SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT thông qua các hoạt động ngoại khoá Vật lí
Cuộc sống hiện đại đã thúc đẩy mọi hoạt động của con người trở nên gấp gáp hơn, làm việc trong hối hả, nghỉ ngơi trong rộn ràng, thần kinh luôn căng thẳng và đặc biệt chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường . Để sống, hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống nhằm thích ứng với mọi biến động trong xã hội hiện đại để đến được bến bờ thành công và hạnh phúc trong cuộc đời 1. “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào.” (Lewis L. Dunnington)
Đặc biệt, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức, nạo phá thai, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kỹ năng sống. Do vậy, các trường phổ thông cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người chung quanh, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống phức tạp, muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống.
Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách cho học sinh. Điều đó sẽ dẫn đến sự khập khiễng trong đào tạo, nó sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của giáo dục.2
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Trang 1 1.2. Mục đích ngiên cứu. Trang 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trang 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trang 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. ...Trang 2 2.1.1. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống . .....Trang 2 2.1.1.1. Kĩ năng sống. ...........................................Trang 2 2.1.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. ...............................................................................Trang 3 2.1.1.3. Các kĩ năng sống cơ bản dành cho học sinh THPT. ....................Trang 3 2.1.2. Ngoại khóa Vật lí. .....................................................................Trang 4 2.1.2.1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học vật lí ở trường phổ thông. ..............................................Trang 4 2.1.2.2. Các hình thức ngoại khoá Vật lí .............................................Trang 4 2.1.2.3. Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khoá Vật lí ...Trang 4 2.1.2.4. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lí. ...Trang 5 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU. 2.2.1. Các biểu hiện về kỹ năng sống của học sinh hiện nay..Trang 5 2.2.2. Nhận xét ưu, nhược điểm về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay ...................,..Trang 5 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng . ....,..Trang 6 2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.3.1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT. ,.Trang 6 2.3.1.1.Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT. ,Trang 6 2.3.1.2. Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10 THPT ... Trang 6 2.3.2. Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT qua hoạt động ngoại khóa Vật lí. .......................................................,,.Trang 7 2.3.2. 1. Phương pháp động não.............................................................Trang 7 2.3.2. 2. Thảo luận nhóm.... .........................................................Trang 8 2.3.2. 3. Hoạt động nhóm nhỏ. .. .................................................... .....Trang 8 2.3.2. 4. Phương pháp đóng vai. .... ................................................ .....Trang 10 2.3.2. 5. Phương pháp trò chơi. . ................................................ .........Trang 11 2.3.2. 6. Phương pháp dự án.... ................................................ ...........Trang 12 2.3.2. Một số hoạt động ngoại khóa đã thực hiện. .................. ...........Trang 13 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ........... ...........Trang 17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN.................. ...................................................................Trang 18 3.2. KIẾN NGHỊ. .................. ................................................................Trang 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Cuộc sống hiện đại đã thúc đẩy mọi hoạt động của con người trở nên gấp gáp hơn, làm việc trong hối hả, nghỉ ngơi trong rộn ràng, thần kinh luôn căng thẳng và đặc biệt chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường . Để sống, hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống nhằm thích ứng với mọi biến động trong xã hội hiện đại để đến được bến bờ thành công và hạnh phúc trong cuộc đời [1]. “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào.” (Lewis L. Dunnington) Đặc biệt, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức, nạo phá thai, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kỹ năng sống. Do vậy, các trường phổ thông cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người chung quanh, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống phức tạp, muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống. Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách cho học sinh. Điều đó sẽ dẫn đến sự khập khiễng trong đào tạo, nó sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của giáo dục.[2] Từ năm học 2009 - 2010 Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường phổ thông hiện nay còn rất hạn chế. Từ những thực tế trên đồng thời trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật Lí tôi rất băn khoăn làm thế nào để tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn học. Vì Vật lí có nhiều kiến thức thực tế gắn với tự nhiên và hoạt động ngoại khoá giúp các em học sinh sẽ dễ dàng trao đổi, bộc lộ, học tập và rèn luyện các kĩ năng sống. Từ suy nghĩ trên nên tôi đã quyết định chọn và viết chuyên đề: “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT thông qua các hoạt động ngoại khoá Vật lí ”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu xác định nội dung và hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua các hoạt động ngoại khoá địa lí qua đó góp phần đào tạo thế hệ học sinh nhằm thực hiện thành công mục đích giáo dục nước ta trong thời đại mới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống của học sinh - Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT. - Nghiên cứu các cách thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lí nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu lí thuyết, tìm đọc các tài liệu kiên quan đến đề tài. Sau đó nghiên cứu, trích lọc, hệ thống lại và đưa ra các ý kiến, quan điểm, các nội dung viết về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT thông qua các hoạt động ngoại khóa Vật lí. - Vận dụng lí thuyết xây dựng một số hoạt động ngoại khóa thực hiện giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10. - Nghiên cứu thực tiễn hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá của giáo viên về kĩ năng sống của học sinh sau mỗi hoạt động ngoại khóa và sau một năm học. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 2.1.1. KĨ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG. 2.1.1.1. Kĩ năng sống. a) Khái niệm kĩ năng sống. Kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Theo UNESCO, kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. [3] Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết ( Learning to know ), Học để tự khẳng định (Learning to be), Học để chung sống với người khác (Learning to live together), Học để làm (Learning to do). Trong đó học để cùng chung sống được coi là trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại, giúp con người có được thái độ hòa bình, khoan dung, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hóa tinh thần, bảo vệ môi trường ...[4] b) Đặc tính của kĩ năng sống. - Kĩ năng sống có thể được xem là tương thích với trí thông minh nội tâm và trí thông minh tương tác cá nhân. - Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. - Kĩ năng sống thuộc phạm trù năng lực, nên kĩ năng sống là tổng hòa kiến thức, thái độ (giá trị) và hành vi. - Kĩ năng sống thể hiện ở những cách ứng xử, giao tiếp và giải quyết vấn đề hiệu quả mang tính tích cực và mang tính xây dựng. 2.1.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. Giáo dục kĩ năng sống góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, hạn chế việc ứng xử thiếu văn hóa và xóa bỏ lối sống buông thả, hư hỏnggiúp các em hình thành nhân cách, rèn luyện đạo đức, trở thành người vừa có tài vừa có đức góp phần xây dựng đất nước “ sánh vai cùng các cường quốc năm châu ” như lời Bác Hồ từng mong ước. Lợi ích của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT như sau: + Về mặt giáo dục: Xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, tăng cường sự tham gia của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục. + Về mặt chính trị: Giải quyết một các tích cực nhu cầu về quyền của trẻ em. Các em xác định được bổn phận của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội + Về mặt văn hóa – xã hội: Thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỉ lệ phạm pháp trong thanh thiếu niên, giảm tỉ lệ nghiện ma túy và bị lạm dụng tình dục ở tuổi vị thành niên. + Về mặt sức khỏe: Xây dựng hành vi lành mạnh tạo khả năng vảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người trong cộng đồng. [5] 2.1.1.3. Các kĩ năng sống cơ bản dành cho học sinh THPT. Các chuyên gia phát triển phương pháp tư duy thế kỷ 21 cho rằng, hiện nay, giới trẻ cần có 6 kỹ năng cần thiết: kỹ năng giao tiếp để có thể đẩy nhanh tiến trình hòa nhập những môi trường mới, kỹ năng hợp tác khuyến khích học sinh làm việc nhóm để cùng giải quyết các vấn đề, khả năng sáng tạo mang đến những giải pháp đột phá, tư duy phản biện mang lại những lập luận sắc bén và những quyết định phù hợp, kiến thức công nghệ giúp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên số và khả năng tự hoàn thiện bản thân giúp học sinh không ngừng trau dồi để tiến lên phía trước. [6] Để xác định được những kĩ năng sống cần có cho nhóm đối tượng nào cần căn cứ trên những cơ sở sau đây: + Đặc điểm tâm lí lứa tuổi và đặc điểm tâm lí - xã hội . + Đặc điểm vùng, miền- bối cảnh địa lí - xã hội . Chính vì vậy chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh THPT một số kĩ năng sống cơ bản như sau: - Kỹ năng sống về sức khoẻ: Chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tai nạn, sức khoẻ sinh sản, tác hại của chất gây nghiện, HIV/AIDS, thư giãn - Kỹ năng sống về môi trường: Phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệ môi trường sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên - Kỹ năng sống về bản thân: Kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, xây dựng nhân cách, xác định giá trị cuộc sống (tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung ) - Kỹ năng sống về nghề nghiệp: Giao tiếp, so sánh, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, quản lý thời gian, làm việc nhóm, diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản [7] 2.1.2. NGOẠI KHÓA VẬT LÍ. 2.1.2.1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Hoạt động ngoại khoá là một trong ba hình thức dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay, có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt, cụ thể là: - Về giáo dục nhận thức: giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trên lớp, vận dụng tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, tạo điều kiện để học đi đôi với hành, lí thuyết đi đôi với thực tiễn. - Về rèn luyện kỹ năng: rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự quản, kỹ năng tổ chức, điều khiển, làm việc nhóm, phát triển kỹ năng giao tiếp, kĩ năng chế tạo dụng cụ và làm thí nghiệm, kĩ năng giải quyết vấn đề - Về giáo dục tinh thần thái độ: tạo hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn học sinh tự giác tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh. - Hoạt động ngoại khoá góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh như tư duy lôgic, tư duy trừu tượng và cao nhất là tư duy sáng tạo. - Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. [8] 2.1.2.2. Các hình thức ngoại khoá vật lí . Hiện nay người ta thường tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí theo những hình thức sau: - Học sinh đọc sách, báo về vật lý và kỹ thuật. - Học sinh tổ chức buổi báo cáo về một số vấn đề của vật lý, có thể kết hợp biểu diễn thí nghiệm. - Học sinh tổ chức triển lãm, giới thiệu những kết quả tự học, tự nghiên cứu, chế tạo được. - Tham quan các công trình kỹ thuật ứng dụng vật lý. - Tham gia thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, các mô hình kỹ thuật. - Tổ chức hội vui vật lý. - Ra báo tường hoặc tập san về vật lý. - Luyện tập giải bài tập vật lý... Tùy vào nội dung kiến thức làm ngoại khóa, điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, thời gian tổ chức ngoại khóa mà giáo viên lựa chọn hình thức ngoại khóa cho phù hợp . 2.1.2.3. Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khoá Vật lí . Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá vật lý là mềm dẻo và nhẹ nhàng, nhưng không hề đơn giản, nó tuỳ thuộc và nội dung ngoại khoá, trình độ của học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, phương pháp dạy học ngoại khoá phải dựa trên các định hướng của chiến lược dạy học nói chung, đó là: - Định hướng tìm tòi: Đó là kiểu hướng dẫn mà giáo viên chỉ gợi ý để học sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận. - Định hướng khái quát chương trình hoá: Đó là kiểu hướng dẫn mà giáo viên cũng gợi ý cho học sinh tự tìm tòi nhưng sự hướng dẫn được chương trình hóa theo các bước dự định hợp lí. - Định hướng tái tạo: Giáo viên chỉ ra một cách cụ thể các kiến thức cần huy động và cách thức hoạt động để sau đó học sinh tự chủ giải quyết nhiệm vụ. [9] 2.1.2.4. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lí. Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá. Việc lựa chọn này cần phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lý và kích thích sự tích cực, sự sẵn sàng của học sinh ngay từ đầu. Bước 2: Lập kế hoạch ngoại khóa. - Xác định mục tiêu hay yêu cầu giáo dục của hoạt động - Xây dựng những nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. - Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. - Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết. Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch. -Theo dõi học sinh thực hiện các nhiệm vụ để giúp đỡ kịp thời, - Giáo viên phải đóng vai trò là trọng tài để tổ chức cho học sinh thảo luận Bước 4: Báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng. Nhằm khích lệ, động viên học sinh tích cực hơn trong những hoạt động sau này. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU. 2.2.1. Các biểu hiện về kỹ năng sống của học sinh hiện nay. Trong quá trình làm công tác giảng dạy và giáo dục tại trường THPT Hậu Lộc 4 tôi nhận thấy kĩ năng sống của học sinh trường THPT Hậu Lộc 4 nói riêng, học sinh THPT nói chung hiện nay là rất yếu: Cụ thể: - Đa phần các em chưa có kĩ năng xác định mục tiêu một cách rõ ràng. - Kĩ năng hoạt động nhóm chỉ ở mức trung bình thậm chí yếu. - Các em hầu như chưa tìm ra hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống và các vấn đề tâm lí. - Hiện tượng bạo lực học đường ngày càng tăng. - Khả năng giao tiếp chủ động còn hạn chế, các e còn e ngại khi tiếp xúc với người lạ, ngại tham gia vào các hoạt động tập thể. Có em chỉ chào thầy cô dạy mình thậm chí là không chào.... - Việc xác định vấn đề quan trọng của cuộc sống nhiều khi còn chưa rõ, chưa đúng với chuẩn mực. - Hầu như các em chưa có kĩ năng ra quyết định, mà chỉ quyết định các vấn đề một cách cảm tính. 2.2.2. Nhận xét ưu, nhược điểm về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay . - Ưu điểm: Học sinh cũng có những nhận thức nhất định về kĩ năng sống, các em cũng có những kĩ năng sống cần thiết để có thể ứng phó với thực tế cuộc sống, trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã đưa các nội dung kĩ năng sống vào giáo dục học sinh đặc biệt trong các tiết sinh hoạt, tiết hoạt động ngoài giờ, hay hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó trong nhà trường nhiều hoạt động liên quan đến kĩ năng sống đã được tổ chức thu hút được đông đảo học sinh tham gia. - Nhược điểm: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa được chú trọng nhiều, thậm chí chưa được chú ý một cách đúng mức, việc tích hợp các nội dung giáo dục kĩ năng sống chưa đạt hiệu quả. 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng . - Với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay,đặc biệt là đổi mới phương pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào trường học. Việc sử dụng các phương pháp dạy học mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dễ dàng bộc lộ những quan điểm, suy nghĩ cũng như thể hiện mình đó là yếu tố thuận lợi để tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Sự phát triển mạnh của xã hội cho phép các em học sinh có thể rèn luyện các kĩ năng sống từ thực tế một cách thuận lợi. - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa được trú trọng đúng mức, thập chí coi nhẹ, việc tích hợp các nội dung kĩ năng sống vào các tiết học, môn học còn hạn chế. - Những hiểu biết về kĩ năng sống của nhiều giáo viên còn chưa cao dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.3.1. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT. 2.3.1.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 nhằm các mục tiêu như sau: - Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống, hiểu và vận dụng các kĩ năng đó vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả, tạo sự tự tin cho các em góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. - Giúp các em làm chủ được bản thân, ứng phó được với những khó khăn trong cuộc sống. - Rèn luyện cho các em lối sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. - Giúp cho các em mở ra những cơ hội về những suy nghĩ, lựa chọn, thực hành có hiệu quả về nghề nghiệp cũng như công việc của các em sau này. - Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. [10] 2.3.1.2. Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10 THPT . * Kĩ năng kiên định. Để giáo dục kĩ năng kiên định cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa giáo viên nên cho các em học sinh tham gia vào các tình huống giả định, tham gia vào các trò chơi Vật lí về chủ đề môi trường, nước, biến đổi khí hậu, an toàn giao thông ... Các em sẽ có điều kiện thể hiện các quan điểm, chính kiến của mình trước các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. * Kĩ năng xác định mục tiêu. Trong cuộc sống khi có kĩ năng xác định mục tiêu sẽ giúp các em học sinh đề ra hướng đi, phương pháp học tập môn Vật lí nói riêng, các môn học khác nói chung một cách hiệu quả. Ví dụ: Các em đề ra mục tiêu viết báo tường về chủ đề ” An toàn giao thông ” trong tháng 12, như vậy các em sẽ cần sưu tầm các tư liệu về an toàn giao thông, giải thích các hiện tượng trong tham gia giao thông dựa vào kiến thức Vật lí được học, hoặc tự sáng tác các mẩu chuyện, câu thơ.... về chủ đề An toàn giao thông để trình bày. Và mục tiêu cuối cùng là sự báo động trước tình hình ý thức kém khi tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ học sinh bằng những hình ảnh và con số cụ thể về tai nạn giao thông để từ đó các em thay đổi được ý thức và hành động khi tham gia giao thông. * Kĩ năng tự nhận thức. Trong dạy học Vật lí giáo dục kĩ năng tự nhận thức sẽ giúp học sinh nhận thấy được những thế mạnh học tập của mình, xem mình có thế mạnh học tập phần động học chất điểm hay phần tĩnh học vật rắn, phần các định luật bảo toàn ....., thế mạnh thực hành kĩ năng Vật lí nào từ đó giúp các em học tập hiệu quả hơn. * Kĩ năng giao tiếp. Khi các em được giáo dục kĩ năng giao tiếp, các em sẽ thuận lợi hơn khi trao đổi, trình bày ý kiến quan điểm về các vấn đề Vật lí mà chương trình đề cập, đặc biệt những vấn đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được nhiều người quan t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_10_thpt_thong_qu.doc