SKKN Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung tâm GDNN - GDTX huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay

SKKN Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung tâm GDNN - GDTX huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực từ lâu được đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ngày nay vấn đề đó được xem là quốc sách hàng đầu. Nhìn một cách tổng quát nhiệm vụ của giáo dục hiện nay là phải chăm lo phát triển con người một cách toàn diện trong đó giáo dục đạo đức được ưu tiên hàng đầu bởi như Bác Hồ đã nói “ Có tài mà không có đức cũng là người vô dụng ”.

Trong giáo dục đạo đức cho học sinh việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc VN đã được lưu giữ truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng oanh liệt. Những truyền thống ấy ngày nay là mạch nguồn quan trọng làm nên bản sắc Việt Nam, diện mạo Việt Nam và sức mạnh con người Việt Nam trong thời kì hội nhập và giao lưu quốc tế.

 

doc 22 trang thuychi01 10320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung tâm GDNN - GDTX huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực từ lâu được đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ngày nay vấn đề đó được xem là quốc sách hàng đầu. Nhìn một cách tổng quát nhiệm vụ của giáo dục hiện nay là phải chăm lo phát triển con người một cách toàn diện trong đó giáo dục đạo đức được ưu tiên hàng đầu bởi như Bác Hồ đã nói “ Có tài mà không có đức cũng là người vô dụng ”.
Trong giáo dục đạo đức cho học sinh việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc VN đã được lưu giữ truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng oanh liệt. Những truyền thống ấy ngày nay là mạch nguồn quan trọng làm nên bản sắc Việt Nam, diện mạo Việt Nam và sức mạnh con người Việt Nam trong thời kì hội nhập và giao lưu quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN công cuộc đổi mởi gần 30 năm ở nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện đã tác động tích cực đến thanh niên học sinh tạo điều kiện cho họ phát triển về nhiều mặt. Tuyệt đại bộ phận vẫn giữ được đạo đức lối sống lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mĩ, sống có hoài bão ước mơ, lí tưởng có niềm tin ở tương lai tươi sáng của dân tộc. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng để lại nhiều hệ lụy nó tác động tiêu cực đến sự nghiệp trồng người của dân tộc mà thể hiện rõ nhất là sự suy thoái về mặt đạo đức xa rời các giá trị nhân văn, sống thực dụng vị kỉ thờ ơ với tương lai vận mệnh của dân tộc.
Xuất phát từ những lí do chủ quan khách quan như đã phân tích là người đang trực tiếp làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT tôi trọn đề tài “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung tâm GDNN- GDTX huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay” .
2. Mục đích 
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh SKKN nêu ra một số giải pháp chủ yêú nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại trung tâm GDNN-GDTX ở huyện Đông Sơn hiện nay.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của SKKN
3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng chủ yếu mà tác giả đi sâu nghiên cứu khảo sát đánh giá là học sinh THPT tại trung tâm GDNN-GDTX ở huyện Đông Sơn hiện nay và các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh .
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của SKKN là vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT tại trung tâm GDNN-GDTX ở huyện Đông Sơn hiện nay và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này cho giai đoạn tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu 
SKKN sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như: Sự thống nhất giữa lô gích và lịch sử, giữa lí luận và thực tiễn. Đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học. 
 5. Cơ sở lí luận 
 5.1. Giá trị đạo đức truyền thống 
 Giá trị đạo đức, với tư cách là một yếu tố cấu thành của hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội được xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những qui tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi của con người. Để tồn tại và phát triển, xã hội cần có những nguyên tắc, chuẩn mực qui định và điều chỉnh hành vi của con người. Giá trị đạo đức chính là một trong những phương thức điều chỉnh hành vi con người, tuy nhiên, khác với các phương thức khác, nó điều chỉnh trên cơ sở sự tự nguyện, tự giác của các chủ thể hành động. Vì vậy, giá trị đạo đức “được đánh giá là có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình, dư luận biểu dương. Giá trị đạo đức vì thế có ý nghĩa thiết yếu đối với đời sống xã hội”(Vũ Khiêu , Lao động – nguồn vô tận của mọi giá trị )
Truyền thống là một khái niệm chỉ phức hợp những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí... của một cộng đồng người được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, truyền thống của một dân tộc không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do con người tự lựa chọn cho mình, mà nó được hình thành, được quy định bởi chính những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội mà dân tộc đó đã phải trải qua. Con người ta, ngay từ buổi đầu sơ khai trong quan hệ với thiên nhiên và xã hội, đã dần tích luỹ những kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu và sinh hoạt hàng ngày nhằm phục vụ đời sống của mình. Những kinh nghiệm quý được giữ lại đã dần dần ăn sâu vào tâm lý của con người và truyền từ đời này qua đời khác, trở thành truyền thống.
Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, truyền thống thì có cái tốt cái xấu; nhưng khi chúng ta nói “giá trị truyền thống” thì ở đây chỉ có cái tốt mà thôi, ... mà phải là những cái tốt phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức luân lý, có cả tác dụng hướng dẫn sự nhận định và hướng dẫn sự hành động.
Giá trị truyền thống là những truyền thống có giá trị vững bền, những truyền thống tốt đẹp, tích cực tiêu biểu cho bản sắc văn hoá dân tộc, có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc đó trong suốt chiều dài lịch sử. Hoặc cũng có thể nói, giá trị truyền thống là những giá trị nội sinh, cao đẹp và vững bền tiêu biểu cho bản sắc văn hoá dân tộc, có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc và được giữ gìn, kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Giá trị đạo đức truyền thống chính là những giá trị đạo đức tốt đẹp, thể hiện trong những chuẩn mực đạo đức phổ biến, có tác động tích cực tới cộng đồng, điều chỉnh hành vi cá nhân cũng như mọi mối quan hệ trong xã hội, được đông đảo thừa nhận, tương đối ổn định và ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội từ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác của dân tộc. 
Dựa trên những quan điểm trên, từ cách tiếp cận về giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, tôi cho rằng, giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam bao gồm:
Tinh thần yêu nước
Tinh thần nhân đạo cao cả
Tinh thần đoàn kết cộng đồng sâu sắc
Cần cù, sáng tạo trong lao động
	5.2. Vai trò của giáo dục đạo đức truyền thống đối với học sinh phổ thông trung học hiện nay
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến đối tượng của giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng, hành vi đạo đức, những phẩm chất theo yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn nhất định. cũng sẽ cố gắng học tập, hoàn thiện bản thân. Vì lẽ đó, giáo dục đạo đức, đặc biệt là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là nội dung xuyên suốt trong quá trình giáo dục và trong môi trường giáo dục. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống như một cầu nối, nối liền giữa truyền thống và hiện đại nhằm xây dựng những thế hệ, những con người văn minh hiện đại có nhân cách văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT góp phần quan trọng vào việc xây dựng thế hệ người Việt Nam trong thời đại mới. Cụ thể: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, xây dựng, định hình và từng bước hoàn thiện nhân cách cho học sinh THPT. Giá trị đạo đức truyền thống giữ một vị trí quan trọng trong sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy những giá trị quý báu đó là vấn đề rất cần thiết. Đó là giải pháp hàng đầu đối với mỗi dân tộc trên bước đường ổn định và phát triển. . Trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa chúng ta được giao lưu học hỏi, được tiếp thu các giá trị tiến bộ nhất của nhân loại và cũng là cơ hội để giới thiệu về bản sắc, giá trị và đặc thù của dân tộc, của đất nước và con người Việt Nam. Ngược lại, nguy cơ mà chúng ta phải đối mặt là có thể tự đánh mất mình, tự tan vào dòng chảy chung của thế giới mà trong đó các giá trị văn hóa, giá trị đạo đức truyền thống- những giá trị đã làm nên cốt cách, linh hồn của dân tộc Việt Nam liệu có bị mai một trước những tác động đó. Do vậy, chúng ta không thể phủ nhận những gì tích cực mà nền kinh tế thị trường và công cuộc toàn cầu hóa đem lại cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên chúng cũng đem lại những mặt trái ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức, cụ thể hơn ở đây đang xét tới là đạo đức của học sinh THPT. Biểu hiện ở một bộ phận thanh niên học sinh hiện nay là lối hưởng thụ, thờ ơ, vô cảm và ích kỷ đang dần hình thành và lớn dần lên trong một bộ phận thanh niên học sinh đó. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức, lòng yêu thương, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực sẽ dần giúp cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay nhận diện được những việc làm phi đạo đức, đấu tranh và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực tồn tại trong bản thân mình và trong xã hội. . Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh giúp các em xây dựng niềm tin vào tương lai dân tộc, vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trên con đường xây dựng thành công CNXH, đồng thời làm cho các em thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc định hướng tương lai, góp phần xây dựng quê hương, bảo vệ nền độc lập của đất nước và tích cực hành động vì mục tiêu đó là vấn đề được đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức cho lứa tuổi học sinh THPT hiện nay. 
6. Thực trạng việc học tập và rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống tại trung tâm GDNN- GDTX Đông Sơn hiện nay .
 Thuận lợi 
 Thực trạng hoạt động của đoàn thanh niên trong việc giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh.
 Giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh cho đoàn viên thanh niên là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng luôn được các đoàn trường quan tâm. Ngay từ đầu năm học đoàn trường đã bám sát chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên trường học của đoàn cấp trên. Căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị mình để lên kế hoạch xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể cho tiết học . Các hoạt động dự kiến tổ chức mang mầu sắc thanh niên, phù hợp bản tình sôi nổi thích khám phá của lứa tuổi mới lớn và đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ ở cả cấp huyện và cấp tỉnh.
 Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh qua hoạt động của hội cha mẹ học sinh.
 Tham gia vào quá trinhg giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm chúng ta khẳng định vai trò không thể thiếu của ban đại diện cha mẹ học sinh Mặc dù là một vùng thuần nông, công việc còn nhiều bộn bề vất vả, thu nhập chủ yếu từ củ khoai, hạt lúa nên không cao và thiếu ổn định, nhưng vượt lên trên những vất vả mưu sinh đó trong những năm qua ban đại diện hội cha mẹ học sinh đã phát huy được vi trò tư vấn, cùng chung vai gành vác với nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục. Không chỉ hỗ trợ việc xây dựng cơ sở vật chất, hội cha mẹ học sinh còn nhận thức sâu sắc về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Thực trạng học tập và rèn luyện những chuẩn mực các giá trị đạo đức truyền thống của học sinh trung tâm GDNN-GDTX Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay
 	Để tìm hiểu về thực trạng học tập và rèn luyện những chuẩn mực đạo đức truyền thống của học sinh trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, tác giả đã tiến hành điều tra, nghiên cứu trên 100 học sinh ở cả 3 khối trường trong 3 năm học . Sau khi phân tích, tổng hợp, kết quả thu được như sau:
Đối với câu hỏi: Theo em, giá trị xã hội nào là quan trọng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3? kết quả thu được : 
Bảng 1 : Kết quả điều tra nhận thức về mức độ ưu tiên các giá trị xã hội của học sinh
Đơn vị tính : %
Giá trị xã hội
Kết quả điều tra 
Ưu tiên 1
Ưu tiên 2
Ưu tiên 3
Độc lập dân tộc
100 
0
0
Công bằng xã hội
95
5
0
Đoàn kết dân tộc
93
7
0
Khoan dung nhân ái
100
0
0
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
87
13
0
 	(Nguồn: Tác giá tổng hợp)
Đối với câu hỏi Em hãy cho biết những phẩm chất nào là cần thiết đối với học sinh trong hiện tại và tương lai ? kết quả thu được ? 
Bảng 2: Kết quả điều tra đánh giá của học sinh về các phẩm chất đạo đức.?
Đơn vị tính : %
Phẩm chất
Kết quả điều tra (%)
Cần thiết nhất
 Cần thiết
Không cần thiết
1. Độc lập, sáng tạo
65
35
0
2. Dũng cảm
55
45
0
3. Trách nhiệm với công việc 
80
20
0
4. Lao động chuyên cần
95
5
0
5. Trung thực
100
0
0
6. Tiết kiệm, giản dị
67
20
13
7. Giữ lời hứa
51
49
0
9. Đoàn kết, vị tha
58
42
0
10. Tôn trọng bản thân và bạn bè
45
45
10
11. Quý trọng gia đình
95
5
0
 	(Nguồn: Tác giá tổng hợp)
Kết quả điều tra trên cho thấy, hầu hết các em đều ý thức được tầm quan trọng của các giá trị đạo đức truyền thống lâu đời của dân tộc . Bên cạnh đó, các em cũng thấy được sự cần thiết của các phẩm chất như: độ lập sáng tạo, sự chuyên cần cũng như tinh thần trách nhiệm đối với công việc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính sự nhận thức đúng đắn này sẽ có tác dụng rất lớn vào kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của các em học sinh.
 Do nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức nói chung và trang bị những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói riêng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân nên một số bộ phận học sinh luôn có thái độ học tập và rèn luyện đúng đắn chủ động, tích cực trong mọi hoạt động nhằm rèn giũa bản thân. Điều đó nó được thể hiện qua những chương trình hoạt động như:
 Chương trình “Tự hào truyền thống tiếp bước cha anh”, “ chương trình về nguồn ”: Các em luôn có thái độ đúng đắn, hào hứng trong các buổi sinh hoạt tập thể để được nghe truyền thống cách mạng của quê hương vào các ngày lễ trọng đại trong năm như: Ngày quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày Quốc phòng toàn dân 22/12 các em thường có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha anh, đối với những người có công với dân tộc, với đất nước và với bản thân các em. Những việc làm này là sự kế tục hết sức vẻ vang truyền thống uống nước, nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của cha ông.
Một số hoạt động của học sinh nhân các ngày lễ
 Hoạt động nhân đạo “lá lành đùm lá rách”: 
	Hàng năm các em có nhiều hoạt động tích cực bổ ích để chia sẻ những khó khăn với cộng đồng và những người xung quanh như: mua tăm ủng hộ người mù với số tiền 20.000 đồng/ em/ năm, tham gia chương trình gây quỹ “ giúp bạn nghèo ăn Tết”, phong trào“ Áo lụa tặng bà”, chăm sóc giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ thông qua các phong trào “ địa chỉ hồng”, “ áo ấm tặng bạn”, ... 
Hoạt động nhân đạovà đền ơn đáp nghĩa tai Trung Tâm
 Về thực trạng giảng dạy những chuẩn mực của giá trị đạo đức truyền thống 
 Do được chú trọng và đầu tư đúng mức nên học sinh được tiếp cận bài bản các chuẩn mực đạo đức. Các thầy cô luôn có ý thức dạy thông qua tiết học của mình không chỉ cung cấp trang bị cho các em một hệ thống các tri thức khoa học chuẩn mực, chính xác với đặc thù riêng của từng bộ môn khoa học mà thông qua dạy chữ, đội ngũ giáo viên còn hướng tới mục tiêu cao hơn là dạy người. Chức năng nhiệm vụ này được phát huy hiệu quả qua bộ môn khoa học xã hội như Văn- Sử, đặc biệt là môn giáo dục công dân, học sinh đã được học tập và tiếp cận với những giá trị đạo đức căn bản như lòng yêu thương, tình nhân ái, vị tha, khoan dung sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, xã hội... sống trung thực, nghĩa khí... sống văn hóa. 
Bảng 3: Kết quả rèn luyện đạo đức tại trung tâm GDNN- DGTX
huyện Đông Sơn trong những năm qua.
Năm học
Kết quả xếp loại hạnh kiểm
Tốt (%)
Khá(%)
Trung bình(%)
Yếu(%)
Năm học
2015-2016
65
25
6.5
3.5
Năm học 2016-20117
67.3
25.2
5.7
1.8
Năm học 2017-2018
68
27.1
3.4
1.5
 	(Nguồn: Tác giá tổng hợp)
 Từ số liệu về kết quả rèn luyện đạo của các em qua những năm học cho thấy đã có sự tiến bộ rõ rệt .
 5.2. Những khó khăn và thách thức của công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
 - Về phía gia đình còn có một số gia đình cha mẹ vì mưu sinh mà đây mai đó lo việc kiếm tiền, đề cao việc chăm lo vật chất mà phó mặc con cho xã hội, cho nhà trường với tâm lý “ trăm sự nhờ thầy” dẫn đến việc buông lỏng giáo dục con cái. Do trình độ nhận thức thấp kém một số phụ huynh không có kiến thức giáo dục con, không là tấm gương sáng mẫu mực cho con noi theo.
- Về phía nhà trường có lúc nơi uy tín người thầy sa sút không giữ được nhân cách đáng kính trọng trong quan hệ thầy trò. Học thêm dạy thêm tràn lan, lối sống thực dụng chạy theo giá trị kim tiền đã tác động xấu đến uy tín người thầy trong suy nghĩ của không ít phụ huyh và học sinh. Giá trị truyền thống “ tôn sư trọng đạo” vì thế mà trở nên méo mó, tầm thường.
Theo xu thế của xã hội đôi chỗ đôi lúc, có trường còn dạy chữ nhiều hơn dạy người. Vì quá chú trọng đến các kì thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi đại học nên đôi lúc nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục làm người bị xao nhãng và xem nhẹ.
- Về phía xã hội: Những hạn chế tác động xấu từ môi trường của thời kì mở cửa, hội nhập, những tư tưởng văn hóa xấu ngoại lai, mặt trái của cơ chế thị trường, có cơ hội xâm nhập. Đây đó còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của người lớn đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội tuy không phổ biến nhưng có dấu hiệu gia tăng làm băng hoại đạo đức, tha hóa nhân cách gây ra nỗi đau đáng lo ngại cho các bậc cha mẹ đã tác động xấu đến các giá trị đạo đức truyền thống ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục cho học sinh, đến an ninh trật tự xã hội.
	Đối với nội dung giáo dục đạo đức:
Trong chương trình giáo dục cấp THPT một môn học đặc thù có nội dung to lớn trong việc giáo dục cho học sinh, đó là môn giáo dục công dân. Tuy nhiên việc dạy học và học bộ môn này trong nhà trường hiện nay vẫn đang còn những hạn chế bất cập. Tại hội thảo quốc tế về giáo dục đạo đức công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam diễn ra tại Hà Nội, thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã chỉ ra: “ Nội dung chương trình của môn giáo dục công dân còn nhiều điều chưa hợp lý, nặng giáo dục chính trị, nhẹ giáo dục kĩ năng sống, coi trọng lý thuyết chưa chú ý vận dụng thực hành, chưa yêu cầu thể hiện qua việc làm và hành vi cụ thể trong đời sống. Nhiều bài học trong sách giáo khoa còn khô khan gượng ép, chưa phù hợp với đặc điêm tâm lý tình cảm của học sinh. Mặt khác một số kiến thức triết học , kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội còn quá trừu trượng, khó hiểu đối với học sinh phổ thông: Chưa chú ý đúng mức tính liên thông tích hợp nội dung dạy môn giáo dục công dân với các môn học khác.
 	Tóm lại vị thế của môn học làm người chưa được nhìn nhận và quan tâm đúng mức. Đó là thực trạng, là khó khăn và thách thức cho ngành giáo dục nói chung trên cả nước và ngành giáo dục trên địa bàn huyện Đông Sơn nói riêng. .
 - Về phía học sinh : Đa số học sinh theo học tại trung tâm có nhiều hạn chế cả về nhận thức , hoàn cảnh gia đình cũng như năng lực nhận thức ,vì vậy dẫn đến việc học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức của học các em còn nhiều hạn chế yếu kém .
7. Nguyên tắc và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh hiện nay.
 Trên cơ sở phân tích dánh giá thực trạng , nguyên nhân của vấn đề tôi xin đưa ra một số nguyên tắc và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức sau 
 7.1. Nguyên tắc cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục giá trị đạo đức cho học sinh 
 7.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục
 	Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba nhân tố gia đình nhà trường xã hội là việc làm hết sức cần thiết để giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh. Liên minh này như một chiếc kiềng ba chân đơn giản mà vững chắc. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba nhân tố giáo dục trên trước hết là đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục đều cùng hướng đến một mục đích, một tác động của tổ hợp đồng tâm tạo nên sức mạnh kích thích, cộng hưởng thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh. 
 7.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn, tính khả thi và tính hiệu quả
 Nguyên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_gia_tri_dao_duc_truyen_thong_cho_hoc_sinh_trun.doc