SKKN Giáo dục môi trường địa phương vào dạy - Học môn Địa lí trường THPT Hà Văn Mao

SKKN Giáo dục môi trường địa phương vào dạy - Học môn Địa lí trường THPT Hà Văn Mao

 Môi trường không chỉ là nơi con người sống, tồn tại và phát triển mà còn là nơi con người nghỉ ngơi, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng. Môi trường gắn liền với đời sống của con người, những yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển của loài người. Nhưng hiện nay môi trường ngày càng suy thoái và có những biến động rất phức tạp như: hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, sóng thần, động đất.Các thành phần của môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới kéo theo nhu cầu ngày càng lớn trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và các nguồn năng lượng nói riêng, khiến nhiều loại tài nguyên, đặc biệt là các loại khoáng sản năng lượng đứng trước nguy cơ cạn kiệt ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nói chung và môi trường ở mỗi địa phương cụ thể nói riêng. Thực tế trên địa bàn huyện Bá Thước nơi tôi đang công tác giảng dạy hiện tượng ô nhiễm môi trường bao gồm cả môi trường không khí môi trường đất, môi trường nước đang diễn ra. Như các hiện tượng người dân dùng thuốc bảo vệ thực vật thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.Sau khi dùng xong vứt vỏ chai lọ bao bừa bãi mọi nơi, đặc biệt là nơi có các con khe con suối nước chảy liên tục sẽ gây ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật dưới nước. Một thực tế rất rõ nữa đó là hiện tượng mực nước ngầm có biểu hiện hạ thấp và nguồn nước trên mặt ở các con khe con suối bị suy giảm nghiêm trọng do lớp phủ thực vật thu hẹp diện tích rừng ít đi. Trong những năm gần đây hiện tượng mưa đá gió lốc và có cả hiện tượng lũ lớn ở các con suối vào mùa mưa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân một số xã trên địa bàn huyện Bá thước, hiên tượng mà trước đây ít xảy ra.

 

doc 24 trang thuychi01 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục môi trường địa phương vào dạy - Học môn Địa lí trường THPT Hà Văn Mao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần A. Mở đầu.. 2
1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm...2
2 . Mục tiêu nhiệm vụ mghiên cứu. ...3
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu...4
4. Phương pháp nghiên cứu........................4
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.. .4
Phần B. Giải quyết vấn đề 5
1. Cơ sở lí luận5
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu..6
3. Các giải pháp thực hiện...9
4. Các biện pháp tổ chức thực hiện................................................................12
Phần ba. Kết luận.........................................................................................19
1. Kết quả của việc ứng dụng.........................................................................20
2. Những dự định sẽ làm nhằm đưa việc tích hợp giáo dục môi trường địa phương vào giảng dạy môn Địa lý ở trường THPT Hà Văn Mao ..  20
3. Kiến nghị, đề xuất...23
A MỞ ĐẦU
Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm
 Môi trường không chỉ là nơi con người sống, tồn tại và phát triển mà còn là nơi con người nghỉ ngơi, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng. Môi trường gắn liền với đời sống của con người, những yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển của loài người. Nhưng hiện nay môi trường ngày càng suy thoái và có những biến động rất phức tạp như: hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, sóng thần, động đất...Các thành phần của môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. 
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới kéo theo nhu cầu ngày càng lớn trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và các nguồn năng lượng nói riêng, khiến nhiều loại tài nguyên, đặc biệt là các loại khoáng sản năng lượng đứng trước nguy cơ cạn kiệt ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nói chung và môi trường ở mỗi địa phương cụ thể nói riêng. Thực tế trên địa bàn huyện Bá Thước nơi tôi đang công tác giảng dạy hiện tượng ô nhiễm môi trường bao gồm cả môi trường không khí môi trường đất, môi trường nước đang diễn ra. Như các hiện tượng người dân dùng thuốc bảo vệ thực vật thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ..Sau khi dùng xong vứt vỏ chai lọ bao bừa bãi mọi nơi, đặc biệt là nơi có các con khe con suối nước chảy liên tục sẽ gây ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật dưới nước. Một thực tế rất rõ nữa đó là hiện tượng mực nước ngầm có biểu hiện hạ thấp và nguồn nước trên mặt ở các con khe con suối bị suy giảm nghiêm trọng do lớp phủ thực vật thu hẹp diện tích rừng ít đi. Trong những năm gần đây hiện tượng mưa đá gió lốc và có cả hiện tượng lũ lớn ở các con suối vào mùa mưa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân một số xã trên địa bàn huyện Bá thước, hiên tượng mà trước đây ít xảy ra. 
Vậy làm thế nào để mỗi học sinh đang trực tiếp ngồi trên ghế nhà trường THPT có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường ngay tại địa phương mình? Điều này đặt ra cho các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy các em một nhiệm vụ không nhỏ . 
Việc giáo dục môi trường tại địa phương được thực hiện dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, do đây không phải là một môn học độc lập nên hình thức phổ biến nhất là tích hợp nội dung này thông qua các môn học trong trường phổ thông, như Địa lí, Vật lí, Hoá học, Công nghệ,GDCDQua hơn 10 năm giảng dạy chương trình sách giáo khoa đổi mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo và quá trình dự giờ rút kinh nghiệm các đồng nghiệp tôi nhận thấy môn Địa lí là một môn khoa học cần dạy học tích hợp cho học sinh các kỹ năng bảo vệ môi trường tại địa phương sẽ có hiệu quả cao. Trong quá trình dạy học môn Địa lí tôi luôn chú trọng vào việc tích hợp kỹ năng sống bảo vệ môi trường nói chung và đặc biệt môi trường địa phương. 
Hơn nữa với học sinh trường THPT Hà Văn Mao nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Địa lí, ý thức của học sinh còn hạn chế về việc vận dụng kiến thức khoa học vào việc bảo vệ môi trường.
Chính vì những lí do trên và đối với đặc thù học sinh của trường, tôi đã chủ động lồng ghép “Giáo dục môi trường địa phương vào dạy - học môn Địa lí trường THPT Hà Văn Mao”. Đây là một vấn đề rất cần thiết, mong muốn với phương pháp này, sẽ đóng góp một phần quan trọng nhằm thực hiện chủ trương chính sách bảo vệ môi trường của địa phương. 
Để thực hiện được giải pháp dạy học kiến thức kết hợp với lồng ghép Giáo dục môi trường địa phương thì yêu cầu đặt ra là mỗi giáo viên và mỗi học sinh cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản của môn học từ đó biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. 
Mục tiêu,nhiệm vụ nghiên cứu
 3.1 Mục tiêu
- Nhằm đổi mới phương pháp, gây hứng thú học tập, phát triển tư duy và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, hình thành cho học sinh ý thức biết bảo vệ môi trường sống tại địa phương. 
- HS có ý thức bảo vệ môi trường. 
- Tuyên truyền cho những người xung quanh mình cũng cần phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường tại địa phương.
3.2 Nhiệm vụ
 Nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương. 
Tham gia tại địa phương Bá Thước một huyện miền núi môi trường rất dễ bị suy thoái,tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề về bảo vệ môi trường ở địa phương 
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học sinh trường THPT Hà Văn Mao
 Đề tài này ứng dụng vào một số bài chương trình địa lí lớp 10 lớp 11 và lớp 12.
4. phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
- Trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp...
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
 Việc tích hợp giáo dục môi trường địa phương thông qua môn học không những giúp học sinh hiểu sâu thêm, hiểu rộng hơn kiến thức cơ bản của bài học, mà còn giúp học sinh có thêm những hiểu biết thực tế những vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương hiện nay. Như vậy việc làm của giáo viên đã đạt được 2 mục đích giáo dục: giáo dục môn học và giáo dục bảo vệ môi trường tại địa phương.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lí luận của đề tài
Giáo dục bảo vệ môi trường tại địa phương là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường. Nó là một quá trình lâu dài, phải được thực hiện đồng bộ trong hệ thống giáo dục quốc dân và cộng đồng. Trường học là nơi tập trung nguồn lực cơ bản cho tương lai, là môi trường giáo dục tốt nhất cho mọi nội dung trong chương trình. Trường học là nơi tạo nguồn tuyên truyền viên phong phú, hiệu quả cho cộng đồng.
Vì thế, bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những mối quan tâm của toàn cầu .Ở nước ta Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 1363/ QĐ-TTG Ngày17-10-2001: Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân . 
 Hiện nay ở cấp học THPT giáo dục BVMT chưa phải là môn học chính khoá nên việc tich hợp giáo dục BVMT vào môn học có liên quan đến kiến thức về môi trường là điều cần thiết. Nhưng kiến thức giáo dục BVMT không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tích hợp được 
Vậy chúng ta cần xác định nội dung kiến thức bảo vệ môi trường, mục tiêu tích hợp, địa chỉ tích hợp trong bài giảng sao cho hợp lí. 
Địa lí là một môn khoa học vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội, mở ra trong các em một thế giới khoa học; hơn nữa toàn bộ chương trình Địa lí THPT nghiên cứu vào các vấn đề về tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH), rất phong phú và đa dạng gần gũi với cuộc sống và thực tế tại địa phương. Đặc biệt, trong bộ môn Địa lí có một nội dung quan trọng là nghiên cứu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các ngành công nghiệp năng lượng; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc giáo dục kiến thức và rèn luyện kĩ năng, do đó có nhiều thuận lợi để tích hợp nội dung bảo vệ môi trường địa phương vào những nội dung này.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1 Thực trạng học sinh
Đa số các em học sinh ở trường THPT Hà Văn Mao đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên còn nhiều hạn chế đối với học tập, và khả năng tư duy , nên việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường địa phương vào bài học là không dễ dàng. Trong quá trình lên lớp thiết kế hoạt động phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức tích hợp của học sinh của trường THPT Hà Văn Mao, tôi nhận định hầu hết các em học sinh sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kỹ năng này. Cụ thể:
- Về kĩ năng liên hệ, vận dụng kiến thức trong bài học áp dụng vào thực tế, HS ở cấp học THPT nói chung và HS trường THPT Hà Văn Mao nói riêng vẫn còn hạn chế, do đó để thay đổi nhận thức và hành vi của các em đòi hỏi phải có sự đầu tư công phu, có sự chon lự nội dung sát thực.
- Với số đông học sinh độ nhận thức, khả năng tiếp thu và khả năng vận dụng kiến thức không đồng đều, số số đông học sinh chưa tập trung chú ý, chưa tích cực trong giờ học. Mặt khác, do đặc thù trường miền núi, phần lớn HS chưa thật sự tích cực và có sự đầu tư thời gian cho việc học tập và đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường ở các em.
- Lĩnh hội kiến thức cơ bản còn khó khăn kĩ năng của các em còn rất hạn chế rụt rè thiếu tự tin khi lấy ví dụ.
- Học sinh chưa thực sự bị lôi cuốn và hào hứng với phương pháp thiết kế bài dạy tích hợp của giáo viên cũng như các phương tiện dạy học mà giáo viên sử dụng trong tiết đó.
- Thực tế ở một bộ phận nhỏ HS, ý thức công dân rất kém, cho rằng sự thay đổi hành vi ở một phạm vi nhỏ tại địa phương sẽ không có tác dụng trên tầm vĩ mô cả nước và mang tính toàn cầu. 
- Do tâp quán còn mang tính chất cổ hũ của đồng bào địa phương như đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây rừng đốt than hay lấy củi làm chất đốt hàng ngày và sưởi ấm vào mùa đông.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường tại địa phương chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế là tôi đã tiến hành khảo sát ý thức học sinh lớp 11A2 qua việc kiểm tra ý thức bảo vệ môi trường của các em và thu được kết quả như sau: 
TT
HỌ TÊN
Có ý thức bảo vệ môi trường
Chưa có ý thức bảo vệ môi trường
Có ý thức bảo vệ môi trường nhưng chưa hành động
2
Phạm Thị Quỳnh Anh
 X
3
Hà Thị Bích
 X
4
Phạm Thị Bình
 X
5
Trương Thị Chang
 X
6
Bùi Thị Doanh
 X
7
Bùi Thị Doanh
X
8
Nguyễn Thị Dung
 X
9
Lê Văn Dũng
 X
10
Bùi Khương Duy
 X
11
Bùi Thị Giang
 X
12
Bùi Thị Thu Hà
 X
13
Phạm Thị Hải
 X
14
Nguyễn Thị Hậu
 X
15
Bùi Thị Hiền
 X
16
Vũ Thị Thu Hoài
 X
17
Lê Thị Huệ
 X
18
Nguyễn Thị Huyền
 X
19
Phạm Thị Hương
 X
20
Hoàng Thị Lý Lan
 X
21
Trương Thị Loan
 X
22
Nguyễn Thị Mai
 X
23
Trương Thị Mến
 X
24
Bùi Thị Nhi
 X
25
Lê Hồng Nhung
 X
26
Hà Chung Phong
 X
27
Dương Thị Quỳnh
 X
28
Nguyễn Bá Sơn
 X
29
Lục Hoàng Thái
 X
30
Nguyễn Thị Thuỳ
 X
31
Quách Thị Thuý
 X
32
Bùi Thị Thuý Tiên
 X
33
Hà Thị Trinh
 X
34
Quách Tố Uyên
 X
35
Trương Thị Viên
 X
36
Bùi Thị Xinh
 X
37
Trần Vũ Mai Xuân
 X
 - 10 học sinh có ý thức cao về việc “Bảo vệ môi trường tại địa phương mình sinh sống”.
- 21 học sinh chưa có ý thức về việc “Bảo vệ môi trường tại địa phương mình sinh sống”.
 - 6 học sinh “có ý thức nhưng đôi khi vì lười nên chưa biến thành hành động”.
Kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh trường THPT Hà Văn Mao ý thức về “Bảo vệ môi trường tại địa phương mình sinh sống” còn ít , vì thế tôi chủ động đưa ra giải pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường địa phương trong dạy học môn Địa lý ở một số lớp.
2.2 Thực trạng giáo viên 
 Thực tế cũng đã có nhiều giáo viên trong trường ở các bộ môn khác nhau đã có đề cập đến vấn đề môi trường nhưng hiệu quả thực hiện còn nhiều hạn chế.
Qua giảng dạy tại trường THPT Hà Văn Mao, tôi nhận thấy mình còn tồn tại những khó khăn trong việc : " Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương vào một số bài dạy " 
 - Bản thân ít được tham gia các lớp tập huấn về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nên chưa thể tích hợp được nhiều môn học liên quan đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả..
- Do sự hạn chế về mặt thời gian của tiết học, một số giáo viên trong quá trình giảng dạy còn ít lấy các ví dụ cụ thể liên hệ vào trong cuộc sống hằng ngày, gần gũi với môi trường sống, gần gũi với các dạng năng lượng mà chúng ta đã và đang sử dụng hàng ngày.
 - Ở trường, tôi chưa chủ động đề xuất các chương trình ngoại khóa về vấn đề bảo vệ môi trường .
 - Đồng thời, qua thực tế dự giờ, trao đổi với các đồng nghiệp ở các bộ môn khác, tôi nhận thấy việc tổ chức học sinh hoạt động nhóm vận dụng tích hợp kiến thức Địa lí vào các môn khoa học khác chưa thực hiện được . Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập theo hướng tích hợp của môn Địa lí nói riêng và các môn khoa học khác nói chung.
Đứng trước thực trạng của giáo viên và học sinh đã nêu ra ở trên, làm thế nào để giúp học sinh luyện tập kỹ năng vận dụng kiến thức Địa lí vào đời sống đó là yêu cầu đặt ra cho chính bản thân tôi cũng như các giáo viên giảng dạy môn Địa lí tại trường. Là giáo viên say mê giảng dạy môn Địa lí, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp dạy học tích hợp “Giáo dục bảo vệ môi trường địa phương ” với nội dung các giải pháp như sau: 
3. Các giải pháp thực hiện
3.1 Xác định các địa chỉ được tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương qua một số bài Địa lí THPT
 Trong số các môn học chương trình THPT thì địa lí được coi là môn học có nhiều cơ hội giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường ở địa phương nói riêng. Vì nội dung của môn học có nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ , đến môi trường. Các kiến thức trong môn học nếu đứng góc độ Địa lí thì nó là kiến thức địa lí, nếu đứng ở góc độ môi trường, thì nó là kiến thức giáo dục môi trường,
Kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường rất đầy đủ: Các vấn đề về địa lí tự nhiên chúng ta có thể giáo dục các vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên đất, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản. Các vấn đề về địa lí kinh tế xã hội, chúng ta có thể giáo dục về mối quan hệ giữa con người với hoạt động sản xuất xã hội của con người ảnh hưởng đến môi trường đang sinh sống, v.v  Như vậy đối với môn Địa lí nói chung thì trong chương trình hầu như bài nào cũng có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương nơi các em học sinh cư trú nhưng ở khía cạnh khác với mức độ rộng hẹp khác nhau.
Dưới đây là địa chỉ tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường địa phương vào một số bài dạy môn Địa lí giảng dạy tại THPT Hà Văn Mao .
Lớp
Tên bài (chương trình cơ bản)
Địa chỉ tích hợp
Mức độ tích hợp
10
Bài 17: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trí đất
Mục II.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. 
Liên hệ.
Vận dụng đánh giá
Bài19: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Mục II: Các nhân tố hình thành đất.
Liên hệ
Bài 18: Sinh quyển Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố phát triển sinh vật
Mục I: Sinh quyển
Liên hệ
Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Mục 3: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật.
Liên hệ
Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt
Mục IV. 1: Vai trò của trồng rừng
Liên hệ
Bài 50: Môi trường và sự phát triển bền vững
Mục: Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với phát triển xã hội loài người.
Liên hệ
11
Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
Mục II: Môi trường
Liên hệ
12
Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Mục 2: Các thành phần tự nhiên khác.
Liên hệ
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Mục 1: Bảo vệ môi trường
Liên hệ
Bài 21. Đặc điểm nông nghiệp nước ta
Mục 1: Nền nông nghiệp nhiệt đới
Liên hệ
Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Mục 1.b : Công nghiệp điện lực.
Liên hệ
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ
Mục 1: Khái quát chung
Liên hệ
3.2 Ứng dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương vào dạy một số bài địa lí chương trình THPT
3.2.1. Loại bài kiến thức bảo vệ môi trường địa phương được lồng ghép thành một mục trong bài học. 
Với nội dung các bài trong chương trình Địa lí THPT với loại bài kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường địa phương được lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học cũng khá nhiều. Nhưng việc giáo viên tìm ra và xác định đúng để có ý thức hướng dẫn, truyền đạt kiến thức bảo vệ môi trường tại địa phương huyện Bá Thước, đảm bảo hiệu quả cao cũng không đơn giản. Điều cần thiết là giáo viên phải có ý thức làm rõ kiến thức kĩ năng bảo vệ môi trường, chuẩn bị những nội dung, phương pháp để thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả sách giáo khoa, để học sinh hiểu và có hành vi, thái độ về những vấn đề về bảo vệ môi trường ngay tại nơi các em học sinh cư trú mà những mục đích đó, những ý đó cần thể hiện.
 Điều đáng lưu ý và quan trọng là ngay trong mục tiêu bài giảng cũng nên đề cập đến kiến thức này. Trong quá trình dạy học phải đạt được mục tiêu đề ra. Muốn vậy phải chuẩn bị tài liệu, phương tiện, phương pháp hợp lí và có hiệu quả để thực hiện mục tiêu đề ra.
3.2.2. Loại bài kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường tại nơi địa phương cư trú được lồng ghép vào kiến thức Địa lí
Rất nhiều bài địa lí THPT có nhiều kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong kiến thức địa lí. Có được những kiến thức này phải trên cơ sở GV quan tâm, lưu ý đến việc kết hợp, bổ sung, thêm vào một cách linh hoạt, khéo léo những kiến thức bảo vệ môi trường. Kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường tại nơi cư trú ở đây thường liên quan đến những hậu quả của việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên, phát triển dân số, phát triển kinh tế,... hoặc những phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
4.1. Biện pháp thứ nhất: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường địa phương thành một mục trong bài học.
 Giáo án 1:Bài 17 : Thủy quyển.( Lớp 10 cơ bản) Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất. Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tại địa phương:Mục II.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. 
GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến nước sông
- Bước 1: HS xác định kiến thức trọng tâm.
. Địa thế, thực vật và hồ đầm.
- Địa hình: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
- Thực vật:
- Rừng cây giúp điều hoà chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm:
- Điều hoà chế độ nước sông.
Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét và khắc sâu kiến thức : 
+ Về vai trò của địa hình, thực vật, hồ đầm và vai trò của các nhân tố này đối với môi trường tự nhiên 
- Bước 3 : Sau khi HS tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
 GV đặt câu hỏi: Huyện Bá thước chủ yếu là dạng địa hình gì? Tài nguyên rừng của địa phương hiện trong tình trạng như thế nào? Trên những địa hình này với thực trạng của lớp phủ thực vật có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi và môi trường của địa phương?
HS: hoàn thành câu hỏi giáo viên đặt câu hỏi tiếp: Vậy hành động cụ thể của mỗi em như thế nào để bảo vệ được môi trường trước hiện trạng trên.
HS: Thảo luận trả lời...... GV kết luận và rút ra bài học ý thức bảo vệ môi trường trong điều kiện của địa phương vùng miền núi huyện Bá Thước.
 Giáo án 2: Bài19: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng 
Địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Mục II.6: Các nhân tố hình thành đất.
GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động: Tìm hiểu nhân tố con người đến việc hình thành đất
- Bước 1 : HS xác định kiến thức trọng tâm.
- Hoạt động sản xuất của con người làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất.
- Đất bị xói mòn do đốt rừng, làm rẫy.
- Đất mất cấu tượng do quá trình canh tác lúa nước.
- Việc phân bón hữu cơ, thau chua, rửa mặn sẽ làm cho đất tốt hơn.
Bước 2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường 
- Gv đặt câu hỏi : Huyện Bá Thước nơi các em cư trú phổ biến là loại đất nào? Hiện trạng các loại đất này đang có nguy cơ như thế nào? Trước những nguy cơ này mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải có trách nhiệm hành động như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên đất?
- HS trình bày ý kiến giáo viên nhận xét đánh giá và thâu tóm những hành động thiết thực để bảo vệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_moi_truong_dia_phuong_vao_day_hoc_mon_dia_li_t.doc