SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua công tác chủ nhiệm

SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua công tác chủ nhiệm

 Rèn luyện kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người để có thể đương đầu với thử thách trong cuộc sống và hoàn thiện mình hơn.Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục của Bộ giáo dục đã hướng đến việc rèn luyện KNS cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường và coi đây là một trong những trọng điểm của chương trình.

 Hiện nay, một bộ phận không nhỏ HS nói chung và HS THPT Quảng Xương I nói riêng sa vào tệ nạn xã hội, hư hỏng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập, nề nếp của nhà trường. Sự gia tăng những biểu hiện của thiếu kỹ năng sống như; không thể hiện được khả năng của bản thân, khó hoà nhập, lúng túng khi xử lý tình huống, hay gây mâu thuẫn, bất hoà với bạn bè, thầy cô.

 Nguyên nhân không nhỏ của tình trạng trên là do các em chưa được trang bị KNS một cách đầy đủ, để có thể đương đầu với sự biến động và cám dỗ trong xã hội hiện nay. Do vậy việc giáo dục KNS cho HS là rất cần thiết.

 Thực tế cho thấy việc giáo dục KNS trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ dừng lại ở bộ môn GDCD và một số buổi sinh hoạt tập thể. Do vậy, chưa đáp ứng được mục tiêu của Bộ Giáo Dục đề ra.

 Để giáo dục KNS cho HS cần có sự phối hợp của gia đình- nhà trường và xã hội. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng để hoàn thành mục tiêu này là đội ngũ GV. Đặc biệt là GVCN.

 

doc 20 trang thuychi01 41858
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 A. Đặt vấn đề.........................................................................................Trang 2
 B. Giải quyết vấn đề...............................................................................Trang 3
 I. Cơ sở lý luận......................................................................................Trang 3
II. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài.................................................Trang 4
C. Các biện pháp tiến hành giáo dục...................................................... Trang 5
I. Những yêu cầu sư phạm đối với GVCN........................................... . Trang 6
II. Những kỹ năng cần giáo dục cho HS.................................................Trang 6
III. Những biện pháp cụ thể để giáo dục kỹ năng cho HS...................... Trang 7
IV. Kiểm nghiệm....................................................................................Trang 16
D. Kết luận và kiến nghị.......................................................................... Trang 18
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo giáo dục và thời đại:
2.Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm ( NXB Hà Nội).
3. Kỹ năng sống (UNICEF)
4. Hoạt động giáo dục giá trị sốngvà kỹ năng sống cho học sinh trung học
( Nguyễn Thi Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa) 
5. Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống ( NXB tổng hợp TP.Hồ Chí inh) 
 QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Giáo viên: GV
Giáo viên chủ nhiệm: GVCN
Học sinh: HS
Kỹ năng sống: KNS
Hoạt động ngoài giờ lên lớp: HĐNGLL
Thể dục thể thao: TDTT
Trung học phổ thông: THPT
8. Ban giám hiệu: BGH
 ĐỀ TÀI: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua công tác chủ nhiệm.
 A. ĐĂT VẤN ĐỀ
 Rèn luyện kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người để có thể đương đầu với thử thách trong cuộc sống và hoàn thiện mình hơn.Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục của Bộ giáo dục đã hướng đến việc rèn luyện KNS cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường và coi đây là một trong những trọng điểm của chương trình.
 Hiện nay, một bộ phận không nhỏ HS nói chung và HS THPT Quảng Xương I nói riêng sa vào tệ nạn xã hội, hư hỏng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập, nề nếp của nhà trường. Sự gia tăng những biểu hiện của thiếu kỹ năng sống như; không thể hiện được khả năng của bản thân, khó hoà nhập, lúng túng khi xử lý tình huống, hay gây mâu thuẫn, bất hoà với bạn bè, thầy cô... 
 Nguyên nhân không nhỏ của tình trạng trên là do các em chưa được trang bị KNS một cách đầy đủ, để có thể đương đầu với sự biến động và cám dỗ trong xã hội hiện nay. Do vậy việc giáo dục KNS cho HS là rất cần thiết. 
 Thực tế cho thấy việc giáo dục KNS trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ dừng lại ở bộ môn GDCD và một số buổi sinh hoạt tập thể. Do vậy, chưa đáp ứng được mục tiêu của Bộ Giáo Dục đề ra. 
 Để giáo dục KNS cho HS cần có sự phối hợp của gia đình- nhà trường và xã hội. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng để hoàn thành mục tiêu này là đội ngũ GV. Đặc biệt là GVCN.
 Có thể nói GVCN là người đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa nhà trường với HS, là người gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với HS. Là kênh truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của các em tới BGH nhà trường và ngược lại.Trong tuần GVCN có ít nhất một buổi sinh hoạt lớp vào cuối tuần để gặp gỡ, trao đổi với HS. Hiện nay, Trường THPT Quảng Xương I có chủ trương GVCN tham gia sinh hoạt 15 Phút đầu giờ cùng với HS. Như vậy, thời gian để GVCN tiếp xúc với học sinh nhiều hơn. Nhưng hầu hết các buổi sinh hoạt đều diễn ra khô khan và cứng nhắc, chủ yếu là xử lý các trường hợp vi phạm. Thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ thì diễn ra nhàm chán, lặp đi lặp lại như; tập hát, chữa bài tập 
 Từ những vấn đề nêu trên, với tư cách là một người GV, nhất là GVCN, tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. 
Do vậy tôi chọn đề tài “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm”
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
 Trên thế giới đã tồn tại nhiều khái niệm, nhiều định nghĩa khác nhau về KNS, mỗi định nghĩa, mỗi khái niệm được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Thông thường, KNS được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có sự an toàn , cuộc sống khoẻ mạnh với chất lượng cao.
 Theo UNICEFF, KNS là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý, xã hội và giao tiếp của mỗi cá nhân, giúp con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ KNS có thể thể hiện bằng hành động của cá nhân và những hành động của người khác cũng như những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
 Như vậy, KNS giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và hành động theo hướng tích cực và mang tính xây dựng. 
 Ông cha ta đã từng nói “ Nhân chi sơ, tính bản thiện” nhân cách của trẻ chịu sự tác động của các môi trường giáo dục; gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò là người phát hiện, thiết kế và hướng dẫn để HS có thể tự nhận thức, lĩnh hội và trau dồi nhân cách, kỹ năng sống cho mình 
 Ở lứa tuổi mới bước vào đời , bắt đầu sống độc lập, làm việc và sẽ có những va chạm xã hội các em cũng rất cần được trau dồi kỹ năng sống. Theo một nghiên cứu mới được nghành giáo dục công bố, có trên 95% HS chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống. Từ hiện trạng này cho thấy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể , mỹ” “ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” hay “ nhân, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm...”. Hồ Chủ Tịch đã từng nói:
 “ Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Giáo dục KNS chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nắm được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức – “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng”thành những hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai. Cụ thể là:
 - Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục KNS giúp HS biết gieo những kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biến hành động thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số phận cho mình.
 - Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục KNS giúp HS biết kính trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau, động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành
 	- Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục KNS giúp HS biết cách ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố; bảo vệ môi trường thiên nhiênTừ đó, góp phần làm cho môi trường sống trong sạch, lành mạnh, bớt đi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật do sự thiếu hiểu biết của chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu – quyền lợi – nghĩa vụ trong cộng đồng.
 Do những ý nghĩa đặc biệt nêu trên, việc giáo dục hình thành nhân cách cho HS nói chung và đối với giáo dục KNS nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. 
 Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm đúng mức trong nhà trường, chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho các em. Vì vậy, vai trò của GVCN rất quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
 1. Thuận lợi:
 a. Về phía giáo viên:
 - Rèn luyên kỹ năng sống cho HS là một trong những chương trình trọng điểm của Bộ Giáo Dục. Do vậy được áp dụng cho tất cả các môn học, cấp học.
 - Nhà trường đang thực hiện phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trọng điểm của phong trào là rèn luyện KNS cho HS.
 - GV đã được tập huấn giảng dạy KNS cho học HS ở những khoá tập huấn do Sở GD - ĐT tổ chức.
 - Sự quan tâm của nhà trường về nề nếp, kỷ luật, cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN làm tốt vai trò của mình.
 b. Về phía học sinh: 
 - Học sinh đã được giáo dục kỹ năng sống từ các cấp học dưới.
 - Sự phát triển của Internet, công nghệ thông tin đã giúp học sinh hiểu và hình thành cho mình một số kỹ năng sống thiết yếu.
 2. Khó khăn:
a. Về phía giáo viên
 - Việc giảng dạy KNS trong nhà trường chưa được đồng bộ.
 - Tài liệu về giáo dục KNS trong thư viện nhà trường còn ít.
 - Sự phối kết hợp giữa GVCN và GV bộ môn chưa thực sự hiệu quả trong giáo dục.
 b. Về phía học sinh:
 - Phần đa học sinh còn chưa chú trọng đền việc học và rèn luyện KNS cho mình.
 - Phụ huynh HS chỉ quan tâm đến việc học theo khối của con em mình, một số mải mê với công việc phó mặc việc dạy dỗ cho nhà trường.
 Khi nhận lớp chủ nhiệm, sau một tháng quan sát, theo dõi và bằng hình thức phát phiếu trắc nghiệm, tôi thấy phần lớn HS lớp tôi chủ nhiệm chưa có KNS: 
Sĩ số
HS chưa có KNS
HS nhận thức được một số KNS
HS có KNS
44 HS
28 HS
63%
9HS
21%
7HS
16%
 C. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH GIÁO DỤC
 NHỮNG YÊU CẦU SƯ PHẠM ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM..
 GVCN phải xác định mình là người đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục KNS cho HS, phải có lòng nhiệt tình và sự đam mê. Bởi vì, GVCN là linh hồn của lớp, là người tiếp xúc thường xuyên với HS, là người nắm rõ tâm lý, tính cách của từng HS. Do vậy, GVCN có thể hiểu được năng lực, thái độ ưu điểm và nhược điểm của từng HS. Đây là yêu cầu rất quan trọng. Bởi công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi điều đầu tiên của GV là lòng nhiệt tình và sự đam mê. Làm chủ nhiệm là một “ nghệ thuật”, nếu không có sự nhiệt tình sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Khi xác định được vai trò của mình GVCN sẽ gần gũi được HS, chiếm được cảm tình từ phía HS, từ đó sẽ có những biện pháp thiết thực để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
 GVCN phải biết lập được kế hoạch chủ nhiệm cho riêng mình để có thể giáo dục được KNS cho HS. Căn cứ vào kế hoạch chung của Sở GD, của nhà trường, đặc điểm của lớp, của địa phương GVCN phải lập được cho mình một kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học cho từng tuần, từng tháng và trong cả năm học. Phải biến việc giáo dục KNS cho HS thành một thói quen, thành kỹ năng của mình trong suốt quá trình làm công tác chủ nhiệm.
 GVCN phải là tấm gương cho HS soi vào về đạo đức, lối sống, hành vi. Có thể nói; để giáo dục được HS thì người GV nói chung và GVCN nói riêng phải là người biết dùng nhân cách của mình để dạy HS “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách” ( Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm- NXB Hà Nội). GVCN phải là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng, là quan toà mẫu mực trong khi giải quyết tình huống. Đặc biệt, GVCN phải hết lòng thương yêu HS, xem HS như con, em của mình, phải mở lòng mình với HS, có như vậy GVCN mới được học sinh tin tưởng, gần gũi, gửi gắm tâm sự. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng để GVCN có phương pháp tốt để giáo dục đạo đức và KNS cho HS.
 GVCN phải là người có năng lực quản lý và năng lực tổ chức. Không phải lúc nào GVCN cũng ở trên lớp cùng với HS. Do vậy, GVCN phải xây dựng đội ngũ cán sự lớp có năng lực và trách nhiệm, điều hành một tập thể tự quản. GVCN còn phải biết ứng xử, giải quyết đúng các mối quan hệ giữa HS đối với nhau, giữa HS với GV, giữa GV bộ môn đối với GVCN, giữa GVCN với Đoàn thanh niên,... với cha mẹ HS. Thầy cô chủ nhiệm phải là cầu nối quan trọng kết nối ba môi trường giáo dục; gia đình, nhà trường và xã hội.
 NHỮNG KỸ NĂNG CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH
 Có rất nhiều kỹ năng cần giáo dục cho học sinh, qua tham khảo tài liệu về hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học của Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa, trên thực tế lớp chủ nhiệm và kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Quảng Xương I nên trong phạm vi đề tài này tôi xin đưa ra phương pháp giáo dục một số KNS như sau:
 1. Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân: Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân là nhận biết nhân cách của bản thân, các điểm mạnh, điểm yếu, những giá trị của mình, những điều mình yêu thích, những điểm mình không thích.
 Ví dụ: Điểm mạnh của bản thân là gì, điểm yếu của bản thân là gì? Những điều gì mình muốn trong cuộc sống? Những thành quả mình mong muốn đạt được?
 Giáo dục kỹ năng này sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ về bản thân mình, tự nhận thức về bản thân mình giúp các hiểu được bản chất con người mình và sẽ vững vàng hơn trước những thay đổi mang tính quá độ. Giúp các em lựa chọn những mục tiêu của cuộc đời phù hợp với năng lực, sở thích của mình
 2. Kỹ năng tư duy phê phán: Đó là năng lực và thái độ luôn đánh giá những ý kiến , đưa ra những nhận định khách quan, hợp lý dựa trên lý lẽ và bằng chứng hơn là dựa trên tình cảm hoặc các giai thoại.
 Ở lứa tuổi HS suy nghĩ đang còn mang nặng cảm tính. Do vậy, khi đánh giá một vấn đề nào đó các em còn thiếu tính khách quan, dễ rơi vào sai lầm. Kỹ năng tư duy phê phán giúp HS có những quyết định đúng đắn, phát huy khả năng sáng tạo và khoa học trong các môn học cũng như khi đánh giá những vấn đề trong cuộc sống.
 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; 
 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định là khả năng suy nghĩ có phê phán, tư duy một cách sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề một cách có cân nhắcđến mặt được cũng như mặt chưa được của từng lựa chọn, giải pháp xử lý để có thể có được quyết định cuối cùng đúng đắn, phù hợp.
 Ví dụ: Ngày mai mình sẽ làm gì? Mình sẽ lựa chọn nghề gì cho tương lai?....
Ở lứa tuổi HS việc khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết , các em thường băn khoăn giữa cái đúng và cái sai. Điều này khiến các em không giúp các em trưởng thành và chín chắn. Giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định giúp HS biết lựa chọn giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề có hiệu quả và có trách nhiệm với bản thân. Với kỹ năng này cở hội thành công của các em tăng lên. Các em sẽ tránh được những sai lầm và hậu của đáng tiếc xảy ra khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết. 
 4. Kỹ năng giải quyết xung đột: 
 Ở lứa tuổi vị thành niên các xung dột diễn ra ở các em rất nhiều, các xung đột thường diễn ra rất kịch tính và thường HS không thể giải quyết xung đột một cách độc lập. Nguyên nhân là các em thiếu kỹ năng giải quyết xung đột. Do vậy giáo dục kỹ năng này chính là cách cung cấp cho HS quy trình giải quyết xung đột, giúp các bên được lắng nghe, tôn trọng và cảm thấy được thoả đáng sau khi được giải quyết.
 5.Kỹ năng hợp tác: 
 Kỹ năng hợp tác là khả năng làm việc, học tập với những người khác; đngs góp ho tập thể những ý tưởng để thực hiện phần nhiệm vụ của mình, một phần nhiệm vụ nhóm, lắng nghe, hỗ trợ và chia sẻ với các thành viên trong nhóm; giải quyết sự khác biệt vì lợi ích tập thể. Ví dụ: Hợp tác lên kế hoạch học nhóm, lên kế hoạch tập văn nghệ, lao động ...
 Với học sinh THPT việc giáo dục kỹ năng hợp tác nhằm trang bị cho các em kiến thức cũng như kỹ năng giải quyết một cách chủ động, tích cực và hiệu quả nhất các tình huống, yêu cầu của cuộc sống khi gặp phải. Giúp cho học sinh có cơ hội tiếp xúc, cảm giác, cảm nhận, trải nghiệm trước những hiện tượng, sự vật, sự việc đã và đang diễn ra trong tự nhiên, cũng như trong cuộc sống xã hội. Từ đó học sinh có hiểu biết nhất định về những hiện tượng, sự vật, sự việc đó. Học sinh sẽ biết tự điều chỉnh được những hành vi của mình sao cho đúng đắn, và phù hợp với phạm trù đạo đức, biết thích nghi với cuộc sống hiện tại, biết chăm sóc và bảo vệ bản thân, biết nhận xét đúng sai và bảo vệ lẽ phải. Góp phần định hướng tương lai cho chính bản thân học sinh, cho gia đình và xã hội. 
 6. Kỹ năng kiên định: 
 Kỹ năng kiên định là kỹ năng thực hiện những gì mà mình muốn hoặc từ chối những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới quyền và nhu cầu của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hoà đúng mực. Đó là tính kiên định theo chiều hướng tích cực. Ví dụ như: Một cô gái từ chối sự tán tỉnh của người bạn trai cùng lớp hoặc của người đàn ông lớn tuổi hơn, hoặc một em bé thuyết phục mẹ để tiếp tục được đi học. Kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc.
 Ở lứa tuổi HS trung học, kỹ năng kiên định là rất quan trọng. HS có thể đứng trước rất nhiều tình huống phải lựa chọn hoặc có thể do bạn bè rủ rê, thậm chí bị kjhuyến khích làm những việc trái pháp luật hoặc lao vào các tệ nạn xã hội. Trang bị kỹ năng kiên định là cách cho HS biết cách để bảo vệ lập trường của mình, biết cách từ chối trong các tình huống khó xử mà không mất đi tình bạn, không sợ bạn tẩy chay...
 7. Kỹ năng học tập và định hướng nghề nghiệp: 
 Kỹ năng học tập và định hướng nghề nghiệplà khả năng xác định được thiên hướng, sở trường của mình trong học tập, trong các ngành nghề, nhóm nghề nghiệp, từ đó có sự lựa chọn nghè nghiệp trong tương lai. Như mình thích tìm hiểu, khám phá đất nước, mình học giỏi văn, sử, địa thì mình nên lựa chọn nghề gì? Thi vào trường gì?
 Giáo dục kỹ năng này sẽ giúp các em nhận thức rõ hơn về mục đích học tập đi đến đích lâu dài của mình là gì. Từ đó các em có mục đích, động cơ học tập, có nỗ lực phấn đấu và sẽ kiên cường đẻ đạt được mục đích đã chọn. 
III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH.
 1. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt 15 phút và buổi sinh hoạt cuối tuần:
 Trong các biện pháp để giáo dục KNS cho HS trong công tác chủ nhiệm tôi coi trọng biện pháp này nhất. Bởi thời gian để GVCN tiếp xúc nhiều nhất với HS là thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút và sinh hoạt cuối tuần. 
 1.1: Lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống trong những buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ :
 Đây là giải pháp quan trọng. Trong suốt năm học, GVCN là người thường xuyên bám lớp trong những giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Vì vậy việc lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh là việc làm bổ ích, tránh được những buổi sinh hoạt nhàm chán, lặp đi , lặp lại, mà lại gây được hứng thú cho HS trong những buổi sinh hoạt 15 phút, đồng thời, giáo dục được KNS cho HS. Trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ thời gian ít. Vì thế, GVCN có thể áp dụng các phương pháp giáo dục KNS như; thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu tình huống, hoặc tổ chức những trò chơi (có thời gian ngắn.)
 1.1.1: Phương pháp hoạt động nhóm:
 Tổ chức tốt phương pháp này, GVCN sẽ tạo cơ hội cho HS tự tin, thoải mái chia sẻ sự hiểu biết của mình với người khác. Đồng thời, tiếp nhận sự phê phán, góp ý của bạn, giúp cho sự hiểu biết của HS trở nên sâu sắc hơn, toàn diện hơn giúp cho buổi sinh hoạt trở nên sôi nổi, hứng thú.
 Tuy nhiên phương pháp này sẽ gây ra sự ồn ào, mất trật tự cho các lớp bên cạnh, đặc biệt dễ gây sự nhàm chán cho một số HS. Do đó yêu cầu, GVCN phải làm tốt những việc sau:
Phải tạo ra một không khí thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau giữa HS với nhau.
Vấn đề được đưa ra để HS thảo luận phải phù hợp với lứa tuổi, phải khơi gợi được khả năng tư duy phê phán, khả năng sáng tạo của HS.
 Ví dụ1: 
 *Khi giáo dục kỹ năng “tự nhận thức giá trị bản thân”. GVCN cho HS tiến hành các hoạt động nhóm trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ
Hoạt động : Chia sẻ về tự nhận thức bản thân
 GV phát các tờ rơi in sẵn mệnh đề
Sở thích của em là gì?(đọc báo, xem TV, xem bóng đá....)
Cuốn truyện/ sách, chương trình TV mà em thích nhất.
Điểm mạnh và năng khiếu của em là gì?
Ai là người bạn thân nhất của mình? Người đó như thế nào?Có đặc điểm gì nổi bật?
Mình muốn làm nghề gì trong tương lai? GV chia lớp thành những nhóm nhỏ gồm có 3 người mỗi em tự suy nghĩ và điền vào tờ rơi trong vòng 5 phút, sau đó chia sẻ với những bạn trong nhóm mình.
 Tiếp theo GVCN cho đại diện các nhóm trình bày những quan điểm chung của các thành viên trong nhóm mình, chia sẻ với các nhóm khác?
 Ví dụ 2:
 *Khi giáo dục kỹ năng kiên định, trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ GVCN cho HS tiến hành hoạt động: Tranh luận đôi bên.
 GVCN chia lớp thành hai nhóm: Yêu cầu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong.doc