SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh “Em cần biết sử dụng facebook và các mạng xã hội đúng cách”

SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh “Em cần biết sử dụng facebook và các mạng xã hội đúng cách”

Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, “một thế giới phẳng”,

kỉ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, con

người nỗ lực không mệt mỏi để phát minh ra những sáng chế, những công cụ

phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại.

Không phải ngẫu nhiên facebook trở thành mạng xã hội có sức hút hấp dẫn

nhất trên thế giới. Facebook đã mang lại cho người sử dụng rất nhiều lợi ích, tuy

nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi, có thể thấy ma lực của nó, sự tiện ích cũng

như ảnh hưởng của nó tới xã hội. Trải qua hơn một thập kỉ phát triển (từ năm

2004 đến nay), nó cũng bộc lộ không ít mặt trái, mặt tiêu cực. Đối tượng tham gia

facebook được qui định từ 13 tuổi trở lên[1]. Song thực tế nó có sức hút mãnh liệt

với bất cứ ai, đông nhất vẫn là tuổi trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên đây lại là

một vấn đề còn thả nổi, chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa được đưa vào giáo

dục trong nhà trường, chưa được định hướng một cách tích cực và người tham gia

có lẽ cũng chưa mấy ý thức nghiêm túc về nó

pdf 21 trang thuychi01 11625
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh “Em cần biết sử dụng facebook và các mạng xã hội đúng cách”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SKKN _ Giáo dục kỹ năng sống cho HS _“ KỸ NĂNG _ HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK ” Trang 1 
PHẦN I: MỞ ĐẦU 
1.1 Lí do chọn đề tài 
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, “một thế giới phẳng”, 
kỉ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, con 
người nỗ lực không mệt mỏi để phát minh ra những sáng chế, những công cụ 
phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại. 
Không phải ngẫu nhiên facebook trở thành mạng xã hội có sức hút hấp dẫn 
nhất trên thế giới. Facebook đã mang lại cho người sử dụng rất nhiều lợi ích, tuy 
nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi, có thể thấy ma lực của nó, sự tiện ích cũng 
như ảnh hưởng của nó tới xã hội. Trải qua hơn một thập kỉ phát triển (từ năm 
2004 đến nay), nó cũng bộc lộ không ít mặt trái, mặt tiêu cực. Đối tượng tham gia 
facebook được qui định từ 13 tuổi trở lên[1]. Song thực tế nó có sức hút mãnh liệt 
với bất cứ ai, đông nhất vẫn là tuổi trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên đây lại là 
một vấn đề còn thả nổi, chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa được đưa vào giáo 
dục trong nhà trường, chưa được định hướng một cách tích cực và người tham gia 
 có lẽ cũng chưa mấy ý thức nghiêm túc về nó. 
Trước hiện trạng này bạn (HS của chúng ta) phải biết làm gì? Để sử dụng 
Facebook cho đúng, khi các em chưa hiểu biết đầy đủ. Với lứa tuổi học sinh của 
các em, “Vốn - và kỹ năng sống còn yếu và thiếu”. 
Xuất phát từ yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. Học sinh cần được phát 
triển toàn diện, được trang bị các kỹ năng cần thiết để dần tự hoàn thiện bản thân. 
Để giúp học sinh nhận thức rõ và đầy đủ hơn về mạng xã hội. Bản thân tôi 
đã qua thực tế sử dụng, Mạnh dạn học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, chỉ đạo các đoàn 
thể làm chương trình thực hành giáo dục kỹ năng sống cho HS – thực hiện 
HĐNGLL tại trường. Nội dung gồm 2 phần: Một là tổ chức 3 đội HS với 3 nội 
dung thi bằng hình thức sân khấu hoá.. Hai là thầy HT giảng 3 kỹ năng cần thiết, 
HS dùng Facebook và các mạng XH cho đúng cách: 
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 
“ EM CẦN BIẾT SỬ DỤNG FACEBOOK 
VÀ CÁC MẠNG XÃ HỘI ĐÚNG CÁCH” 
Thông qua học ngoại khóa - Tại trường THCS Đông Yên 
 (MÔN: HĐNGLL _ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO) 
 SKKN _ Giáo dục kỹ năng sống cho HS _“ KỸ NĂNG _ HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK ” Trang 2 
 1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Trước một thực trạng số người sử dụng Facebook và các mạng xã hội 
Viber, Youtube, Myspace, Yahoo! Blog  phát triển như vũ bão. Bên cạnh đó 
những công cụ này vô cùng tiện ích, đã nhanh chóng trở thành mạng xã hội khổng 
lồ, thu hút hàng tỉ người tham gia, thường xuyên từng ngày, từng giờ. 
 Tuy nhiên đây lại là một vấn đề còn thả nổi, chưa được kiểm soát chặt chẽ, 
chưa được đưa vào giáo dục trong nhà trường, chưa được định hướng một cách 
tích cực và người tham gia có lẽ cũng chưa ý thức nghiêm túc về nó. 
Nhiều phụ huynh chưa khỏi lo lắng vì nạn nghiện game, nghiện chát, thì 
giờ đây lại lo lắng con, em họ vì nạn nghiện FB. Trò lên “phây”, thầy cô lo lắng, 
cha mẹ phiền lòng. FB là con dao hai lưỡi. (FB là viết tắt - Facebook) 
Từ đây bản thân tôi là hiệu trưởng trường THCS Đông Yên nghiên cứu, tìm 
tòi làm thế nào để HS sử dụng FB và các mạng XH một cách hiệu quả và ngăn 
chặn những tác hại của nó? 
Tạo sân chơi bổ ích, các em được trãi nghiệm – Thể hiện các kỹ năng, hiểu 
biết và cập nhật kiến thức về FB và các mạng xã hội. Đây là một trong các 
phương pháp tiếp cận Kiến thức cần truyền tải tới các em HS ở SKKN này là 
hoàn toàn thực tế. Đa số các em “Đã và đang sử dụng” trong cuộc sống, tùy theo 
cách thức, mức độ khác nhau mà thôi. 
 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 
 Đối tượng dạy học của - SKKN là HS toàn trường - Trường THCS Đông 
Yên. Khối lớp thực hiện: Khối 6,7,8,9 
 HS toàn trường THCS Đông Yên. (Và toàn thể GV cùng dự) 
 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh được học tập – Thi hiểu biết về FB, các 
mạng XH, để các em Đã - Đang – Sẽ sử dụng hiệu quả. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 +. Xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc và tham khảo các sách lí luận dạy học để 
tìm hiểu những cơ sở lí luận cần thiết cho việc phát triển tư duy sáng tạo cho HS. 
 Tìm hiểu các kỹ năng cần thiết truyền tải cho học sinh, và yêu cầu giáo dục, 
phù hợp với nội dung, thực tiễn cần nghiên cứu. 
 +. Phương pháp học của HS theo chương trình “Ngoại khóa” rất nhẹ nhàng, 
cởi mở thân thiện. Kiến thức cập nhật của các em nhận được rất tự nhiên. Trong 
quá trình học tập được trao đổi, thảo luận, rất sôi nổi và hào hứng. 
 +. Phương pháp THỐNG KÊ - PHÂN TÍCH - VÀ TỔNG HỢP 
 +. Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin: Tìm hiểu, khảo sát thực tế đã 
và đang diễn ra ở gia đình, nhà trường và địa phương để có số liệu cụ thể. 
 SKKN _ Giáo dục kỹ năng sống cho HS _“ KỸ NĂNG _ HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK ” Trang 3 
 +. Qua hoạt động trãi nghiệm các năm học trước. Rút kinh nghiệm kết quả 
hoạt động từng năm của nhà trường, bản thân, đồng nghiệp, trao đổi ý kiến trong 
tổ chuyên môn, nhà trường tôi phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện đề tài 
giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho HS nhà trường. 
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến: 
 Yêu cầu mới của giáo dục hiện nay đặt ra cho ngành giáo dục là: Giáo dục 
có tính liên thông, tính ứng dụng “Học phải đi đôi với hành”. Học sinh được trang 
bị kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng - Phù hợp với yêu cầu mới. 
 Ta hiểu FACEBOOK là gi? 
Như chúng ta đã biết, Facebook là mạng xã hội ảo, được ra đời từ năm 
2004 từ Mĩ, hiện nay, giám đốc điều hành trang mạng xã hội này là Mark 
Zuckerberg – Người sáng lập ra nó từ khi anh còn là sinh viên trường đại học 
Havard. Ta có thể tìm thấy gần như mọi lĩnh vực của đời sống trong FB[1]. Ngoài 
vai trò là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn 
bè, người thân, FB còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông 
điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Nó gần giống như một 
cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong 
cuộc đời thường nhật. FB là một tiện ích, một mạng xã hội năng động liên tục 
mang đến cho người. 
FB kết nối mọi người [2]. Các ứng dụng FB [2]. 
Giáo dục kỹ năng sống cho HS “ Kỹ năng - hiểu biết và sử dụng facebook”, 
là việc làm cần thiết và bổ ích, SKKN đã đem đến cho học sinh Hoạt động - Trãi 
nghiệm bổ ích và thiết thực. 
Vì những kỹ năng các em được tiếp thu là kiến thức thực tế. Kiến thức đã 
và đang từng ngày, từng giờ hiện hữu trong đời sống của mọi người: Có nhiều bạn 
 SKKN _ Giáo dục kỹ năng sống cho HS _“ KỸ NĂNG _ HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK ” Trang 4 
sử dụng Facebook đúng cách, khoa học và hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó không ít 
bạn đã va vấp, mắc sai lầm, phải ân hận vì lỗi lầm mình đã gây ra cho người khác 
trên Facebook, ... 
Với chuyên đề giáo dục kỹ năng sống này đặt ra yêu cầu cho học sinh cần 
tăng cường giáo dục thực tế giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với 
thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. 
Học sinh biết khắc phục các điểm yếu, nhược điểm hạn chế của mình ví dụ: 
Biết tính pháp luật, những tác hại, cũng như mặt tích cực cần phát huy, ứng dụng. 
Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức tự nhiên, xã hội, . 
giải quyết các vấn đề SKKN (3 kỹ năng) đặt ra. Đặc biệt là tính vận dụng vào 
thực tế. 
Để hướng tới trang bị kỹ năng sống cho học sinh kích thích ham học hỏi, 
thì việc GD kỹ năng sống là nhu cầu thực tiễn, cần thiết trong quá trình học tập 
của HS - (Không kể là HS nam, nữ). 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Sử dụng FB tràn lan trong trường học HS dùng FB truyền hình ảnh xấu [2]. 
 a. Khảo sát số 1: Số lượng, tỷ lệ HS theo từng khối, lớp - Sử dụng 
Facebook ba năm học gần đây tại trường THCS Đông Yên. (Đơn vị tính là SL - 
HS) [3]. 
Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Đối tượng 
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Học sinh khối 6 31/69 45,1 37/56 66 32/55 58,2 
Học sinh khối 7 27/48 56,2 41/68 60,2 49/56 87,5 
Học sinh khối 8 40/63 66,6 31/48 64,6 48/67 71,2 
Học sinh khối 9 42/73 57,5 52/63 82,5 42/48 87,6 
 SKKN _ Giáo dục kỹ năng sống cho HS _“ KỸ NĂNG _ HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK ” Trang 5 
 b. Khảo sát số 2 
 Thống kê số trường hợp các việc làm sai trái của HS ảnh hưởng trực tiếp từ FB 
Hiện tượng Năm học 
 2014-2015 
Năm học 
2015-2016 
Năm học 
2016-2017 
Sử dụng FB sai trái 6 HS 7 HS 5HS 
Quá ham mê - Nghiện FB 12 15 13 
Trộm cắp - liên quan trực tiếp từ FB 8 11 7 
Gây gỗ - Đánh nhau do 
ảnh hưởng Facebook 
4 6 5 
Ghi chú: 
1. Sử dụng FB sai trái là khiêu khích, nói xấu, bôi nhọ, tung tin bóp méo sự thật, 
đăng tải hình ảnh ... ảnh hưởng đến người khác. 
2. Quá ham mê dành nhiều thời gian - (Nghiện FB) ảnh hưởng sức khoẻ, học tập 
3. Làm việc xấu - Liên quan trực tiếp FB là: Ăn cắp, trộm tiền, mua điện thoại, 
mua sim, thẻ 3G ... 
4. Nguyên nhân từ bình luận trên Facebook - Giải quyết bằng “Hành động” 
 Số liệu của thông tin khảo sát trên từ nguồn - Tổng hợp sổ Cờ đỏ, biên bản 
giao ban cuối tuần, sổ đầu bài và sổ chủ nhiệm và hoạt đông FB của HS trên 
mạng XH - Qua thực tế tìm hiểu, không chỉ địa bàn xã Đông Yên mà cơ bản các 
xã khác HS cũng gặp tương tự nhưng các mức độ khác nhau. 
 Với số lượng không nhỏ HS đã - đang và sẽ sử dụng FB từng ngày, từng 
giờ. Bên cạnh đó vấn nạn mà mặt trái các hệ luỵ khi sử dụng FB gây ra là rất nguy 
hiểm. Do đó việc giáo dục, định hướng tư vấn, giúp đỡ HS sử dụng đúng cách là 
cần thiết và cấp bách. Thông qua số liệu khảo sát là kênh thông tin quan trọng để 
nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, BCH Phụ huỵh ... giải quyết. 
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
3.1 GIẢI PHÁP THỨ NHẤT: 
3.1.1 CHỈ ĐẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG THCS ĐÔNG YÊN ĐỊNH HƯỚNG HS 
DÙNG FACEBOOK 
 Ngay từ đầu năm học 2016-2017 BGH cùng các tổ chức đoàn thể trong nhà 
trường phối hợp với BCH phụ huynh cùng các Đ/c GV chủ nhiệm lớp thống nhất 
quy định sử dụng điện thoại cho HS trong nhà trường. Cho phép HS được sử dụng 
điện thoại, Aipat, máy tính bảng nhưng trong khuôn phép quy định. 
3.1.2 ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH DÙNG FB ĐÚNG CÁCH 
 SKKN _ Giáo dục kỹ năng sống cho HS _“ KỸ NĂNG _ HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK ” Trang 6 
Không phải ngẫu nhiên facebook trở thành mạng xã hội có sức hút hấp dẫn 
nhất trên thế giới. Facebook đã mang lại cho người sử dụng rất nhiều lợi ích, tuy 
nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi. Để giúp học sinh nhìn nhận khá đầy đủ về 
mạng xã hội này. 
 Vậy làm thế nào để sử dụng facebook có hiệu quả ngăn chặn tác hại của nó? 
Không thể phủ nhận mặt tốt của facebook ví vậy không nên và không thể cấm 
dùng nó. Facebook không có lỗi, lỗi là ở người dùng. 
 Để hạn chế tác hại của facebook nhà trường, gia đình phải tăng cường giáo 
dục về văn hóa trên mạng. định hướng cho con em mình quản lí chặt chẽ và hiệu 
quả. Thậm chí trên một số trang web có nhiều hoạt động của các trường và học 
sinh có thể tham gia giao lưu nói chuyện nhưng dưới sự quản lí của thầy cô. 
 Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi mặt hại của facebook, để trở thành người 
sử dụng facebook thông minh hiệu quả. Cần hướng tới nhưng tích cực trong sáng 
lành mạnh. Không lên facebook quá nhiều chỉ lên một cách có mức độ khi cần 
thiết. Không kết bạn một cách dễ dãi, không đưa lên facebook những nội dung 
xấu vô nghĩa. Tuyệt đối không xúc phạm và làm ảnh hưởng đến người khác. 
Không nên để lộ mình quá nhiều, đừng xem nó như một cuốn nhật kí mà cái gì 
cũng viết vào. Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. không viết tắt, không lạm 
dụng tiếng nước ngoài. Phải tỉnh táo nhận biết đúng sai tránh mọi cạm bẫy. Hãy 
biết lên tiếng khi cần thiết và học cách im lặng. hãy sống mở lòng trong cuộc sống 
hiện thực tích cực với cuộc sống xung quanh. 
 Đặc biệt quy định - (Yêu cầu các em HS thực hiện) khi sử dụng Facebook đó là: 
1. Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy 
bằng những thứ viết tắt (...). Phải sử dụng ngôn ngữ trong sáng, thuần Việt 
2. Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai. 
3. Chỉ like Status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những Status có 
nội dung xấu, chủ nhân facebook sẽ bị quy trách nhiệm. 
4. Tuyệt đối, không được để bạn bè, người khác hiểu lầm khi đọc Status. 
5. Facebook cũng là nơi thể hiện được sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy 
nên cân nhắc kỹ trước khi lên like vào một comment nào đó. 
6. Facebook không phải là nhật ký, bởi thế mọi riêng tư không nên đưa lên 
FB. 
 7. Không lạm dụng sử dụng FB quá nhiều, hoặc sử dụng FB [4]. 
Cuộc sống vô cùng rộng lớn với bao điều bí ẩn kì diệu chúng ta không chỉ đắm 
chìm trong thế giới ảo, thời gian của cuộc đời mỗi con người thật ngắn ngủi 
 SKKN _ Giáo dục kỹ năng sống cho HS _“ KỸ NĂNG _ HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK ” Trang 7 
chúng ta không nên tiêu phí thời gian đó vào những việc vô bổ thậm chí có hại. 
chúng ta phải biết quí trọng cuộc sống biết sống có ý nghĩa. Hướng tới cho các em 
sử dụng hiệu quả, lành mạnh. 
3.2 GIẢI PHÁP THỨ HAI: 
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường - Tổ chức hội thi tìm hiểu 
bằng hình thức - (Sân khấu hoá) 
 Với mỗi công việc đối với người quản lý thực hiện nghiêm túc quy trình đó 
là: Kế hoạch - Tổ chức - Kiểm tra - Đánh giá rút kinh nghiệm. 
 a. Lập kế hoạch thực hiện SKKN 
 + Kế hoạch HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO được lập từ 
đầu năm học 2016-2017. HT Phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cá nhân. 
+ Dự trù kinh phí: In phông, làm băng Zôn, thuê trang phục văn nghệ, làm 
khánh tiết, mua hoa tươi, khách mời,  
+ Học sinh thực hiện tự tìm hiểu 6 Kỹ năng có thể bắt gặp trong cuộc sống. 
+ Phiếu thu hoạch - Yêu cầu HS thực hiện trong (5 -> 8 phút) 
 Học sinh cần chuẩn bị tốt các nội dung sau: 
1. Tìm hiểu 3 kỹ năng với chủ đề được nêu - Hướng dẫn tìm kiếm thông 
tin. 
 2. Mỗi lớp chuẩn bị riêng Pa nô, khẩu hiệu hành động của lớp mình làm 
cho không khí tưng bừng náo nhiệt và phong phú. 
 3. Bút mực để HS viết bài thu hoạch ngắn (Trắc nghiệm khách quan) 
 4. Thành lập ba đội thi mỗi độ 4 HS gồm 4 khối học 
 5. Nội dung thi của ba đội: 
 a. Trả lời câu hỏi (Bấm chuông giành quyền trả lời) 
 b. Bài thi hùng biện với thời gian tối đa 5 phút 
 (Mỗi đội một bài - Bốc thăm đề ) 
 c. Bài thi tài năng tuỳ chọn của mỗi đội (Tối đa 8 phút) 
 (Phần thi mỗi đội: Hát múa - hoặc tiểu phẩm ) 
+ Khách mời: PGD, Huyện đoàn, Hội đồng Đội, cán bộ địa phương, BCH 
phụ huynh trường, tổng phụ trách các trường bạn. Và toàn thể CBGV - HS trường 
THCS Đông Yên. 
 SKKN _ Giáo dục kỹ năng sống cho HS _“ KỸ NĂNG _ HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK ” Trang 8 
 b. Tổ chức thực hiện 
+ Thời gian: Từ 13h30 phút đến 16h 30 ngày 16 tháng 10 năm 2016 
+ Địa điểm: Tại sân trường THCS Đông Yên 
+ Thành lập: a. Ban giám khảo: Đ/c GV TPT, BT đoàn, GV GDCD 
 b. Ban cố vấn nội dung - (Là thầy cô giáo bộ môn) 
+ Chuẩn bị nội dung câu hỏi - Dành phần thi cho khán giả (8 phút) 
+ Phân công nhiệm vụ chi tiết từng thành viên trong nhà trường 
Stt 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ 
SÁNG TẠO 
Người thực hiện Thời gian 
1 Ổn định tổ chức Ban nề nếp Từ 13h30 - 5P 
2 Khai mạc hội thi. Đ/c Bí thư Đoàn TN 5 phút 
3 Ban giám khảo giải thích luật chơi 3 đội Ban giám khảo 5 phút 
4 Đội thi trả lời câu hỏi 3 đội thi 10 phút/10 câu 
5 Phần thi tài năng của các đội 3 đội thi 8 phút/đội 
6 Bài thi hùng biện của các đội Cá nhân đội thi 5 phút/đội 
7 Phần thi của khán giả (HS toàn trường) Đ/c Bí thư Đoàn TN 8 phút 
8 
 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 
 “KỸ NĂNG - HIỂU BIẾT VÀ SỬ 
DỤNG FACEBOOK” 
Đ/c Hiệu trưởng 
(Chủ đề tài này) 
60 phút 
9 HS viết phiếu thu hoạch (Trắc nghiệm) Tất cả các em HS 5 phút 
10 Giải đáp - Làm sáng tỏ “Cần thiết” Ban cố vấn 15-20 phút 
11 Tổng kết - Trao phần thưởng - Bế mạc Đ/c Phó HT 10 phút 
Sau buổi học có thu thập số liệu thông tin đánh giá kết quả đạt được, và rút 
kinh nghiệm điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp. 
c. Làm bài thu hoạch sau hoạt động trải nghiệm. 
PHIẾU KHẢO SÁT - THU HOẠCH 
(Em điền chữ X vào ô tương ứng; ...) 
Mức độ cảm nhận của em 
Stt Nội dung 
Rất hứng 
thú 
Hứng 
thú 
Bình 
 thường 
Không 
 hứng thú 
1 Kỹ năng thứ1: Thực trạng dùng FB 
 của học sinh 
2 Kỹ năng thứ 2: Nghiện - Cai nghiện 
FB 
3 Kỹ năng thứ 3: Các thủ thuật - kỹ năng 
 sử dụng FB 
 SKKN _ Giáo dục kỹ năng sống cho HS _“ KỸ NĂNG _ HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK ” Trang 9 
4 Cảm nhận của em sau buổi học 
5 Nội dung nào em cảm nhận thiết thực nhất .... 
6 Em có đề xuất học chương trình tiếp theo: Có ..... Không ....... 
7 Nếu thực hiện chương trình tiếp theo cá nhân em đề xuất học Kỹ năng gì?  
Bài khảo sát được thực hiện như sau: 
+ Tất cả các em được trả lời bằng phiếu trắc nghiệm khách quan. (Mẫu) 
+ Phiếu trắc nghiệm khách quan thăm dò, tham khảo đánh giá các mức độ 
phản ánh suy nghĩ, và những điều trong cuộc sống của các em đã trãi qua. 
+ Thông qua kết quả thu được BGH định hướng hoạt động tiếp theo, đáp 
ứng đề nghị nguyện vọng, mong muốn của các em HS. 
+ Phiếu thu hoạch - Yêu cầu HS thực hiện trong (5 -> 6 phút) 
Bộ câu hỏi - Dành cho khán giả - Trả lời tại chổ - Giành phần thưởng 
Stt Nội dung câu hỏi Ghi chú 
1 
Số lượng (Dự kiến) - Các bạn HS trường THCS 
Đông Yên đang sử dụng FACEBOOK 
Thầy HT K.tra nhanh 
HS bằng giơ tay 
2 
Em đã và đang kết nối FB với bao nhiêu thầy cô 
giáo, và các bạn HS trong toàn trường. 
Số liệu tham khảo 
3 
Các em thường sử dụng FB vào thời gian nảo? Thời 
lượng sử dụng trong 1 ngày là phù hợp? [5]. 
Các em khác được bổ 
xung câu trả lời 
4 
Thời điểm hiện tại FB toàn thế giới có bao nhiêu 
người sử dụng?. Giá trị của FB [5]. 
Câu trả lời chỉ cần ước 
lượng, gần đúng 
5 Nêu lợi ích khi sử dụng FACEBOOK trong học tập Trả lời ngắn gọn 
Bộ câu hỏi kỹ năng thứ nhất - (Nội dung thi của 3 đội) 
Những hiểu biết về của em về FACEBOOK 
STT Nội dung Ghi chú 
1 Em tóm tắt tiểu sử ông chủ Facebook Trình bày ngắn gọn 
2 Những nội dung chủ yếu sử dụng FB trong học tập 
Các em khác được bổ 
xung câu trả lời 
3 Em có biết Mark Zuckerberg là ông chủ của tập 
đoàn Facebook. Quyết định vị tỷ phú 31 tuổi viết 
trong bức thư ngỏ có tiêu đề “Thư gửi con gái yêu” 
dài 2.220 từ, có nội dung gì? [5]. 
“Ông hiến 99% tài sản 
của mình làm từ thiện” 
4 Những tác hại của việc nghiện Facebook. Trình bày ngắn gọn 
5 
Nếu biết bạn mình nghiện FB hoặc sử dụng sai mục 
đích - Em sẽ làm như thế nào? 
Bổ xung các 
phương án trả lời 
6 Em hãy nêu biện pháp cai nghiện Facebook Trình bày ngắn gọn 
 SKKN _ Giáo dục kỹ năng sống cho HS _“ KỸ NĂNG _ HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK ” Trang 10 
Bộ câu hỏi kỹ năng thứ hai - ( Nội dung thi của 3 đội) 
 Kiến thức của em FACEBOOK 
Bộ câu hỏi kỹ năng thứ ba - (Nội dung thi của 3 đội) 
Các thủ thuật - kỹ năng sử dụng FB 
Câu hỏi hùng biện: 
Sau buổi học hôm nay - Là một tuyên truyền kỹ năng sống cho các bạn HS: 
“ KỸ NĂNG - HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK” 
Em sẻ nói gì với các bạn? 
THANG ĐIỂM VÀ CÁCH XẾP GIẢI 
Phần thi thứ nhất: 
Bấm chuông giành quyền trả lời nhanh 18 câu - Mỗi câu trả lời đúng 5 điểm 
STT Nội dung câu hỏi Ghi chú 
1 Em hãy giới thiệu cách sử dụng FB của mình hiệu quả 
trong học tập 
Trình bày ngắn gọn 
2 Em đã sử dụng FB trong học tập như thế nào? Trình bày ngắn gọn 
3 
Khi biết bạn mình có hành vi sai trái khi sử dụng FB em sẻ 
làm gì? Trình bày ngắn gọn 
4 Em cho biết lợi ích và tác hại của FACEBOOK đối với HS Trình bày ngắn gọn 
5 Facebook có phải là nhật ký, mọi riêng tư có nên đưa 
lên Facebook không ". Vì sao? 
Trình bày ngắn gọn 
6 Em hiểu có thể được dùng Facebook để nói xấu bất kỳ 
người nào có hiềm khích với mình? 
Trình bày ngắn gọn 
STT Nội dung Ghi chú 
1 Nếu like những Status có nội dung xấu, chủ nhân 
facebook sẽ bị quy trách nhiệm như thế nào? [5]. 
Trình bày ngắn gọn 
2 Tại sao phải cân nhắc kỹ trước khi lên like vào một 
comment nào đó[5]. 
Trình bày ngắn gọn 
3 Những yêu cầu khi viết status, bình luận chia sẻ Trình bày ngắn g

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_em_can_biet_su_dung.pdf