SKKN Giải thích các hiện tượng trong đời sống thông qua các bài học môn Hóa Học nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh THPT

SKKN Giải thích các hiện tượng trong đời sống thông qua các bài học môn Hóa Học nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh THPT

Trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Một trong những trọng tâm của Đảng, Nhà nước là đổi mới nền giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống.

Để đạt các mục tiêu đó thì khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho:

“ Học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.

“Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai Giúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội.

Đặc biệt Môn Hóa Học ở trường THPT giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đời sống của con người.

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THPT, với những kiến thức và kinh nghiệm có được tôi xin trình bày đề tài :”Giải thích các hiện tượng trong đời sống thông qua các bài học môn Hóa Học nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh THPT”

 

doc 23 trang thuychi01 15681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải thích các hiện tượng trong đời sống thông qua các bài học môn Hóa Học nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN THÔNG QUA CÁC BÀI HỌC MÔN HÓA HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT
Người thực hiện: Vũ Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Hóa Học
THANH HÓA NĂM 2018
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài	
Trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Một trong những trọng tâm của Đảng, Nhà nước là đổi mới nền giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống.
Để đạt các mục tiêu đó thì khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho: 
“ Học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin,Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. 
“Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác,dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương laiGiúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội.
Đặc biệt Môn Hóa Học ở trường THPT giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đời sống của con người. 
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THPT, với những kiến thức và kinh nghiệm có được tôi xin trình bày đề tài :”Giải thích các hiện tượng trong đời sống thông qua các bài học môn Hóa Học nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh THPT” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, cũng như trong cuộc sống. Từ đó lý giải được các hiện tượng kỳ bí, suy nghĩ ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong cuộc sống. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các kiến thức lý thuyết và thực tiễn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
Thực nghiệm giảng dạy
Phương pháp hỏi đáp: trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hóa học là môn khoa học lý thuyết gắn liền với thực nghiệm. Thực nghiệm củng cố những tiên đoán của lý thuyết và ngược lại lý thuyết dẫn đường cho thực nghiệm. Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, nó đóng góp một phần không nhỏ vào việc giải thích các hiện tượng thực tế, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về các sự việc đang xảy ra xung quanh chúng ta, giúp con người cải tạo thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu ngày càng nhiều của con người đồng thời cũng giúp cho con người nhận ra những tác hại mà chính con người chúng ta đang gây ra cho thiên nhiên để rồi cũng chính chúng ta phải gánh chịu hậu quả đó, ví như: hiện tượng thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính hay như hiện tượng nóng lên của trái đất, hạn hán ở nơi này, lũ lụt ở nơi khácTrong giảng dạy hóa học nếu lồng ghép được các hiện tượng xảy ra trong thực tế và những bài tập về bảo vệ môi trường có liên quan đến bài học thì không những làm cho bài học trở nên sinh động hơn, gây hứng thú và sức hút cho học sinh mà còn giúp các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thuận lợi:
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn hoá học đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học. 
	Học sinh dần được tiếp cận các kiến thức liên quan đến ứng dụng khoa học kĩ thuật vào thực tế thông qua các kiến thức được cung cấp trong nhà trường, các phương tiện thông tin.
Khó khăn:
Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong môn học khó, nhiều em học sinh có tâm lí sợ học môn hóa học , kỹ năng vận dụng kiến thức vào bảo vệ môi trường, giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh còn rất hạn chế. Do vậy, nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp thì sẽ trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận, có thể có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học hoặc lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học.
Do vậy ngoài những hiểu biết về hóa học người giáo viên dạy hóa còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh. Do vậy sáng kiến kinh nghiệm đề cập khía cạnh:”Giải thích các hiện tượng trong đời sống thông qua các bài học môn Hóa Học nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh THPT” với mục đích góp phần sao cho học sinh dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học.
2.3. Giải pháp
 	Nâng cao hiệu quả dạy – học môn hóa học THPT bằng việc giải thích các hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến bài học” bằng cách nêu các hiện tựơng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày đan xen trong các tiết học. Tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó. Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học tiếp theo.
Có những vấn đề hoá học có thể giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động,sáng tạo, hứng thú trong môn học;làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp.
Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng lời giải thích, hình ảnh, đoạn phim, có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếuĐiều này cần phụ thuộc vào điều kiện ở mỗi trường, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa, đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình. Khi giải thích các hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến bài học cần lựa chọn cách giải thích ngắn gọn, dễ hiểu theo từng đối tượng học sinh để gây được hứng thú đối với học sinh.
Sau đây là một số ví dụ minh họa mà tôi đã áp dụng thông qua một số hiện tượng trong thực tiễn trong số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng, tình huống thực tiễn có thể áp dụng:
 2.3.1.Mục tiêu của giải pháp
	Hướng dẫn lý thuyết cơ bản cho học sinh
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
HƯỚNG DẪN LÝ THUYẾT CƠ BẢN CHO HỌC SINH:
Cung cấp các kiến thức lý thuyết nhằm giải thích một số hiện tượng thông qua bài dạy cho học sinh:
KHỐI 10:
BÀI
HIỆN TƯỢNG
GIẢI THÍCH
Bài 30: Clo
Tại sao nước máy lại có mùi clo?
 Khi sục vào nước một lượng nhỏ clo thì sẽ có tác dụng sát khuẩn do clo tan một phần (gây mùi) và phản ứng một phần với nước:
	H2O + Cl2 HCl +HClO
 HClO có tính oxi hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, làm cho vi sinh vật chết
Bài 31: Hidroclorua - Axit clohidric
 Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
 Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, axit clohiđric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
 Lượng axit clohiđric trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc bệnh. Khi trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có nồng độ nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại, nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) ta mắc bệnh ợ chua. 
Bài31: Hidroclorua- Axit clohidric
Vìsao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
 NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử) vì nó làm giảm lượng axit HCl trong dạ dày nhờ phản ứng:
NaHCO3 + HCl ® NaCl + CO2 + H2O
Bài 34: Flo
Vì sao “chảo không dính” khi chiên rán thức ăn lại không bị dính chảo?
Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen
 (-CF2-CF2-)n được tôn vinh là “vua chất dẻo”  thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy( hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun  với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm, cũng xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì.
Một điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính.
Bài 34: Flo
Phần III.1. Hidroflorua và axit flohidric
Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
 Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi
SiO2  + 4HF  →  SiF4↑  +  2H2O
Bài 36: Iot
Phần I.1. Trạng thái tự nhiên
Tại sao phải ăn muối iot ?
Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Theo các nhà khoa học mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp 1.10-4- 2.10-4g iot.
Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh khác.
Bài 36: Iot
Phần II.1. Tính chất
Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên đồ vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau ít  phút thí nghiệm ?
 Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt ống nghiệm có chứa cồn iốt và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Khi xuất hiện luồng khí màu tím bốc ra từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng( bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấu vân tay màu nâu, rõ đến từng nét. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng.
 Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường rất khó nhận ra.
 Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iôt thì do bị đun nóng iôt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím ( chú ý là khí iôt rất độc), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là vân tay hiện ra.
Bài 36: Iot
Phần II.2. Ứng dụng
Vì sao tay một người dính cồn iot cầm bánh mì thì có chấm xanh trên bánh ?
 Do cồn iot là hỗn hợp tan của iot và ancol etylic (C2H5OH), iot tạo thành với tinh bột một chất có màu xanh
Bài 41: Oxi
Phần III.2. Tác dụng với phi kim
Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy
 Do than đá tác dụng với O2 trong không khí tạo ra khí CO2, phản ứng tỏa nhiệt
C+O2 → CO2 H < 0
 Nhiệt tỏa ra được tích góp dần dần, khi đạt tới nhiệt độ cháy của than chì thì than sẽ tự bốc cháy
Bài 48 : Lưu huỳnh
Phần II. Tính chất hóa học
Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
 Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.    
Bài 42 : Ozon và hidropeoxit
Phần I.2 Tính chất của ozon
Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ?
 Sau những cơn mưa, không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên nhân:
 Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
 Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi: 3O2 2O3
  Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát.Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát.
Bài 42: Ozon và hidropeoxit
Phần I.2 Tính chất của ozon
Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ?
 Chúng ta đều biết khi máy photocopy làm việc thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp do đó có thể sinh ra khí ozon theo phản ứng: 3O2 2O3
 Với một lượng ít ozon trong không khí thì có tác dụng diệt khuẩn, diệt vi trùng. Nhưng nếu lượng ozon lại vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại cho đại não, phá hoại khả năng miễn dịch bệnh, gây mất trí nhớ, biến đổi nhiễm sắc thể, gây quái thai ở phụ nữ mang thai, ...Hiển nhiên là lượng ozon do máy photocopy sinh ra rất bé nên nếu ngẫu nhiên mà tiếp xúc với nó cũng chưa có thể gây nguy hại cho cơ thể. Nhưng nếu tiếp xúc với ozon trong thời gian dài và nếu không chú ý làm thông gió căn phòng thì do ozon tập hợp nhiều trong phòng đến mức vượt tiêu chuẩn an toàn thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Bài 44: Hidrosunfua
Phần II. Tính chất vật lí
Tại sao hiđrosunfua lại độc đối với người? 
 Khí H2S độc với người vì khi vào máu, máu hóa đen do tạo ra FeS làm cho hemoglobin của máu chứa Fe2+ bị phá hủy
H2S  +  Fe2+ (trong hemoglobin) → FeS↓  +  2H+
Bài 44: Hidrosunfua
Phần III.2. Tính khử mạnh
Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
 Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
 4Ag  +  2H2S  +  O2   →  2Ag2S↓  +  2H2O
 (đen)
Bài 45:
Hợp chất có oxi của Lưu huỳnh
Phần III.5. Sản xuất axit sunfuric
“Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
 Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2  + O2  + 2H2O  →  2H2SO4
2NO   +  O2  →  2NO2
4NO2  +  O2  +  2H2O  →  4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3  + H2SO4  →  CaSO4  + CO2↑  + H2O
CaCO3  + 2HNO3  →  Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Bài 45:
Hợp chất có oxi của lưu huỳnh
Phần III.6. Muối sunfat
Loại đá có thể ăn
 Khi bạn bị bệnh đau dạ dày cần phải chụp X quang. Trước khi chụp phim thì bác sỹ thường cho bạn  ăn một thứ thức ăn ở dạng hồ trắng. Thành phần chủ yếu của thức ăn là một loại đá BaSO4.
 Nguyên do là thầy thuốc chẩn đoán bệnh đau dạ dày cho người bệnh thường phải chụp X quang. Chụp X quang đối với dạ dày không dễ như với các bộ phận xương cốt, bởi vì tỷ trọng của xương lớn, tia X khó xuyên qua, trên phim chụp có thể lưu lại những hình ảnh đậm còn tỷ trọng của dạ dày và các tổ chức xung quanh tương đối mềm nên ảnh chụp không rõ nét.
 Khi bệnh nhân ăn xong, BaSO4 đã vào tới dạ dày thì tiến hành chụp X quang bởi vì BaSO4 ngăn cản tia X rất tốt. Từ đó Thầy thuốc có thể chẩn đoán chính xác tình trạng dạ dày.
KHỐI 11: 
BÀI
HIỆN TƯỢNG
GIẢI THÍCH
Bài 10 : Nitơ
Phần III.2 Tính Khử
Ca dao Việt Nam có câu:
“Lúa
chiêm lấp ló ngoài bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Mang ý nghĩa hóa học gì ?
 Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. 
 Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp( tia lửa điện) thì:
2N2  +  O2  →   2NO
Sau đó:      2NO  +  O2  →   2NO2
Khí NO2 hòa tan trong nước:      
 4NO2  + O2 + H2O  →  4HNO3
HNO3  →  H+  +  NO
 ( Đạm)
Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp  khoảng 6-7 kg nitơ.
Bài 11 : Amoniac và muối Amoni
Phần B.II.2. Phản ứng nhiệt phân
Vì sao “bánh bao” thường rất xốp và có mùi khai 
 Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH4HCO3 vào bột mì. Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở.
NH4HCO3(r)  →  NH3↑ + CO2↑  +  H2O↑
Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai. 
Bài 12 : Axit Nitric và Muối Nitrat
Phần B. II. Ứng dụng của muối nitrat
Thuốc nổ đen được người Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều thế kỉ trước khi người Châu Âu biết đến thuốc nổ. Giải thích ý nghĩa của công thức kinh nghiệm “nhứt đồng thán, bán đồng sinh, lục đồng diêm”
 Thuốc nổ đen là hỗn hợp nghiền mịn, trộn đều: diêm tiêu KNO3, than gỗ C và lưu huỳnh S theo tỷ lệ khối lượng
  KNO3 S C Hỗn hợp thuốc nổ
Kl gam 202 32	 36	 270
% 74,82% 11,85% 13,33% 100%
 Phản ứng chủ yếu:
 2KNO3  +  S  +  3C  →  K2S   +  N2↑  +  3CO2 ↑
 Kết quả là thuốc nổ đen cháy tạo ra một thể tích khí lớn gấp khoảng 2000 lần thể tích thuốc nổ ban đầu. Nó sẽ cháy yên lặng trong bình hở và sẽ nổ tung trong bình kín.Công thức kinh nghiệm thuốc nổ đen: nhất đồng thán (một phần than), bán đồng sinh (nửa phần lưu huỳnh), lục đồng diêm (sáu phần diêm) gần đúng với công thức thuốc nổ đen hiện dùng:
          15% C  +  10% S  +  75% KNO3
Bài 14 : PHOTPHO
Phần II.1. Tính oxi hóa
Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống. Vậy thuốc chuột là gì? Cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống thì chuột chết mau hay lâu hơn ?
Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2  bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:
Zn3P2  +  6H2O  →  3Zn(OH)2  +   2PH3↑
Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột →  PH3 thoát ra nhiều →  chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột sẽ chết lâu hơn.
 Vấn đề diệt chuột đang được mọi người quan tâm vì chuột là con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người và hay phá hoại mùa màng. “Thuốc chuột” đang được dùng với mục đích trên. Nhưng đây là loại thuốc rất độc nên dể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, 
Bài 14 PHOTPHO
Phần IV.Trạng thái tự nhiên
“Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
 Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân  hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4.
 Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3  +  4O2  →  P2O5  + 3H2O
 Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
 Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm. Đây là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một hiện tượng “ thần bí ” nào đó, tránh tình trạng mê tín d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_thich_cac_hien_tuong_trong_doi_song_thong_qua_cac.doc