SKKN Giáo dục cách ứng phó với dịch bệnh cho học sinh THPT

SKKN Giáo dục cách ứng phó với dịch bệnh cho học sinh THPT

Sinh học là bộ môn khoa học có tính ứng dụng quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn sinh học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức khoa học và những kiến thức thực tế vô cùng phong phú, giáo viên bộ môn Sinh học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu khoa học, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.

Trong quá trình giảng dạy môn Sinh học tại trường THPT tôi nhận thấy có nhiều bài học nói về các dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm. Các loại dịch bệnh ngày càng tăng như sốt xuất huyết, tay chân miệng, HIV/AIDS đe dọa sức khỏe con người. Do đó phòng bệnh hơn chữa bệnh và học sinh THPT là đối tượng cần được trang bị các kiến thức và kĩ năng này vì các em chính là những công dân của đất nước trong tương lai. Việc giáo dục các kiến thức bổ ích về nâng cao sức khỏe học đường, cách phòng chống một số bệnh, giúp đảm bảo sức khỏe cho học sinh và gia đình. Đồng thời, góp một phần nhỏ vào công tác phòng chống dịch bệnh của cả nước.

Từ thực tế giảng dạy môn Sinh học tại trường THPT tôi đã tiến hành khảo sát khả năng ứng phó với dịch bệnh của học sinh lồng ghép vào nội dung bài dạy và thấy có hiệu quả nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với đề tài: “Giáo dục cách ứng phó với dịch bệnh cho học sinh THPT”.

 

docx 18 trang thuychi01 8951
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục cách ứng phó với dịch bệnh cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
--------- bµa----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 GIÁO DỤC CÁCH ỨNG PHÓ VỚI DỊCH BỆNH CHO HỌC SINH THPT
 Người thực hiện: Lê Thị Hà
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu 
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Nội dung thực hiện
3
2.3.1. Kiến thức về virut và bệnh truyền nhiễm 
2.3.1.1: Tìm hiểu kiến thức về virut
2.3.1.1.1. Đặc điểm của vi rút.
2.3.1.1.2. Bệnh truyền nhiễm 
3
3
3
2.3.2. Thiết kế nội dung giáo dục ứng phó với dịch bệnh
Chủ đề 1: Khảo sát khả năng ứng phó với dịch bệnh của học sinh THPT
Chủ đề 2: Tìm hiểu một số dịch bệnh do vi rút gây ra.
2.3.3. Thực hiện kê hoạch giáo dục ứng phó với dịch bệnh
2.3.4. Tiến trình thực hiện kế hoạch
2.3.5. Làm sổ tay phòng chống dịch bệnh
4
4
4
5
5
8
2..4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
13
3. Kết luận và đề xuất
13
13
15
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
 	Sinh học là bộ môn khoa học có tính ứng dụng quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn sinh học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức khoa học và những kiến thức thực tế vô cùng phong phú, giáo viên bộ môn Sinh học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu khoa học, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.
Trong quá trình giảng dạy môn Sinh học tại trường THPT tôi nhận thấy có nhiều bài học nói về các dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm. Các loại dịch bệnh ngày càng tăng như sốt xuất huyết, tay chân miệng, HIV/AIDS đe dọa sức khỏe con người. Do đó phòng bệnh hơn chữa bệnh và học sinh THPT là đối tượng cần được trang bị các kiến thức và kĩ năng này vì các em chính là những công dân của đất nước trong tương lai. Việc giáo dục các kiến thức bổ ích về nâng cao sức khỏe học đường, cách phòng chống một số bệnh, giúp đảm bảo sức khỏe cho học sinh và gia đình. Đồng thời, góp một phần nhỏ vào công tác phòng chống dịch bệnh của cả nước. 
Từ thực tế giảng dạy môn Sinh học tại trường THPT tôi đã tiến hành khảo sát khả năng ứng phó với dịch bệnh của học sinh lồng ghép vào nội dung bài dạy và thấy có hiệu quả nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với đề tài: “Giáo dục cách ứng phó với dịch bệnh cho học sinh THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Với mong muốn học sinh khi tiếp cận kiến thức về các bệnh truyền nhiễm sẽ hình thành các kĩ năng sau:
- Có ý thức rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Có trách nhiệm trong việc chung tay phòng chống dịch bệnh của cả nước.
- Quan tâm, tìm hiểu, cập nhật thường xuyên tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước, từ đó chủ động và bình tĩnh trong mọi tình huống khi có dịch bệnh xảy ra.
- Quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, có thói quen rửa tay với xà phòng thường xuyên, ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
- Phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Hình thành niềm yêu thích môn Sinh học, có ước mơ trở thành Bác sĩ trong tương lai
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 	Học sinh lớp thực nghiệm 10C1, 10C9,10C11 và 3 lớp học sinh đối chứng 10C2, 10C3, 10C4, Trường THPT Tĩnh Gia 3. Năm học 2018 - 2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Thực nghiệm sư phạm. 
- Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân. 
- Trao đổi chuyên môn để học hỏi các đồng nghiệp. 
- Sau đó tiến hành: 
+ Lập kế hoạch tiến hành sáng kiến
+ Thiết kế giáo án, các phiếu khảo sát
+ Thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả của học sinh ở các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Trong chương trình Sinh học 10 kiến thức về Virut và các bệnh truyền nhiễm được giới thiệu rất chi tiết và khoa học, có tính áp dụng thực tế rất cao, sẽ giúp học sinh có các kiến thức về các bệnh truyền nhiễm do virut, do vi khuẩn gây ra, các biện pháp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, có trách nhiệm tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, trang bị cho bản thân kĩ năng xử lý tình huống khi có dịch bệnh xảy ra trong cộng đồng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế giảng dạy tại trường tôi nhận thấy: 
- Học sinh vẫn còn lúng túng và hoang mang tìm ra cách giải quyết tình huống thực tế như việc bản thân học sinh hay người thân bị bệnh dịch. 
- Học sinh chưa quan tâm lắm đến hậu quả khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thói quen rửa tay với xà phòng, để phòng chống dịch bệnh. Thói quen ăn uống đảm bảo vệ sinh.
- Rất nhiều học sinh quan tâm đến tình hình dịch bệnh đã và đang diễn ra và mong muốn được trang bị thêm các kiến thức về lĩnh vực này.
2.3. Nội dung thực hiện
2.3.1. Kiến thức về virut và bệnh truyền nhiễm
2.3.1.1 Tìm hiểu kiến thức về virut
2.3.1.1.1. Đặc điểm của vi rút:
- Khái niệm: Là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (nm) và có cấu tạo rất đơn giản.
- Cấu tạo: hệ gen chỉ chứa 1 loại axit nuclêic: ADN hoặc ARN.
- Kí sinh nội bào bắt buộc. 
a. Cấu tạo
- Gồm 2 thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (ADN/ARN) và vỏ là prôtêin.
b. Hình thái
Gồm 3 loại cấu trúc: xoắn, khối, hỗn hợp.
c. Chu trình nhân lên của virut
Gồm 5 giai đoạn:
a. Sự hấp thụ
b. Xâm nhập
c. Sinh tổng hợp
d. Lắp ráp
e. Phóng thích
2.3.1.1.2. Bệnh truyền nhiễm
a. Bệnh truyền nhiễm
- Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực đủ mạnh, số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.
b. Phương thức lây truyền
* Truyền ngang
- Qua sol khí.
- Qua đường tiêu hóa.
 	-Qua tiếp xúc trực tiếp.
- Qua động vật cắn hay côn trùng đốt.
* Truyền dọc
- Mẹ truyền sang con
c. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut
- Bệnh đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh.
- Bệnh đường tiêu hóa: viêm gan, quai bị, tiêu chảy.
- Bệnh hệ thần kinh: viêm não, bại liệt.
- Bệnh lây qua đường tình dục: HIV, viêm gan B, hecpet.
- Bệnh da: đậu mùa, mụn cơm, sởi.
2.3.2. Thiết kế nội dung giáo dục cách ứng phó với dịch bệnh
Nội dung gồm: 
 Chủ đề 1: Khảo sát khả năng ứng phó với dịch bệnh của học sinh THPT
+ Thiết kế bộ câu hỏi khảo sát để đánh giá sự hiểu biết, khả năng ứng phó với dịch bệnh của học sinh, tiến hành khảo sát và tổng hợp số liệu sau khảo sát.
Bộ câu hỏi khảo sát đánh giá sự hiểu biết, khả năng ứng phó với dịch bệnh của học sinh.
Câu 1: Bệnh truyền nhiễm là gì? Cho ví dụ?
Câu 2: Các thói quen sinh hoạt hàng ngày có liên quan đến việc lây lan dịch bênh như thế nào? Lấy ví dụ minh họa
Câu 3: Khi có một bệnh truyền nhiễm lây lan thành dịch ở địa phương em đang sống, em sẽ ứng phó như thế nào?
Câu 4: Tại thời điểm này dịch bệnh nào đang xảy ra ở nước ta? Bản thân em có thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh này hay không?
Chủ đề 2: Tìm hiểu một số dịch bệnh do vi rút gây ra.
+Tìm hiểu kiến thức về một số dịch bệnh như Sởi, Tay chân miệng, SARS, H5N1, HIV/AIDS, Ebola, viêm gan B. về các tiêu chí: Tên vi rút gây bênh, năm bùng phát dịch, cơ chế lây lan, cách phòng chống, và hậu quả mà dịch bệnh gây ra.
 Bộ câu hỏi của chủ đề 2
Câu 1: Kể tên 10 dịch bệnh (gần nhất) do vi rút gây ra ở Việt Nam và trên thế giới?
Câu 2: Tên khoa học của vi rút gây các bệnh trên? Ca bệnh đầu tiên ở nước nào? 
Câu 3: Cơ chế gây bệnh truyền nhiễm?
Câu 4: Các con đường lây lan bệnh truyền nhiễm?
Câu 5: Dịch bệnh gây ra những thiệt hại gì về Người và vật chất?
Câu 6: Cách ứng phó với dịch bệnh ở các giai đoạn (vừa được phát hiện, giai đoạn bùng phát, và xử lý để dập tắt dịch bệnh)?
- Làm sổ tay ghi chép cách phòng tránh dịch bệnh: Học sinh ghi chép các nội dung, hình ảnh minh họa, sơ đồ dạng ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ.
2.3.3. Thực hiện kế hoạch.
a. Giáo viên:
- Giáo viên phân chia nhóm học sinh 
- Giáo viên giao trước nhiệm vụ và câu hỏi khảo sát để học sinh thực tìm hiểu và thu thập thông tin từ các nguồn tham khảo như sách giáo khoa, mạng Internet. (thời gian thực hiện: 1 tuần)
- Theo dõi, đánh giá học sinh trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh tìm tài liệu, nguồn tài liệu đáng tin cậy, cách trình bày powerpoint
- Giáo viên chỉnh sửa nội dung chuẩn bị của học sinh, kịp thời góp ý các thiếu sót và nội dung chưa chính xác.
b. Học sinh:
 Nhóm 1: 
- Học sinh tham khảo các tài liệu trả lời các câu hỏi thuộc chủ đề 1
- Tổng hợp nội dung và thiết kế trình bày trên giấy A0 hoặc Powerpoint
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Nhóm 2:
- Học sinh tham khảo bài 29,30,31,32 sách giáo khoa Sinh học 10 và các tài liệu khác để trả lời câu hỏi chủ đề 2.
- Các thành viên trong nhóm tổng hợp thống nhất ý kiến và thiết kế trình bày trên giấy A0 hoặc Powerpoint.
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
2.3.4. Tiến trình thực hiện kê hoạch.
(Được thực hiện tương ứng với thời gian 1 tiết trên lớp)
Giáo viên
Học sinh
Nội dung chính
Nhóm 1:
- Giáo viên theo dõi và đánh giá bài báo cáo của nhóm 1
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày 
- Giáo viên giúp trả lời những câu hỏi khó.
- Giáo viên nhận xét nội dung và cách trình bày của nhóm 1
- Nhóm 1 giới thiệu chủ đề 1
- Nhóm 1 trình bày báo cáo đã chuẩn bị.
- Các học sinh khác lắng nghe và đặt các câu hỏi liên quan đến chủ đề hoặc những vấn đề chưa rõ.
- Các nhóm trả lời, nếu có vấn đề chưa sáng tỏ, giáo viên sẽ hướng dẫn
Kết quả nhóm 1:
- Đa số học sinh có kiến thức về dịch bệnh, biết cách ứng phó với dịch bệnh để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên còn chưa đầy đủ và chính xác, vẫn còn học sinh lo lắng chưa biết xử lý khi dịch bệnh xảy ra.
- Học sinh chưa quan tâm nhiều đến các biện pháp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe để phòng chống dịch bệnh.
- Đa số học sinh biết rằng: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng các bệnh truyền nhiễm.
- Nhiều học sinh sau khi được tìm hiểu về các bệnh truyền nhiễm trở nên thích thú với môn học và muốn được trang bị thêm kiến thức về vấn đề này.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng làm việc nhóm, giải quyết mâu thuẫn, hợp tác và sáng tạo.
Nhóm 2: 
Giáo viên theo dõi và đánh giá bài báo cáo của nhóm 2
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày 
- Giáo viên giúp trả lời những câu hỏi khó.
- Giáo viên nhận xét nội dung và cách trình bày của nhóm 2.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng:
+ Kĩ năng phòng chống dịch bệnh: Thế giới và Việt Nam đang có nguy cơ xuất hiện và bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm. Các kiến thức học sinh tìm hiểu được giúp các em có kĩ năng phòng tranh các bệnh truyền nhiễm.
+ Kĩ năng rèn luyện sức khỏe phòng chống bệnh tật: Thông qua ăn uống đảm bảo vệ sinh, hợp lý về khẩu phần, luyện tập thể thao.
+ Kĩ năng sống vì cộng đồng: Hình thành tinh thần trách nhiệm bản thân với lợi ích cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
- Nhóm 2 giới thiệu chủ đề 2
- Nhóm 2 trình bày báo cáo đã chuẩn bị.
- Các học sinh khác lắng nghe và đặt các câu hỏi liên quan đến chủ đề hoặc những vấn đề chưa rõ.
- Các nhóm trả lời, nếu có vấn đề chưa sáng tỏ, giáo viên sẽ hướng dẫn
Kết quả của nhóm 2:
- Tất cả học sinh đều kể tên được 10 loại dịch bệnh xảy ra gần đây nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Kể tên các loại virut gây bệnh tương ứng, cơ chế gây bệnh và các con đường lây lan của bệnh.
+ Dịch bệnh Ebola
+ Dịch bệnh cúm gà H5N1
+ Dịch bệnh Sởi
+ Dịch bệnh Tay chân miệng
+ Dịch bệnh Sốt xuất huyết.
+ Dịch bệnh Sars
+ Dịch bệnh cúm mùa
+ Dịch bệnh viêm não nhật bản.
+ Dịch thủy đậu
+ Dịch bệnh HIV/AIDS
- Cách ứng phó với các loại dịch bệnh:
+ Khuyến khích tiêm Vắc xin phòng bệnh trước khi có dịch.
+ Kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch, hạn chế tối đa sự lây lan ra cộng đồng.
+ Tuyên truyền tới mọi người trong cộng đồng các biện pháp phòng bệnh, cách xử lý khi bản thân và gia đình bị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nếu là các bệnh lây lan qua đường hô hấp.
+ Dùng khăn giấy che miệng khi ho, hắt hơi. + Đeo khẩu trang y tế ở nơi công cộng.
+ Rửa tay thường xuyên với xà phòng để tránh khỏi mầm bệnh.
+ Thực hiện các thói quen tốt cho sức khỏe: Ăn đủ dinh dưỡng tăng sức đề kháng, hoạt động thể dục thể thao. Uống nhiều nước.
2.3.5. Làm sổ tay phòng chống dịch bệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách dàn trang, chọn lọc nội dung, hình thành sơ đồ tư duy.
- Giáo viên góp ý chỉnh sửa nội dung, cách trình bày.
- Học sinh thực hiện và hoàn thành sổ tay phòng chống dịch bệnh theo cấu trúc sau:
TT
Loại dịch bệnh
Tác nhân gây bệnh
Con đường lây lan
Vắc xin phòng bệnh
Cách
phòng
tránh
Hậu quả của dịch bệnh
Hình ảnh minh họa
1
Ebola
Virut ebola Zaire
Qua tiếp xúc trực tiếp với máu hay chất tiết của người hay động vật nhiễm bệnh
Có
- Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền có biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Cần tránh tiếp xúc với Người và các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola.
- Sốt cao, đau đầu (ngày 7-9) 
- Chảy máu, tổn thương não (ngày 10 -11)
- Mất tri giác, chảy máu trong và tử vong
2
H5N1
Virut H5N1
Qua đường hô hấp
Có
- Tiêm vắcxin
- Vệ sinh cá nhân
- Tránh tiếp xúc với người, dộng vật bị nhiễm cúm
- Gây cảm cúm, nếu biến chứng gây suy hô hấp và tử vong
3
Sởi
Dovirut paramyxoviridae gây ra
Lây qua không khí qua tiếp xúc
Có
-Tiêm vắcxin đầy đủ
- Khi mắc bệnh cần được cách ly, đeo khẩu trang y tế, vệ sinh y tế, vệ sinh môi trường
-Sốt, viêm hô hấp, viêm phổi biến chứng có thể tử vong
4
Tay chân miệng
Do virut
CoxsackieA
EV -71
Qua tiếp xúc
Chưa có
Khi mắc bệnh cần được cách ly, đeo khẩu trang y tế, vệ sinh y tế, vệ sinh môi trường
- Uống nhiều nước, ăn uống đầy dudur dinh dưỡng, dùng riêng đồ dùng các nhân của người bị bệnh
- Sốt, đau họng, xuất hiện các vết loét ở miệng, tay, chân
5
Sốt xuất huyết
Vi rut Dengue qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn
Qua muỗi đốt truyền virut sang người lành
Có
- Nằm ngủ mắc màn tránh bị muỗi đốt. 
- Vệ sinh cá nhân, nơi ở 
Sốt cao, Nhức đầu, đau mắt, nôn, phát ban, xuất huyếtcó thể dẫn tới tử vong
6
SARS
Do virut
 Coronavirut
Qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua không khí
Chưa có
Cách ly người bệnh, Vệ sinh y tế, Hạn chế tiếp xúc
Sốt, đau cơ, hôn mê, hoại tử, và dẫn đến tử vong
7
Cúm mùa
Do Virut 
Cúm
Bệnh lây lan qua đường hô hấp, Qua tiếp xúc
Có
-Tiêm vắcxin 
- Giáo dục nhân dân và nhân viên y tế về vệ sinh cá nhân, đặc biệt về đường lây truyền bệnh do ho, hắt hơi, tiếp xúc
Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.
8
Viêm não Nhật bản
Do Virut qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi
Muỗi đốt lợn và chim hoang mang bệnh rồi truyền sang người.
Có
- Tiêm phòng Văcxin
- Phòng ngừa muỗi đốt như mắc màn khi ngủ, xịt thuốc diệt muỗi
Nhức đầu, sốt, lú lẫn và co giật, hôn mê, làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong
9
Thủy Đậu
Do virut 
thủy đậu 
Varicella 
Qua tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí qua đường hô hấp hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.
Có
- Tiêm phòng Vacxin.
- Cách ly người bệnh 
- Giữ vệ sinh cơ thể, tránh tiếp xúc với các nốt phỏng khi bị vỡ
- Là bệnh lành tính có thể tự khỏi Nếu bị biến chứng gây nhiễm trùng, gây lở loét các vết mụn nước sau khi vỡ.Gây viêm não,viêm màng não Viêm phổi thủy đậu
Gây viêm thận dẫn đến suy thận
10
HIV/
AIDS
Do virut HIV
Qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con
Chưa
Sống lành mạnh: không tiêm chích ma túy, không quan hệ tình dục an toàn, Vệ sinh y tế khi truyền máu, Mẹ nhiễm HIV nếu muốn sinh con cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Gây suy giảm miễn dịch dẫn đến tử vong.
- Ảnh hưởng đến nền kinh tế, gánh nặng cho nền y tế, cho xã hội.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu của mình vào thực tế giảng dạy ở các lớp 10C1, 10C2, 10C3, 10C4, 10C9,10C11 trường THPT Tĩnh Gia 3, tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút với 10 câu hỏi dạng trắc nghiệm liên quan đến kiến thức vi rút và bệnh truyền nhiễm, kết quả thu được như sau:
Lớp
Tổng sĩ số
Dưới 5 điểm
Từ 5 điểm – 7 điểm
Từ 8 điểm đến 10điểm
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
10C2,10C3,10C4
(Đối chứng)
126
30
23,8%
80
63,5%
16
12,7%
10C1, 10C9,10C11
(Thí nghiệm)
126
2
1,5%
40
31,7%
84
66,8%
Qua kết quả này tôi nhận thấy các học sinh sau khi được áp dụng phương pháp giáo dục cách ứng phó với dịch bệnh đã nắm rất vững các kiến thức về bệnh truyền nhiễm, các con đường lây lan, hậu quả của dịch bệnh khi xảy ra và đặc biệt có kĩ năng rất tốt về phòng chống dịch bệnh, và tuyên truyền cách phòng bệnh cho bạn bè, người thân và là tuyên truyền viên tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận:
	Qua thực tế áp dụng đề tài vào giảng dạy, tôi nhận thấy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tế ngày càng nhanh và hiệu quả. Các em đã tự trang bị cho bản thân sổ tay phòng chống dịch bệnh
	Học sinh đã chủ động các biện pháp phòng bệnh cho bản thân, cho cả lớp khi trong lớp có bạn bị bệnh Cúm hay Thủy đậu. Đặc biệt, khi làm việc nhóm, cùng tranh luận, cùng lắng nghe ý kiến của nhau, phân chia công việc, sắp xếp thời gian thực hiện giúp các em trưởng thành lên rất nhiều
	Đối với giáo viên khi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy đã giúp học sinh chủ động tìm kiếm kiến thức và trở thành người báo cáo nên các em nắm vững các kiến thức
3.2. Kiến nghị:	
3.2.1. Đối với nhà trường.
Đây là phần kiến thức cuối chương trình Sinh học lớp 10. Vì vậy cần xây dựng kế hoạch dạy theo chuyên đề, xây dựng lại phân phối chương trình cho phần này đảm bảo các mục tiêu chung, nội dung của chương trình do Bộ quy định.
3.2.2. Đối với giáo viên.
	Đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát và xây dựng kế hoạch giáo dục và áp dụng trong quá trình giảng dạy nhưng chưa phải là đầy đủ và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy kính mong được sự đóng góp và bổ sung của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn nữa. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Lê Thị Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 10 – nâng cao – Vũ Văn Vụ và các tác giả - NXB Giáo Dục
2. Sách giáo khoa Sinh học 10 – Cơ bản – Nguyễn Thành Đạt và các tác giả - NXB Giáo Dục
3. Sinh học – CAMPBEEL - REECE
4. Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10 – Phan Khắc Nghệ - NXB Đại học quốc gia Hà nội
5. Nguồn Internet
6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về dạy học tích cực – Dự án phát triển GD THPT giai đoạn 2.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Tĩnh gia 3
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
Kết quả đánh giá xếp loại
Năm học đánh giá xếp loại
1
Sử dụng tranh ảnh, đoạn phim, mẫu vật trong giảng dạy chương Sinh sản trong chương trình Sinh học 11 – Cơ bản
Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
C
2011 - 2012
2
Phân dạng và phương pháp giải các dạng bào tập di truyền học quần thể ở quần thể ngẫu phối
Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
C
2015 -2016
3
Hệ thống kiến thức lý thuyết theo chuyên đề và phân dạng bài tập phần Quang hợp – Hô hấp trong chương trình Sinh học 10, Sinh học 11
Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
C
2017 -2018
Phụ lục
PHIẾU KHẢO SÁT KHẢ NĂ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_cach_ung_pho_voi_dich_benh_cho_hoc_sinh_thpt.docx