SKKN Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc lồng ghép tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi” trong tiết 63 - Bài tập và thực hành 10 cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Đặng Thai Mai năm học 2015 - 2016

SKKN Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc lồng ghép tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi” trong tiết 63 - Bài tập và thực hành 10 cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Đặng Thai Mai năm học 2015 - 2016

Tin học là môn học có tính đặc thù riêng, mà việc thực hành được coi là công tác chủ đạo để qua đó học sinh được rèn luyện kĩ năng giao tiếp với máy tính, thoát khỏi những lí thuyết suông. Thực hành là một phần quan trọng trong chương trình tin học bậc THPT, do đó việc đổi mới công tác thực hành là việc làm cần thiết, có ý nghĩa và cần có phương pháp, hình thức linh hoạt phong phú. Trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng của từng chương, bài học mà các câu hỏi, yêu cầu thực hành cần được chọn lọc phù hợp với các điều kiện mỗi nhà trường và tình hình phát triển chung xã hội.

 Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đang là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Giáo dục kĩ năng sống là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức và lối sống cho nguồn nhân lực trẻ trong tương lai. Xác định được tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống, trong những năm gần đây ngành Giáo dục đã có nhiều động thái tích cực, nhận được sự đồng thuận ủng hộ của đông đảo người dân. Theo đó, mỗi nhà trường không chỉ chú trọng giáo dục kiến thức mà còn cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kĩ năng sống có thể được các nhà trường tổ chức dưới nhiều hình thức và ở nhiều thời điểm khác nhau như hoạt động ngoại khóa, trong các buổi sinh hoạt tập thể, hay lồng ghép trong các tiết học chính khóa.

 Đã từ lâu, tai nạn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Để góp phần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của người dân nói chung, của học sinh nói riêng, Bộ Giáo Dục đã có nhiều chương trình hành động triển khai đến học sinh: như tuyên truyền kèm áp phích, băng zôn khẩu hiệu, triển khai các cuộc thi dưới hình thức vừa học vừa chơi như Giao thông học đường, Đi Đường An toàn nhằm đưa luật An toàn giao thông đến gần hơn với các em học sinh, từ đó nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của các em học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 14774
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc lồng ghép tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi” trong tiết 63 - Bài tập và thực hành 10 cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Đặng Thai Mai năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 - Lý do chọn đề tài	
Tin học là môn học có tính đặc thù riêng, mà việc thực hành được coi là công tác chủ đạo để qua đó học sinh được rèn luyện kĩ năng giao tiếp với máy tính, thoát khỏi những lí thuyết suông. Thực hành là một phần quan trọng trong chương trình tin học bậc THPT, do đó việc đổi mới công tác thực hành là việc làm cần thiết, có ý nghĩa và cần có phương pháp, hình thức linh hoạt phong phú. Trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng của từng chương, bài học mà các câu hỏi, yêu cầu thực hành cần được chọn lọc phù hợp với các điều kiện mỗi nhà trường và tình hình phát triển chung xã hội.
 Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đang là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Giáo dục kĩ năng sống là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức và lối sống cho nguồn nhân lực trẻ trong tương lai. Xác định được tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống, trong những năm gần đây ngành Giáo dục đã có nhiều động thái tích cực, nhận được sự đồng thuận ủng hộ của đông đảo người dân. Theo đó, mỗi nhà trường không chỉ chú trọng giáo dục kiến thức mà còn cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kĩ năng sống có thể được các nhà trường tổ chức dưới nhiều hình thức và ở nhiều thời điểm khác nhau như hoạt động ngoại khóa, trong các buổi sinh hoạt tập thể, hay lồng ghép trong các tiết học chính khóa.
 Đã từ lâu, tai nạn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Để góp phần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của người dân nói chung, của học sinh nói riêng, Bộ Giáo Dục đã có nhiều chương trình hành động triển khai đến học sinh: như tuyên truyền kèm áp phích, băng zôn khẩu hiệu,  triển khai các cuộc thi dưới hình thức vừa học vừa chơi như Giao thông học đường, Đi Đường An toàn nhằm đưa luật An toàn giao thông đến gần hơn với các em học sinh, từ đó nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của các em học sinh.
Hưởng ứng chương trình hành động của Bộ Giáo Dục đào tạo, Đoàn trường THPT Đặng Thai Mai – nơi tôi công tác đã phát động triển khai nhiều cuộc thi đến với toàn thể các em học sinh trong trường. Gần đây nhất là cuộc thi “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi” (triển khai vào thời điểm trung tuần tháng 4/2016). Cuộc thi được tổ chức dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm, thực hiện trên máy tính có kết nối mạng Internet.
Với vai trò là một giáo viên Tin học, tôi đã được phân công nhiệm vụ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp hướng dẫn cho học sinh tham gia cuộc thi. 
Ở thời điểm phát động cuộc thi trên, theo kế hoạch dạy học, các em học sinh lớp 10 đang tìm hiểu chương IV: Mạng máy tính và Internet. Đứng trước nhiệm vụ là một người tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi, và nhiệm vụ phải đảm bảo nội dung chương trình dạy học theo chuẩn của Bộ giáo dục, tôi đã trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để hoàn thành được tốt cả hai nhiệm vụ trên? Khi mà phần lớn thời gian còn lại của các em học sinh đã dành cho việc học chính khóa, học bồi dưỡng, bên cạnh đó lại rất ít các gia đình phụ huynh học sinh có máy tính, điện thoại kết nối mạng ở nhà, việc tổ chức hướng dẫn sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện nhà trường có đầy đủ về phòng máy tính được kết nối mạng Internet tôi đã nghiên cứu, kết hợp lồng ghép việc tổ chức, hướng dẫn các em học sinh lớp 10 tham gia trả lời các câu hỏi trong cuộc thi "Đi đường an toàn – Cho bạn, cho tôi" trong tiết Bài tập và thực hành 10 - Sử dụng trình duyệt Web (tiết 63) 
Cuộc thi "Đi đường an toàn – Cho bạn, cho tôi" là một cuộc thi mới được phát động và trên thực tế đã có nhiều trường tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia thi. Tuy nhiên việc kết hợp cuộc thi trên vào một tiết học thực hành tin là một cách làm mới và chưa hề có một tài liệu nào đề cập đến. 
Trên tinh thần bám sát mục tiêu bài học, tôi mong muốn thông qua tiết học này, học sinh vừa nắm được các thao tác cơ bản khi làm việc với trình duyệt Web, vừa có điều kiện thực tiễn tiếp cận với những kiến thức về an toàn giao thông, cách xử lý các tình huống bằng hình thức sinh động, phong phú, qua đây góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Với những kinh nghiệm và kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu và thực hiện tiết dạy, tôi xin được trình bày thông quá sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc lồng ghép tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi” trong tiết 63 - Bài tập và thực hành 10 cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Đặng Thai Mai năm học 2015- 2016.
1.2 - Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu tìm ra cách thiết kế và tổ chức giờ học thực hành theo phương pháp mới để vừa đảm bảo nội nội dung bài học, vừa hoàn thành nhiệm vụ được giao là phải tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi "Đi đường an toàn – Cho bạn, cho tôi", góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Từ đó nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân đồng thời trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
1.3 - Đối tượng nguyên cứu
- Các thao tác Sử dụng trình duyệt Web trong tiết 63- tin học 10: Bài tập và thực hành 10.
- Các thao tác đăng nhập và tham gia cuộc thi "Đi đường an toàn – Cho bạn, cho tôi" .
1.4 - Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
- Điều tra, thử nghiệm thực tế: Thực hiện một số tiết dạy, dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm, so sánh đối chiếu kết quả từ đó đưa ra kết luận.
- Thống kê, xử lí số liệu: so sánh đối chiếu kết quả từ đó đưa ra kết luận.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 - Cơ sở lí luận	
Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Căn cứ công văn số 1329/BGDĐT-GDTrh ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện công văn số 651/SGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 4 năm 2016 của GĐ Sở GD&ĐT Thanh Hóa, sáng ngày 10 tháng 4 năm 2016 Đoàn trường THPT Đặng Thai Mai đã phát động cuộc thi giáo dục kỹ năng sống chủ đề “Đi đường an toàn - cho bạn cho tôi”. 
Căn cứ vào nhiệm vụ của Bộ môn Tin học là phải cung cấp những tri thức cơ bản của Tin học, góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có học vấn vững chắc, có nhân cách hoàn thiện và có năng lực bảo vệ, xây dựng đất nước.
Việc nghiên cứu đề tài trên giải quyết được hai vấn đề đó là vừa đảm bảo nội dung bài học thực hành, tạo giờ học lôi cuốn hấp dẫn, nhưng đồng thời tạo cơ hội để học sinh được tham gia trả lời các câu hỏi về an toàn giao thông do Bộ Giáo Dục phát động, nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Từ đó đó đảm bảo yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục là cần giáo dục kĩ năng sống trong mỗi nhà trường.
2.2 - Thực trạng
2.2.1- Giới thiệu khái quát về trường THPT Đặng Thai Mai - nơi nghiên cứu đề tài.
Trường THPT Đặng Thai Mai đóng trên địa bàn đường quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Quảng Bình – Quảng Xương – Thanh Hóa, là nơi có tình trạng an toàn giao thông phức tạp. Hàng ngày, việc các em học sinh lưu thông trên tuyến đường trên để đến trường thì mối lo ngại về tai nạn giao thông luôn rình rập.
Để đảm bảo công tác an toàn giao thông, từ nhiều năm trở lại đây, Đoàn trường đã có nhiều biện pháp tích cực như: Tổ chức hành lang an toàn giao thông trước và sau buổi học có sự phân công trực của cả giáo viên và học sinh; phân công trực giám thị, ngoài việc đôn đốc theo dõi nề nếp thì còn theo dõi việc đội mũ với các em học sinh có sử dụng xe đạp điện. Nhà trường còn kết hợp với Công an giao thông huyện Quảng Xương tổ chức nhiều buổi sinh hoạt tập thể, ngoại khóa để tuyên truyền về luật an toàn giao thông. Tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi “Giao thông học đường” (SGD & ĐT phát động tháng 9/2015..) và cuộc thi “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi” (SGD & ĐT phát động tháng 4/2016)
Mặc dù đã tiến hành nhiều biện pháp như trên, nhưng việc tuân thủ các quy định an toàn giao thông của các em còn mang tính chất đối phó. Nhiều em học sinh khi đến cổng trường mới bắt đầu đội mũ bảo hiểm để tránh sự theo dõi của giáo viên, khi đi trên đường còn dàn hàng ba hàng tư, gây cản trở giao thông, chở quá số người quy định
Năm học 2015 2016, Trường Đặng Thai Mai có 25 lớp học. Để phục vụ cho công tác dạy và học Tin học nhà trường đã lắp đặt 2 phòng học thực hành Tin học, mỗi phòng được trang bị 40 máy tính dành cho học sinh, 1 máy chiếu, và 1 máy tính chủ dành cho giáo viên. Các máy tính trên đều được kết nối mạng Internet. Với trang thiết bị đầy đủ như trên, việc dạy và học bộ môn Tin học của nhà trường thuận lợi, học sinh có điều kiện để thực hành đảm bảo đúng thời lượng theo phân phối chương trình quy định.
2.1.2 - Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu
Trong những năm học trước, tiết 63 – Bài tập và thực hành 10: Sử dụng trình duyệt Internet Explorer thường được tôi thưc hiện theo đúng trình tự của sách giáo khoa. Học sinh lần lượt được giáo viên hướng dẫn thực hành khởi động trình duyệt Web Internet Explorer theo nhiều cách khác nhau, sau đó giáo viên tùy ý hướng dẫn học sinh truy cập vào các trang web thông dụng như:  , https://www.youtube.com/
Trước khi nghiên cứu đề tài, tôi cũng đã tham gia dự giờ một số tiết học thực hành của một số đồng nghiệp trong trường. Theo quan sát của tôi, ở các giờ thực hành trước đó đa phần học sinh rất hứng thú. Nhưng khi đến tiết học 63: Thực hành Sử dụng trình duyệt Web, nhìn chung học sinh tỏ ra rất uể oải, ít để ý, thậm chí còn làm việc riêng, thực hành không đúng theo yêu cầu của giáo viên. 
Theo tôi, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều phía: từ giáo viên, học sinh, và chương trình học. Giờ thực hành tin học tiết 63 đúng vào thời điểm cuối năm. Ở thời điểm này phong độ học tập ở môn Tin thường bị giảm sút (do tâm lí chung học sinh coi là môn Tin là môn phụ nên thường chểnh mảng, và dành nhiều thời gian để ôn thi các môn học chính khác). Giờ học thực hành tin học lại càng ít được chú trọng. Thời điểm này, giáo viên thường chỉ nêu một vài yêu cầu, để học sinh thực hành theo, do vậy học sinh thường thực hành một cách rất hời hợt. Bên cạnh đó, với điều kiện phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, đa phần học sinh không còn mấy xa lạ với cách truy cập vào một trang web thì việc thiết kế một tiết học như trên thường rất nhàm chán. Trong khi đó, nội dung kiến thức bài học tiết 63 quá đơn điệu, lại thường là những kiến thức mà đa phần các em học sinh đều đã biết. Do đó các em học sinh thường dễ la cà vào các hoạt động không đúng theo yêu cầu của giáo viên như chơi game, mở phim hay mở một số trang web không lành mạnh. Việc ổn định nề nếp, giám sát của giáo viên cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy hiệu quả sau tiết học thu được thường không cao.
Với mong muốn có một giờ dạy thực hành đem lại hiệu quả cao hơn. Vừa phát huy những kiến thức có thể đã có của học sinh, vừa đảm bảo yêu cầu hoạt động ngoại khóa từ phía Đoàn trường. Tôi đã lồng ghép cuộc thi “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi” vào giờ thực hành mạng tiết 63 – tin học 10: Sử dụng trình duyệt Web.
2.3 - Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để giải quyết vấn đề việc xây dựng một giờ học thực hành (tiết 63) theo phương pháp đổi mới có lồng ghép cuộc thi “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”, tôi đã sử dụng 2 biện pháp tương ứng với 2 bước cơ bản: bước xây dựng kế hoạch bài học, và bước tổ chức giờ học.
2.3.1 - Xây dựng kế hoạch bài học	
2.3.1.1 - Chuẩn bị của giáo viên
Xây dựng kế hoạch bài học là một công việc không thể thiếu đối với một giáo viên trước mỗi giờ dạy. Công việc này giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tạo tâm lí tốt khi bước vào một giờ dạy. Đối với giờ dạy thực hành tiết 63: Sử dụng trình duyệt Web; có lồng ghép cuộc thi “Đi đường an toàn” thì giáo viên cần thực hiện những công việc như sau:
- Xác định mục tiêu trọng tâm của bài học: Tiết 63 BT và thực hành 10: Sử dụng trình duyệt Web có mục tiêu yêu cầu là học sinh làm quen với một trình duyệt Web cụ thể (theo hướng dẫn của sách giáo khoa là trình duyệt Internet Exlorer) và học sinh biết cách truy cập một số trang web bàng các địa chỉ liên kết.
- Xây dựng thiết kế tiến trình dạy học dựa theo mục tiêu bài học đã xác định.
- Chuẩn bị phòng thực hành tin học: kiểm tra lại tất cả các máy tính, hệ thống mạng máy tính và các trang thiết bị cần thiết.
- Chia học sinh thành 4 nhóm (tương ứng theo tổ) giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm đọc các tài liệu về an toàn giao thông.
2.3.1.2 - Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh cần chuẩn bị Sách giáo khoa, vở ghi, và đọc trước bài học ở nhà.
- Mỗi học sinh cần có Tài khoản và mật khẩu “Trường học kết nối” nằm trong hệ thống website của Bộ giáo dục và Đào tạo (tài khoản này do giáo viên chủ nhiệm cung cấp)
- Chuẩn bị và nghiên cứu các tài liệu về an toàn giao thông (theo chỉ đạo của nhóm trưởng các nhóm đã phân công)
Việc chuẩn bị tài liệu trước khi tiến hành tiết học, bước đầu đã giúp các em học sinh có thêm biết về các quy đinh của pháp luật trong giao thông. Bên cạnh đó việc giáo viên chia nhóm cho các em học sinh chuẩn bị tài liệu còn giúp các em hình thành ý thức làm việc theo nhóm, nâng cao ý thức tập thể cho các cá nhân.
Bước xây dựng kế hoạch tuy không nằm trong giờ học nhưng là bước quan trọng, giúp giáo viên và học sinh có chuẩn bị tốt về tài liệu, phân bổ thời gian và tạo tâm lí tốt cho cả giờ học.
2.3.2- Tổ chức giờ lên lớp 
Xây dựng kế hoạch dạy học tốt tức là bước đầu đã thành công, nhưng khâu quan trọng và quyết định nhất lại nằm ở việc tổ chức một giờ lên lớp thế nào cho hiệu quả. Để thể hiện tiến trình của một giờ lên lớp, tôi chia tiến trình này thành 4 bước:
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Theo nội quy phòng máy (đã được quy định từ đầu năm học), khi đến lịch thực hành thì ngay khi trống báo hiệu vào giờ học, học sinh phải có mặt ở cửa phòng thực hành tin học. Cũng theo nội quy này, tôi đã phân công chỗ ngồi cho các học sinh trong lớp. Cụ thể, học sinh ngồi vào máy tính (có đánh số) theo đúng số thứ tự trong sổ điểm (quy định này có thể điều chỉnh chút ít trong điều kiện sĩ số lớp vượt quá số đầu máy tính, hoặc nếu có máy tính nào đó gặp sự cố). Nên ngay khi trống vào học học sinh phải về đúng vị trí máy đã được phân công.Lớp trưởng báo cáo sĩ số, nề nếp trang phục, giáo viên kiểm tra lại và ghi vào góc bảng.
Bước ổn định tổ chức lớp học cần thiết phải có để giáo viên nắm tình hình lớp, bao quát học sinh và chuẩn bị tâm thế trước khi bước vào bài học. Tuy nhiên bước làm này phải được thực hiện nhanh, gọn (chỉ nên chiếm 1- 2 phút đầu giờ) để tránh mất thời gian nhiều, ảnh hưởng đến việc dạy và học.
Bước 2: Triển khai nội dung bài học
Theo phân phối chương trình Bài tập và thực hành 10 – Sử dụng trình duyệt Web được thực hiện trong 2 tiết ( tiết 63, 64) nên mục tiêu của tiết 63 chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh biết cách khởi động một trình duyệt web và biết cách truy cập một trang web cụ thể. Dựa trên yêu cầu đó, tôi chia quá trình hướng dẫn bài học thành hai hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh khởi động trình duyệt Web
Theo hướng dẫn của sách giáo khoa, trình duyệt web được giới thiệu là Internet Explorer, tuy nhiên trên thực tế, hiện nay trình duyệt Web này ít được sử dụng do còn một số hạn chế (như thời gian tải các trang web chậm, khả năng hỗ trợ các tính năng mở rộng còn ít, ). Để phù hợp với điều kiện thực tế, trong tiết thực hành của mình thay vì hướng dẫn học sinh sử dụng trình duyệt Internet Explorer tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng trình duyệt Web Cốc cốc - một công cụ duyệt web phiên bản Việt đang được đông đảo người sử dụng lựa chọn.
Mục tiêu: Học sinh biết 2 cách khởi động trình duyệt web Cốc cốc.
Tổ chức thực hiện: Giáo viên thực hành thao tác mẫu, chiếu side trên máy chiếu để hướng dẫn học sinh khởi động trình duyệt Coccoc theo 2 cách sau:
* Cách 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Cốc cốc trên màn hình nền 
* Cách 2: Chọn Start ® Programs ®Cốc cốc
Sau khi quan sát thao tác mẫu, học sinh thực hành lại theo yêu cầu của giáo viên
Giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn khi có thắc mắc từ phía học sinh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn truy cập trang web bằng địa chỉ, Tổ chức cho học sinh tham gia thi An toan giao thông – qua đó giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Mục tiêu : 
- Học sinh nắm được 2 cách truy cập một trang web đó là: Truy cập bằng địa chỉ liên kết và gõ trực tiếp địa chỉ.
- Học sinh được giáo dục kĩ năng phân biệt hành vi đúng – sai, phòng tránh tai nạn giao thông (bằng việc trả lời các câu hỏi tình huống an toàn giao thông).
Tổ chức thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn học sinh truy cập website  theo 2 cách:
* Cách 1: Truy cập bằng địa chỉ liên kết
Học sinh đăng nhập vào trang  sau đó nhấp vào mục Đi đường an toàn, liên kết này sẽ dẫn đến trang 
* Cách 2: Truy cập trực tiếp:
Khi đã biết địa chỉ của trang web, học sinh gõ luôn địa chỉ của trang này bằng cách gõ địa chỉ vào thanh địa chỉ Adreres.
Sau khi quan sát thao tác mẫu, học sinh thực hành lại theo yêu cầu của giáo viên.
Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên cần quan sát bao quát lớp và hướng dẫn khi có thắc mắc từ phía học sinh, nhắc nhỏ những học sinh nào không chú ý, hay làm việc không đúng theo yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đăng kí thi bằng cách bấm vào mục Dự Thi, rồi điền các thông tin cần thiết theo hướng dẫn:
Học sinh lần lượt làm theo chỉ dẫn của giáo viên để đăng nhập tài khoản và mật khẩu 
Sau khi đăng nhập thành công, học sinh lần lượt tham gia trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do ban tổ chức tạo lập sẵn trên trang web.
Việc truy cập vào trang web  và lần lượt làm theo các chỉ dẫn để tham gia cuộc thi giúp các em được thực hành cụ thể với mạng internet thông qua nhiều hoạt động như: truy cập web, đăng nhập, mở liên kết đã có trong trang web, tương tác với trang web – đảm bảo đúng mục tiêu bài học.
Thông qua việc trả lời các câu hỏi trong cuộc thi, học sinh đã có thêm một số kiến thức về an toàn giao thông, nâng cao hiểu biết, kĩ năng nhận biết đúng sai, phòng tránh tai nạn – một trong những yêu cầu về giáo dục kĩ năng trong nhà trường. 
Ví dụ: Sau khi trả lời câu hỏi của cuộc thi các em học sinh đã biết được khi lưu thông trên đường, người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường của mình và chấp hành tốt các biển báo giao thông, nhưng khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển bảo thì người tham gia giao thông phải tuân theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông
Bước 3: Củng cố bài học
Củng cố bài học là một khâu quan trọng. Củng cố bài học giúp học sinh nhớ lại và khắc sâu kiến thức hơn. Ngoài việc xác định trọng tâm của bài , học sinh còn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình. Từ đó các em có thể điều chỉnh cách học sao cho phù hợp.
Ở tiết học này, giáo viên có thể yêu cầu một vài học sinh nhắc lại các cách khởi động trình duyệt Web, những thao tác để truy cập một trang web. Nhưng cũng có thể yêu cầu học sinh trả lời một câu hỏi bất kì trong số các câu hỏi an toàn giao thông mà cuộc thi có đề cập đến
Bước4: Nhận xét đánh giá quá trình thực hành của học sinh
Ở bước làm này giáo viên nhận xét, đánh giá chung về ý thức thực hành của các em học sinh. Khen ngợi một vài cá nhân tiêu biểu, phê bình những em học sinh chưa thực hiện nghiêm túc những yêu cầu thực hành của giáo viên.
2.4 - Hiệu quả của SKKN	
Qua thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào việc tổ chức giờ dạy tôi nhận thấy so với các giờ học thực hành trước đây (dạy theo phương pháp cũ) thì việc lồng ghép, kết hợp cuộc thi “Đi đường an toàn” vào tiết 63 giúp giờ thực hành trở nên sôi nổi hơn, tất cả các em học sinh hào hứng, tích cực tham gia thực hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Không còn em nào làm việc riêng trong giờ học, kết quả học tập cũng được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, ngay sau khi tham gia cuộc thi, được biết những quy định của pháp luật về an toàn giao thông thì các em học sinh cũng đã có ý thức tốt hơn trong việc chấp hành các quy định an toàn giao thông.
Hiệu quả của tiết học theo phương pháp đổi mới được t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_song_thong_qua_viec_long_ghep_to_chuc.doc