SKKN Giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên bằng các hoạt động ngoại khóa

SKKN Giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên bằng các hoạt động ngoại khóa

 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên"[1]. Đảng ta cũng từng khẳng định: "Sự nghiệp của đất nước thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng với cộng đồng thế giới hay không chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định . Dân tộc Việt Nam, sự phát triển của đất nước phu thuộc vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên".[8]

 Công cuộc đổi mới của Đảng ta khởi sướng đã tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội để học tập, rèn luyện, phấn đấu và để tự khẳng định mình. Song bên cạnh những chuyển biến tích cực đó là mặt trái của cơ chế thị trường, đang len lỏi làm suy thoái về đạo đức , mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng của một bộ phận thanh niên từ thành thị cho tới nông thôn . Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra? Làm thế nào để thế hệ thanh niên tương lai có thể đáp ứng với những yêu cầu của Đất nước đặt ra? Làm thế nào để họ có thể định hướng đúng, hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức trong nền kinh tế thị trường hiện nay? Làm thế nào để những ảnh hưởng đó không làm suy giảm đi nguồn lực trẻ .đang trở nên hết sức cấp bách .

 Trước tình đó Đảng ta đã xác định việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người Việt Nam toàn diện.[8]

 Trong những năm qua , công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở TTGDTX Cẩm Thủy có sự chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ, tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức cho ĐVTN còn nhiều bức xúc cần được quan tâm giải quyết, các biện pháp giáo dục đạo đức được chú trọng, trong đó vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên.

 Là một cán bộ Đoàn, đồng thời là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy học sinh ở TTGDTX Cẩm Thủy rất lười học nhưng lại rất thích tham gia các hoạt động ngoại khóa như văn nghệ, TDTT. Thiết nghĩ nếu phát huy hết được vai trò, sức mạnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động ngoại khóa, thì sẽ góp phần vào việc giáo dục đạo đức toàn diện cho học sinh ở TTGDTX Cẩm Thủy.

 

doc 20 trang thuychi01 6691
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên bằng các hoạt động ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên"[1]. Đảng ta cũng từng khẳng định: "Sự nghiệp của đất nước thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng với cộng đồng thế giới hay không chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định . Dân tộc Việt Nam, sự phát triển của đất nước phu thuộc vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên".[8]
	Công cuộc đổi mới của Đảng ta khởi sướng đã tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội để học tập, rèn luyện, phấn đấu và để tự khẳng định mình. Song bên cạnh những chuyển biến tích cực đó là mặt trái của cơ chế thị trường, đang len lỏi làm suy thoái về đạo đức , mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng của một bộ phận thanh niên từ thành thị cho tới nông thôn . Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra? Làm thế nào để thế hệ thanh niên tương lai có thể đáp ứng với những yêu cầu của Đất nước đặt ra? Làm thế nào để họ có thể định hướng đúng, hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức trong nền kinh tế thị trường hiện nay? Làm thế nào để những ảnh hưởng đó không làm suy giảm đi nguồn lực trẻ ...đang trở nên hết sức cấp bách .
	Trước tình đó Đảng ta đã xác định việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người Việt Nam toàn diện.[8]
	Trong những năm qua , công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở TTGDTX Cẩm Thủy có sự chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ, tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức cho ĐVTN còn nhiều bức xúc cần được quan tâm giải quyết, các biện pháp giáo dục đạo đức được chú trọng, trong đó vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên.
	Là một cán bộ Đoàn, đồng thời là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy học sinh ở TTGDTX Cẩm Thủy rất lười học nhưng lại rất thích tham gia các hoạt động ngoại khóa như văn nghệ, TDTT. Thiết nghĩ nếu phát huy hết được vai trò, sức mạnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động ngoại khóa, thì sẽ góp phần vào việc giáo dục đạo đức toàn diện cho học sinh ở TTGDTX Cẩm Thủy.
	Phạm trù đạo đức là một phạm trù khá rộng và được thực hiện bằng nhiều con đường, nhiều phương pháp khác nhau. Trong phạm vi này tôi chỉ mạnh dạn nêu ra cách mà tôi đã làm trên cương vị của một cán bộ Đoàn trong công tác thanh niên đó là : "Giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên bằng các hoạt động ngoại khóa’’. Với mong muốn thiết tha là tìm cho mình và đồng nghiệp nhiều cách đê giáo dục học sinh , giúp các em sau này lớn lên sẽ trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Mục tiêu của đề tài này là cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh .Thông qua hoạt động này sẽ giúp ĐVTN hiểu rõ hơn về vai trò của tổ chức mình tham gia, đồng thời qua hoạt động này sẽ giúp cán bộ Đoàn tìm hiểu rõ hơn về đối tượng mà mình quản lý, giúp đỡ. Từ đó sẽ có những biện pháp giáo dục phù hợp cũng như phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, giáo đục đạo đức cho học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
	Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho ĐNTN chính là góp một phần thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chính là cụ thể hoá phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”[4] trong giai đoạn hiện nay, là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh TT. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa học sinh và thầy, cô giáo là tạo sự gắn kết giữa học sinh, thầy cô giáo, gia đình, nhà trường, làm giảm đi những vấn đề bức xúc đang diễn ra hằng ngày trên lớp học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đoàn viên, thanh niên TTGDTX Cẩm Thủy trong suốt 2 năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017. Và phương pháp giáo dục đạo đức cho ĐVTV thông qua hình thức của các hoạt động ngoại khóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu lý luận giáo dục và tài liệu công tác Đoàn .	
	Trên cơ sở lý luận về mục tiêu của Luật giáo dục năm 2005[9], những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản hướng dẫn, chỉ thị của cấp trên, thông tư 58 của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh, quy định đánh giá, xếp lọai học lực, đạo đức học viên TTGDTX ...
	Tôi tiến hành nghiên cứu các hoạt động ngoại khóa phù hợp với lứa tuổicũng như nội dung hoạt động của nhà trường vào các dịp 8/3; 26/3; 20/10; 20/11; 19/5. Đồng thời các tài liệu tập huấn cho cán bộ Đoàn cũng như các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
	- Phương pháp khảo sát thực tế.
	Dựa trên những tư liệu về chuyên đề đã được nghiên cứu, tôi tiến hành khảo sát đối tượng ĐVTN, đây là đối tượng khá phức tạp về tâm sinh lí, các em đang ở độ tuổi" vị thành niên" '' muốn làm người lớn’' nên rất dễ thay đổi hành động của mình. Do đó tôi tiến hành khảo sát sở thích, hoàn cảnh gia đình của từng đoàn viên, thanh niên rồi mới lập kế hoạch và triển khai, thực hiện.
	- Phương pháp quan sát.
	Là phương pháp mà cán bộ Đoàn sử dụng các giác quan để trực tiếp quan sát học sinh thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí từ đó hiểu và nắm bắt được đặc điểm, khả năng, tính cách cụ thể của từng học sinh.
	- Phương pháp tổng kết.
	Sau khi triển khai thực hiện theo kế hoạch,tôi đã bám sát kết quả thu được. Trên cơ sở đó điều chỉnh cách làm để phù hợp với nội dung nghiên cứu , rồi tổng kết quá trình thực hiện.Từ đó có cơ sở đề xuất những biện pháp thực hiện cho những hoạt động đoàn thể khác, nhằm nâng cao hơn nhận thức của đoàn viên thanh niên đối vói tổ chức Đoàn, giúp học sinh có đời sống tinh thần phong phú, tránh xa các tệ nạn xã hội, hoàn thiện nhân cách, đạo đức của một người học sinh.
	Ngoài ra tôi còn sự dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác để bổ trợ cho quá trình nghiên cứu sáng kiến.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN.
* Khái niệm về đạo đức.
	Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , một trong những giá trị tinh thần mà xã hội lại người sáng tạo ra. Đó là hệ thống chuẩn mực, quan niệm giá trị và nguyên tắc được hình thành trong đời sống xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người, qua đó điều chỉnh mối quan hệ giữa người này và người khác, giữa cá nhân với xã hội, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống, tập quán và sức mạnh của dư luận xã hội.[3] 
	Theo tác giả Bandzelaz" Đạo đức là nội dung cốt yếu của tính cách con người" sự khác nhau giữa nhân cách này hay nhân cách khác là khác nhau về đạo đức. Và những phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái , trung thành, dũng cảm được khẳng định như giá trị, phẩm chất, nhân cách con người nói chung và thanh niên nói riêng.
	Đạo đức là một giá trị bền vững, là chuẩn mực cơ bản và là thành phần của nền tảng của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Vai trò của đạo đức với sự phát triển nhân cách con người đã khách quan hóa tầm quan trọng của giáo dục đạo đức với sự phát triển nhân cách thanh niên.
* Giáo dục đạo đức.
	Giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức, tình cảm , niềm tin, lý tưởng, hành vi đạo đức, đó là những phẩm chất đạo đức cần thiết. Theo yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn hiện nay.[2]
	Giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên là truyền lại cho thế hệ trẻ những giá trị đạo đức truyền thống . Đó là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha,nhân ái, chính trực và bao dung. Giáo dục đạo đức cho đoàn viên , thanh niên gắn chặt với tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng đắn trước những vấn đề của xã hội. Giúp thanh niên chống lại những tiêu cực về lối sống.
* Vai trò của giáo dục đạo đức .
	Thông qua giáo dục đạo đức, hình thành những xúc cảm, tình cảm, như tình yêu quê hưong đât nuớc, yêu thưong con ngưòi, tôn trọng lao động. Chính những tình cảm đạo đức là động lực thúc đẩy ĐVTN thực hiện những hành vi đạo đức, là động lực làm tăng thêm sự phong phú, sâu sắc và tinh tế của thế giới nội tâm, thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống. Có đuợc tình cảm đạo đức là nguồn sức mạnh tinh thần giúp thanh niên phấn đấu cho những giá trị Chân, Thiện, Mĩ.
* Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên.[1]
	Khi nói đến thanh niên, Người đã đưa ra một khái niệm đầy hình ảnh: "Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.’’Hồ Chí Minh cho rằng:" tuổi trẻ là lứa tuổi sống động nhất, mạnh mẽ nhất và đẹp đẽ nhất của cuộc đời".
	Người quan niệm đạo đức là sức mạnh, là đạo đức của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang vì sự nghiệp dân tộc và chủ nghĩa xã hội .
	Cho nên những chuẩn mực đạo đức cách mạng đó là : Trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người; Cần, Kiệm, Liêm, Chính; Chí Công Vô Tư.
* Chức năng, nhiệm vụ của đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường học.	[7]
	Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy, là đội quân xung kích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn bổ sung lực lượng ưu tú cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội;
	Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học XHCN của thanh niên; là môi trường lành mạnh để tập hợp đoàn kết, giáo dục, rèn luyện và phát triển nhân cách toàn diện, định hướng lý tưởng cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo cơ hội, điều kiện cho thanh niên cống hiến trưởng thành;
	Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp  pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.
2.2. Thực trạng về giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên ở TTGDTX Cẩm Thủy.
- Đặc điểm tình hình. 
	TTGDTX Cẩm Thủy nằm trên địa bàn thi trấn Cẩm Thủy, năm học 2008- 2009 Trung tâm được chuyển về cơ sở mới với những điều kiện vật chất đầy đủ khang trang phục vụ cho việc dạy và học. Là đơn vị có đội ngũ đoàn viên thanh niên khá ít, với khoảng 150 ĐVTN ( Năm học 2016-2017). Chủ yếu là con em các dân tộc Mường ,Dao, Kinh. Sinh sống chủ yếu là quanh khu vực sông Mã hoặc dưới các triền núi , triền đồi. Đa số các ĐVTN đều xuất thân trong những gia đình nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn, có rất nhiều học sinh đi học xa nhà, phải ở nhà trọ. Hoặc không có xe đi học phải đi nhờ với bạn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyên cần của các em.[6]
	Một thực tế cho thấy thanh niên ở các TTGDTX nói chung và TTGDTX Cẩm Thủy nói riêng đầu vào thấp, nhận thức về việc học là rất kém. Nhiều học sinh bị bố mẹ bỏ rơi hoặc đi làm ăn xa, có những học sinh là con mồ côi phải sống với anh em họ hàng, nên việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục là rất khó khăn chứ chưa nói là tham gia các hoạt động đoàn thể.[6]
	Một thực trạng đáng báo động đang diễn ra đó là nhiều học sinh vi phạm đạo đức, sống buông thả, thiếu lý tưởng ngày một gia tăng. Số đoàn viên ,thanh niên hút thuốc lá, bỏ giờ, trốn tiết, nghiện game , sử dụng điện thoại trong giờ học ngày một nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường.[5]
	Theo thống kê của BCH đoàn, năm học 2015-2016 số ĐVTN vi phạm ATGT bị xử lý hành chính là 15 trường hợp, hầu hết là không đội mũ bảo hiểm hoặc trở quá người quy định khi tham gia giao thông. Có tới 5-6 vụ đánh nhau trong hoặc ngoài nhà trường.[6]Số ĐVTN vi phạm nội quy lớp học, nội quy của trường thì ngày nào cũng có.
Nguyên nhân:
-Nguyên nhân khách quan.
	Trong xu thế toàn cầu hóa, nên kinh tế nước ta đang dần từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đang dần từng bước len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nhiều giá trị đạo đức ngày càng bị sói mòn . 	Những mặt trái của cơ chế thị trường đang làm xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội. Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm cho rất nhiều ĐVTN xa ngã. Ngoài ra sự buông lỏng của các cấp, các nghành về các hoạt động văn hóa, du lịch đã làm xuất hiện nhiều tụ điểm văn hóa không lành mạnh ở gần trường học, như các quán Chát, Game. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều ĐVTN trốn học, nghỉ học, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.
	Một số gia đình kinh tế khó khăn, chỉ lo kiếm sống, hay phải đi làm ăn xa gửi con lại cho ông bà đã già hoặc người thân nuôi dưỡng. Hay một số ít gia đình có "Con trai một" nên nuông chiều con đáp ứng đủ vật chất nhưng lại không để ý đến đời sống tinh thần của con. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ ly hôn, cha rượu chè, bê tha. Và phần lớn là thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức trong việc giáo dục,chăm sóc con cái.
-Nguyên nhân chủ quan.
*Về phía ĐVTN :
	ĐVTN ở TTGDTX Cẩm Thủy đa số là không đủ điều kiện vào học ở các trường THPT, hầu hết những đối tượng này yếu về kiến thức văn hóa, đồng thời cũng có nhiều mặt hạn chế về việc rèn luyện và trau dồi đạo đức, hình thành nhân cách [5] các em chưa thực sự coi trường học là “Nhà” của mình, chưa gắn bó, đoàn kết với các bạn trong lớp, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn. Những em hạnh kiểm trung bình, yếu là những em còn tham gia đánh nhau, bỏ tiết, vi phạm nội quy của trường, lớp. Các em dành nhiều thời gian cho việc chơi bời (game, facebook) nhiều hơn là học tập và rèn luyện.
	Qua thực tế cho thấy, các em còn chưa tự giác, chưa có ý thức đúng đắn trong các hành vi hàng ngày của mình về phạm trù đạo đức. Sống chưa lành mạnh, chưa có tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn, không đoàn kết, kĩ năng ứng sử còn rất yếu.
*Về phía giáo viên:
	Giáo viên chủ nhiệm: Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm đến học sinh, khi giao tiếp với các em chưa thể hiện được lòng nhiệt huyết và sự say mê của mình nên học sinh không phục, không nghe lời và không hợp tác với cô giáo chủ nhiệm.
	Về phía giáo viên bộ môn: Một số giáo viên bộ môn chưa nhiệt tình, chưa thể hiện trách nhiệm của mình trong việc“Thông qua dạy chữ để dạy người”. Không ít giáo viên day bộ môn còn tư tưởng “giáo dục ý thức đạo đức học sinh” là việc của giáo viên chủ nhiệm. Thậm chí một số giáo viên bộ môn còn sử dụng những nguyên tắc cứng nhắc khi giáo dục học sinh, đôi lúc giáo viên bộ môn còn áp đặt một cách máy móc quan điểm, cách nhìn nhận, xử lí của mình đối với học sinh. Thậm chí vì nóng giận mà giáo viên bộ môn còn sử dụng những lời lẽ thiếu tôn trọng, xúc phạm đến nhân cách và lòng tự trọng của các em gây ra sự bướng bĩnh, chống đối, vô lễ[5]
	Trước thực trạng ấy, các hoạt động ngoại khóa của đoàn TN là vô cùng cần thiết để giúp các em nhận thức đúng về tổ chức mà mình tham gia, có cơ hội được thể hiện những khả năng của bản thân như hát, múa , kể chuyện, diễn kịch... Và hơn hết là các em sẽ được biết rút ra cho mình những bài học, ý nghĩa từ các hoạt động đó, để rồi mỗi một ĐVTN sẽ cố gắng hơn nữa trong học tập, biết trau dồi những kiến thức kĩ năng, biết bài trừ những thói xâú, phân biệt những cái tốt, sẽ hiểu được vì sao phải dũng cảm, phải nhân ái, bao dung, sống có lý tưởng, có mục đích và hơn hết là lòng yêu Tổ quốc, yêu Đất nước, yêu Quê hương.
	Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn nhất định:
- Thuận lợi:
+ Bản thân là một cán bộ Đoàn, phụ trách các hoạt động ngoại khóa của trường, nhiều năm làm công tác Đoàn nên cũng có một số kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp hỗ trợ nhiệt tình trong việc xây dựng đề cương cũng như thực hiện các chỉ tiêu thi đua đã đề ra
+ Sự đồng thuận nhất trí cao của Ban giám đốc, hội cha mẹ học sinh.
+ Đoàn trường, đôn đốc kiểm tra thực hiện việc xây dựng đề cương của các lớp đúng nội dung, đúng thời gian.
+ Cơ sở vật chất rộng rãi, khang trang, sạch đẹp đó là điều kiện tốt cho quá trình học tập cũng như việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa của Đoàn thanh niên.
-Khó khăn:
	ĐVTN ở TTGDTX Cẩm Thủy khá ít, lại ở xa điều kiện đi lại khó khăn, nhiều em không thiết tha với các hoạt động đoàn thể, cũng có nhiều em yêu thích nhưng lại không có thời gian vì phải phụ giúp bố mẹ kiếm tiền hoặc làm các công việc nhà. Hay bản thân một buổi đi học, một buổi phải đi làm thuê để nuôi thân. Hay ý thức chăm lo việc học tập cũng như các hoạt động ngoại khóa của các bậc phụ huynh còn hạn chế.
	Địa bàn huyện lại khá rộng nên cự ly di chuyển của nhiều ĐVTN cũng còn xa đặc biệt là các em thuộc các xã Cẩm Long, Cẩm Yên, Cẩm Quý.
Cụ thể như sau: Số ĐVTN ở xã Cẩm Quý là: 30/150 ĐVTN; Cẩm Châu: 20/150; Cẩm Long 15/150,Cẩm Yên : 10/150 ..vv. Những xã này cách trường học từ 10-15 km. Do đó việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho tất cả các ĐVTN trong nhà trường cũng gặp không ít khó khăn.
	Vì vậy khi thực hiện chuyên đề tôi phải xây dựng kế hoạch chi tiết ngay từ đầu năm học, tham mưu xin ý kiến của BGĐ, phối hợp với GVCN và các đoàn thể trong trường để triển khai kế hoạch. Là chuyên đề mới, lại thực hiện xuyên suốt trong hai năm học nên phải theo sát ĐVTN để nhắc nhở, động viên, đặc biệt phải tập huấn cho các cán bộ Đoàn của các chi đoàn về kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Hướng dẫn tỉ mỉ từng phần cũng như kịch bản, cách diễn kịch trên sân khấu, cách kể chuyện và thể hiện giọng kể sao cho phù hợp và truyền cảm nhất.
2.3. Các hoạt động giáo dục đạo đức cho ĐVTN.
	Giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến ĐVTN để hình thành cho họ một ý thức, tình cảm, và một niềm tin đạo đức mà cái đích cuối cùng là tạo lập những thói quen và hành vi đạo đức. Ở các TTGDTX hiện nay các hoạt động ngoại khóa chưa được chú trọng hay tổ chức. Do một phần học sinh ở TTGDTX ít, lại thờ ơ đối với việc học tập và các hoạt động đoàn thể, vì thế việc tổ chức các hoạt động Đoàn thanh niên chỉ mang tính đơn điệu, năm nào cũng thế, ngoài các hoạt động như văn nghệ( chủ yếu là hát), TDTT như : bóng đá , bóng chuyền, kéo co, làm báo tường thì thực sự cũng chưa có hoạt động nào mang tính đột phá mới mẻ lạivừa có tính giáo dục sâu sắc.
	Là một cán bộ Đoàn, lại là giáo viên dạy Ngữ văn, tôi hiểu rất rõ tâm lí của các em ở lứa tuổi này, nông nổi, bồng bột nhưng lại rất thích làm " người lớn". Chỉ cần nói nặng hoặc trái ý là có ý nghĩ tiêu cự

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_dao_duc_cho_doan_vien_thanh_nien_bang_cac_hoat.doc