SKKN Giải pháp tạo hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Tin học 11 tại trường THPT Thọ Xuân 5, huyện Thọ Xuân

SKKN Giải pháp tạo hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Tin học 11 tại trường THPT Thọ Xuân 5, huyện Thọ Xuân

Thực hiện Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018- 2019 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018; Công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 8 năm 2018 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019

Thực hiện Quyết định số 2569/QĐ-UBND ngày 09 tháng 07 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2018 -2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018- 2019 đối với Giáo dục trung học như sau:

- Thực hiện tốt các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đổi mới cách đánh giá, giờ dạy của giáo viên theo hướng dẫn tại Công văn số 572/HD-SGDĐT ngày 29/3/2017 của Giám đốc Sở GDĐT.

- Thực hiện Công văn 1675/SGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 10 năm 2012 của Sở GDĐT để tăng cường thời lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh

 

docx 21 trang thuychi01 6705
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp tạo hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Tin học 11 tại trường THPT Thọ Xuân 5, huyện Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	 Trang
1. MỞ ĐẦU:	1
1.1. Lý do chọn đề tài:	1
1.2. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:..................................................	3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:....................................................	3
2.1.1 Khái quát chương trình Tin học 11:..............................................................	3
2.1.2 Sự hứng thú trong học tập của học sinh:.....................................................	3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:...................	4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:............................................	5
2.3.1 Giải pháp 1:....................................................................................................	5
2.3.2 Giải pháp 2:....................................................................................................	6
2.3.3 Giải pháp 3:....................................................................................................	8
2.3.4 Giải pháp 4:..................................................................................................	15
2.3.5 Giải pháp 5:..................................................................................................	16
2.3.6 Giải pháp 6:..................................................................................................	17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:........................................................	18
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:..........................................................................	19
3.1. Kết luận:.........................................................................................................	19
3.2. Kiến nghị:.......................................................................................................	19
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018- 2019 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018; Công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 8 năm 2018 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019
Thực hiện Quyết định số 2569/QĐ-UBND ngày 09 tháng 07 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2018 -2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018- 2019 đối với Giáo dục trung học như sau:
- Thực hiện tốt các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đổi mới cách đánh giá, giờ dạy của giáo viên theo hướng dẫn tại Công văn số 572/HD-SGDĐT ngày 29/3/2017 của Giám đốc Sở GDĐT.
- Thực hiện Công văn 1675/SGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 10 năm 2012 của Sở GDĐT để tăng cường thời lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh
Công nghệ thông tin được xem là một trong những ngành mũi nhọn, chiếm vị trí hàng đầu trong chính sách kinh tế và khoa học kỹ thuật của các nước phát triển. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học: trong Hội nghị TW 8 khóa XI đã thông qua Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Thực hiện nhiệm vụ những năm học qua đặc biệt là năm học 2018 - 2019 là tiếp tục giảng dạy môn tin học các lớp khối 11 và giảng dạy cho học sinh giỏi môn Tin học tôi không ít trăn trở làm sao để có chất lượng đại trà tốt, hoàn thành nhiệm vụ trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà nhà trường giao cho. Sau 1 năm giảng dạy lớp 10A1, 10A5, 10A6, 10A7 và hiện nay là lớp 11A1, 11A5, 11A6, 11A7 tôi nhận thấy nếu các em khối 11 năm nay không có sự chuyển biến mạnh về thái độ học tập thì sẽ không có kết quả cả về chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn. 
Bên cạnh những học sinh đam mê với việc học tập tin học thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Nhận thấy đây là một công việc đầy khó khăn nên ngay từ đầu năm học mới tôi đã có quyết tâm đổi mới trong cách giảng dạy từ đó tạo ra sự hứng thú trong việc học cho các em. Thấy những thách thức đó, dựa trên thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu tôi đã rút ra một số kinh nghiệm, vì vậy xin chia sẻ một vài phương pháp thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm. “Giải pháp tạo hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Tin học 11 tại trường THPT Thọ Xuân 5, huyện Thọ Xuân” Rất mong các đồng nghiệp góp ý để sáng kiến tiếp tục được hoàn thiện và làm tài liệu tham khảo đồng thời có thể áp dụng một cách có hiệu quả.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra những giải pháp thiết thực nhất tác động đến sự hứng thú học tập môn tin học của các em lớp 11.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp tạo hứng thú học tập môn tin học 11 cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Thọ Xuân 5, Thọ Xuân, Thanh Hoá.
Phạm vi nghiên cứu: 42 học sinh thuộc lớp 11A1 trường THPT Thọ Xuân 5. Từ đó các đồng nghiệp có thể áp dụng cho học sinh khối 11 trường THPT Thọ Xuân 5 và làm tài liệu tham khảo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Trực tiếp dạy thực nghiệm trên lớp, khảo sát lớp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu, sách báo, 
- Kiểm tra trước và sau khi tác động.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1 Khái quát chương trình Tin học 11:
Tầm quan trọng của Tin học 11: “PASCAL do Niklaus Wirth phát triển dựa trên Algol năm 1970 Pascal là tên nhà toán học và triết học người Pháp Blaise Pascal. Pascal là ngôn ngữ đặc biệt thích hợp cho kiểu lập trình có cấu trúc. Cho đến nay vẫn được dùng để giảng dạy về lập trình trong nhiều trường trung học và đại học trên thế giới. Đó là ngôn ngữ cho phép mô tả thuật toán thuận tiện, phục vụ nhiều ứng dụng kĩ nghệ khoa học và lập trình hệ thống” [1]. Vì vậy nó sẽ rất hữu ích cho việc học lập trình ở cấp cao hơn. Và một điểm mà ở thời điểm hiện tại bất kỳ giáo viên giảng dạy tin học 11 luôn luôn khắc sâu trong đầu đó là nội dung kiến thức thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh và cấp Quốc gia.
Nội dung chương trình Sách giáo khoa tin học 11 không có quá nhiều kiến thức như các môn khác. Trong phân phối chương trình có tổng 52 tiết cả năm trong đó có 31 tiết là các tiết bài tập thực hành, ôn tập và kiểm tra, nội dung kiến thức nằm trong 6 chương thì hai chương đầu bao gồm các khái niệm cơ bản về ngôn ngữ lập trình, ba chương tiếp theo là: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp; Kiểu dữ liệu có cấu trúc (Mảng và Xâu; còn kiểu bản ghi thuộc phần giảm tải sách giáo khoa); Tệp và thao tác với tệp thì không có gì phức tạp đến nỗi học sinh học không hiểu. Vấn đề sách giáo khoa Tin 11 chỉ nằm ở chương VI là “Chương trình con và lập trình có cấu trúc” nhưng kiến thức đáng chú ý nhất nó nằm ở phần cách truyền tham số trong chương trình con (tham số và tham biến), còn về các thuật toán thì chủ yếu lại nằm ở chương 3 và 4 và các thuật toán cơ bản lớp 10 đã trình bày. Kiến thức Sách giáo khoa là vậy nhưng qua một 13 năm giảng dạy tôi thấy càng dạy tôi lại càng cảm thấy tinh thần và kiến thức các em càng xa vời.
2.1.2 Sự hứng thú trong học tập của học sinh:
Để học sinh hứng thú với việc học của mình trước hết là tạo sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của học sinh với môn học, với bài giảng của giáo viên và với nhiệm vụ mà giáo viên giao cho các em. Kết quả học tập là lớp học nghiêm túc, học sinh hiểu bài, tỷ lệ khá giỏi qua hoạt động kiểm tra đánh giá ngày càng nâng lên. Ngược lại nếu không có hứng thú dù thì hoạt động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao, nhất là trong hoạt động học của học sinh. Vì vậy để có hứng thú trong học tập bộ môn tin học 11 thì:
- Nêu được ý nghĩa thiết thực của việc học bộ môn tin học đối với bản thân.
- Cảm thấy thích hay thỏa mãn với kiến thức mà các em có được của môn học đặc biệt là lập trình.
- Việc học tin học còn là trách nhiệm cũng là nhu cầu của một công dân đặc biệt là một đoàn viên thanh niên trong thời đại mới trước sự phát triển và hội nhập của đất nước. Giáo viên nhận thức càng sâu sắc điều kiện tạo hứng thú cho học sinh học bộ môn tin học càng có nhiều giải pháp phù hợp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Để tạo hứng thú đến các học sinh thì phải hiểu được các tâm sinh lý của học sinh vì vậy ngay từ đầu năm học, bằng nhiều hình thức khác nhau tôi cố tìm hiểu về học sinh xem các em đang nghĩ gì, đang làm gì và cần cái gì:
- Sơ lược về đặc điểm lớp 11A1: Lớp có đầu vào tốt của cả khối nhưng chỉ có một số học sinh là học tốt còn lại là khá và trung bình khá, lí do là trường bán công chuyển đổi, nằm trên địa bàn có khu vực xã miền núi nên việc thu hút học sinh mũi nhọn là tương đối khó khăn, đa số các em học theo các môn xã hội, lớp có 16 nam, 26 nữ. Trong lớp sự chênh lệch trong học lực của các em rất rõ ràng, mặc dù lớp đầu của khối nhưng lớp 10 vẫn có học sinh phải thi lại và rèn luyện trong hè, giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.
- Thông qua các khảo sát đầu năm: Tôi đưa ra một số câu hỏi để các em tích vào như hình thức trắc nghiệm:
+ Để điều tra thái độ của các em với bộ môn tin học 11 tôi đưa ra câu hỏi “ Các em có thích học bộ môn Tin học không?” thu được 42 câu trả lời:
Mức độ:
Số lượng
Phần trăm
Số HS điều tra
42
100 %
Thích học
2
4,76
Học theo phong trào
25
59,52
Bình thường
7
16,67
Không thích
10
19,05
+ Với câu hỏi “Công nghệ thông tin (Tin học) hiện nay có quan trọng đối với bản thân em không?” thu được kết quả như sau:
Mức độ:
Số lượng
Phần trăm
Số HS điều tra
42
100 %
Rất quan trọng
29
69,04
Quan trọng
5
11,9
Bình thường
8
19,04
Không quan trọng
2
0,02
Thông qua kết quả khảo sát tôi thấy đa số các em nhận định tin học là môn học quan trọng, nhiều em thích, đam mê nhưng thực tế giảng dạy trên lớp tôi thấy:
- Trong giờ học có các biểu hiện: Không tập trung nghe giảng, nói chuyện, ngủ gật
- Ở nhà: gần như không học bài cũ, không đọc kiến thức mới.
- Thái độ: nói là rất thích nhưng rất thờ ơ với môn tin, thích học trên phòng máy. Như vậy tôi có thể nhận định đa số các em không có hứng thú với việc học tin học.
Nguyên nhân của thực trạng đó:
Để tìm hiểu nguyên nhân tôi đưa ra một câu hỏi khảo sát như sau:
Câu hỏi: “Theo các em học bộ môn tin học để làm gì?”, tôi thu được kết quả như sau:
Mức độ:
Số lượng
Phần trăm
Số HS điều tra
42
100 %
Tiếp thu kiến thức
7
16,67
Học cho tương lai
12
28,57
Lí do khác
18
42,85
Không thích
5
11,91
Nhận xét:
Thực tế chứng tỏ số các em nhận thức được mục đích học tập chủ yếu của học sinh THPT hiện nay là để chuẩn bị cho tương lai nhưng chưa nhiều. Phương pháp giảng dạy của giáo viên tốt nhưng chỉ nằm ở nửa học sinh còn một bộ phận không nhỏ vẫn chưa lôi cuốn các em vào hoạt động học được.
Như vậy tôi kết luận nguyên nhân của việc học sinh không có hứng thú học:
- Nhiều em thích học nhưng xuất phát từ tâm lý coi môn tin học là môn phụ, không là môn thi chính thức trong kỳ thi THPT Quốc gia nên học sinh không chú ý học.
- Chưa định hướng được tương lai do nhiều sinh viên học xong mà không có việc làm.
- Khó tập trung học tập do nhiều yếu tố bên ngoài tác động từ thời buổi kinh tế thị trường, không giữ được ý chí quyết tâm học tập.
- Giáo viên giảng dạy thực chất vẫn chưa cuốn hút học sinh thật sự vào bài giảng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Đây là 6 giải pháp được mà tôi áp dụng quá trình giảng dạy:
2.3.1 Giải pháp 1:
Khơi dậy các em về lập trình rằng mọi bài toán trong thực tế đều được giải quyết bằng lập trình khi các em có thuật toán nhằm nâng cao sự tò mò, muốn tìm hiểu tri thức và thấy được sự cần thiết của việc học. Để khẳng định điều đó tôi lấy một số ví dụ từ một số bài toán lập trình thường gặp trong khi học nâng dần đến các bài toán sát thực tế cuộc sống cho các em:
Ví dụ 1:
Lập trình giải phương trình:
ax + b = 0 Với các hệ số a, b là số thực được nhập vào từ bàn phím. [4]
Ví dụ 2:
Lập trình giải phương trình trùng phương:
ax4 + bx2 + c = 0 Với các hệ số a, b, c là số thực được nhập vào từ bàn phím. [4]
(Ngoài ra còn có giải phương trình bậc 2...)
Ví dụ 3:
Lập trình tính và đưa ra màn hình vận tốc v khi chạm đất của một vật rơi tự do từ độ cao h, biết rằng v = √(2gh), trong đó g là gia tốc rơi tự do và g = 9,8 m/s2. Độ cao h (m) được nhập và từ bàn phím. [1]
Ví dụ 4:
Cho 3 số nguyên p,q,r (p,q,r ≠ 0). Kiểm tra ba số này, theo thứ tự nhập vào, có tạo thành một cấp số nhân hay không? Viết chương trình thực hiện yêu cầu trên? [3] 
Ví dụ 5: Cho tệp văn bản:
(Xin trích dẫn lời của Dennis Ritchie tác giả ngôn ngữ C).
“PASCAL là một ngôn ngữ thanh lịch. Nó vẫn tiếp tục tồn tại. Nó khởi nguồn cho không ít ngôn ngữ đàn em và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc thiết kế các ngôn ngữ lập trình nói chung”.
Yêu cầu: Em hãy chuẩn hóa văn bản như trong yêu cầu soạn thảo một văn bản đúng quy định đã học trong bài 16 SGK Tin học 10. [1]
Ví dụ 6: 
Em hãy tìm hiểu hoạt động của một cơ sở bán hàng (hàng tạp hoá). Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng.
Giáo viên phân tích một số ý để các em hình dung yêu cầu bài toán để thấy được ý nghĩa của cần phải viết phần mềm. Không phân tích theo hướng sử dụng một Cơ sở dữ liệu thông qua các bảng để lưu trữ thông tin của lớp 12.
Ví dụ 7: 
	Nêu ra một số phần mềm ứng dụng thường được dùng hiện nay trong văn phòng:
Phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office, Phần mềm giải nén WinRAR, Phần mềm diệt virus Avast, ... 
Bằng một số ví dụ có thể đi đến kết luận rằng “Tin học nói chung và lập trình nói riêng có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống hiện đại”. Có rất nhiều em thích và đam mê ngành công nghệ, nếu làm tốt điều này ta sẽ nuôi được sự đam mê cho các em để các em có thể có điều kiện để tiếp tục phát triển.
2.3.2 Giải pháp 2:
Giúp việc dạy học có hiệu quả phải dựa trên sự phân loại học sinh nhằm làm cho mọi học sinh luôn trong trạng thái phải làm việc theo đúng năng lực của các em. Đây cũng là một cái vô cùng quan trọng đối với giáo viên bởi chúng ta cần phải hiểu năng lực học sinh để dạy chứ không dạy theo mặt bằng chung, vì mỗi em có một trình độ khác nhau, khả năng tiếp thu kiến thức là khác nhau.
Đặc thù tuyển sinh ở trường THPT Thọ Xuân 5 là trường bán công chuyển sang công lập và có một số học sinh là dân tộc, có cơ sở vật chất được đánh giá là một trong những trường phổ thông kém nhất tỉnh nên việc thu hút học sinh là rất khó khó khăn đặc biệt là cạnh tranh chất lượng với các trường đứng đầu trong huyện. Nhưng cũng có một số học sinh khá giỏi ở trong lớp, nên trong một lớp sự phân loại học sinh là khá rõ nét đặc biệt như lớp 11A1. Các lớp khác nhau phải có các giáo án khác nhau nhưng ở đây ngay trong một lớp giáo án giảng dạy cũng phải hướng vào các đối tượng khác nhau theo các mức độ yêu cầu khác nhau.
+ Với học sinh học lực giỏi: Kích thích các em phát triển các ý tưởng của thuật toán, thậm chí tự đặt ra các tình huống của bài toán so với bài toán gốc mà thầy nêu. Cùng trao đổi với học sinh để giải quyết vấn đề đó, với đối tượng này tuy ít nhưng cần trao truốt để các em không bị mất hứng đặc biệt luôn phải đưa các em vào tình huống “Có vấn đề” để các em tư duy tránh nhàm chán hay học sinh ngồi chơi không. Cần tranh thủ các giờ thực hành hoặc tiết bài tập giáo viên cần chuẩn bị các bài tập cùng dạng về lập trình trong Sách bài tập Tin học 11 và các đề thi học sinh giỏi các năm theo mức độ tăng dần để học sinh tiếp cận. Nhưng cũng không được sa đà vào đối tượng này để số còn lại ngồi học cho có lệ.
Ví dụ về bài toán gốc:
Ngoài các bài tập và thực hành (Sách giáo khoa tin học 11) giáo viên phải tìm hiểu một số dạng bài ví dụ như:
Sau khi các em thực hiện song bài tập thực hành số 5 (Tiết 28,29 sách giáo khoa tin học 11) giáo viên có thể đưa ra các bài tương tự để các em có thể tìm hiểu và giải quyết các bài toán:
Ví dụ 1:
Hãy lập trình:
- Nhập một xâu S chỉ chứa các ký tự La tinh in thường và các kí tự số từ 0 đến 9.
- Đếm và đưa ra màn hình số kí tự khác nhau trong xâu S. Ví dụ, nếu S = ‘abcabcaab’, số kí tự khác nhau là 3.[4]
Ví dụ 2:
Hãy lập trình:
- Nhập xâu bát kì từ bàn phím.
- Chuẩn hoá xâu theo quy tắc sau:
	+ Xoá các dấu cách ở đầu xâu nếu có;
	+ Xoá các dấu cách ở cuối xâu nếu có;
	+ Thay dãy nhiều dấu cách liên tiếp bằng một dấu cách.
- Đưa kết quả đã chuẩn hoá ra màn hình? [4]
Ví dụ 3: Câu 6, 7 (phần Câu hỏi và bài tập trang 79 sách giáo khoa tin học 11).
+ Với học sinh trung bình khá: Đây là số học sinh chủ yếu của lớp nên bài giảng tập trung vào đối tượng này, yêu cầu các em nắm chắc kiến thức cơ bản, học đến đâu chắc đến đó, 
Ví dụ: Cũng trong bài tập và thực hành 5, bài 1 có yêu cầu “Kiểm tra xâu có phải là xâu đối xứng không. Xâu đối xứng có tính chất: đọc nó từ phải sang trái cũng thu được kết quả giống như đọc từ trái qua phải”
- Thuận lợi: kiến thức về đối xứng đã có trong toán học: cơ bản các em đã nắm được
- Xâu đối xứng là gì?
- Cần tạo xâu đảo ngược K (xâu đọc từ phải sang) để so sánh với xâu ban đầu và đi đến kết luận.
- Viết lại chương trình trên trong đó không dùng biến xâu K.
+ Với các học sinh học lực yếu: Trong các giờ lý thuyết tranh thủ nhắc nhở thêm cho các em, chỉ ra một số điểm cần lưu ý trong bài giảng để các em ghi nhớ. Trong giờ bài tập cũng bài tập đó nhưng giảm mức độ yêu cầu cho một số em này, tuyệt đối không để các em chán nản hay học mà không hiểu gì. Kiên trì, nhẫn nại với các em, tìm ra cái các em biết, hiểu, làm được để khích lệ, biểu dương dù là nhỏ.
2.3.3 Giải pháp 3: 
Giải thích cho các em hiểu về thuật toán:
Vấn đề của việc học lập trình là hiểu thuật toán, nếu các em làm được mới ham, hiểu được mới thích. Thực tế về mặt thuật toán thì bắt đầu từ tiết 11 – Cấu trúc rẽ nhánh mới viết các chương trình cụ thể yêu cầu về tư duy thuật toán và toàn bộ các chương trình trong chương 3 và 4 sách giáo khoa Tin học 11 các em chỉ triển khai bằng ngôn ngữ lập trình cho các thuật toán đã biết và được nghiên cứu trong bài 4 – sách giáo khoa Tin học 10. Vì vậy từ trước khi các em viết chương trình giáo viên cần cho các em viết lại các thuật toán này như các bài tập ở nhà trước đó:
- Thuật toán giải phương trình bậc nhất, bậc hai
- Tính tổng các số trong một dãy số
- Thuật toán tìm số lớn nhất của dãy số nguyên
- Thuật toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương
- Thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi
- Thuật toán tìm kiếm tuần tự
Làm thế nào để các em hiểu thuật toán thì cần minh họa bằng các ví dụ rất cụ thể và dần dần từng bước một, cần cái gì thì đi tìm, tính toán cái đó dựa vào sự khéo léo trong phương pháp truyền đạt của giáo viên ở từng bài toán.
Khi hiểu được thuật toán thì cần kỹ năng diễn đạt thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình. Nên chú ý các tránh một số lỗi thường gặp khi soạn thảo chương trình trên máy ngay từ những chương trình đầu tiên.
Trong quá trình các em xây dựng thuật toán cần lưu ý với các em 2 điểm đối với những học sinh học lực giỏi và khá của lớp 11A1:
- Một là: với mỗi bài toán cần xác định đúng yêu cầu của bài toán (input và ouput), chú ý đến giới hạn của dữ liệu vào (ví dụ N là integer hay word, longint thậm chí vượt qua cả dữ liệu longint) để khai báo dữ liệu, lựa chọn thuật toán tối 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_nham_nang_cao_chat_luong.docx