã hội chủ nghĩa gắn chặt với nhau tạo nên sức mạnh của con người Việt Nam trong thời đại mới. Một học sinh biết tự hào về dân tộc, nguồn gốc của mình, sẽ là một học sinh ít làm điều sai trái hơn. Một học sinh biết ơn những người đã khai khẩn, bảo vệ và vun đắp không gian em đang sống, từng con đường em đi, từng cuốn sách em đang đọc sẽ là một đứa trẻ giàu lòng vị tha, nhân ái và sâu sắc. 
 	Giáo dục bằng văn học hoàn toàn khác với những nguyên tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những bài giảng về đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử hay giáo dục quốc phòng. Văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp, của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục. Có lẽ vì thế tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất bền. Nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộc đời, con người, đất nước; Nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cách sống. Với những khả năng ấy, văn học không chỉ có khả năng giúp con người biết cảm nhận và rung động tinh tế, sâu sắc trước mọi vẻ đẹp của cuộc đời, hướng họ đến chân, thiện, mỹ mà văn học còn góp phần hoàn thiện nhẫn cách con người, hướng họ đến những hành động cụ thể, thiết thực vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
 Riêng với Thơ mới – Đã từng có một thời ta coi đó là tiếng nói tình cảm cá nhân ủy mị, tiêu cực. Là những tư tưởng thoát ly thực tế, Là lời rên xiết đắng cay của những con người không tìm thấy lý tưởng của cuộc đời. Tuy nhiên, cùng với những thành quả đổi mới đất nước, những tác giả, tác phẩm văn học lãng mạn được nhìn nhận khách quan,công bằng và trên tinh thần nhân văn. Chúng ta không thể phủ nhận được rằng, trong Thơ mới, tình yêu quê hương đất nước được thể hiện rất cảm động, thiết, giản dị mà sâu sắc. Và việc truyền bá, thưởng thức những tác phẩm văn học lãng mạn cũng là một cách giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay.
2.1.1.4. Ý nghĩa của việc giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh, thanh niên:
 	Từ nhận thức về vị trí, vai trò của học sinh, thanh niên đối với công cuộc bảo về và dựng xây đất nước, nhận thấy rằng, việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho các em có ý nghĩa vô cùng to lớn: Hình thành ở các em lòng mến yêu, tự hào, gắn bó với quê hương. Từ đó, giác ngộ cho học sinh mục tiêu, lý tưởng của Đảng, lập trường cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, lòng trung thành với Đảng, với tổ quốc và nhân dân. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu và là phẩm chất cơ bản nhất của một người Việt Nam yêu nước.
 	Giáo dục tình cảm yêu nước là giúp cho học sinh có khả năng ứng phó thông minh với những mưu đồ “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc; Chiến thắng mọi cám dỗ của tiền tài, danh vọng  nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch.
 	 Giáo dục tình cảm yêu nước cho học sinh là để cho các em thấy được nỗi nhục của một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, từ đó quyết tâm xây dựng một đất nước giàu mạnh; Giúp các em kiên định, vững vàng với lý tưởng mình đã chọn, có ý chí, bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn củng cố khối đoàn kết , tương thân, tương ái ở thế hệ trẻ để tạo ra nguồn sức mạnh chung cho cả dân tộc. 
 Như vậy, giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ là nhằm phát huy nội lực, phát huy tối đa nhân tố con người, chính điều này đóng một vai trò quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần của đất nước trong thời kỳ hội nhập hôm nay. Và đây đã được xác định là cả một sự nghiệp lớn của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính trị - xã hội, toàn dân, mà nòng cốt là từng gia đình (tế bào của xã hội), nhà trường, thầy cô. Bản thân từng học sinh cũng phải tự xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, đối với xã hội thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục trong tương lai sẽ gặt hái được những thành tựu xứng đáng với lòng tin của nhân dân.
2.1.2. Thơ mới - Tiếng nói mới của cái tôi cá nhân mang tâm sự yêu nước thầm kín.
2.1.2.1. Đôi nét về phong trào Thơ mới:
 	Đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, văn hóa Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện một làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi Phong trào Thơ Mới.
 	Vượt ra khỏi quỹ đạo của văn chương trung đại Phương Đông, bỏ qua những quan điểm, tư tưởng nghệ thuật trung Hoa cổ và kiểu sáng tác ước lệ có tính phi ngã, từ chối chất liệu chữ Hán, chữ Nôm và những quy phạm quá chặt chẽ của hình thức văn chương trung đại, nền văn học Việt Nam hiện đại những năm đầu thế kỷ đã chuyển động một cách mạnh mẽ về phía trước. Trong bước tiến ấy, phong trào Thơ mới – Một cuộc cách mạng về thi ca về mặt danh chính ngôn thuận có thể được đánh dấu ngày 10/03/1932 khi Phan Khôi in bài thơ “Tình già” trên tờ “Phụ nữ Tân văn” – Bài thơ có ý nghĩa mở ra một lối thoát, “một tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi chết”[3]. Từ đó, qua những chặng đường đấu tranh bằng cả lý luận và thực tiễn sáng tạo với một loạt các tên tuổi sáng chói đã khiến phong trào Thơ mới trưởng thành và giành chiến thắng hoàn toàn trước thơ cũ: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp rồi đến Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử  cùng một loạt các tác giả khác đã tạo nên một dàn hợp ca với nhiều cung bậc độc đáo. 
 	Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ của cái “tôi” tác giả, thẩm mỹ hóa cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội thực dân nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, u uất, lạc lõng giữa dòng đời.
 Đặc điểm nổi bật của phong trào Thơ mới là sự khẳng định cái tôi cá nhân. Cái tôi với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh của thơ ca đã xuất hiện như một tất yếu văn học. Thơ mới còn mang một nỗi buồn, nỗi cô đơn sâu sắc, đó là nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn của thời đại mất nước tan nhà, nỗi buồn của những thanh niên trí thức không tìm thấy lý tưởng của cuộc đời. Và vì bất mãn trước thực tại xã hội, các nhà thơ mới tìm đến thiên nhiên và tình yêu như là một sự giải thoát. Ở đó, họ gửi gắm những tâm sự u ẩn của mình, ở đó, họ thể hiện những khát khao mộng tưởng đẹp đẽ, và ở đó họ cũng giãi bày tình cảm yêu nước kín đáo và thiết tha của những người dân mất nước.
 	Chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT dành 7 tiết để học các bài thơ mới: “Vội vàng” – Xuân Diệu; “Tràng giang” – Huy Cận”; “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử; Đọc thêm “Chiều xuân” – Anh Thơ; “Tương tư” – Nguyễn Bính và 2 tiết học bài nghị luận về Thơ mới “Một thời đại trong thi ca” – Hoài Thanh. Đó là một thời lượng không nhỏ, đòi hỏi người giáo viên không chỉ hướng dẫn cho học sinh khám phá, tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong mỗi thi phẩm thơ mới. Quan trọng hơn là từ chiều sâu của những thi phẩm đó, hình thành cho học sinh những phẩm chất nhân văn, trong đó có tình yêu quê hương đất nước.
2.1.2.2. Tình yêu quê hương đất nước biểu hiện trong Thơ mới.
 	Đã có một thời, trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản về lòng yêu quê hương chỉ gắn liền với tình cảm công dân, ý thức trách nhiệm với tổ quốc. Vì vậy, những bài thơ lãng mạn trong phong trào Thơ mới được xem là tiếng nói tình cảm cá nhân ủy mị, tiêu cực. tuy nhiên, cùng với những thành quả đổi mới đất nước, những tác phẩm lãng mạn được đưa vào chương trình học phổ thông. Tiếp xúc với các tác phẩm của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Anh Thơ  chúng ta chợt nhận ra: Lòng yêu quê hương đất nước có nội dung phong phú hơn nhiều.
 	Có thể thấy, Thơ mới là sự bứt phá ngoạn mục của thơ Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX để giã từ phạm trù văn học trung đại, gia nhập vào quỹ đạo văn học hiện đại, là tiếng nói giải phóng cái tôi cá nhân – cá thể, một cái tôi nội cảm, cái tôi sáng tạo. Những bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu nước kín đáo, bộc lộ qua tình yêu con người, cảnh vật quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong những thi phẩm ấy đã đem lại rung cảm cho bao thế hệ. Một ngôi làng nhỏ, xinh xắn, yên bình đi vào nỗi nhớ, gắn kết ân tình với xứ Huế trong “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo của nắng hàng cau, cái huyền ảo của bến sông trăng, cái bâng khuâng sương khói mờ nhân ảnh của mảnh đất cố đô. Không gian của buổi chiều thu cho đôi lứa tìm nhau trong “Thơ duyên” – Xuân Diệu cũng khiến ta cảm nhận sắc thái thiên nhiên hòa hợp, quấn quít trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nhỏ nhỏ, sắc nắng trở chiều  Ta ngỡ ngàng khi phát hiện những vui buồn của con người gửi cả vào trong sắc thái của mùa thu trong “Đây mùa thu tới”. Một rặng liễu rủ, một sắc áo mơ phai, “nàng trăng tự ngẩn ngơ”  mùa thu thật quen nhưng cũng thật lạ hiện lên qua hồn thơ say đắm của Xuân Diệu. Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ của chàng thi sĩ Huy Cận – đứng trên mảnh đất quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu quê hương. Quê hương đẹp giản dị trong “Chiều xuân” của Anh Thơ với bãi cỏ xanh, đàn bò hiền lành, mưa xuân nhẹ nhẹ và những cô gái trẻ trung, gợi cảm  Tình yêu quê hương đất nước của các nhà thơ mới được biểu hiện rất sinh động, cụ thể, phong phú. Đó là: 
- Tình yêu quê hương thể hiện trong nỗi buồn của người dân mất nước: 
 Thơ mới là tiếng nói mới của cái tôi cá nhân, cái tôi sáng tạo xuất phát từ mối quan hệ bất hòa trước thực tại trên cả hai phương diện: Nhân sinh và thẩm mỹ. Nói đến cái tôi cá nhân là nói đến sự cô đơn. Biểu hiện thường trực của cô đơn là nỗi buồn. Thơ mới ngập tràn nỗi buồn. 
 	Nếu như văn trung đại có sự điều tiết rất lớn của lý trí, cái tôi cộng đồng nên nỗi buồn ít được bộc lộ trực tiếp mà ẩn hiện sau ngôn từ, nấp sau cảnh vật, thì Thơ mới không như vậy, nó để nỗi buồn ngang nhiên xuất lộ: Hôm nay trời nhẹ lên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_tinh_yeu_que_huong_dat_nuoc_cho_hoc_sinh_truon.doc
  • docCV34-M2-Bia.doc
  • docCV34-M6-Phieu danh gia 2017.doc