SKKN Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THPT qua một số bài đọc văn

SKKN Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THPT qua một số bài đọc văn

Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội con người đồng thời có sự tác động tới cuộc sống xã hội con người. Nghệ thuật không chỉ giáo dục đạo đức mà còn tác động cải tạo thế giới quan và các quan điểm chính trị – xã hội của con người.

 Lê Quí Đôn ( 1726- 1784 ) cũng nói Văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là sự việc lớn của sự kinh tế

 Nhà triết học Hi Lạp Arxtốt ngay từ thời cổ đại đã từng nói “ Khi xem kịch nếu người ta có khóc thì những giọt nước mắt đó cũng sẽ làm con người trong sạch và cao thượng hơn ”

Thông qua các hình tượng nghệ thuật văn học, văn học giúp người đọc nhìn thấy những sự thật của nhân sinh , nhận biết được cái đẹp, cái xấu, cái thật, cái giả ,cái cao cả và cái thấp hèn . Văn học soi rọi cho người đọc ánh sáng lý tưởng, nâng đỡ niềm tin vào cuộc đời, khơi gợi ở họ lòng tin yêu cuộc sống. Đồng thời văn học nuôi dưỡng lòng đồng cảm với đồng loại, kích thích khát vọng vượt lên trên cái tầm thường, hữu hạn để sống cuộc đời cao đẹp và có ý nghĩa hơn. Văn học giáo dục tư tưởng nhân đạo, lòng vị tha, tinh thần yêu công lý, chuộng lẽ phải, yêu quê hương đất nước .

Có thể nói văn học đặc biệt quan trọng với đời sống xã hội con người ,nhất là trong việc giáo dục nhân cách ,xây dựng lý tưởng sống cho con người . Lét Xing nhà mĩ học khai sáng Đức cho rằng : “ Tất cả các thể loại thơ ca đều phải uốn nắn chúng ta ”. Như vậy là giờ dạy học văn trong nhà trường ở các bậc học là vô cùng quan trọng. Thông qua các tác phẩm văn học người thầy không chỉ giúp học sinh nhận thức được nội dung, cuộc sống xã hội con người mà còn giáo dục học sinh cách làm người, bồi dưỡng tâm hồn con người trong sáng cao đẹp hướng đến chân , thiện , mĩ.

 

doc 22 trang thuychi01 12156
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THPT qua một số bài đọc văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG 
CHO HỌC SINH THPT QUA MỘT SỐ BÀI ĐỌC VĂN
 Người thực hiện: Trương Thị Hiền
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2019
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội con người đồng thời có sự tác động tới cuộc sống xã hội con người. Nghệ thuật không chỉ giáo dục đạo đức mà còn tác động cải tạo thế giới quan và các quan điểm chính trị – xã hội của con người.
 Lê Quí Đôn ( 1726- 1784 ) cũng nói Văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là sự việc lớn của sự kinh tế 
 Nhà triết học Hi Lạp Arxtốt ngay từ thời cổ đại đã từng nói “ Khi xem kịch nếu người ta có khóc thì những giọt nước mắt đó cũng sẽ làm con người trong sạch và cao thượng hơn ”
Thông qua các hình tượng nghệ thuật văn học, văn học giúp người đọc nhìn thấy những sự thật của nhân sinh , nhận biết được cái đẹp, cái xấu, cái thật, cái giả ,cái cao cả và cái thấp hèn ... Văn học soi rọi cho người đọc ánh sáng lý tưởng, nâng đỡ niềm tin vào cuộc đời, khơi gợi ở họ lòng tin yêu cuộc sống. Đồng thời văn học nuôi dưỡng lòng đồng cảm với đồng loại, kích thích khát vọng vượt lên trên cái tầm thường, hữu hạn để sống cuộc đời cao đẹp và có ý nghĩa hơn. Văn học giáo dục tư tưởng nhân đạo, lòng vị tha, tinh thần yêu công lý, chuộng lẽ phải, yêu quê hương đất nước .
Có thể nói văn học đặc biệt quan trọng với đời sống xã hội con người ,nhất là trong việc giáo dục nhân cách ,xây dựng lý tưởng sống cho con người . Lét Xing nhà mĩ học khai sáng Đức cho rằng : “ Tất cả các thể loại thơ ca đều phải uốn nắn chúng ta ”. Như vậy là giờ dạy học văn trong nhà trường ở các bậc học là vô cùng quan trọng. Thông qua các tác phẩm văn học người thầy không chỉ giúp học sinh nhận thức được nội dung, cuộc sống xã hội con người mà còn giáo dục học sinh cách làm người, bồi dưỡng tâm hồn con người trong sáng cao đẹp hướng đến chân , thiện , mĩ. 
Trong thực tế số lượng kiến thức trong tác phẩm văn học được chọn giảng ở THPT là rất phong phú mà thời gian chỉ có 1 đến 2 tiết học cho việc đọc hiểu một tác phẩm là quá ít do vậy cả người dạy và người học coi trọng việc lĩnh hội tri thức để phục vụ choviệc thi cử và điểm số tổng kết .Việc giáo dục bồi dưỡng nhân cách làm người chưa thực sự được chú ý, chưa được chú trọng đánh giá, chưa có thang mục cụ thể kiểm chứng, hay có thể nói nó còn bị buông lơi tự do, mỗi người mỗi kiểu, tuỳ hứng .
Tròn mười lăm năm tuổi nghề dạy văn ở THPT, tôi vẫn luôn băn khoăn trăn trở trước sự thực đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp, mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống của con người có sự chi phối sâu sắc của cơ chế kinh tế thị trường .Thế giới tâm hồn học sinh thanh niên hiện nay quá nghèo nàn, học sinh không thích học văn , những trang văn đầy xúc động lòng người, trước đây người đọc từng bồi hồi thao thức , trăn trở xót thương trước sự khổ đau, phẫn uất trước cái xấu xa tàn bạo, giờ đây hầu như phần lớn các em chỉ tiếp nhận nó với tư cách phải học vì nó là bộ môn có mặt trong các kỳ thi nên phải nhớ được những nội dung chính những vấn đề có thể ra trong đề thi .
Nói như vậy cũng không phải là tất cả người học người dạy văn đều xem nhẹ vấn đề này . Những thầy cô tâm huyết với nghề ,dẫu nhọc nhằn vất vả, dẫu học sinh không có hứng thú học văn vẫn cố gắng bằng cách này cách khác thông qua giảng dạy giúp học sinh hiểu những tri thức trong tác phẩm , giáo dục nhân cách bồi dưỡng tâm hồn các em, luôn khuyến khích trân trọng những học sinh có ý thức học văn có cách cảm thụ sáng tạo, những rung cảm chân thành trong sáng .
Với khuôn khổ nhỏ hẹp của đề tài người viết không có tham vọng định ra một phương pháp giáo dưỡng học sinh qua bộ môn ngữ văn ở trường THPT mà chỉ mạnh dạn trình bày một vài suy nghĩ về cách phối hợp trong dạy chữ và dạy người qua một số giờ đọc văn ở lớp 10 ( Tấm Cám ,Hồi trống Cổ thành), lớp 11
( Chí phèo ), lớp 12 ( Chiếc thuyền ngoài xa ) và một số bài về đề tài tình yêu trong chương trình. 
Qua phương pháp: khảo sát, thống kê, so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp , khái quát từ những tiết dạy văn học dân gian , văn học nước ngoài ,văn học trước 1945 đến văn học sau 1975 mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy ngữ văn và việc dạy người trong nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo con người toàn diện của giáo dục nước nhà . 
Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót , rất mong có sự góp ý chân thành nhiệt tình của đồng nghiệp để những giáo viên dạy ngữ văn cùng nhau suy ngẫm mà tháo gỡ vấn đề đa dạng phong phú mà nan giải : dạy, học làm người qua dạy, học văn.	
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
	1. Thực trạng
 Như trên người viết đã trình bày : học sinh không thích học văn do nhiều lý do tác động của xã hội, ít ngành nghề hơn những môn khoa học tự nhiên trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá; hoặc vì học văn rất khó, và từ không thích học , không hứng thú đam mê bộ môn có vai trò quan trọng trọng trong việc dạy người nên việc giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều hạn chế, trong thời đại kinh tế thị trường, thời hội nhập, tình trạng đạo đức học sinh xuống cấp là mối lo ngại lớn cho xã hội và ngành GD.
 Việc chú trọng dạy tri thức để phục vụ cho thi cử chưa chú tâm việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách phẩm chất lý tưởng sống cao đẹp hợp thời đại trong các giờ đọc văn ở các nhà trường là một thực tế đáng suy nghĩ. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thực trạng giáo dục hiện nay của nước ta là: chú trọng dạy chữ 80% , 20 % dạy nghề và dạy người. Từ đó cho thấy sự chênh lệch tỉ lệ trong mục tiêu đào tạo của giáo dục . 
 Qua khảo sát thực tế các trường THPT ở thành phố cho thấy số học sinh học văn và thi vào các trường nghành văn rất ít, số học sinh tâm huyết với môn văn càng ít. Trong khi đó các môn KHTN lại có sức hút lớn đối với phần lớn học sinh. Đó cũng là cái khó khăn trong chiến lược giáo dục đào tạo con người toàn diện .
 Khảo sát chung chương trình toàn cấp môn ngữ văn theo chương trình đổi mới GDPT : nhiều thể loại và tác phẩm mới trước đây chưa được học nay đã được đưa vào chương trình: VD văn bản nhật dụng, nghị luận xã hội , chiếu, biểu, sử , kí , tựa , thảo luận, quảng cáo nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản ứng dụng trong cuộc sống. Có thể nói dạy môn ngữ văn thông qua hệ thống chương trình , bên cạnh việc trang bị cho HS kiên thức cơ bản ứng dụng trong cuộc sống . Qua hệ thống chương trình, nhiệm vụ dạy người , dạy cách sống , cách ứng sử trong cuộc sống xã hội con người cần được chú trọng : tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ trong sáng lành mạnh thuỷ chung, sống có tình nghĩa, tình bạn cao đẹp, sống chân thực có trách nhiệm với bản thân và gia đình, xã hội , biết cảm thông thấu hiểu sẻ chia. Tất cả các giá trị văn học đều hướng tới giáo dục con người nhưng vẫn chưa được người dạy, người học chú ý xem như một nội dung quan trọng không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua .
 Khảo sát phần mục tiêu cần đạt ở SGK và SGV ngữ văn 10,11,12 Ban cơ bản đa số có yêu cầu : Bồi dưỡng tâm hồn phẩm cách con người : Ví dụ Khối 10 bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX : “ Giúp HS nắm được khái quát những kiến thức cơ bản về : Các thành phần văn học chủ yếu các giai đoạn VH những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học VN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XI X . Bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản của VH dân tộc. ”( SGV –NV 10 ) Bài Cảnh ngày hè : “ Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranhngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời , nặng lòng với nhân dân đất nước. Bồi dưỡng tình yêu đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân .”( SGV –NV 10 ); Bài Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão : Cảm nhận vẻ đẹp con người thời Trần, vẻ đẹp thời đại . Bồi dưỡng nhân cách sống có lý trí , quyết tâm thực hiện lý tưởng; Bài Tựa - HS cần hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân . Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản .” Cũng có một số bài không đặt rõ thành một mục trong mục tiêu cần đạt của bài học về vệc bồi dưỡng tâm hồn , nhân cách HS trong bài cụ thể .( SGV ngữ văn 10 Nâng cao ) như vậy là giữa 2 SGV chưa có sự nhất quán trong mục tiêu bài học về việc giáo dưỡng nhân cách tâm hồn học sinh qua giờ học văn ,do vậy cũng chưa có sự nhất quán trong phương pháp mục tiêu dạy học văn trong đội ngũ giáo viên . Nhưng việc dạy kiến thức - giá trị văn học, giáo viên phải tự lồng ghép để thực hiện mục tiêu giáo dưỡng học sinh .Khối 11 chương trình cơ bản : Ví dụ bài Lẽ ghét thương . Mục tiêu bài học :“ Giúp học sinh nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh , mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu. Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng .”
2. Kết quả của thực trạng trên :
 Thực tế hầu hết trong các giờ học văn người đọc cũng như người giảng chú trọng việc trang bị kiến thức ,nội dung ,nghệ thuật tác phẩm văn học nhiều hơn việc chú ý bồi dưỡng nhân cách . Hoặc nếu có thì cũng mờ nhạt, chưa rõ ràng; chưa giành cho nó một vị thế quan trọng trong giờ học; chưa chú trọng kiểm tra nó một cách sáng tạo, phù hợp với từng giờ học.
 Sách giáo viên có đặt ra mục tiêu bài học nhưng phần giải quyết nó chưa cụ thể rõ ràng : VD như : Bài đọc văn : Lẽ ghét thương – Nguyễn Đình Chiểu đặt ra mục tiêu: rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.Nhưng mục kiểm tra đánh giá bài học: Căn cứ vào trọng tâm bài học, đặt những câu hỏi kiểm tra thì là :
“ - Nội dung lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu
 - Mối quan hệ hai tình cảm ghét và thương trong tâm hồn tác giả
 - Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ” ( SGVNgữ văn 11 cơ bản )
 SGV Ngữ văn nâng cao 11 những giờ đọc văn về năm bài thơ trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh . Mục tiêu cần đạt ở các bài cụ thể chủ yếu là hiểu và đánh giá được những mặt cơ bản về nội dung hình thức và phong cách nghệ thuật. Cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh : Lòng nhân ái đến mức quên mình và tinh thần lạc quan cách mạng ; luôn luôn hướng về sự sống ánh sáng tương lai . Nghĩa là không có mục tiêu rút ra bài học cụ thể giáo dục đạo đức, nghị lực ý chí con người. Nhưng bài viết số 6 NLXH lại có đề bài: Nhân được học một số bài thơ trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh . Anh / chị hãy viết bài văn bàn về ý chí và nghị lực của con người . Điều này khiến cho học sinh cảm thấy khó khăn, lúng túng khi làm bài nếu trong từng giờ giờ học không được giáo viên chú ý hướng dẫn gợi mở cho liên hệ .
 Như vậy là dù có đặt ra trong mục tiêu bài học cụ thể hay không đặt ra thì qua việc dạy học văn đòi hỏi sự sáng tạo từ cả hai phía ( GV và HS ) lấy giá trị của tác phẩm làm phương tiện để hướng tới mục đích giáo dục. Nghĩa là qua giờ dạy học văn cần chú ý vấn đề rút ra ý nghĩa giáo dục ,thẩm mĩ qua nhận thức vấn đề nội dung nghệ thuật.Từ đó trang bị cho học sinh tri thức hiểu biết cuộc sống xã hội con người và bồi dưỡng nhân cách đạo đức phẩm chất tốt đẹp hướng tới chân thiện mĩ .
 Chương trình ngữ văn lớp 10 có học và đọc thêm một số bài : phẩm bình nhân vật lịch sử : Thái phó Tô Hiến Thành, Thái sư Trần Thủ Độ, Hương Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn .Mục tiêu bài học đã đề ra : Hiểu được nhân cách chí công vô tư , uy vũ không khuất phục, danh lợi không làm đổi lòng ,suốt đời vì nước của Tô Hiến Thành qua ngòi bút của sử gia thời Trần. Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó thêm kính trọng, tự hào về truyền thống của cha ông .
 Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội ) có đề số 2 : Anh chị hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm .
 Đề số 5 : Bài học về nhân cách mà anh (chị ) rút ra từ các câu truyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái Sư Trần Thủ Độ .
 Đây là những đề bài hay rất cần thiết cho việc giáo dưỡng học sinh qua học văn, người soạn SGK đã chú ý đến vấn đề này nhưng thực tế trong các nhà trường người kiểm tra ( người thầy ) cũng như người được kiểm tra ( học sinh ) rất ít chú ý, hoặc có ra đề thì chất lượng bài viết rất thấp. Điều đó cho thấy việc tiếp nhận , đọc hiểu văn bản văn học và nhận thức nó, “thấm” được giá trị giáo dục của văn bẳn văn học một cách thực sự có được rung cảm chân thành về nó là rất ít .
 Trong thực tế phần rút ra bài học cho bản thân chưa thực sự được chú trọng xem nó là một nội dung bắt buộc , do vậy nên các em chưa thấy được vị trí quan vai trò quan trọng và cần thiết của bộ môn văn học với cuộc sống và xã hội con người cũng như chưa có sự đồng nhất trong quan điểm của người dạy học văn trong nhà trường phổ thông .
 Người viết mạnh dạn lấy dẫn chứng cụ thể về thực trạng của vấn đề ở từng tiết dạy và cách giải quyết cụ thể vấn đề ấy trong từng giờ học cụ thể .
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 
 1. Dạy đọc văn cần gắn kết với việc dạy người bồi dưỡng tâm hồn nhân cách con người thông qua đọc hiểu giá trị nội dung nghệ thuật tác phẩm , qua các chi tiết chính – hiểu những tầng ý nghĩa sâu sắc mà tác giả gửi gắm giáo dục con người .Nghĩa là cần chú ý giá trị nhận thức và từ đó thấy giá trị giáo dục ,thẩm mĩ to lớn của tác phẩm dù mục tiêu bài học đặt ra cụ thể hay không cụ thể bởi đó là chức năng quan trọng của văn học 
 1.1 Ví dụ đọc hiểu truyện cổ tích Tấm Cám - Ngữ văn 10 ( cơ bản ) tập 1 
* Mục tiêu bài học : HS cần nắm được : Biện pháp nghệ thuật chính của truyện ,biết cáh đọc hiểu 1 truyện cổ tích thần kỳ ; nhận biết được một truyện cổ tích thần kỳ qua đặc trưng thể loại ; Có được tình yêu đối với người lao động ,củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện , của chính nghĩa trong cuộc sống .
Phần hướng dẫn dạy học SGV : Tập trung làm rõ trọng tâm : 
a. Phân tích diễn biến các sự kiện để thấy sự phát triển từ thấp đến cao của mâu thuẫn đến xung đột giữa Tấm và Cám 
- Sự tàn độc của mẹ con Cám với Tấm ;muốn tiêu diệt Tấm .
- Từ sự bị động và phản ứng yếu ớt ,Tấm đã có những phản ứng mạnh mẽ hơn ,hành động quyết liệt giành hạnh phúc của mình 
b. Phân tích quá trình biến hoá của Tấm : 
- Ý nghĩa chung nhất: Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm ( không một lực lượng thù địch nào có thể tiêu diệt được )
- Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất tạon nên chiến thắng cuối cùng
 ( có sự phù trợ của Bụt )
- Thực ra chiến thắng trong truyện cổ tích là chiến thắng của niềm mơ ước chứ không phải chiến thắng trong cuộc đời thực.
- Tấm ẩn mình trong quả thị và từ quả thị bước ra , trở lại làm người . Đây là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam ví dụ :Sọ Dừa ; Lấy vợ cóc ;lấy vợ ếch . Tú Uyên Giáng Kiều ; ý nghĩa cổ xưa của các chi tiết này là một quan niệm thuộc về tâm linh.
- Cô Tấm từ trong quả thị bước ra là một chi tiết mang tính thẩm mĩ. Qua kiếp phong trần,Tấm trở lại làm người không lam lũ nghèo hèn, không cao sang quyền quí mà vẫn bình dị như xưa. Trở về cuộc sống bên bà lão hàng nước. Tấm dường như đã trở lại với chính mình và làm lại cuộc đời. Về phương diện kết cấu Tấm bước ra từ quả thị trở lại làm người đóng vai trò kết thúc một tiến trình của truyện cổ tích để bắt đầu một tiến trình mới làm toát lên ý nghĩa nhân văn cao cả và đậm đà bản sắc dân tộc .” ( SGV)
 Như vậy phần trọng tâm của kiến thức là phân tích vẻ đẹp của nhân vật Tấm sức sống mãnh liệt tinh thần đấu tranh gay gắt; sự hoá thân cuả Tấm. Cách lý giải về chi tiết miếng trầu cánh phượng trong SGV là chưa thoả đáng, chưa lột được cái sâu sắc mang ý nghĩa giáo dục của trí tuệ dân gian qua thiên truyện mà cha ông gửi gắm. Bởi nếu bóc đi sự kỳ ảo hoang đường của truyện cổ tích thần kỳ thì sau màn sương khói ấy chính là hiện thực cuộc đời có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với con người mãi về sau qua những triết lý nhân sinh sâu sắc, qua giá trị nhân văn cao cả. ( Triết lý ở hiền gặp lành ác giả ác báo của truyệnTấm Cám là khát vọng ước mơ sự công bằng xã hội, đồng thời nó giáo dục con người ta luôn sống hướng thiện , sống tin tưởng và tương lai. Mặt khác sự chiến thắng của Tấm, hạnh phúc của Tấm chỉ có được khi Tấm đã ý thức đấu tranh và đấu tranh quyết liệt, dai dẳng, không khoan nhượng với kẻ thù. Tấm đã phải chết đi sống lại nhiều lần trong cuộc đấu tranh dành lại hạnh phúc cho ta thấy: hạnh phúc không phải dễ dàng mà có được, nó là kết quả của quá trình con người không ngừng phấn đấu và gìn giữ.
Khi tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám – truyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Câu truyện cổ dân gian đã đi sâu vào đời sống con người Việt Nam nhất là triết lý nhân sinh ở hiền gặp lành.Trước khi tìm hiểu truyện theo chương trình ngữ văn 10 thì học sinh đã nhiều lần được nghe kể và xem phim , đọc truyện .Việc giáo viên hướng dẫn giờ đọc văn ở đây bên cạnh việc chỉ ra ý nghĩa nhân sinh của câu tuyện; cuộc đấu tranh với cái xấu và cái ác cách kết thúc có hậu đề cao tư tưởng nhân văn sâu sắc, hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp sang hèn .
 Xét về mặt lô gíc truyện dân gian ta thấy nhân vật Tấm vốn là người hiền lành , năng lao động. Dì ghẻ sai Tấm và Cám đi xúc tép, chính sự chăm chỉ thật thà của Tấm đã có một kết quả là giỏ tép đầy, cô sẽ có được yếm đào. Khi bị Cám ranh mãnh lừa đánh cắp mất,Tấm đau khổ khóc lóc, nếu Tấm không phải là người chăm chỉ lao động, hiền lành thật thà thì liệu Tấm có được Bụt trợ giúp không? Khi được Bụt mách bảo, tìm được con cá bống đem về nuôi thì Tấm đã nhường cơm cho cá , cá bống lớn lên bằng tình thương yêu và sự chăm sóc của Tấm. Cũng nhờ có bộ xương cá bống mà Tấm đã có được, ngựa, hài, quần áo, có vẻ đẹp lộng lẫy để được gặp vua được hạnh phúc. Như vậy cái cốt lõi của vấn đề sau yếu tố kỳ ảo là lao động, lao động sẽ là nền tảng là cơ sở là con đường đưa ta đến hạnh phúc.
Ở cuối truyện Vua nhận ra Tấm nhờ miếng trầu têm cánh phượng rất khéo léo của Tấm, họ đã gặp nhau nhận ra nhau sau bao khó khăn gian khổ ,trở về cung sống cuộc đời hạnh phúc. Qua những chi tiết này giáo viên có thể cho học sinh thảo luận câu hỏi: Nhờ đâu mà trải qua bao khó khăn gian khổ Tấm vẫn được hưởng hạnh phúc? Bên cạnh ý nghĩa: do Tấm đã không ngừng đấu tranh gay gắt quyết liệt để giành hạnh phúc, và đó là ước mơ của nhân dân lao động ,là khát vọng công bằng xã hội qua triết lý nhân sinh ở hiền gặp lành. Nhưng liệu không có sự khéo léo trong lao động ,têm trầu cánh phượng thì Tấm có gặp lại vua không ,có thể trở về hưởng hạnh phúc được không .? Từ đó học sinh thấy được rằng phẩm chất tốt đẹp, tình yêu lao động , sự khéo léo đảm đang , sự dịu dàng cùng với ý chí đấu tranh không mệt mỏi của mình sẽ là cơ sở cho hạnh phúc của con người. Đặc biệt học sinh nữ cần giữ gìn phát huy phẩm chất ,công dung ngôn hạnh của mình vì đó là cơ sở tạo nên hạnh phúc của con người .
 1.2 .Khi dạy đoạn trích Hồi trống cổ thành - trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung , bên cạnh việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung chủ đề của đoạn trích , tài năng nghệ thuật của tác giả qua phân tích tình huống hồi trống ; ý nghĩa hồi trống ; tính cách nhân vật Quan Công , nhân vật Trương Phi .Giáo viên cần cho học sinh rút ra bài học cho bản thân sau khi học đoạn trích. Hoặc suy nghĩ của em sau khi học đoạn trích. Học sinh sẽ nêu được những bài học: Trước mọi vấn đề ,tình huống sự việc cần bình tĩnh để suy xét, phân tích nhìn nhận cụ thể ,không nên nóng vội vì nóng vội sẽ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Ví dụ tính cách Trương Phi một nhân vật “tuyệt trực ”: Khi nghe tin Quan Công đưa hai chị đến cổ thành thì đùng đùng nổi giận chẳng nói chẳng rằng vác xà mâu ra đánh Quan Công (vì hiểu lầm là Quan Công đã bội nghĩa vườn đào ). Tất cả những ai đọc Tam quốc diễn nghĩa đều hiểu rõ sự nóng nảy của Trương Phi là do tính cương trực, thẳng thắn, trọng tình nghĩa anh em màTrương Phi mong muốn trừng trị kẻ bội nghĩa . Trương Phi đặt ra điều kiện với Vân Trường là: “Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy” và Trương Phi thẳng tay đánh trống và chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Ta thấy điều ki

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc_sinh_thpt_qua_mot_so.doc